Đề Xuất 5/2023 # Các Cách Thực Hiện Phép Liên Kết Cho Văn Bản # Top 10 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Các Cách Thực Hiện Phép Liên Kết Cho Văn Bản # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Cách Thực Hiện Phép Liên Kết Cho Văn Bản mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỌC

Bạn có từng bị sếp hay ai đó nhận xét “sao em viết rời rạc quá vậy”, hoặc chính bản thân bạn cũng nhận thấy bài mình viết ra bị rời rạc không? Mỗi câu đều có nghĩa rất rõ ràng, đầy đủ, nhưng hình như, các câu nó cứ xa xa nhau thế nào ấy? Làm thế nào để các câu văn nó xích lại gần nhau hơn chút nữa, để cho văn bản chặt chẽ hơn nhỉ?

Có một “phép thuật” rất hiệu quả để tránh lời phê “viết rời rạc”, gọi là “phép liên kết”.

Nhận diện văn bản thiếu liên kết

Bảng 1

(1)

(2)

Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169), trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.

Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”. “Trước Đào Duy Anh các di chỉ được xét như những hiện tượng rời rạc của cả vùng, không ai nhắc tới vai trò của Việt Nam. Cụ Đào là người đầu tiên hệ thống hoá các tài liệu, rồi dựa trên thư tịch cổ xây dựng các khái niệm làm thành nền tảng cho khảo cổ học Việt Nam: nước Lạc Việt, con rồng tô tem của người Việt, văn hoá Đông Sơn là một giai đoạn của văn hoá Việt cổ…”, (4, tr.171).

Sau bộ

Hán – Việt từ điển

, Đào Duy Anh biên soạn

Pháp – Việt từ điển

, đồ sộ hơn và còn được hoan nghênh nhiều hơn.

Mặc dù

trước Đào Duy Anh đã có nhiều bộ từ điển Pháp – Việt, nhưng chủ yếu chỉ tập trung dịch những từ tiếng Pháp thông thường ra tiếng Việt.

Đến lượt mình

,

Đào Duy Anh đã làm được một việc rất khó khăn là dịch đối ứng khái niệm thành khái niệm. “Tất cả các từ Pháp được dịch hết, dù có khó, có chuyên môn đến đâu” để “tạo cho tiếng Việt những khái niệm mới, ngay dù như hiện nay chưa ai nói như vậy” (4, tr.168).

Để làm được bộ từ điển này

,

Đào Duy Anh phải tìm mua dần dần đến mấy chục bộ từ điển và tự điển để làm tài liệu tham khảo,

bao gồm

Đại Nam quốc âm tự vị

của Huỳnh Tịnh Của,

Hán – Anh – Pháp – Ý – Đức từ điển

gửi mua về từ bên Thượng Hải và nhiều từ điển có tiếng Pháp của Trung Quốc. “Trong khi biên soạn

Pháp Việt từ điển

, tôi có ý nhấn mạnh các từ ngữ về chính trị và các khoa học xã hội khác. Ý đồ cũng có tham lam, nhưng kết quả cũng tốt, đáp ứng được nhu cầu thiết tha của nhiều người. Tôi đưa được vào sách những từ chính trị mà thời đó nếu viết ra và giải thích trên trên sách có thể bị nhà chức trách làm lôi thôi”, (3. tr.44).

Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169). Điểm ấn tượng của công trình này là nó trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.

Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Với công trình này, theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”. “Trước Đào Duy Anh các di chỉ được xét như những hiện tượng rời rạc của cả vùng, không ai nhắc tới vai trò của Việt Nam. Cụ Đào là người đầu tiên hệ thống hoá các tài liệu, rồi dựa trên thư tịch cổ xây dựng các khái niệm làm thành nền tảng cho khảo cổ học Việt Nam: nước Lạc Việt, con rồng tô tem của người Việt, văn hoá Đông Sơn là một giai đoạn của văn hoá Việt cổ…”, (4, tr.171).

Mặc dù đoạn văn bản trên có thể chưa bao quát được hết các trường hợp, nhưng cũng phần nào giúp bạn hiểu thế nào là văn bản thiếu liên kết và có liên kết. Nghiền ngẫm đoạn văn bản được trình bày theo hai cách trên, chúng ta có thể thấy rằng, một văn bản rời rạc là một văn bản mà các câu trong nó, các đoạn trong nó chỉ được đặt cạnh nhau, không có từ, hoặc ngữ nào làm nhiệm vụ “móc nối” các câu, đoạn đó với nhau.

Hãy hình dung một văn bản là một đội bóng đá đang thi đấu trên sân:

– Văn bản thiếu liên kết chính là một đội bóng mà 11 người mạnh ai nấy chơi. Đó thật sự là một lối đá rời rạc!

– Văn bản có liên kết chính là một một đội bóng mà 11 người chuyền bóng cho nhau, cùng nhau phòng thủ, tấn công,… Đó là một lối đá kết hợp nhuần nhuyễn thành một hệ thống.

Nói chung, với một đội bóng, chỉ khi các cầu thủ phối hợp với nhau, kết nối với nhau thì mới thật sự là một đội bóng, còn không thì chỉ là 11 người chơi bóng. Văn bản cũng vậy, có liên kết mới thực sự là một văn bản chỉnh thể, còn không thì cũng chỉ là những câu, những đoạn rời rạc nằm cạnh nhau mà thôi.

Muốn liên kết… thì phải làm phép liên kết

Ở trên, chúng ta đã hiểu khái lược rằng: một văn bản muốn chặt chẽ thì các câu văn phải “móc nối” với nhau. Tiếp theo, chúng ta phải nhìn sâu hơn vào vấn đề, tại sao phải làm cho một văn bản có liên kết. Phải nói ngay rằng, việc văn bản có liên kết hay không góp phần rất lớn giúp chúng ta hiểu đúng và hiểu dễ dàng ý nghĩa tổng thể của văn bản đó. Muốn văn bản có liên kết, chúng ta phải thực hiện phép liên kết. Chẳng hạn sử dụng các từ ngữ giống như các từ ngữ được in đậm, in nghiêng, gạch chân trong bảng 1.

(1) Dùng từ/ngữ liên kết

Chính là dùng những từ/ngữ như in đậm, in nghiêng, gạch chân trong bảng trên. Trong sách Lược sử Việt ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, Nxb Tri Thức, 2017, tr.50) có trình bày khá đầy đủ các cách dùng từ/ngữ liên kết, ở đây dẫn lại, chia thành bảng cho các bạn tiện theo dõi.

Bảng 2

(Các ví dụ trong bảng này đều trích từ tác phẩm Đờn ca tài tử Nam Bộ của Nguyễn Phúc An.)

Từ ngữ diễn đạt quan hệ đồng hướng

Ví dụ: Ngoài ra, để góp phần hình thành nên nhạc tài tử, còn có một thành tố nữa…

và, hơn nữa, còn, với, cùng, lại, thêm nữa, với lại, ngoài ra, thêm vào đó

tức là, có nghĩa là, rằng, tức, ý là

chẳng hạn, nói cách khác, nói khác đi

như thế, như vậy, cũng vậy

Từ ngữ diễn đạt quan hệ ngược hướng

Ví dụ: Nhưng nếu so với sự lý luận âm nhạc với dịch lý, ngũ hành âm dương của Trung Hoa,…

nhưng, ngoại trừ, nhưng mà, mặc dù, dẫu cho, dẫu, dù, tuy, tuy rằng, tuy là, bất chấp, bất kể

cứ cho rằng… thì; dù… nhưng, dẫu mà… thì

tuy nhiên, vậy mà, thế mà, ngược lại, đằng khác, mặt khác

nếu không, bằng không, nếu có

Từ ngữ diễn đạt quan hệ nhân quả

Ví dụ: Do đó, ngày xưa chúng ta được biết có những thầy đờn danh tiếng, có ngón đờn hay,…

vì lý do, vì rằng, vì lẽ, vì cớ gì, do đó, vì một lý do nào đó, xuất phát từ, có trời biết vì sao

nên, nên chi, cho nên, bởi vì… mà, do, tại, tại vì, giá như, ngộ nhỡ, vì thế, thế nên, do vậy mà

thế là, kết cuộc là, vậy thì, hậu quả là, kết quả là, thành thử

Từ ngữ diễn đạt quan hệ thời gian

Ví dụ: Kể từ sau khi sân khấu cải lương ra đời, và cải lương dần phát triển, lớn lên, định hình, phân tược chia ngôi…

trước khi, sau khi, trong khi mà, một khi đã, cho tới nay, chẳng bao lâu, bao giờ cũng, thỉnh thoảng, từ đó, ngay sau đó, tiếp đó, rồi, rồi sau đó, rồi thì, và rồi, về sau, thế rồi, đoạn

Từ ngữ diễn đạt quan hệ trình tự

Ví dụ: Nói về người ca, trước hết tôi xin nhường lời lại cho ông Bảy Nhiêu viết về ông Ba Lễ là một tài tử ca mà ông cho là sành điệu…

một, một là, thứ nhất là, trước tiên, trước hết, đầu tiên, thoạt tiên, thứ nhất… thứ hai… thứ ba, một là… hai là… cuối cùng là, trước hết… thêm vào đó… cuối cùng là

cuối cùng, sau hết, nói chung, xét cho cùng, kết quả là, tóm lại là, nói gọn lại, chốt lại là

(2) Trình bày theo trật tự tuyến tính thời gian, không gian

Xét các đoạn sau trong Bảng 1:

Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169). Điểm ấn tượng của công trình này là nó trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.

Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Với công trình này, theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”. 

Ngoài các “từ ngữ diễn đạt quan hệ thời gian” trong Bảng 2, thì cách trình bày theo tuyến tính với mốc thời gian cụ thể cũng là cách để liên kết cho văn bản.

Với không gian cũng vậy. Ví dụ, trong nhiếp ảnh, khi chụp ảnh sự kiện, người ta thường chụp tổng thể, từ ngoài cổng vào, đến sân khấu chính, không gian bên cánh trái, cánh phải, rồi vào hậu trường, v.v.. Tương tự, đối với văn bản, khi cần miêu tả một không gian nào đó, ta cũng đi từ ngoài vào, có trình tự như người thợ chụp ảnh.

Bằng cách trình bày theo tuyến tính như thế, người đọc sẽ dễ hình dung văn bản hơn vì các sự kiện được xâu chuỗi theo một trật tự nhất định. Tất nhiên, đối với những bậc thầy chữ nghĩa, họ hoàn toàn có thể xáo trộn các trật tự trên. Điều đó không hề gì, bởi bản chất của việc liên kết văn bản là làm cho văn bản mạch lạc, logic. Chỉ cần có thể khiến cho văn bản mạch lạc, logic, có lớp lang hẳn hòi thì việc đổi trật tự hay diễn đạt thế nào cũng không phải là vấn đề, tùy vào năng lực của người viết mà thôi.

(3) Dùng phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối

Bảng 3

(Các ví dụ trong bảng này đều trích từ tác phẩm Người đan chữ xếp thuyền của Miura Shion.)

Phép liên kết

Ví dụ

Phép thế:

câu sau sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

1. Sau đợt đó,

Nishioka

phải khổ sở vì bị đau hông nhức eo mấy ngày trời. Nội chuyện hắt xì thôi

y

cũng không dám.

2. Sau khi nghe người bên trong trả lời, y mở cửa ra. Đúng lúc vị giảng viên y tìm kiếm đang ăn trưa.

Phép lặp:

câu sau lặp lại các từ ngữ đã có ở câu trước.

1. Trong mắt Nishioka chỉ phản chiếu hình ảnh của

một thế giới

bị bóp méo.

Một thế giới

mà bất kỳ tia sáng nào cũng khiến y trở nên đau khổ.

2. Majime ngoan ngoãn nghe theo lời Kishibe trở về bàn tiếp tục công việc của mình. Còn công việc ấy là công việc gì gì thì cô không rõ.

Phép liên tưởng:

câu sau sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (trong cùng trường liên tưởng) với từ ngữ đã có ở câu trước.

– Sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa gọi là liên tưởng đồng chất.

– Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa gọi là liên tưởng khác chất.

1.

Kỳ vọng quá lớn

vào đối phương là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi mình đối với họ toàn tâm toàn ý. Cũng giống như việc trên đời có mấy ai chẳng

thiết tha trông đợi

bất kỳ lời hồi đáp nào từ người thương của mình? (Liên tưởng cùng chất)

2. Không giống như tay giảng viên hám danh hám lợi kia, dẫu cho y có bị thuyên chuyển đến bộ phận nào đi chăng nữa, y vẫn sẽ cố gắng làm chút gì đó cho việc biên soạn “Daitokai”. Nishioka không màng đến chuyện tên tuổi mình có được ghi lên sách hay không, cũng không ngại chuyện sự tồn tại của mình sẽ nhanh chóng bị xóa nhòa khỏi lịch sử Phòng biên tập từ điển. Kể cả khi Majime không còn nhớ đến y nữa, Nishioka cũng vui vẻ bằng lòng. (Liên tưởng khác chất)

Phép nối:

câu sau sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

1. Mấy tay giảng viên đại học rốt cuộc

là thế nào

đây?

một đám khờ khạo cái gì cũng mù tịt,

hay là

mấy kẻ nhiều chuyện thích hóng hớt?

2. Majime của chúng tôi nhất định sẽ làm nên một quyển từ điển được người người yêu mến tín nhiệm. Tên thầy sẽ được in trong đó với tư cách là cộng tác viên, nhưng mong thầy nhớ cho, nhờ có Majime nên bản thảo của thầy mới được chất lượng như vậy.

Chú thích:

(*) Đoạn văn bản trong Bảng 1 trích từ bài viết Đào Duy Anh – Cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm và phương pháp nghiên cứu, Nguyễn Thùy Dung, 2020. Các chú thích trong đoạn văn bản này hiểu như sau:

– (3, tr.44) ứng với quyển hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của Đào Duy Anh, Nxb Hà Nội, tái bản 2020, trang 44.

– (4, tr.168) ứng với quyển Học giả Đào Duy Anh của nhiều tác giả, Nxb Tri thức, 2020, trang 168. Các chú thích khác có dạng (4, chúng tôi cũng được hiểu là thuộc sách này ứng với số trang như thế.

Cách Liên Kết Đoạn Văn Trong Văn Bản

Khái niệm liên kết câu là gì?

Liên kết câu là sử dụng những từ như và, nếu, nhưng, hoặc… để liên kết các câu với nhau, giúp các câu gắn kết và mang một ý nghĩa thống nhất, không rời rạc.

Bất kỳ một câu có nghĩa nào cũng đều chứa các từ liên kết

Ví dụ: Hôm nay trời mưa nên Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình.

Từ liên kết được sử dụng là từ nên. Nếu không sử dụng từ liên kết này thì 2 câu Hôm nay trời mưa và Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình là 2 câu độc lập và không mang ý nghĩa gì.

Khái niệm liên kết đoạn trong văn bản

Tác dụng của liên kết đoạn trong văn bản

Nhờ vào sự liên kết giữa các đoạn với nhau sẽ tạo thành một bài văn hoàn chỉnh về mặt bố cục của văn bản. Các đoạn ngắn trở nên liền mạch về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.

Một bài văn cho dù có nhiều chữ, sử dụng đúng ngữ pháp, bố cục trong văn bản, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa… nhưng thiếu sự liên kết về nội dung và không liền mạch thì bài văn đó không mang nhiều ý nghĩa.

Giúp người đọc hiểu và cảm nhận toàn bộ bài văn mà tác giả đã viết.

Có thể mở rộng nội dung, nhân vật và câu chuyện khi sử dụng hợp lí các cách liên kết đoạn.

Cách liên kết đoạn trong văn bản

Để thực hiện đúng việc liên kết các đoạn văn ngắn trong văn bản chúng ta cần thực hiện theo cách sau:

Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết giúp thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn đó.

Sử dụng các phép liên kết là phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối.

Sử dụng các từ có chứng năng liên kết đoạn văn.

Sử dụng biện pháp quan hệ từ.

Ví dụ minh họa

Đoạn trích của nhà văn Lê Trí Viễn có đoạn:

“Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.”

Những từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên gồm: đó, này, ấy, vậy, thể.

Kết luận: Cách liên kết đoạn trong văn bản là việc bạn cần nắm vững để thực hiện các bài tập làm văn hiệu quả nhất.

Liên Kết Câu Và Liên Kết Đoạn Văn

Mục đích của bài học giúp học sinh nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn.

I. Khái niệm liên kết

Văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Những sợi dây liên hệ đó kéo dài từ câu nọ sang câu kia tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại. Mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản như thế gọi là tính liên kết của nó. Liên kết là quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau.

II. Một số biện pháp liên kết chủ yếu

Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chủ yếu sau:

Phép lặp từ ngữ: là việc lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.

(Nguyễn Thị Ngọc Tú, Buổi sáng)

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ỏ câu trước.

Ví dụ: Phép đồng nghĩa:

Nó (ngôn ngữ) là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt; câu mà Lê-nin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

Ví dụ: Phép trái nghĩa:

Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường.

(Nam Cao, Đôi mắt)

Ví dụ: Phép liên tưởng:

Mưa vẫn ồ ạt như vỡ bờ đập. Anh chớp loé lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây.

(Nguyễn Kiên, Anh Keng)

Người ta không dắt Nghiêu về đơn vị mà dẫn anh đến trạm xá y sĩ Hoàng xem xét vết thương kĩ lưỡng.

(Nguyễn Trung Thành,

Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc)

Phép thế: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Chín giờ có chuyên tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

+ Nước ta là một nước văn hiến – Ai củng bảọ thế.

(Nguyễn Công Hoan, Công dụng của cái miệng)

Phép nối: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

+ Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh, vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Muỗm lốc nhốc chạy ra,

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

+ Cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi, cho nên người cách mạng củng phải tiến lên mãi.

(Hồ Chí Minh, Đạo đức cách mạng)

1. Đoạn văn dẫn trong SGK, trang 42, 43 bàn về vấn đề: cách thức người nghệ sĩ phản ánh thực tại.

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là:

Câu (1): Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật lấy từ cuộc sống.

Câu (2): Nghệ sĩ luôn tạo ra cái mới trong những sáng tác của mình.

Câu (3): Những cách thức khác nhau để thể hiện sự đóng góp đó.

Sự sắp xếp trình tự giữa các câu là hợp lí. Câu (1) nêu lên một nguyên lí chung; câu (2) mở rộng vấn đề; câu (3) khẳng định vấn đề và nêu lên đề tài của cả đoạn.

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được người viết thể hiện bằng các biện pháp sau:

Phép nối: Quan hệ từ nhưng nối câu (1) vối câu (2).

Phép thế: Từ anh ở câu (3) thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu (2) và có tác dụng nối câu (2) và câu (3).

Phép lặp: Từ tác phẩm ở câu (1) được lặp lại ở câu (3) và liên kết hai câu này với nhau.

Phép liên tưởng: Từ tác phẩm cùng trường nghĩa với từ nghệ sĩ.

Phép đồng nghĩa: Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại.

Bài tập này yêu cầu các em phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 44.

Chủ đề của đoạn văn: Cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục.

Đoạn văn được sắp xếp theo một trật tự hợp lí và chặt chẽ. Trước tiên người viết trình bày điểm mạnh của người Việt Nam.

Câu (1) nêu lên điểm mạnh. Câu (2) đánh giá lợi ích của điểm mạnh đó trong xã hội ngày mai. Câu (3) có nhiệm vụ chuyển ý. Câu (4) trình bày những điểm yếu của người Việt Nam. Câu (5) đặt ra yêu cầu cần khắc phục những tồn tại để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.

Trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp là hợp lí. Những cái mạnh ấy là gì Lợi thế của những cái mạnh ấy khi vào tương lai. (Câu 1 + câu 2)

2. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:

+ Từ ấy ở câu (2) thay thế cho sự thông minh nhạy bén với cái mới nối ở câu (1).

+ Từ ấy ở câu (4) thay thế cho không ít cái yếu ở câu (3).

+ Từ này ở câu (5) thay thế cho kiến thức và khả năng thực hành và sáng tạo ở câu (4).

+ Cụm từ cái mạnh ở câu (1) được lặp lại ở câu (3).

+ Từ thông minh ở câu (1) được lặp lại ở câu (5).

+ Từ lỗ hổng ở câu (4) được lặp lại ở câu (5).

Phép đồng nghĩa: Từ kiến thức ở câu (3) đồng nghĩa với từ tri thức ở câu (5).

Các Hình Thức Kết Cấu Của Văn Bản Thuyết Minh

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Kiến thức:

– Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian và theo trật tự lôgíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc.

– Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.

2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo 3 kiểu vừa học.

– Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.

II. Nội dung bài học

– K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

– Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính:

+ Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu.

Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.

+ Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

+ Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm.

Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu.

+ Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân.

+ Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam.

+ Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi.

+ Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi.

+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

+ Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong.

+ Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác).

+ Quan hệ nhân- quả: giá trị ” danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

– Theo trình tự thời gian.

– Theo trình tự không gian.

– Hình thức kết cấu: hỗn hợp.

+ Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.

+ Giới thiệu về nội dung bài thơ:

Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão.

Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả.

Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Côn Sơn:

– Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình.

– Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi.

– Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

– Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Cách Thực Hiện Phép Liên Kết Cho Văn Bản trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!