Cập nhật nội dung chi tiết về Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những ngày này cả thế giới đang căng mình ứng phó với đại dịch vi-rút corona. Trong những giây phút trồi lên sự lo lắng, tôi và hẳn nhiều người sẽ nhớ những giây phút bình an, khỏe mạnh, không gian tươi thắm hoa và sắc khi cái Tết mới chỉ trôi đi ít ngày. Hàng nghìn trường học các cấp đã phải cho học sinh nghỉ, hàng trăm lễ hội xuân tạm dừng khai hội. Người ta nói đùa là học sinh được đón Tết thêm một tuần. Nhiều bậc phụ huynh phải ở nhà trông con hoặc chọn cách làm trực tuyến. Nhưng làm sao để nhấn nhá được cái Tết như nó đã từng. Bởi Tết qua rồi. Chúng ta lại nhớ Tết, nhớ hương vị bánh chưng, nhớ mùa lễ hội bao năm rộn ràng phơi phới, nô nức. Từ nhớ Tết thành ra nhớ lễ hội, nhớ những ánh mắt nhìn nhau.
Và trong những ngày thời tiết lâm râm mưa phùn, gió rét, chúng ta sẽ nhớ những ngày khô ráo dạo xuân, nhớ vòng bánh xe yên bình trên phố, nhớ ánh mắt bạn bè với cái bắt tay nhau thật chặt.
Nỗi nhớ là gì? Có phải là một trạng thái của ý thức đầy tính ước lệ, bởi chúng ta không thể cầm nắm nỗi nhớ, không thể cân đong đo đếm được nhớ rất nhiều là nhớ bao nhiêu. Nhưng nỗi nhớ thường đi cùng cảm xúc hồi tưởng, hoài mong, đưa ngược lòng mình về một vùng ký ức, có thể đau thương, hoặc hạnh phúc. Nên có muôn hình vạn trạng định nghĩa về nhớ. Như có cô gái si tình, nói: “Nhớ là để mình rơi thật sâu vào bóng hình của người ấy”. Lại có người bảo: “Nhớ là trồng một cái cây ở trong lòng”. Có người nhớ cha, nhớ mẹ ở quê nhà, thường xuyên gọi điện về hỏi thăm, hoặc để ảnh cha mẹ ở bàn làm việc, để lúc nào cũng được thấy. Có người đi làm xa, nhớ con mà đặt ảnh con làm hình đại diện của facebook, hình nền điện thoại, để lúc nào cũng được trò chuyện với đôi mắt bé thơ.
Có lẽ, trong cuộc đời này, nỗi nhớ về tình yêu và nỗi nhớ người thân là nhiều nhất. Bởi ai cũng có người thân, ai cũng từng yêu và được yêu. Nên có những thi sĩ coi nỗi nhớ là trái tim của tình yêu. Khi biết nhớ, người ta biết nhìn về nhau, nhìn về ký ức và quãng thời gian đã qua, để có thể định lượng được tình cảm của mình. Nhờ nỗi nhớ, người ta có thể nhìn thấy nhau qua hàng nghìn hàng vạn cây số đường dài, để chăng vào mình một nỗi cồn cào, sự thôi thúc, lòng ham muốn gần gũi và tìm về. Yêu mà nhớ nhau người ta muốn hòa vào làm một, để không thể tách rời. Ngày xưa, có một chàng trai yêu cô gái da diết. Song anh muốn thử tình yêu của mình. Anh thử xa tình yêu xem bản thân chịu đựng được bao ngày. Quả nhiên, chỉ hai ngày anh đã không thể chịu được cảnh thiếu vắng nụ cười người yêu, với những vòng ôm ân ái, với mùi hương từ mái tóc cô gái. Anh phải trở về, và chỉ cất lên một lời: “Anh không thể xa em!”.
Lúc này tôi có thể khẳng định rằng, nỗi nhớ là một tài sản. Nỗi nhớ không phải là “trí nhớ” mà con người ta học tập rồi găm lại trong óc, có thể định lượng người này nhớ lâu, người kia nhớ dai. Nỗi nhớ là cách để con người găm lại ký ức và kỷ niệm mình. Để một quãng đời, một giai đoạn lịch sử, một vẻ đẹp đất nước dù trôi xa, thì vẫn hằn in ở ký ức. Ký ức sẽ neo lại cho đời sau. Và cũng bởi có nỗi nhớ con người biết cần nhau hơn. Con người sẽ trân trọng quá khứ, yêu thương hơn người thương của mình, biết chăm chút và dành cho nhau những gì tốt đẹp khi còn khỏe. Không có nỗi nhớ, quả tim sẽ khô cứng, lòng dạ nhạt nhẽo, sẽ không có giây phút chưng cất đỉnh điểm cho tình yêu, cho những quyết định về lòng tốt, sự khoan dung, không có con đường sáng suốt soi rọi trong bần hàn và đau khổ để hướng đến tương lai.
Chẳng bút mực nào có thể đếm hết nỗi nhớ nhiều như nước đại dương. Cũng không ai có thể nói rõ nỗi nhớ có hình thù thế nào, mùi vị ra sao. Nhưng mà ai cũng có nỗi nhớ, cũng từng và sẽ còn nhớ nữa. Bởi ở trong đó, chúng ta tìm ra nắng ấm cho ngày mưa rét. Nhân loại sẽ luôn nhớ về những trận chiến, những ngày hòa bình, năm tháng chống lại bệnh dịch và sự vẻ vang của những khúc ca chiến thắng.
Nỗi Nhớ Là Trái Tim Của Tình Yêu
Cái nhớ chẳng đến nỗi vật vã cồn cào, nhưng vẫn được gọi là nhớ. Làm sao có thể yêu mà không nhớ? Sao người ta không gọi chung yêu và nhớ cùng một từ được nhỉ? Nếu tình yêu là một cơ thể, thì nỗi nhớ chính là trái tim trong cơ thể ấy.
Nhiều lúc cứ thử đo đếm xem ta yêu người ấy thế nào, nhiều hay ít, nếu không có người ấy ta sẽ sống tiếp như một ngày nào đó của quá khứ, là ngày hôm nọ, là ngày hôm kia, là ngày nào đó mà ta có một chút ký ức về nó. Là một ngày êm đềm và tươi đẹp.
Rồi ta lại nghĩ, nếu nó giống một ngày khác với cái ngày êm đềm đó, là ngày ta một mình vật lộn với nỗi đau, là ngày ta thấy mình cô đơn, là ngày ta thấy bế tắc nhất… thì sao?
Ta tự định nghĩa rằng, cái gì không có thì gọi là “không có”. Cái gì có rồi mà không có nữa thì được gọi là “mất”. Ta lại nghĩ, nếu một ngày ta không có người ấy nữa, thì ta có phải dùng từ “mất” để nói về sự “không có” này không?
Khi tình yêu đến lúc đẹp nhất là lúc ta sợ nhất những mất mát. Ta ở đây, nghĩ về người ấy mà mắt thấy cay cay. Những gì thân thương nhất hình như đã hiện hữu nơi đây, trong không khí, trong hơi thở và trong cách mà tim ta đập.
Nó quá nhiều để ta có thể bình yên khi không có người ấy..và cũng quá nhiều để ta tìm được bình yên bên người ấy. Chỉ một giọng nói ấm, tiếng cười vui, “anh nhớ em” đặc giọng địa phương, nghe mãi cũng thành yêu. Yêu cả cái tính hậu đậu, hay chọc nghẹo, yêu cả những ân cần, những đắn đo, yêu cả khi ta thấy buồn nhất.
Ta thích cái buồn rón rén của tình yêu và nâng niu từng giọt.
Thỉnh thoảng ta lại nghĩ, hạnh phúc vốn dĩ xuất hiện rất ít trong cuộc sống của mỗi người. Thứ mà người ta định nghĩa là hạnh phúc ấy, thật ra chỉ là một khoảnh khắc. Như là một lúc nào đó khi được ở bên cạnh người ta yêu, như là một lúc nào đó khi được nằm yên ngắm nhìn những khoảng trống trên trần nhà, như là ta vừa làm cho ai đó hạnh phúc và ta giữ lại được một phần… Hạnh Phúc được tính bằng khoảnh khắc, không được tính bằng quãng thời gian là năm, hay tháng, hay cả cuộc đời.
Và rồi ta lại hỏi, khi không ở cái khoảnh khắc hạnh phúc ấy, thì ta là gì? Là Bình Thường, là Không Hạnh Phúc, là Đau Khổ, là… Không Gì Cả?
Nếu đem so sánh, rõ ràng là Hạnh Phúc là viên ngọc trên vùng sỏi, ta có thể tìm thấy nhưng thật sự rất khó khăn. Ta nghĩ, ta yêu người và ta tìm thấy những viên ngọc ấy, ta hình như có xu hướng cất dấu nó rất kỹ, sợ nó rơi, vỡ, sợ mất cho nên ta cố ôm nó chặt hơn…
Ta lại sợ nếu ta ôm quá chặt, viên ngọc ấy biến thành viên sỏi khi không ở dưới ánh mặt trời, không có hơi thở, không có tự do. Ta bỗng dưng đắn đo với việc giữ lấy nó, nâng niu nó hay buông nó ra để nó rực rỡ sáng.
Mỗi giây đắn đo, ta lại đánh mất một giây Hạnh Phúc, biến nó thành một giây Không Hạnh Phúc, Bình Thường…hay Không Gì Cả. Và cuối cùng, ta chẳng biết nên làm gì, đành phải để lại tất cả. Chỉ còn Nhớ. Nhớ làm ta buồn, nhưng Nhớ làm ta hạnh phúc, vì ta yêu.
Bảo Thoa
Nguồn :
“Tất Tần Tật” Về Logistics Ngược
(VLR) Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay, logistics ngược (Reverse Logistics) được xem là một giải pháp quan trọng giúp DN giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ và giảm tác động đến môi trường; từ đó giành lợi thế cạnh tranh và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của DN.
Logistics ngược là gì ?
Lý thuyết về logistics ngược bắt đầu được quan tâm nghiên, cứu kỹ lưỡng và có hệ thống tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về logistics ngược.
Logisctics Reverse
So sánh giữa logistics ngược và xuôi
Mô hình và quy trình logistics ngược
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau: thu hồi sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi sản phẩm “khuyết tật” để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn.
Bước đầu tiên là “Tập hợp”: là hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi.
Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết sản phẩm thương mại.
Trong giai đoạn 3 “Xử lý”, khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách xử lý: (1) tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…); (3) xử lý rác thải (thiêu đốt hoặc thải ra môi trường).
Bán lại được áp dụng khi sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa, có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá.
Tái sử dụng là trường hợp chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với sản phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì cần phải phục hồi thông qua sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối.
Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, DN sẽ cố gắng để vứt bỏ với chi phí thấp nhất.
xu ly dien thoai hu, cu
Giai đoạn cuối cùng là “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
Tại sao phải Logistics ngược ? Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi
Ở nhiều khâu của logistics xuôi xuất hiện sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì phải phát sinh một loạt hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này.
Điều này cho thấy, sự vận hành của dòng logistics ngược góp phần đảm bảo sự thông suốt cho logistics xuôi. Hay nói cách khác, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistics xuôi, các công ty cần kết hợp thực hiện với hoạt động logistics ngược.
thu hoi san pham
Góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng
Thông qua việc thu hồi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của DN. Do đó, một chính sách thu hồi tốt góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
Tiết kiệm chi phí cho DN
Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược, chi phí vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính, chi phí dành cho hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN.
Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí khác: chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…
Những lợi ích kinh tế đó đòi hỏi các DN phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các chương trình logistics ngược. Bởi những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa bị trả lại không kiểm soát được vượt xa con số mà họ đầu tư cho quản lý các chương trình logistics ngược một cách bài bản.
moi truong xanh
Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN.
Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc giảm tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có trách nhiệm.
Không những thế, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của DN. Điều này một lần nữa khẳng định, nếu DN thực hiện tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Khái Niệm Chung Về Trí Nhớ
1. Khái niệm chung về trí nhớ
1.1. Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ cũng là một quá trình tâm lý, song cảm giác và tri giác phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, còn trí nhớ là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm này có thể là những hình ảnh cụ thể, có thể là những trải nghiệm hay rung động, những cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng.
Sản phẩm được tạo ra trong quá trình trí nhớ là các biểu tượng.
Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan ta.
Biểu tượng chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá các hình ảnh của tri giác trước đây Không có tri giác thì không thể có biểu tượng được.
Biểu tượng khác với hình tượng của tri giác ở chỗ: biểu tượng phản ánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trưng trực quan của sự vật hiện tượng. Như vậy biểu tượng vừa mang tính chất trực quan, vừa mang tính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan, nhưng nó cao hơn ở tính khái quát.
Từ định nghĩa về trí nhớ cũng cho thấy trí nhớ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm nhiều hành động: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại. Các hành động nói trên có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể, tạo nên kho tàng trí nhớ của con người.
1.2. Vai trò của trí nhớ
Trong cuộc sống của con người trí nhớ có vai trò rất quan trọng. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường và ổn định. Nhờ có trí nhớ mà con người tích luỹ vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người. I.M.Xêtrenốp cho rằng trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý” là “cơ sở của sự phát triển tâm lý”, “nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.
Đối với hoạt động nhận thức của con người trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lí. ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
Như vậy trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và hành vi, do đó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lý con người, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Ơ những người bị bệnh hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hàng ngày của họ bị rối loạn, không bình thường, họ không có khả năng suy nghĩ, sáng tạo hay dự kiến tương lai trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm đã có.
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hoá trong vỏ não và phần dưới vỏ. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Khi ta nhớ lại, nhận lại một sự vật, hiện tượng nào đó cũng có nghĩa là ta đã phục hồi những đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập trước đây Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống lại chúng chính là cơ sở sinh lí của các liên tưởng, của trí nhớ. I.P. Paplốp đã viết: “Đường liên hệ thần kinh tạm thời là một hiện tượng sinh lí phổ cập trong thế giới động vật và cả trong bản thân chúng ta. Đồng thời nó cũng là hiện tượng tâm lý cái mà các nhà tâm lý gọi là liên tưởng” (I.P. Paplôp toàn tập-trang 325).
Trí nhớ là một quá trình phức tạp, cho đến nay chưa có một lí thuyết thống nhất về cơ chế của trí nhớ, trong đó thuyết tế bào thần kinh được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thuyết này cho rằng các tế bào thần kinh tạo thành những chuỗi và theo những chuỗi đó các luồng điện sinh học chạy tuần hoàn. Do ảnh hưởng của các luồng điện sinh học này mà xảy ra những biến đổi trong các xnáp (nơi tiếp nối giữa các tế bào thần kinh), điều này làm dễ dàng cho sự đi qua tiếp theo của những luồng điện sinh học theo các con đường đó. Tính chất khác biệt của các chuỗi tế bào thần kinh (nơron) tương ứng với các thông tin được củng cố.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) – Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Thạc – Trần Quốc Thành – Hoàng Anh – Lê Thị Bừng – Vũ Kim Thanh – Nguyễn Kim Quý – Nguyễn Thị Huệ – Nguyễn Đức Sơn
Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!