Cập nhật nội dung chi tiết về Các Bệnh Tự Miễn Thường Gặp mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh lý tự miễn là một trong những căn bệnh phổ biến có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh bao gồm hơn 180 loại khác nhau, phổ biến ở người trẻ tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.Khi hệ thống miễn dịch của 1 người bị rối loạn và không thể phân biệt được tự kháng nguyên với các kháng nguyên bên ngoài và tấn công ngược lại các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh gọi là bệnh lý tự miễn. Bệnh thường bắt gặp phổ biến ở người trẻ tuổi (từ 20 – 40 tuổi), nữ giới thường mắc bệnh tự miễn nhiều hơn nam giới; người già và trẻ em thì ít mắc hơn. Bệnh có thể tiến triển theo từng đợt, từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng và phức tạp hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tự miễn, bao gồm:
Môi trường sống ô nhiễm: Hệ miễn dịch có thể bị tổn hại một cách trực tiếp từ việc nhiễm độc hóa chất (như thủy ngân, chì, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu,…) Lúc này, các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi khiến hệ thống miễn dịch không phân biệt được với các kháng nguyên bên ngoài, dẫn đến bệnh tự miễn. Đặc biệt là bệnh Lupus ban đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện môi trường sống ô nhiễm.
Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai quá mức khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch.
Nhiễm trùng: Là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,… Hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào cơ thể với vi trùng và tấn công vào các tế bào đó.
Thiếu hụt vitamin D: vitamin D có vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, như vậy việc thiếu hụt vitamin D làm suy giảm hệ miễn dịch.
Bệnh lý tự miễn có đến hơn 180 loại khác nhau, tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến các bệnh tự miễn thường gặp nhất.
Lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da. Bệnh có biểu hiện phát ban tưởng chừng thông thường nhưng nếu phát ban xuất hiện toàn thân thì điều này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, khớp, tim và não. Lupus ban đỏ hệ thống có những triệu chứng phổ biến là phát ban, mệt mỏi và đau khớp.
Người mắc bệnh vảy nến thường có các vảy màu bạc hoặc màu trắng xuất hiện trên da. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình tạo tế bào da mới diễn ra quá nhanh, khiến chúng tích tụ lại và tạo thành các mảng đỏ bị viêm. Theo nghiên cứu, khoảng 30% người bị bệnh vảy nến có các triệu chứng như cứng, sưng và đau khớp – được gọi là bệnh viêm khớp vảy nến.
Viêm khớp dạng thấp là khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến hiện tượng nóng, đỏ, đau cứng khớp. Dạng bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già như bệnh viêm khớp thông thường mà có thể xuất hiện sớm hơn, thường là ở độ tuổi 30.
Ở người bình thường, tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu ở ngưỡng phù hợp. Tuy nhiên, hệ miễn dịch ở người bị đái tháo đường tuýp 1 tấn công và phá hủy những tế bào sản xuất insulin đó. Điều này dẫn đến việc lượng đường trong máu không được kiểm soát và tăng cao. Cuối cùng làm tổn thương nhiều cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và tim.
Bệnh đa xơ cứng phá hủy lớp bảo vệ quanh tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương – gọi là lớp vỏ myelin khiến cho việc truyền và nhận tín hiệu giữa não với tủy sống bị ảnh hưởng. Khi mắc bệnh đa xơ cứng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, hoặc giữ cân bằng. Bệnh có thể diễn biến thành nhiều dạng nghiêm trọng khác nhau.
Một số lời khuyên giúp người bệnh phòng tránh được các bệnh lý tự miễn là:
Thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ hệ miễn dịch một cách tối ưu.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh rơi vào tình trạng béo phì vì béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn như viêm khớp vảy nến hay viêm khớp dạng thấp.
Vận động, tập thể dục thể thao một cách đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
Khi nghi ngờ mắc bệnh lý tự miễn cần đến đến gặp bác sĩ ngay chứ không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
XEM THÊM
Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp
Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.
Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)
Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…
Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.
Thuỳ sau tuyến yên
Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài
Thuỳ giữa tuyến yên
Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.
Tuyến yên tiết ra hormone gì? Tuyến yên tiết ra nhiều loại hormon khác nhau, tác động đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Thùy trước tuyến yên
Thùy trước gồm ba phần là phần phễu, phần trung gian và phần xa. Về cấu tạo được hình thành từ hai loại tế bào là tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm.
Thùy trước có thể xem là một tuyến nội tiết thật sự, nó tiết ra nhiều loại hormone có phạm vi tác động rất rộng từ tăng trưởng, chuyển hóa đến sinh sản,… Có thể kể đến như:
Hormon Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) có chức năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và là yếu tố chống viêm.
Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) tác động đến nhiều tế bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng cơ bắp,và lượng mỡ trong cơ thể.
Hormon Prolactin khích thích tuyến vú sản xuất sữa.
Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao đổi chất.
Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH) giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng. Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone
Thùy sau tuyến yên
Là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối thần kinh liên lạc khắp cơ thể, thùy sau sản xuất hai hormone đó là:
Hormone Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.
Hormone chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp thu lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này sẽ gây nên bệnh đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu tại thận. Hormon ADH cũng gây tăng huyết áp.
Tuyến yên hoạt động như thế nào?
Vùng dưới đồi và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng, đáp ứng lại những sự thay đổi của cơ thể đối với môi trường xung quanh.
Khi các hormone trong cơ thể giảm hay tăng đến một mức nhất định, các bộ phận trong cơ thể sẽ phát các tín hiệu báo đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi sẽ sử dụng các hormone riêng của mình liên lạc với tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất các hormone phù hợp. Các hormone của tuyến yên phóng thích vào máu, tác động đến các cơ quan đích (như thận, tuyến giáp, cơ quan sinh sản,…) và giúp các cơ quan đích này sản xuất ra các hormone riêng của nó. Các hormone được sản xuất tại cơ quan đích này sẽ điều hòa cơ thể, giúp cơ thể lập lại sự cân bằng. Ví dụ như khi nồng độ hormone T3, T4 trong máu quá cao làm tăng nhịp tim và tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, tuyến giáp sẽ gửi tín hiệu về vùng dưới đồi, vùng dưới đồi điều khiển tuyến yên giảm sản xuất hormone TSH làm tuyến giáp giảm sản xuất hormone T3, T4.
Trong đó suy chức năng tuyến yên tương đối phổ biến. Đây là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone tuyến yên. Bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hụt bẩm sinh, do khối u tuyến yên, do viêm, do chấn tương, xâm nhiễm hoặc bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát từ từ, dấu hiệu bệnh không rõ rệt, bệnh nhân có một số triệu chứng chung như: mệt mỏi, ăn kém ngon miệng, co cứng bụng, nôn ói, da xanh tái, rụng lông và tóc, nhiều vết nhăn ở da, hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm, mất kinh, teo tinh hoàn,…Sự suy giảm chức năng tuyến yên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan chịu sự tác động của hormone tuyến yên như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp suy tuyến yên cấp có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Khi có những bất thường về sức khỏe và các triệu chứng cảnh báo về suy tuyến yên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.
Các Bệnh Ngoài Da Thường Gặp, Cách Nhận Biết Và Chữa Trị
Bệnh ngoài da là loại bệnh rất phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh gây mất tự tin trong giao tiếp và khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày.
I. Bệnh ngoài da là gì?
Như chúng ta đã biết bệnh ngoài da hay còn gọi là bệnh da liễu, đây là những bệnh gây ra do môi trường sống bị ô nhiễm và chế độ ăn uống không hợp lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da của người bệnh.
Biểu hiện thường gặp của bệnh ngoài da đó là da bị nhiễm khuẩn, mẩn đỏ, nổi ngứa, dị ứng … khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Vì bệnh có những biểu hiện ngay trên làn da nên gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh ngoài da có rất nhiều loại khác nhau, có những bệnh kéo dài rất lâu và cũng có những bệnh chỉ là tạm thời, xuất hiện trong vài ngày là khỏi. Tùy vào từng bệnh mà mức độ nặng nhẹ là khác nhau. Một số bệnh gặp nhiều ở trẻ em, nhưng cũng có những bệnh chỉ thường xuất hiện ở người lớn tuổi.
Một số nguyên nhân chính gây ra các bệnh về da đó là do điều kiện môi trường sống kém, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày không sạch, dùng phải mỹ phẩm giả không đạt tiêu chuẩn, …
II. Bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà hiệu quả
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nặng hơn làm cho số người mắc các bệnh về da ngày càng nhiều thêm. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của bệnh là gì để khắc phục hiệu quả nhất.
1. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm hay eczema, đây là một bệnh da liễu thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. Viêm da cơ địa không lây, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu người bệnh gãi nhiều dẫn đến lở loét thì có thể gây nhiễm trùng da.
Bệnh thường xuất hiện vào những mùa có thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ ẩm và nhiệt độ của cơ thể không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa xuất hiện. Bệnh này thường phát triển theo từng đợt và ảnh hưởng đến tất cả các vùng da trên cơ thể tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người.
Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 loại đó là:
Viêm da cấp tính: Đây là tình trạng nhẹ của bệnh, thường xuất hiện những đám da đỏ, sần sùi, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề, lúc này người bệnh thường rất ngứa, đau rát, nhất là về đêm.
Viêm da mạn tính: Là hậu quả của việc bệnh nhân bị viêm da cấp tính ngứa và gãi nhiều. Giai đoạn này người bệnh thường rất đau rát và khó chịu. Bệnh thường hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh này đó là do di truyền từ cha mẹ hoặc do môi trường làm việc ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất. Ngoài ra, sức để kháng kém cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm da cơ địa.
Đối với trẻ em khi bị dị ứng thực phẩm cũng có thể gây viêm da cơ địa. Người bệnh viêm da cơ địa thường kèm theo hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa.
Dấu hiệu
Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh viêm da cơ địa đó là:
Da dày lên, đỏ và khô
Da sần sùi, ngứa,
Chảy dịch và bong vảy
Xuất hiện nhiều vết sưng rất khó gãi
Cách điều trị
Không nên gãi ở những chổ bị ngứa vì sẽ làm tổn thương da làm tình trạng của bệnh sẽ nặng thêm. Tốt nhất nên cắt móng tay để hạn chế làm tổn thương vùng da bị bệnh.
Để chữa trị bệnh này bạn cũng cần quan tâm đến loại xà phòng mà bạn đang sử dụng, nên dùng những loại xà phòng dịu nhẹ, hạn chế chất tẩy tránh làm da bị dị ứng.
Để giảm tình trạng đỏ và ngứa da, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, đồ lên men, nước và các loại ngũ cốc để giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa.
Nên mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm độ cọ xát giữa chất liệu vải và làn da của người bệnh.
Giữ tinh thần luôn tích cực, tránh stress lo lắng và căng thẳng sẽ làm cho chứng bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa bệnh viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian như chữa bằng là trầu không, lá lốt, lá khế, …
2. Bệnh vảy nến
Vẩy nến là bệnh về da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Bệnh khiến cho da bị tổn thương, ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.
Bệnh này chiếm 10% trong tổng số các bệnh về da hay gặp, bệnh xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi 15 – 30 tuổi và tỉ lệ nam giới mắc bệnh vảy nến nhiều hơn nữ giới.
Vảy nến là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị các biến chứng sau: Đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da…
Vảy nến thường xuất hiện nhiều ở da đầu, mặt, cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, .. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến đó là:
Dấu hiệu
Tùy thuộc vào mức độ hay cơ địa của từng người mà dấu hiệu của bệnh là khác nhau, tuy nhiên một số triệu chứng thường gặp nhất đó là:
Vùng da bị ngứa, lở loét, đỏ da
Da rất khô, có nhiều vết nứt, dẫn đến chảy máu
Xuất hiện vùng da có màu óng ánh bạc với rìa xung quanh màu đỏ
Cách chữa trị
Chữa bằng cây lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam là một loại cây phổ biến trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Trong thành phần của cây lô hội có chữa rất nhiều dưỡng chất và các vitamin rất cần thiết cho cơ thể và làm đẹp cho da.
Ngoài ra, lô hội còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến như sưng đỏ, xóa vảy trắng rất hiệu quả giúp làn da trở nên dễ chịu, mịn màng hơn.
Cách thức hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá lô hội, cắt lấy lượng gel bên trong và bôi lên vùng da bị vảy nến. Chờ trong một khoảng thời gian để gel thấm sâu vào da rồi rửa sạch lại với nước là được.
Chữa bệnh vảy nến bằng cây muồng lác
Muồng lác là loại cây có vị đắng, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và có khả năng sát trùng, kháng viêm ngăn chặn những bệnh ngoài da rất hiệu quả trong đó có vảy nến.
Cách dùng như sau: Bạn rửa sạch lá cây muồng lác, đem đi xay thật nhuyễn rồi dùng tăm bông bôi lên vùng da bị bệnh hoặc pha loãng với nước để tắm.
Ngoài những cách trên, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị bệnh vảy nến theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Bệnh viêm da tiếp xúc
Là căn bệnh thường gặp nhất đối với những người có làn da nhạy cảm. Khi da tiếp xúc với mỹ phẩm, các hóa chất, thuốc trừ sâu thì vùng da tiếp xúc với những chất đó sẽ bị dị ứng dẫn đến sưng đỏ, nổi mụn hoặc phát ban.
Những người làm việc trong môi trường thường tiếp xúc với nhiều hóa chất như thợ làm tóc, thợ cơ khí, người làm vườn hay những đầu bếp,… có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
Hiện nay có hai loại viêm da tiếp xúc thường gặp đó là:
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là loại viêm da thường xảy ra khi da bạn chạm vào hóa chất hoặc trải qua quá trình ma sát.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Loại viêm da này ít khi phổ biến.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do môi trường sinh sống và làm việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại hoặc những chất mà cơ thể bạn dị ứng. Tùy thuốc vào từng loại mà nguyên nhân gây ra bệnh sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với viêm da tiếp xúc kích ứng, nguyên nhân gây ra bệnh là do tiếp xúc nhiều với các chất sau: dầu gội, thuốc trừ sâu, hóa chất, dung môi, chất tẩy trắng, bụi bẩn, mùn cưa, …
Còn nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng là do các hóa chất có trong nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, trong các chất bảo quản, chất khử trùng, do uống quá nhiều thuốc kháng sinh , đồ trang sức, …
Dấu hiệu
Viêm da tiếp xúc xảy ra ngay bộ phận tiếp xúc với các hóa chất. Các triệu chứng gây ra bệnh có thể thuyên giảm sớm hoặc cũng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần tùy vào mức độ nặng nhẹ..
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc đó là: ngứa, da bị khô, nứt nẻ và bong vảy, phát ban trên da, …
Cách điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà
Để điều trị viêm da tiếp xúc việc làm quan trọng nhất mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tránh tiếp xúc. Hạn chế tiếp xúc tối đa đến những hóa chất làm bạn dị ứng. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc thì bạn nên xin nghỉ hoặc chuyển qua bộ phận khác một thời gian để bệnh khỏi hẳn.
Để ngăn ngừa các cơn ngứa và bệnh lan rộng ra, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là những khu vực bị dị ứng.
Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng.
Nếu cảm thấy khu vực bị dị ứng khó chịu, quá đau rát thì nên chườm lạnh khoảng 30 phút, 1 ngày 3 lần tình trạng sẽ đỡ hơn.
Nên tắm bằng bột yến mạch hoặc đắp bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý.
Sau khi tập thể dục, nếu cơ thể ra mồ hôi quá nhiều cần tắm rửa và làm mát da nhanh chóng để tránh nhiễm trùng những khu vự tiếp xúc.
Tránh gãi hay làm trầy xước khu vực bị bệnh để hạn chế các vấn đề nhiễm trùng. Sử dụng các loại sát khuẩn tự nhiên như nước chanh hoặc giấm để chống lại tác nhân gây viêm da.
Nếu sau khi thực hiện đầy đủ những cách trên mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
4. Rôm sảy
Rôm sảy là một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời tiết nóng. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở người lớn những tỉ lệ ít hơn.
Rôm sảy thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè, mùa nắng nóng vì thời tiết quá nóng sẽ làm cho mồ hôi ra quá nhiều dẫn đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi. , khiến mồ hôi không thoát ra được, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn phát triển gây tình trạng viêm, nổi mụn đỏ.
Bệnh này xuất hiện nhiều ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán…, Rôm sảy thường nổi thành đám, mảng lớn.
Rôm sảy được chia thành 3 loại:
Rôm sảy tinh: Là loại rôm sảy nhẹ nhất, loại này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau. Chúng có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị, nhưng sau đó có thể tái phát khi thời tiết nóng bức.
Rôm sảy đỏ: Là loại sảy vào sâu trong da với biểu hiện là những sần đỏ, gây cảm giác đau và ngứa .
Rôm sảy sâu: Là loại rôm sảy có mức độ nặng nhất, tổn thương ở lớp sâu nhất của da do tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng. Đây là loại ít gặp nhất trong các dạng rôm sảy.
Nguyên nhân
Rôm sảy thường có rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn làm cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài được gây nên hiện tượng rôm sảy.
Đối với trẻ em, nguyên nhân của tình trạng rôm sảy là do chất liệu quần áo mà bé sử dụng. Làn da của bé thường rất nhạy cảm, khi mắc quần áo có chất liệu kém không thấm hút mồ hôi được sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy xuất hiện.
Việc “nóng trong người” do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây rôm sảy.
Dấu hiệu
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh rôm sảy là :
Da sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn
Người bệnh có cảm giác bứt rứt, khó chịu, ngứa
Cách chữa trị tại nhà
Để điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả, các mẹ nên cho con tắm những loại lá có tính mát, kháng viêm, sát trùng tốt như:
Lá khế
Lá khế là loại rá rất dễ tìm, tác dụng của lá khế ai cũng biết đó là chuyên dùng để chữa các bệnh ngứa như mề đay, mụn nhọt. Ngoài ra nấu nước lá khế để tắm cũng là phương pháp chữa rôm sảy rất hiệu quả.
Cách nấu nước lá khế để tắm khá đơn giản, bạn dùng một nắm lá khế và một ít muối cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút cho lá khế ra hết chất rồi chắt nước đổ ra chậu, đợi nước nguội rồi tắm là xong.
Lá dâu tằm
Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt nên trị rôm sảy và mẩn ngứa rất tốt. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm rồi cho vào trong một nồi nước đun sôi lên, để nước chuyển thành nhiệt độ thích hợp rồi tắm.
Lá chè xanh
Chè xanh là loại lá rất quen thuộc với chúng ta đúng không nào. Trong lá chè xanh có chứa hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được rất nhiều người sử dụng để chữa rôm sảy rất hiệu quả.
Cách làm nước tắm trà xanh trị rôm sảy khá đơn giản. Bạn chọn lá chè tươi sau đó rửa sạch, vò nát và cho vào nước đun sôi. Sau khi nước sôi bạn bắc nồi ra và để cho nước nguội trong khoảng từ 30 độ C đến 38 độ C là có thể dùng để tắm.
Ngoài những loại lá trên bạn cũng có thểtắm bằng lá sài đất, lá khổ qua, tắm nước gừng …
Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay kịp thời nếu trị nhiều ngày mà không thấy đỡ hoặc xuất hiện các tình trạng như : da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh…
5. Viêm nang lông
Viêm nang lông là một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất, bệnh xuất hiện là lỗ chân lông bị tắc nghẽn nên vi khuẩn phát triển gây nên viêm nang lông.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường xuất hiện nhiều ở các bộ phận như cánh tay, chân, lưng, mông và sau đó sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh này không nguy hiểm, nhưng thường khiến người bệnh khó chịu, ngứa và không tự. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.
Nguyên nhân
Những yếu tố gây ra bệnh viêm nang lông đó là:
Dấu hiệu
Những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm nang lông:
Da nổi ban đỏ hoặc nhiễm trùng
Cảm giác ngứa, đau rát
Xuất hiện các đám mụn nhỏ có đầu đỏ và đầu trắng xung quanh các nang lông
Mụn nước có nhiều mủ bị vỡ ra
Cách chữa trị tại nhà
Ngày nay, phương pháp chữa bệnh taị nhà luôn được nhiều người quan tâm, chữa trị tại nhà đúng cách không những giúp bệnh nhanh chóng bình phục hơn, sạch sẽ hơn mà còn tiết kiệm được kinh tế của gia dình.
6. Bệnh bạch biến
Bạch biến là căn bệnh xuất hiện do làn da bị mất sắc tố melanin nên vùng da đó chuyển sang màu trắng hoặc màu đốm nâu xen kẽ lẫn nhau.
Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như là trên cổ, lưng, mặt, … Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh lành tính, không lây, nhưng rất ảnh hưởng đến người bệnh về mặt thẩm mỹ.
Nguyên nhân
Hiện nay chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Nhưng nhiều người cho rằng bệnh xuất hiện là do:
Do gen di truyền
Do các bệnh về thần kinh
Do bị stress, chấn thương
Do thường tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Triệu chứng của bệnh bạch biến này rất dễ nhận biết đó là: những đốm trắng trên da, những khu vực mà da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: Bàn tay, bàn chân, mặt, môi, cánh tay, … và làn tóc trên da đầu, lông mi, lông mày hoặc râu chuyển màu trắng hoặc xám.
Cách chữa trị
Cách chữa trị bệnh bạch biến tại nhà hiệu quả như sau:
Thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hay cao hơn ở các vùng da bị bệnh bạch biến
Chăm sóc da toàn thân khi đi ra ngoài, đội nón, mặc áo dài tay và quần dài
Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian trị bạch biến bằng củ nghệ và dầu mù tạt. Đã có rất nhiều người mắc bệnh áp dụng theo cách này tại nhà và phát huy công dụng rất tốt trong việc giảm các mảng trắng trên da.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm phương thuốc này là
250ml dầu mù tạt, bạn có thể tìm mua loại dầu này tại các siêu thị hoặc các cửa hàng phân phối mỹ phẩm uy tín trên toàn quốc
5 muỗng cà phê bột nghệ, đây là loại gia vị rất phổ biến hầu như gia đình nào cũng có
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn chỉ cần trộn thật đều rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bạch biến, để giữ nguyên trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
7. Nổi mề đay
Mề đay là bệnh ngoài da gây ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh. Từ một nốt mẩn ngứa nhỏ bệnh có thể lan rộng ra các khu vực khác rất nhanh chóng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Nguyên nhân
Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh giúp bạn có thể tìm cách chữa trị hiệu quả hơn. Bệnh này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
Dấu hiệu
Những dấu hiệu nổi mề đay có thể xuất hiện như:
Nổi mẩn đỏ: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh, khi mắc bệnh những mẩn đỏ sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể
Ngứa ngáy khó chịu: Khi mắc bệnh tại khu vực nổi mề đay sẽ xuất hiện nhiều mẫn đỏ gây ngứa rất khó chịu.
Khó thở: Là một dấu hiệu của bệnh mề đay nặng, khi mề đay xuất hiện tại thanh quản sẽ cản trở không khí lưu thông, khiến cổ họng bị ngứa và gây khó thở.
Ngoài ra một số người còn xuất hiện một số dấu hiệu như: mụn nước, da bong tróc, phù mí mắt, phù môi, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn…
Cách điều trị
Triệu chứng ngứa ngày, khó chịu của bệnh nổi mề đay rất khó chịu, vì vậy chúng ta phải tìm ra những phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất, như sau:
Ngoài ra, bạn cũng có thể trị bệnh mề đay bằng các phương pháp dân gian như
Tắm lá khế: Cách sử dụng khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, bạn dùng lá khế rửa sạch, nấu làm nước tắm hằng ngày hoặc cũng có thể nấu cô đặc để uống. Kiên trì áp dụng một thời gian, vị trí sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.
Uống nước gừng: Đây cũng là phương pháp chữa mề đay hữu hiệu. Bạn dùng 1 củ gừng rửa sạch, gọt vỏ sau đó thái thành sợi nhỏ. Tiếp theo bạn thêm giấm, đường phèn và nước đun ở lửa nhỏ cho tới khi cô đặc lại còn ½ bát nước thì bắc ra. Chắt lấy nước và uống ngay khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
Bôi hỗn hợp lá kinh giới: Bạn sử dụng 1 nắm lá kinh giới dã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay mịn với 1 chút nước, sau đó chắt lấy nước và bôi lên vùng da bị ngứa sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng.
III. Những cách phòng tránh các bệnh ngoài da hiệu quả
Các bệnh về da và cách phòng chống, là kiến thức cơ bản mà chúng ta cần phải biết để bảo vệ làn da của mình. Chinh vì thế cần phải có những biện pháp phòng chống mạnh và mang lại hiệu quả cao như sau:
Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ
Để phòng tránh các bệnh ngoài da hiệu quả nhất, điều đầu tiên các bạn cần làm đó là giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm gội hằng ngày, thường xuyên rửa tay để loại bỏ những vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và cơ thể. Khi tắm rửa nên sử dụng những loại dầu gội có chất tẩy nhẹ nhàng.
Thường xuyên dọn dẹp, tạo những thói quen tốt như vứt rác đúng chỗ, tiểu, đại tiện đúng nơi quy định,… đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và không khí trong lành.
Quan tâm đến nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, phải sử dụng nước sạch để tắm, không tắm nước ở ao hồ, sông suối vì chứa rất nhiều vi khuẩn.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Làn da là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể con người, đặc biệt là da mặt. Da mặt rất dễ bị dị ứng, vì vậy nếu chúng ta sử dụng mỹ phẩm mà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ có thể mua phải những hàng giả, hàng kém chất lượng gây ra viêm da, nám da, nguy hiểm hơn là ung thư.
Ngoài ra, các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng là những hợp chất khá độc hại dễ gây dị ứng, viêm da đầu.
Không dùng chung đồ đạc cá nhân
Hạn chế dùng chung đồ đạc cá nhân như áo quần, tuyệt đối không dùng chung khăn mặt hay khăn tắm vì những vật dụng này rất dễ gây ra những bệnh về da.
Mặc quần áo sạch sẽ, nên phơi quần áo ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tiêu diệt vi khuẩn một cách triệt để nhất. Bảo quản quần áo, các vật dụng cá nhân ở nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc,…
Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ một căn bệnh nào. Cơ thể đủ chất sẽ tăng sức đề kháng giúp phòng ngừa các loại bệnh rất hiệu quả trong đó có các bệnh ngoài da. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, bia, …
Nếu cơ thể bị dị ứng với các loại hải sản như cua, tôm, mực hay những thực phẩm khác như trứng, sữa, … thì không nên ăn. Tốt nhất nên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…
Chọn quần áo phù hợp
Nên lựa chọn những loại vải co giản, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để mặc, nhất là các em bé. Hạn chế mặc áo quần quá chật sẽ làm cơ thể khó chịu, bức bí gây ra những bệnh ngoài da, đặc biệt vào mù hè hay những ngày nắng nóng.
Bổ sung nước thường xuyên
Nước là một trong những thành phần không thể thiếu đối với cơ thể, vì vậy bạn cần cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày đúng cách để làn da luôn được tươi trẻ và cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngoài uống nước lọc, bạn cũng có thể uống kèm theo các loại nước ép hoa quả với nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là với thể trạng và vóc dáng. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho làn da. Các bài tập thể dục phổ biến hiện nay đó là: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập gym, tập yoga, …
Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Lý Tự Miễn.
I. Các bệnh tự miễn dịch là gì?
Khi hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, nó tạo ra tế bào miễn dịch và / hoặc kháng thể nhằm bảo vệ chống lại các chất ngoại lai (như chất độc, vi sinh vật và tế bào ung thư). Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn làm nhận nhầm thành phần bình thường của cơ thể như là các chất ngoại lại và tạo ra các tế bào miễn dịch hoặc kháng thể (được gọi là tự kháng thể) nhắm vào các thành phần bình thường đó và gây ra bệnh.
Kháng thể kháng nhân (Antinuclear Antibody (ANA) là kháng thể kháng nhân là kháng thể kháng lại các thành phần khác nhau của nhân tế bào (bao gồm axit nucleic, protein hạt nhân tế bào và ribonucleoprotein) do rối loạn tự miễn.
Có hơn 80 bệnh xảy ra do phản ứng tự miễn dịch, số trường hợp mắc các bệnh tự miễn đang tăng lên mà không rõ lý do. Phần lớn các bệnh tự miễn chưa được biết rõ nguyên nhân, trong nhiều trường hợp nhận thấy do di truyền, một số loại bệnh tự miễn (chẳng hạn như sốt thấp khớp) do nhiễm trùng gây ra phản ứng miễn dịch. Phụ nữ bị nhiều hơn so với nam giới.
Rối loạn tự miễn dịch có thể khó nhận biết và chẩn đoán. Một số triệu chứng phổ biến hơn của rối loạn tự miễn dịch bao gồm mệt mỏi, cảm giác chung không khỏe (khó chịu), chóng mặt, đau khớp, phát ban và sốt nhẹ.
Việc phát hiện huyết thanh của các kháng thể kháng nhân (ANA) là một yếu tố thiết yếu trong chẩn đoán các bệnh tự miễn, đặc biệt là các bệnh thấp khớp. Phân tích ANA cũng hữu ích trong chẩn đoán các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như viêm đường mật mật nguyên phát (primary biliary cholangitis-PBC) hoặc viêm gan tự miễn (autoimmune hepatitis – AIH).
ANA dương tính xuất hiện ở nhiều bệnh bao gồm SLE và các bệnh khớp khác, bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, bệnh tăng sinh lympho và nhiễm trùng mạn tính. Một số ANA dương tính do thuốc nhưng ít phổ biến như trong hội chứng giống lupus.
II. Các bệnh lý tự miễn thường gặp:
1. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus – SLE)
SLE là một bệnh tự miễn viêm mãn tính xảy ra theo từng giai đoạn và chủ yếu ảnh hưởng đến các mô liên kết và các cơ quan khác nhau. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi bệnh chất tạo keo (collagenosis) gấp mười lần so với nam giới. Độ tuổi mắc bệnh thường từ 15 đến 30 tuổi.
Các triệu chứng lâm sàng rất khác nhau và mỗi đợt bộc phát của SLE thường đi kèm với sốt.
Mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân
Ban đỏ ở da mặt, cổ tay, bàn tay. Thường gặp ở mặt (Hình 1)
Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
Đau hoặc sưng khớp, thường vào buổi sáng
Đau ngực khi hít thở sâu
Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt
Các tự kháng thể điển hình:
dsDNA
Nucleosomes
Sm
Ribosomal P proteins
Ngoài ra, còn có kháng thể kháng: ssDNA, histones, U1-nRNP, SS-A, SS-B, Ku, PCNA, Cardiolipin, b2-Glycoprotein
2. Các bệnh mô liên kết (Mixed Connective Tisue Diseases hay còn gọi là Sharp Syndrome)
Là thể bệnh hỗn hợp giữa Lupus ban đỏ rải rác và xơ cứng bì, có các dấu hiệu viêm đa khớp, hội chứng Raynaud, ngón tay sưng to hình khúc dồi lợn, viêm da cơ.
Các tự kháng thể điển hình: U1-nRPN (95-100%)
3. Hội chứng Sjögren (Sjögren‘s Syndrome – SS) (SS-A, SS- B)
Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn viêm mãn tính của tuyến ngoại tiết:
Chủ yếu gặp ở nữ (90%).
Đặc điểm lâm sàng chính của SS nguyên phát là khô mắt và miệng do hậu quả của sự phá hủy các tuyến nước mắt và tuyến nước bọt do thâm nhiễm lymphocytic (Hình 3). Các tuyến tụy, các tuyến tiết chất nhầy của ruột, phế quản hoặc âm đạo và các tuyến mồ hôi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Khoảng 5% bệnh nhân SS phát triển ung thư hạch ác tính.
Ở hội chứng Sjögren thứ phát, các dấu hiệu bệnh của SS nguyên phát xảy ra như các triệu chứng kèm theo của viêm khớp dạng thấp, bệnh lý mô liên kết, SLE, viêm đa cơ / viêm da cơ…
4. Bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến triển Progressive systemic sclerosis (SSc)
Triệu chứng:
Triệu chứng biến đổi da chiếm 98%:các mảng da xơ, cứng, dày lên ở các ngón tay quanh khớp bàn ngón, khớp liên đốt
Hiện tượng Raynaund: gặp ở hơn 90% bệnh nhân xơ cứng bì và thường là triệu chứng bắt đầu
Tổn thương tim, phổi , thận.
Các tự kháng thể điển hình:
Centromere (80-95%): thể giới hạn
Scl-70: thể lan tỏa
RNA polymerases
PM-Scl (PM-Overlap)
5. Bệnh viêm đa cơ
Viêm da cơ/viêm đa cơ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ (viêm đa cơ) và có thể có tổn thương da kèm theo (viêm da-cơ) (Hình 4).
Triệu chứng:
yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên và có thể kèm tổn thương da
có thể có các triệu chứng ở khớp, phổi, tim mạch và tiêu hóa
Các tự kháng thể điển hình:
Jo-1
Mi-2
PM-Scl (PSS-Overlap)
PL-7
PL-12
6. Viêm khớp dạng thấp Rheumatoid Arthritis
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên.
III. Xét nghiệm chẩn đoán
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện để chẩn đoán rối loạn tự miễn dịch phụ thuộc vào chứng rối loạn cụ thể mà bác sĩ y tế nghi ngờ một người mắc phải nhưng thường bao gồm xét nghiệm máu cho một hoặc nhiều tự kháng thể cũng như các xét nghiệm về tình trạng viêm như CRP (xét nghiệm được ưu tiên) và tốc độ lắng hồng cầu (ESR).
Trong các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự miễn, xét nghiệm tự kháng thể ANA được triển khai tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố có thể phát hiện 23 tự kháng thể kháng nhân, bao gồm: dsDNA, nucleosomes, histones, SS-A, Ro-52, SS-B, nRNP/Sm, Sm, Mi-2a, Mi-2ß, Ku, CENP A, CENP B, Sp100, PML, Scl-70, PM-Scl100, PM-Scl75, RP11, RP155, gp210, PCNA và DFS70.
Việc đến khám sớm ngay khi có triệu chứng, khi cần thiết bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bs. Võ Minh Hiển – Khoa Xét nghiệm Hóa Sinh Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Bệnh Tự Miễn Thường Gặp trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!