Đề Xuất 4/2023 # 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học # Top 11 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 4/2023 # 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Quy luật tác động tổng hợp.

Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật  chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái. Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi sinh vật đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật.

– Mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động khi các nhân tố khác đang hoạt động đầy đủ. Ví dụ như trong đất có đủ muối khoáng nhưng cây không sử dụng được khi độ ẩm không thích hợp; nước và ánh sáng không thể có ảnh hướng tốt đến thực vật khi trong đất thiếu muối khoáng.

2.  Qui luật giới hạn sinh thái Shelford (1911, 1972)

Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố sinh thái mà cả vào cường độ của chúng. Đối với mỗi yếu tố, sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm  giảm  khả  năng  sống  hoặc  hoạt  động.  Khi  cường  độ  tác  động  tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.

Giới  hạn chịu  đựng của cơ  thể  đối với  một  yếu tố  sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái   hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn  mức  độ  tác  động  có  lợi  nhất  đối  với  cơ  thể  gọi  là  điểm  cực  thuận (Optimum). Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài hẹp sinh thái. Như vậy mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của một sinh vật là khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện môi trường khác nhau.

Nếu một loài sinh vật có  giới hạn sinh thái rộng đối với một yếu tố nào đó thì ta nói sinh vật đó rộng với yếu tố đó, chẳng hạn “rộng nhiệt”, “rộng muối”, còn nếu có giới hạn sinh thái hẹp ta nói sinh vật đó hẹp với yếu  tố  đó,  như  “hẹp  nhiệt”,  “hẹp  muối”…  Trong  sinh  thái  học  người  ta thường sử dụng các tiếp đầu ngữ: hep (Cteno-), rộng (Eury-), ít (Oligo-), nhiều (Poly-) đặt kèm với tên yếu tố đó để chỉ một cách định tính về mức thích nghi sinh thái của sinh vật đối với các yêu tố môi trường.

Ví dụ: loài chuột cát đài nguyên chịu đựng được sự dao động nhiệt độ không khí tới 800C (từ -500C đến +300C), đó là loài chịu nhiệt rộng hay là loài rộng nhiệt (Eurythermic), hoặc như loài thông đuôi ngựa không thể sống được ở nơi có nồng độ NaCl trên 40/00, đó là loài chịu muối thấp hay loài hẹp muối (Stenohalin).

3.   Qui luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể.

Các yếu  tố  sinh  thái  có ảnh hưởng  khác  nhau  lên  các  chức phận sống  của  cơ  thể,  nó  cực  thuận  đối  với  quá  trình  này  nhưng  có  hại  hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 400 – 50 0C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật.

Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau,  nếu không được thỏa  mản  thì  chúng  sẽ chết  hoặc khó  có  khả  năng  phát  triển. Ví  dụ loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn thành thục sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng nở ở nơi có nồng độ muối cao (32 – 36 0/00), độ pH = 8, ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng sang giai đoạn sau ấu trùng (post-larvae) thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng   độ muối thấp (10 – 250/00) (nước lợ) cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển đến nơi có nồng độ muối cao.

Hiểu biết được các qui luật này, con người có thể biết các thời kỳ trong chu kỳ sống của một số sinh vật để nuôi, trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp.

4.  Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.

5. Quy luật tối thiểu

Quy luật này được nhà hoá học người Đức Justus Von Liebig đề xuất năm 1840 trong công trình “Hoá học hữu cơ và sử dụng nó trong sinh lý học và nông nghiệp”. Ông lưu ý rằng năng suất mùa màng giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với sự giảm hay tăng các chất khoáng bón cho cây ở đồng ruộng.  Như  vậy,  sự  sinh  sản  của  thực  vật  bị  giới  hạn  bởi  số  lượng  của muối khoáng. Liebig chỉ ra rằng “Mỗi một loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối thiểu thì sự tăng trưởng của thực vật cũng chỉ đạt mức tối thiểu”.

Khi ra đời, quy luật Liebig thường áp dụng đối với các loại muối vô  cơ.  Theo  thời  gian,  ứng  dụng  này  được  mở  rộng,  bao  gồm  một  phổ rộng  các  yếu  tố  vật  lý,  mà  trong  đó  nhiệt  độ  và  lượng  mưa  thể  hiện  rõ nhất. Tuy vậy quy luật này cũng có những hạn chế vì nó chỉ áp dụng đúng trong  trạng  thái  ổn  định  và  có  thể  còn  bỏ  qua  mối  quan  hệ  khác  nữa. Chẳng hạn, trong ví dụ về phốt pho (phosphor) và năng suất, Liebig cho rằng phốt pho là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi năng suất. Sau này người  ta  thấy  rằng  sự  có  mặt  của  muối  nitơ  (nitrogen)  không  chỉ  ảnh hưởng lên nhu cầu nước của thực vật mà còn góp phần làm cho thực vật lấy được phốt pho ở dưới dạng không thể đồng hoá được. Như vậy, muối nitơ  là yếu tố thứ 3 phối hợp tạo ra hiệu quả.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Xã Hội Và Đặc Điểm Cơ Bản Của Qui Luật Xã Hội – Kipkis

I. XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUI LUẬT XÃ HỘI

1. Khái niệm xã hội

a. Khái niệm

Xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người và người, là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Mác viết: “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà là tổng số những mối liên hệ và quan hệ của các cá nhân đối với nhau, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người”. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình, con người đã làm nên lịch sử và tạo ra xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên. Như vậy, xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên.

b. Phương thức sản xuất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội

Đồng thời với quá trình tiến hóa tiếp tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu của xã hội cơ bản đặc thù (hình thái kinh tế – xã hội, được coi như những nấc thang của sự phát triển xã hội). Nền tảng chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên đó sẽ hình thành nên một thượng tầng kiến trúc phù hợp.

Các mối liên hệ và quan hệ hình thành trong quá trình lao động sản xuất là cơ sở của tất cả những quan hệ xã hội khác, kể cả những quan hệ về tư tưởng, về chính trị.

C.Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”, nghĩa là mỗi một giai đoạn phát triển đặc thù của lịch sử nhân loại, hay mỗi một xã hội, đều được đặc trưng bởi một tổng thể quan hệ sản xuất. Song, quan hệ sản xuất chỉ là cái biểu hiện bên ngoài, là hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn cái quyết định nội dung của nó lại chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng, chúng luôn quy định và ước chế lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

2. Đặc điểm của quy luật xã hội

Với tư cách vừa là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người, để tồn tại và phát triển, xã hội vừa phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, vừa phải tuân theo những quy luật chỉ vốn có đối với xã hội. Quy luật của tự nhiên được hình thành xuyên qua vô số những tác động tự phát, mù quáng của các yếu tố tự nhiên, còn quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở hoạt động có ý thức của con người. Xã hội là sản phẩm hoạt động của con người, mà “tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ”. Do vậy, quy luật xã hội chẳng qua chỉ là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra trong các mối quan hệ xã hội, trong sự tác động qua lại giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Cho nên, cũng giống như các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội là những mối liên hệ khách quan, tất yếu và phổ biến giữa các hiện tượng và các quá trình xã hội. Có nghĩa là, trước tiên, quy luật xã hội phải mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của quy luật nói chung, đó là tính khách quan, tất yếu và phổ biến.

a. Tính khách quan và tính khuynh hướng

Tính khách quan của quy luật xã hội thể hiện ở chỗ, tuy quy luật xã hội được biểu hiện thông qua hoạt động của con người nhưng nó không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ một cá nhân, hay một lực lượng xã hội nào. Bởi vì, bằng hoạt động thực tiễn con người tạo ra xã hội, làm nên lịch sử; song, những hoạt động của con người được thực hiện trong những điều điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, trong những mối quan hệ nhất định giữa con người với con người và giữa con người với giới tự nhiên, mà những điều kiện và những mối quan hệ đó là khách quan đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi thế hệ, mỗi con người khi họ theo đuổi mục đích của bản thân mình.

b. Tính tất yếu và tính phổ biến

Những mối quan hệ của con người trong xã hội được hình thành một cách tất yếu và phổ biến, nhằm để thỏa mãn nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Đây là những nhu cầu khách quan và phổ biến của xã hội loài người. (Quan hệ của con người trong xã hội có nhiều cấp độ khác nhau: Loại quan hệ xã hội tồn tại phổ biến cho mọi hình thái kinh tế – xã hội như quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, v.v.. Những quy luật phản ánh các mối quan hệ này hoạt động ở mọi hình thái xã hội, chẳng hạn như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, v.v.. Loại quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong một số hình thái xã hội như quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình, v.v.. Loại quan hệ xã hội chỉ riêng có ở một hình thái xã hội nhất định như: quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, quan hệ giữa địa chủ và nông dân; quan hệ giữa tư sản và vô sản. Loại quan hệ xã hội dành riêng cho từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa … như quan hệ giữa các đảng phái chính trị, quan hệ buôn bán thương mại, quan hệ đạo đức, tôn giáo, pháp luật, v.v…) Tùy thuộc vào mức độ quan trọng và phổ biến của các mối quan hệ xã hội mà các quy luật thể hiện các quan hệ đó cũng có mức độ tất yếu và phổ biến khác nhau.

Ngoài những đặc trưng của quy luật nói chung, quy luật xã hội còn những đặc điểm riêng.

c. Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định

Khi những điều kiện tồn tại tất yếu của quy luật xã hội bị xóa bỏ, thì quy luật cũng không còn tồn tại. Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của lịch sử, là quy luật của các xã hội có sự đối kháng giai cấp. Quy luật đấu tranh giai cấp đó sẽ chấm dứt hoạt động khi xã hội chấm dứt hoàn toàn sự phân chia thành những giai cấp đối kháng.

Hình thức biểu hiện sự tác động của các quy luật xã hội thường bị biến dạng nhiều do hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn, từng thời đại, từng nước khác nhau và còn tùy thuộc vào trạng thái phát triển của các quan hệ xã hội. Các quy luật xã hội thể hiện một cách rõ rệt khi các quan hệ xã hội vốn có của nó đạt đến trình độ chín muồi nhất định. Chẳng hạn, quy luật giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, được C.Mác phát hiện ra khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao, nó phản ánh một cách sâu sắc và đầy đủ nhất mối quan hệ cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

d. Lợi ích là yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội

Sự tác động của quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con người. Động lực cơ bản thúc đẩy con người hoạt động trong mọi thời đại, mọi xã hội là lợi ích của chủ thể hoạt động. Do vậy, lợi ích trở thành một yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội và trong sự nhận thức của con người về nó. Điều này không làm mất đi tính khách quan vốn có của quy luật xã hội, bởi vì, tuy hoạt động của con người bao giờ cũng nhằm theo đuổi những lợi ích và mục đích khác nhau, nhưng kết quả tác động của quy luật xã hội lại không phụ thuộc vào ý muốn của từng cá nhân mà hướng đến ý muốn ưu trội của khối đông người. Do đó, lợi ích ở đây không thể nào là lợi ích cá nhân, mà phải là lợi ích của cộng đồng, của giai cấp.

Để nhận thức các quy luật xã hội cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội. Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội: Hoàn cảnh bên ngoài (bao gồm những điều kiện khách quan, quan trọng nhất là điều kinh tế) – Nhu cầu – Lợi ích – Mục đích (động cơ tư tưởng) – Hoạt động thực hiện mục đích. Trong chuỗi nhân quả xã hội của hoạt động này, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò rất quan trọng – đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa những yêu cầu khách quan bên ngoài thành hành động tư tưởng bên trong thúc đầy con người hoạt động. Vì vậy, nhu cầu và lợi ích là nguồn gốc, là động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động và do đó, cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội.

e. Thể hiện như một khuynh hướng trong không gian rộng và thời gian dài

Những mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa người và người đã tạo ra những hoạt động khác nhau trong xã hội. Tổng hợp những lực tác động lẫn nhau đó tạo thành xu hướng vận động của lịch sử, trong đó, lực hoạt động của khối đông người chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là, mặc dù hoạt động của con người trong xã hội biểu thị cho rất nhiều ý muốn, nhiều mục đích của nhiều con người khác nhau, những ý muốn và mục đích đó luôn chồng chéo nhau, thậm chí đối lập nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng quy luật xã hội chỉ phản ánh những ý muốn, những mục đích của khối đông người, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của lịch sử. Xu hướng này là khách quan, không có một thế lực nào có thể điều khiển được.

Sự biểu hiện và tác động của quy luật xã hội thường diễn ra trong một thời gian rất lâu, có khi là trong suốt quá trình lịch sử, do đó không thể dùng thực nghiệm để kiểm tra như những quy luật của tự nhiên, cũng không thể dùng lối suy diễn lôgích một cách đơn thuần. Đúng như C.Mác viết: “Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó”. Do vậy muốn nhận thức được qui luật xã hội cần phải có phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao.

Tóm lại: Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của loài người trong quá trình làm nên lịch sử. Con người không chỉ tồn tại trong môi trường xã hội, mà còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, do vậy, hoạt động của con người không chỉ tuân theo những quy luật xã hội mà còn phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên. Quy luật xã hội và quy luật tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động của con người. Để đạt được sự phát triển lâu bền của xã hội, một mặt, con người phải tôn trọng và tuân theo những quy luật xã hội, mặt khác, cũng phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, có như vậy mới đảm bảo được những cơ sở tự nhiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Giáo trình Triết học Mác Lênin

Đại học An Giang

“Like” us to know more!

Knowledge is power

Giáo Án Sinh Học 12 Cơ Bản

LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

Học xong bài này hs có khả năng

– Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng

– Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình

– Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống

– Hình thành năng lực khái quát hoá.

II. Thiết bị dạy học

– Hình 13 trong SGK phóng to

III.Phương pháp:

Ngày soạn: 04/10/08 Tiết 13 BÀI 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I. Mục tiêu Học xong bài này hs có khả năng - Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng - Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình - Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống - Hình thành năng lực khái quát hoá. II. Thiết bị dạy học - Hình 13 trong SGK phóng to III.Phương pháp: IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 5' - Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính - Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ 3. Bài mới TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 2' 10' 18' GV : Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen quy định có hoàn toàn đúng hay ko? GV: Thực tế con đường từ gen tới tính trạng rất phức tạp *Hoạt động 1: ? Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ( Chú ý vai trò của KG và MT ) ? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin như thế nào *? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai trò của KG và ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành tính trạng GV : như vậy bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng có sẵn mà truyền một KG *? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của KG phụ thuộc vào môi trường * Hoạt động 2: ? Vậy mức phản ứng là gì ? Tìm 1 hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh hoạ Gv : mỗi KG có mức phản ứng khác nhau *? Mức phản ứng được chia làm mấy loại ? đặc điểm của từng loại **? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? hãy chứng minh *?Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng của một KG hay ko ? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định mức phản ứng của một KG Gv: Trong sản xuất chăn nuôi muốn nâng cao năng suất cần phải làm gì ? ( mối quan hệ giữa các yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được) *GV : Thế nào là mềm dẻo về kiểu hình - Hình vẽ thể hiện điều gì - Nhận xét về chiều cao cây của 2 KG trong mỗi độ cao nước biển? *? Vậy mức độ mềm dẻo phụ thuộc vào yếu tố nào? - Sự mềm dẻo về kiểu hình của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật -Con người có thể lợi dụng khả năng mềm dẻo về KH của vật nuôi, cây trồng trong sản xuất chăn nuôi như thế nào ? * Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật HS trả lời HS nêu ví dụ VD: KH của con tắc kè hoa thay đổi theo mt HS lấy vd: ở gà - Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng - Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng - Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng - Nuôi không tốt: 1kg → chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến P nhưng ít ảnh hưởng đến màu lông - Thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng 1 điều kiện MT - KG I.Con đường từ gen tới tính trạng Gen ( ADN) → mARN → Pôlipeptit →Prôtêin → tính trạng - Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối II.Sự tương tác giữa KG và MT * Hiện tượng: -Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cơ thể ( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen +Ở những vị trí khác lông trắng muốt * Giải thích: - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen - Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng → làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen Kết luận : - Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG III. Mức phản ứng của KG 1. Khái niệm Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG VD: Con tắc kè hoa Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây Trên đá: màu hoa rêu của đá Trên thân cây: da màu hoa nâu 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng - Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi - Di truyền được vì do KG quy định - Thay đổi theo từng loại tính trạng 3.PP xác định mức phản ứng * Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể svcó cùng 1 KG , với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng 4. Sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) * Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT - Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG - Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định 4. Củng cố 8' - Nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lún đồng tiền có chính xác ko? tại sao / nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào/ - Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không n ên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một diện tích rộng trong 1 vụ ( cho dù đó là giống có năng suất cao ). - Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai. 5. Dặn dò: 2' - Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài - Làm các BT chương I và II trong SGK. __________________________________________

Tài liệu đính kèm:

sinhcb12-tiet chúng tôi

An Ninh Lương Thực (Food Security) Là Gì? Qui Tắc Cơ Bản

An ninh lương thực

Khái niệm

An ninh lương thực trong tiếng Anh được gọi là Food security.

An ninh lương thực là khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thực cho một cuộc sống khoẻ mạnh và hoạt động.

Các thành phần quan trọng của nó là sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm được lương thực. Không an ninh lương thực, ngược lại là thiếu điều kiện có đủ lương thực. (Theo Ngân hàng thế giới).

Qui tắc cơ bản

Phân tích định nghĩa trên ta có thể thấy những qui tắc cơ bản của an ninh lương thực được thể hiện là :

– Thứ nhất, định nghĩa nhấn mạnh khả năng nhận được lương thực chứ không phải là cung cấp lương thực.

Điều này phù hợp với khái niệm về quyền sở hữu lương thực, nó tập trung vào vấn đề con người có đủ lương thực hay không. Bằng cách đó tập trung vào các phương pháp bổ sung sở hữu này ở những nơi nó thiếu hoặc không có.

– Thứ hai, định nghĩa nhấn mạnh khả năng có lương thực cho tất cả mọi người với ngụ ý rằng, nếu chỉ nhìn tổng quát về vấn đề này là chưa đủ mà tình trạng của từng thành viên trong các nhóm xã hội là vô cùng quan trọng.

– Thứ ba, định nghĩa bao gồm cả “sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm được lương thực”.

Định nghĩa về an ninh lương thực có được là nhờ sự biến chuyển mạnh mẽ từ những suy nghĩ cho rằng vấn đề lương thực chỉ đơn thuần là “cung cấp lương thực có sẵn” sang khái niệm vấn đề lương thực bao gồm cả khả năng con người có thể “sản xuất ra lương thực”.

Khái niệm bất an ninh lương thực

Định nghĩa về an ninh lương thực của Ngân hàng thế giới cũng đưa ra sự phân biệt quan trọng giữa khái niệm bất an ninh lương thực kinh niên với khái niệm bất an ninh lương thực nhất thời:

– Bất an ninh lương thực kinh niên được định nghĩa như là chế độ ăn uống không đầy đủ thường xuyên do không có khả năng kiếm đủ lương thực.

– Bất an ninh lương thực nhất thời là sự thiếu hụt lương thực tạm thời ở phạm vi hộ gia đình.

Cả hai khái niệm đều dựa trên khía cạnh sở hữu lương thực trong chính sách lương thực. Cả hai khái niệm đều tập trung vào tình trạng của hộ hoặc cá nhân chứ không phải là ở phạm vi vĩ mô.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Qui Luật Cơ Bản Của Sinh Thái Học trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!