Cập nhật nội dung chi tiết về Các Cơ Chế Của Liên Hợp Quốc Về Bảo Vệ Và Thúc Đẩy Quyền Con Người mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngô Thị Bích Quyên – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Topcareer
Về cơ bản, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện ở bộ máy các cơ quan và quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con nguởi trong tổ chức Liên hợp quốc. Dựa trên địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thì các cơ quan về quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: Các cơ quan được thành lập (hoặc dựa trên) Hiến chương (charter – based mechanism) và cơ chế qua charter bodies, và các cơ quan được thảnh lập theo hoặc dựa trên một số điều ước quan trọng về quyền con người (treaty bodies). Một số tài liệu gọi hệ thống các cơ quan và thủ tục này là cơ chế dựa trên Hiến chương (charter based mechanism) và cơ chế dựa trên điều ước (treaty based mechanism).
1. Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter – based mechanism)
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 6 cơ quan chính (Đại hội đồng – General essembly; Hội đồng bảo an – Security council, Hội đồng kinh tế và xã hội – Economic and social council Ecosoc; Hội đồng quản thác – Trusteeship council và Tòa án quốc tế – Intemetional court of justice) đều có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, có một số cơ quan giúp việc về quyền con người; xây dựng và thực thi quy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đầy và bảo vệ quyền con người. Cụ thể như sau:
1.1. Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc
Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc (UN Human Rights Council – HRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế cho Ủy ban quyền con người (CHR). Do Ủy ban quyền con người trước đây và Hội đồng quyền con người (HRC) hiện nay, đóng vai trò “đầu tàu” trong bộ máy các cơ quan về quyền con người Liên hợp quốc, nên sự kiện thành lập HRC được nhiều tổ chức và chuyên gia đánh giá là hứa hẹn mở ra “một trang mới” trong hoạt động của Liên hợp quốc trên lĩnh vực này.
Phương thức hoạt động của HRC là đưa ra báo cáo hoạt động hàng năm với Đại hội đồng hay còn gọi là cơ chế “Đánh giá định kỳ chung (phổ quát) – Universal Periodic Review – UPR). Thay thế cho phương thức hoạt động của ủy ban nhân quyền trước đây là: Hàng năm, chọn ra các vụ việc nghiêm trọng nhất về quyền con người xảy ra ở các quốc gia trên thế giới để đưa ra xem xét, đánh giá, thì Hội đồng quyền con ngưòi tiến hành một thủ tục mới là đánh giá định kỳ chung (UPR). UPR sẽ đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên các báo cáo từ các nguồn khác nhau.
Để thực hiện UPR, một Nhóm công tác (working group) về UPR do HRC thành lập sẽ tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, mỗi kỳ họp kéo dài 2 tuần để đánh giá 16 quốc gia. Như vậy, mỗi năm UPR sẽ đánh giá đuợc 48 quốc gia và phải mất bốn năm để hoàn tất thủ tục này với toàn bộ 192 quốc gia thành viên của Liên hơp quốc (dự tính đến hết năm 2011, với 12 kỳ họp mới có thể kết thúc vòng đánh giá đầu tiên theo UPR).
Tiến trình UPR về cơ bản bao gồm các bước như sau:
- Xem xét, đánh giá: Được thực hiện ở Geneva dưới dạng đối thoại trong ba giờ giữa quốc gia được xem xét với các thành viên Nhóm công tác về UPR, các quốc gia thành viên và quan sát viên của HRC.
- Thực hiện các khuyến nghị: Quốc gia được xem xét sẽ áp dụng các khuyến nghị đã nêu trong báo cáo và thông báo về kết quả của việc áp dụng các khuyến nghị đó trong lần báo cáo định kỳ tiếp theo của nước mình.
1.2. Ủy ban cố vấn (Advisory Committee)
Tương tự như mô hình tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của CHR trước đây, HRC thành lập một ủy ban cố vấn để hỗ trợ Hội đồng trong các hoạt động chuyên môn. Ủy ban này bao gồm 18 chuyên gia được Hội đồng bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách các ứng cử viên mà các quốc gia thành viên đề cử. Mặc dù vậy, các chuyên gia thành viên của ủy ban hoạt động với tư cách cá nhân. Nhiệm kỳ của mỗi chuyên gia là 3 năm, chỉ được bầu lại một lần.
Cơ cấu của ủy ban cố vấn được cân nhấc để đảm bảo tính cân bằng về giới và về khu vực địa lý. Cụ thể, để đảm bảo sự cân bằng về khu vực địa lý, thành phần của ủy ban được phân bổ như sau: Các quốc gia châu Phi: 5 ghế; các quốc gia Châu Á: 5 ghế; các quốc gia Đông Âu: 2 ghế; các quốc gia Châu Mỹ La tinh và Caribê: 3 ghế; các quốc gia Tây Âu và các quốc gia ở khu vực khác: 3 ghế.
Về hoạt động, ủy ban cố vấn họp tối đa 2 kỳ một năm, mỗi kỳ tối đa 10 ngày, ngoài ra có thể họp các kỳ bổ sung với sự chấp thuận của HRC. Về trách nhiệm, ủy ban cố vấn chịu sự điều phối của HRC. Hội đồng có thể yêu cầu toàn bộ, một nhóm thành viên hoặc một cá nhân thành viên của ủy ban cố vấn thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
2. Cơ chế dựa trên công ước (Treaty – based mechanism)
Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về quyền con người (treaty-based bodies), được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (ngoại trừ Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành lập theo một Nghị quyết của ECOSOC).
Hiện tại, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người (core international human riẹhts treaties) của Liên hợp quốc. Một trong số đó hiện chưa có hiệu lực là Công ước về cưỡng bức đưa đi mất tích. Các công ước còn lại được giám sát bởi các ủy ban giám sát và một cơ quan tương tự là nhóm công tác. Cụ thể, các Ủy ban giám sát công ước đang hoạt động bao gồm: ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965); ủy ban quyền con người (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966); ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979); ủy ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác năm 1987); ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC); ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em năm 1989); Ủy ban bảo vệ quyền của những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyền của những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ năm 1990); ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công uớc về quyền của người khuyết tật năm 2007).
3. Những điểm khác biệt cơ bản giữa hai cơ chế
Việc áp dụng cơ chế dựa trên Hiến chương là nghĩa vụ phổ quát, có tính chất bắt buộc giữa các quốc gia trên thế giới. Còn cơ chế dựa trên công ước thì phụ thuộc vào việc quốc gia đó tham gia vào điều ước như thế nào.
1.Hiến chương Liên Hiệp Quốc của Liên Hiệp Quốc (Conference on International Organization) ký kết tại San Fransisco, California, Hoa Kỳ, ngày 26/6/1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập – Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
2. Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật – ĐHQGHN, 2009.
Quyền Con Người Và Việc Bảo Vệ, Bảo Đảm Thực Hiện Quyền Con Người Theo Hiến Pháp Năm 2013
1. Nội dung các quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013
So với các Hiến pháp trước đây, nhất là với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp năm 2013 cô đọng hơn, chỉ gồm 120 điều, 11 chương và Lời nói đầu. Mặc dù ngắn gọn như vậy, nhưng Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới căn bản, nhất là những quy định về quyền con người và quyền công dân.
Từ vị trí thứ năm, Chương Quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 được chuyển lên vị trí thứ hai trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự quan tâm vượt bậc, cũng như nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về tầm quan trọng của quyền con người và quyền công dân.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quá trình soạn thảo Chương về Quyền con người và quyền công dân đã được tham khảo, đối chiếu một cách tương đối toàn diện với tiêu chuẩn của các quy định nhân quyền của các Công ước quốc tế, mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Đi sâu hơn vào nội dung Chương II, có thể thấy Hiến pháp năm 2013 có một số thay đổi cụ thể như sau:
– Không còn đồng nhất “quyền con người” với “quyền công dân” như ở Điều 50 Hiến pháp năm 1992, mà sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này cho từng lĩnh vực cụ thể khi Hiến pháp quy định các quyền/tự do của cá nhân có quốc tịch Việt Nam – công dân và cá nhân không có quốc tịch Việt Nam – quyền con người. Bên cạnh đó, trong Hiến pháp năm 2013, nhiều khi vẫn cần thiết quy định có sự phân biệt giữa quyền con người và quyền công và ngược lại, nhiều khi lại không phân biệt giữa chúng.
– Đã thay đổi, tuy chưa triệt để về cách thức hiến định về các quyền con người, từ công thức Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân sang công thức các quyền của con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước phải ghi nhận, phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện cho tất cả mọi người, mọi công dân, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính …
– Ghi nhận cả ba nghĩa vụ cơ bản của Nhà nước: tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
– Ghi nhận một số quyền mới bao gồm: quyền sống; các quyền về văn hóa; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác.
– Đã củng cố hầu hết các quyền hiện có (quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng), bao gồm: Bình đẳng trước pháp luật; Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục; Bảo vệ đời tư; Tiếp cận thông tin; Tham gia quản lý nhà nước và xã hội; Bỏ phiếu trong trưng cầu ý dân; Xét xử công bằng; Tư hữu tài sản; An sinh xã hội; Nơi ở hợp pháp …
– Bổ sung một nguyên tắc hiến định, đó là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơ quan nhà nước tùy tiện giải thích và hạn chế các quyền hiến định, bởi nó nêu rõ những lý do có thể được sử dụng để hạn chế quyền, cùng với việc giới hạn chủ thể duy nhất là Quốc hội mới có thể quyết định việc này (bằng luật), chứ không phải bất cứ cơ quan nhà nước nào (bằng pháp luật).
Những thay đổi trên khiến cho chế định này của Hiến pháp phù hợp hơn với nội dung của các Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên, cũng như với chế định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp các nước dân chủ. Phần lớn những thay đổi trên nhằm khắc phục những hạn chế của Chương V Hiến pháp năm 1992, và các Hiến pháp trước đây đã khiến các quy định về quyền con người, quyền công dân trở thành hình thức.
Với cách tiếp cận này, các quy định về quyền con người và quyền công dân ở Chương 2 Hiến pháp năm 2013 hứa hẹn các quyền hiến định sẽ được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm đúng đắn, hiệu quả hơn trong thực tế. Quyền lực nhà nước có cơ sở hiến định cho việc hạn chế, để bảo vệ quyền con người của người dân.
Mặc dù có những điểm tích cực như đã nêu, nhưng so với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, Hiến pháp năm 2013 vẫn còn một số nội dung mà trong quá trình triển khai thực hiện cần phải có những biện pháp để đảm bảo tính hiệu quả. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định về việc hạn chế quyền con người:”Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”.
Hiến định nguyên tắc này đã thể hiện một bước tiến gần đến chuẩn mực của các bộ luật quốc tế về quyền con người và các hiến pháp tiến bộ trên thế giới. Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu[1], đã quy định nguyên tắc này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Nhưng trong khi đề cập đến vấn đề hạn chế thực hiện quyền, quy định của Hiến pháp năm 2013 nêu trên đã không kèm theo những ngoại trừ với các quyền tuyệt đối (non-derogable rights) mà theo luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia không được phép giới hạn hay đình chỉ thực hiện trong bất kỳ bối cảnh nào. Đó là các quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay nhục hình; quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền được suy đoán vô tội; quyền được thừa nhận tư cách thể nhân trước pháp luật và quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo[2]. Thiếu sót này vô hình trung có thể sẽ tạo cơ sở cho việc lợi dụng quy định về tình trạng khẩn cấp để vi phạm các quyền tuyệt đối.
Thứ hai, khoản 2 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”thực sự không cần thiết, vì khái niệm “lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích hợp pháp của người khác” quá rộng và mơ hồ, tiềm ẩn nguy cơ quy định này bị lạm dụng, lợi dụng để vi phạm các quyền hiến định. Hơn nữa, việc xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, cũng như quyền, lợi ích của người khác đều đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong các chương, điều luật của Bộ luật Hình sự như: Chương XI Các tội xâm phạm An ninh quốc gia, Chương XII, Chương XIII, Chương IV về các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ, tính mạng sức khỏe của người dân…, mà không cần thiết quy định ở một điều chung trong Hiến pháp.
Thứ tư, quy định thiếu một số quyền và tự do quan trọng.Là thành viên của cả hai công ước ICCPR và ICESCR từ đầu thập kỷ 1980, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ “những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu” được ghi nhận trong hai công ước này, mà đầu tiên là phải “nội luật hóa” vào hiến pháp. Mặc dù vậy, cho đến nay, Hiến pháp vẫn thiếu vắng một số quyền và tự do quan trọng được nhấn mạnh trong hai công ước đã nêu, bao gồm: Quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch (ICCPR: Điều 8); Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (ICCPR: Điều 11); Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi (ICCPR: Điều 16); Quyền đình công (ICECSR: Điều 8.1); Quyền thành lập, gia nhập công đoàn (ICCPR: Điều 22, ICESCR: Điều 8.1); Tự do tư tưởng (ICCPR: Điều 18.1); Quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị can thiệp (ICCPR: Điều 19.1).
2. Bảo đảm các quyền hiến định
Theo nhận thức chung, để bảo đảm nhân quyền, các nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người đã được ghi nhận trong pháp luật. Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động(negative obligation) bởi lẽ không đòi hỏi các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động (positive obligation) bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba, các nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.
Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil [4]): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người.
Bất kể quyền nào của người dân được quy định trong Hiến pháp, nhà nước, thông qua các cơ quan của mình, đều có ba nghĩa vụ tương ứng như phân tích trên. Ví dụ, Hiến pháp quy định quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú, nhà ở như sau: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. 2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định”.
Nhà nước, với nghĩa vụ thứ nhất thông qua các cơ quan, các cá nhân thi hành công vụ của nhà nước phải tôn trọng nhà ở của người dân; Nhà nước có nghĩa vụ thứ hai phải bảo vệ khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp của người khác vào nhà ở của người dân. Nghĩa vụ thứ ba của nhà nước là có trách nhiệm tạo cơ hội để người dân có thể nâng cấp, cải thiện chỗ ở của người dân, như cải thiện những khu nhà ở chật hẹp, không đảm bảo đời sống của người dân.
Hiến pháp có hai đối tượng cần phải điều chỉnh có vẻ rất khác nhau: nhân quyền và phân quyền, mà chúng gọi là quyền con người và phân công, phân nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân gây lên sự chia rẽ giữa những “55 người con thánh thần” tại Hội nghị Lập hiến nước Mỹ – theo cách gọi có tính ngợi ca và thán phục của Th. Jerfferson – thành hai phe: những người liên bang và những người chống đối liên bang. Một phe cho rằng, chỉ cần có phân quyền là vừa đủ cho một bản Hiến pháp, phe kia thì nhất quyết không tin vào cái ảo thuật phân quyền, theo cách dùng ngôn từ như trò xiếc leo dây, mà phải có nhân quyền. Cuối cùng, với sự cố gắng của J. Madison, người mà sau này được mệnh danh là “Cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ” – đã có 7 điều nói về sự phân quyền của Hiến pháp và có tới 10 tu chính án được gọi là nhân quyền của người Mỹ. Nhưng xét cho cùng, giữa phân quyền và nhân quyền vẫn có sự quan hệ mật thiết với nhau. Phân quyền và nhân quyền như hai mặt cần phải có của một tấm huy chương. Nhà nước thực hiện tốt sự phân quyền/phân công phân nhiệm, kiểm soát sự lạm dụng quyền lực nhà nước cũng là một trong những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ nhân quyền.
Nhưng cũng cần phải chú ý ở đây là: khi chúng ta dựa vào những cơ quan của nhà nước chuyên trách để bảo vệ quyền của chúng ta, điều nguy hiểm là khi chúng ta cho phép người nào đó sử dụng bạo lực đơn thuần để bảo vệ quyền của chúng ta, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của những người được chính chúng ta ủy quyền[5].
Trước hết, Quốc hội có chức năng làm luật. Nhưng làm luật không ngoài mục đích để bảo vệ nhân quyền. Hay nói một cách khác, Quốc hội lập pháp dưới góc độ nhân quyền. Bắt đầu bằng việc soạn thảo, việc thẩm định, thẩm tra, tranh luận và biểu quyết thông qua đều phải dưới góc độ nhân quyền. Nhà triết học mở đầu cho thời kỳ Khai sáng của Anh quốc J. Lokce đã nhắn nhủ các nhà lập pháp phải cẩn trọng vấn đề này, nếu không sẽ có thể đặt mình cũng như nhà nước của mình vào tình trạng của chiến tranh với nhân dân. Ông viết: “Lý do mà con người gia nhập vào xã hội là sự bảo toàn sở hữu của họ, và mục đích họ chọn và trao thẩm quyền cho cơ quan lập pháp là làm ra các luật bảo vệ sở hữu. Khi nào các nhà lập pháp cố gắng lấy đi hoặc triệt phá sở hữu của người dân, hoặc khiến họ suy yếu và bước vào trạng thái nô lệ thì khi đó chính các nhà lập pháp này tự đặt mình vào trạng thái chiến tranh với nhân dân. Khi cơ quan lập pháp cố gắng nắm giữ cho chính mình hoặc đặt vào tay người khác một quyền lực tuyệt đối, đặt nó trên cuộc sống, tự do và điền sản của nhân dân thì họ đã đánh mất quyền lực mà nhân dân giao cho, quyền lực đó phải chuyển giao về cho nhân dân, là những người có quyền khôi phục quyền tự do nguyên thuỷ của mình, bằng việc thiết lập một cơ quan lập pháp mới”[6]. Vì vậy, khi lập pháp, Quốc hội phải hết sức tránh việc làm luật dành riêng cho một tầng lớp, một hạng người, một cá nhân nào đó mà không nhằm vào mục đích phục vụ mọi người dân. Luật phải quy định cho tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, màu da, dân tộc, tài sản…
Sự áp dụng giới hạn quyền con người trên thực tế không đơn giản vì tính trừu tượng của quyền con người. Một loạt khái niệm trong lời văn của Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người năm 1948 cần được giải thích rõ, như: “hạn chế do luật định”, “chính đáng”, “cần thiết”, “đạo đức”, “trật tự công cộng”, “nền an sinh chung”, “xã hội dân chủ”… Các mệnh đề chung giới hạn quyền, mặc dù được diễn đạt khác nhau trong các điều ước quốc tế và các hiến pháp, nhưng về cơ bản thể hiện ba triết lý: thứ nhất, sự hạn chế là đòi hỏi giải quyết sự xung đột giữa quyền của người này với quyền của người khác, cũng như với lợi ích chung của toàn xã hội; thứ hai, việc giới hạn quyền được thực hiện thông các quy phạm pháp luật dưới hiến pháp; thứ ba, sự hạn chế đòi hỏi đảm bảo tính cân xứng giữa quyền bị hạn chế với bảo vệ quyền của người khác và lợi ích chung. Tính cân xứng được đảm bảo cũng có nghĩa là biện pháp giới hạn quyền mang tính hợp hiến[7].
Người ta vẫn thường nói: tư pháp là thành trì bảo vệ tự do, tức là bảo vệ con người với những quyền của họ, chính xác hơn “tư pháp – tòa án chính là thành trì của bảo vệ công lý”. Con người khác động vật ở chỗ phải sống thành xã hội, bên cạnh những thành công của việc con người sống với con người và việc luôn xảy ra những mâu thuẫn, cần phải có sự phân giải đúng sai, để gìn giữ cuộc sống bình an giữa họ. Quyền của tôi phải được bảo vệ, quyền của người nào đó phải bị tước bỏ, nếu anh ta vi phạm quyền của người khác. Đó là lẽ công bằng, công bằng tức là công lý. Xét xử vì công lý khác với xét xử không vì công lý.
Vì vậy, một khi quyền con người đã được ghi nhận, thì quyền đó phải được bảo vệ. Thiết chế bảo vệ quyền con người là nhà nước, với một bộ phận chuyên biệt được gọi là tòa án đảm nhiệm việc phân xử các vụ việc.
Thể chế toà án là một thể chế rất đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Không những nó được hưởng quy chế phân quyền như các cơ quan lập pháp và hành pháp, mà còn phải độc lập hoàn toàn trước hai cơ quan này. Mặc dù nhiều nhà nước dân chủ tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng trên thực tế, hành pháp và lập pháp vẫn có sự phối kết hợp với nhau ở một mức độ nhất định, còn tư pháp – do nhu cầu, chức năng xét xử – bao giờ cũng được độc lập. Sức mạnh của nhà nước pháp quyền tuỳ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.
Thể chế toà án đã cung cấp cho xã hội một phương pháp xác định sự thật và sự công bằng trong các hoạt động của tư nhân và nhà nước bằng ba lĩnh vực cơ bản: thứ nhất, trách nhiệm chính của hệ thống thể chế này là đảm bảo sự bình ổn cho xã hội, góp phần tránh các cuộc trả thù một cách dã man trong quan hệ giữa con người với con người[8]; thứ hai, sự phát triển kinh tế với mục đích làm cho xã hội trở nên phồn thịnh cũng cần có những thể chế để giải quyết những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các công dân và các cơ quan của chính phủ, để làm sáng tỏ những điều còn mơ hồ của luật pháp và những quy định buộc phải phục tùng (các xã hội khác nhau đã nghĩ ra cả một loạt những cơ chế chính thức và không chính thức, nhưng chẳng có cơ chế nào quan trọng hơn hệ thống tư pháp – tòa án); thứ ba, chỉ có riêng ngành này mới có quyền chính thức phán quyết sự hợp pháp của những hoạt động của các nhánh quyền hành pháp và lập pháp. Việc quyết định cho tư pháp có quyền xét xử lại các hành vi, quyết định của chính các cơ quan nhà nước là một bước tiến vượt bậc của dân chủ và văn minh nhân loại, làm cho nhà nước bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác với trước đây, khi toà án chỉ được quyền xét xử các hành vi của công dân. Hoạt động xét xử từ hình sự và dân sự mở sang các tranh chấp khác: lập pháp và hành pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102).
Đây là lần đầu tiên, Hiến pháp quy định về Tòa án với những sắc thái vị nhân quyền rất rõ nét. Có thể nhận xét rằng, đây là một trong những thành công lớn của Hiến pháp năm 2013, so với các quy định của các Hiến pháp trước đây – kể cả Hiến pháp năm 1946, mà nhiều người trong giới học thuật của chúng ta thường ca ngợi, cũng không thể có được một chỉ dẫn rõ ràng như vậy.
Mặc dù vẫn còn khiếm khuyết, nhưng những điểm sáng về nhân quyền trong Hiến pháp năm 2013 là rất lớn. Thực hiện được những quy định và tinh thần nhân quyền của bản Hiến pháp không phải dễ, thậm chí còn là rất khó với nhiều lý do khác nhau. Cái khó đầu tiên nằm ở chỗ các cách làm và các cách nghĩ của chúng ta nhiều chỗ còn không phù hợp với những tiêu chí của quyền con người, mà vẫn còn quen theo cách của tư duy cũ của nền kinh tế tập trung bao cấp, duy ý chí./.
Khái Niệm Cơ Bản Về Quyền Con Người Và Quyền Của Công Dân
Các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại.
Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại. Nhằm mục đích bảo vệ những quyền tự nhiên này của con người những sự xâm phạm của bất kể chủ thể nào, nên xã hội loài người đã phải tạo ra cho mình một thiết chế có trách nhiệm đảm bảo những quyền này. Thiết chế được sau này gọi là nhà nước. Đúng như những điều được ghi nhận trong Bản ” Tuyên ngôn độc lập ” của Mỹ năm 1776:
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Rằng để đảm bảo những quyền lợi này, các chính phủ được thành lập ra trong nhân dân và có được những quyền lợi chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp năm 1789 cũng khẳng định một nội dung tương tự:
Những người đại diện của nhân dân Pháp, tổ chức thành Quốc hội cho rằng, sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người, là những nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại chính phủ đã quyết định nêu trong một bản Tuyên ngôn long trọng về những quyền tự nhiên, không thể tước đoạt và thiêng liêng của con người; nhằm để cho bản Tuyên ngôn này luôn nằm trong ý thức của mỗi thành viên xã hội và luôn luôn nhắc nhở họ về những quyền và nghĩa vụ của bản thân; nhằm để cho mọi hành động của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp có thể bất cứ lúc nào có thể đối chiếu với mục đích của mỗi thể chế chính trị đó và được tôn trọng hơn; nhằm để cho các yêu cầu của mọi công dân nay được dựa trên những nguyên tắc đơn giản không thể chối cãi, sẽ luôn luôn hướng vào sự giữ gìn hiến pháp và vào hạnh phúc của mọi con người.
Từ những quyền con người của các nhà nước phát triển đã trở thành quyền con người của Liên hợp quốc. Quyền con người được luật pháp quốc tế bảo vệ. Ngày 19-12-1966 Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về các quyền con người. Công ước thứ nhất có hiệu lực từ ngày 23-3-1976 bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Công ước thứ hai có hiệu lực từ ngày 3-1-1976 bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền con người như những điều đã được phân tích ở phần trên đã trở thành đối tượng điều chỉnh quan trọng của Hiến pháp. Một nội dung quan trọng của Hiến pháp. Mục đích của quy định này như là một bản cam kết của nhà nước phải thực hiện an toàn và sự phát triển của con người.
Quan hệ giữa Nhà nước và dân cư (các cá nhân) sống trên lãnh thổ là mối quan hệ nền tảng trong mỗi quốc gia. Quan hệ đó thể hiện trong các quyền và nghĩa vụ được quy định tạo thành địa vị pháp lý của cá nhân. Địa vị pháp lý này nhiều, ít tùy thuộc vào tính chất của Nhà nước (quân chủ chuyên chế, dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa) và vào tính công dân của người đó (là công dân, người không quốc tịch hay người nước ngoài). Do đó việc xác định tính công dân (quốc tịch) của một cá nhân là một yếu tố trong việc quy định địa vị pháp lý của cá nhân.
Công dân là bộ phận dân cư chủ yếu của một Nhà nước bao gồm những người được xác định lệ thuộc pháp lý đối với Nhà nước đó. Người là công dân của Nhà nước sở tại thì được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích tương xứng và đồng thời phải gánh vác những nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Những cá nhân không phải là công dân thì chỉ được hưởng một số quyền lợi và gánh vác những nghĩa vụ không đầy đủ so với những người là công dân theo quy định của pháp luật nước sở tại và các hiệp ước được ký kết hoặc phê chuẩn.
Khái niệm công dân được gắn liền với khái niệm quốc tịch. Người là công dân của Nhà nước nào thì có quốc tịch của nước đó. Điều 49 Hiến pháp nước ta quy định “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Khái niệm quốc tịch được dùng để phân biệt công dân của một nước với công dân của nước khác và với người không phải là công dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Khái niệm quốc tịch được định nghĩa thông dụng trên thế giới. Theo từ điển Bách khoa luật của Liên Xô cũ thì “Quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo Từ điển luật của Mỹ “Quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia hay một Nhà nước. Theo Từ điển Oxford của Anh “Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó”. Luật quốc tịch Việt Nam (1998) định nghĩa: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.
Như vậy, quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ lệ thuộc giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định. Người có quốc tịch (là công dân) sẽ chịu sự tài phán tuyệt đối của Nhà nước, đồng thời được hưởng đầy đủ mọi năng lực pháp lý với sự bảo hộ của Nhà nước cả trong đất nước cũng như ở nước ngoài.
Trong trạng thái pháp lý trên, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân có quốc tịch (công dân) được thể hiện như sau: (i) Thứ nhất, Nhà nước bằng pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ công dân; (ii) Thứ hai, công dân phải có nghĩa vụ tuân theo pháp luật mà Nhà nước của mình đặt ra dù họ ở trong hoặc ngoài nước; (iii) Thứ ba, Nhà nước có quyền phán xét, xử lý tuyệt đối các hành vi của công dân của mình đồng thời phải có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích của công dân cả ở trong và ngoài nước.
Khi nói quốc tịch hay công dân là nói tới sự lệ thuộc của một cá nhân vào một Nhà nước nhất định chứ không phải đối với một đất nước. Trên một đất nước, qua các giai đoạn lịch sử có thể có những nhà nước (chế độ) khác nhau tồn tại. Quan hệ Nhà nước công dân bao giờ cũng là quan hệ giữa công dân với một Nhà nước cụ thể. Hiện nay ở nước ta đó là quan hệ giữa công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân Việt Nam của các chế độ trước được hưởng quyền và sự bảo hộ kế thừa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Sự tồn tại của Nhà nước luôn luôn gắn liền với một quốc tịch thống nhất. Trong từng trường hợp Nhà nước được tổ chức dưới hình thức liên bang thì quốc tịch (công dân) của các lãnh thổ hợp thành (bang, cộng hòa) đồng thời là công quốc tịch (côngdân) của Nhà nước liên bang.
Để xác định công dân (quốc tịch) của mình, Nhà nước ban hành luật quốc tịch. Đó là một chế định luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập tính lệ thuộc giữa một bên là các cá nhân sống trên lãnh thổ và bên kia là Nhà nước. Luật quốc tịch là tổng thể các quy phạm quy định về sự có, mất, thay đổi quốc tịch, quốc tịch của người chưa thành niên, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch. Hiện nay, ngoài Hiến pháp, có Luật quốc tịch Việt Nam và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật Quốc tịch Việt Nam – là những văn bản điều chỉnh vấn đề quốc tịch.
Mặc dù hiến pháp thành văn trên thế giới đều được thừa nhận là văn bản quy định chế độ nhà nước dân chủ của mỗi một quốc gia, nhưng trong nội dụng của các bản hiến pháp này đều chứa đựng một phần các quy định về nhân quyền. Hoặc trong trường hợp không có thì cũng phải có quy định thừa nhận nhân quyền như là một trong những nội dung của Hiến pháp.
Từ xã hội mông muội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước có vai trò cực lớn trong bước tiến này đã giúp con người từ xã hội mông muội sang một xã hội văn minh. Nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, Nhà nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những yếu điểm cần phải thay đổi. Cách mạng tư sản đã đứng ra với nhiệm vụ thay đổi xã hội phong kiến và Nhà nước phong kiến, chấm dứt hiện tượng quyền lực vô hạn định, thần bí của Nhà nước mà nhà vua lúc bấy giờ là đại diện. Cùng với đòi hỏi lớn lao này là đòi hỏi chấm dứt “xã hội thần dân” một xã hội, mà đại bộ phận cư dân tạo nên xã hội không có quyền hạn mà chỉ có gánh vác nghĩa vụ.
Với đòi hỏi hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà Vua đã xuất hiện một văn bản hạn chế quyền lực của nhà Vua. Đó là Hiến pháp. Với đòi hỏi khẳng định quyền con người của các thần dân xuất hiện các Tuyên ngôn về Nhân quyền. Hai vấn đề này gắn bó mật thiết với nhau. Hiến pháp bên cạnh việc hạn chế quyền lực của Nhà nước đồng thời cũng khẳng định quyền lực của Nhà nước không xuất phát từ chỗ thần bí, từ thiên đình, mà xuất phát từ nhân dân. Tuyên ngôn Nhân quyền không đơn giản chỉ tuyên bố quyền của con người trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước. Sự hạn chế quyền lực của nhà Vua cũng chính là nhằm mục đích khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chính trị. Vì vậy, nếu như hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thì Tuyên ngôn Nhân quyền cũng có một hiệu lực chí ít là như vậy, nếu như không là cao hơn.
Việc tuyên bố quyền con người trong lịch sử có hai hình thức biểu hiện. Hình thức thứ nhất, bản Tuyên ngôn Nhân quyền riêng biệt và hình thức thứ hai là một phần (một chương) của Hiến pháp. Phần mở đầu Hiến pháp Đệ ngũ Cộng hòa Pháp 1958 viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản tuyên ngôn nhân quyền và những nguyên tắc về chủ quyền ấn định trong bản Tuyên ngôn nhân quyền 1789”. Quy định này chứng tỏ rằng Tuyên ngôn nhân quyền 1789 còn có hiệu lực cao hơn, hoặc ít nhất là có hiệu lực pháp lý như của Hiến pháp năm 1958 của Pháp hiện nay.
Hiến pháp Mỹ 1787 là hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, chỉ có 7 điều nói về tổ chức Nhà nước, không hề có điều nào nói về nhân quyền (trừ quyền chính trị). Ngay sau khi mới thông qua bản hiến pháp này đã gặp mọi sự chỉ trích rất lớn vì không có quy định về nhân quyền. Khắc phục khiếm khuyết này, năm 1791 phải chỉnh lý ngay bằng 10 tu chính án. 10 tu chính án này chính là những quy định về vấn đề nhân quyền của người Mỹ. Bản hiến pháp gồm bảy điều được gọi là chính văn và bản tu chính án gọi là phần phụ văn.
Nếu việc tách Tuyên ngôn nhân quyền ra khỏi hiến pháp bằng một Tuyên ngôn Nhân quyền riêng, có hiệu lực pháp cao như Hiến pháp thường có ở các nước tư bản phát triển, thì đối với các nước chậm phát triển, nhân quyền lại là một phần quan trọng nằm ngay trong hiến pháp, thành một chương riêng hay thành một phần riêng của bản Hiến pháp.
Nước Việt Nam chúng ta cũng theo một quy luật như vậy, nhân quyền được chứa đựng trong một chương của Hiến pháp. Ngay từ năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam đã dành một chương long trọng cho những quy định về nhân quyền – “Chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” là chương thứ hai sau chương về chính thể. Mặc dù các hiến pháp của Nhà nước Việt nam không có quy định chung về nhân quyền, nhưng mọi quy định của chúng ta về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều phải dựa trên những quy định về quyền con người.
Điểm khác các nước tư bản phát triển ở chỗ, nhân quyền Việt Nam thường gắn liền với quyền dân tộc. Sở sĩ có hiện tượng như vậy, vì vốn dĩ trước đây, đất nước Việt Nam nằm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Quốc và thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ này tất cả mọi người dân Việt Nam không có quyền công dân, mà đều là thuộc dân, không khác nào thân phận của những người nô lệ. Sau khi được giải phóng bằng một cuộc đấu tranh giành độc lập, mọi người dân nô lệ nói trên đều trở thành công dân. Vì vậy, bên cạnh quy định quyền con người cho công dân Việt Nam, Hiến pháp đồng thời cũng gắn liền việc định ra những trách nhiệm cơ bản của công dân. Theo nguyên tắc bình đẳng, khác thời đại phong kiến ở chỗ, trong xã hội chúng ta không có một hạng người nào chỉ hưởng quyền lợi mà không gánh vác nghĩa vụ và ngược lại.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn luôn gắn liền với vấn đề quốc tịch là nội dung biểu hiện của vấn đề quốc tịch. Có quốc tịch thì mới có quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; không có điều ngược lại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là hạt nhân cơ bản của quy chế công dân.
Những quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong mỗi một Nhà nước được gọi là quyền và nghĩa vụ cơ bản. Việc quy định như vậy vì những quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ nhân quyền; việc thành lập ra Nhà nước tiến bộ để bảo vệ chúng và không được xâm phạm trong khi thực hiện quyền lực của mình.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, là những quyền, nghĩa vụ được Nhà nước quy định trong Hiến pháp. Những quyền và nghĩa vụ này được hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp, không quy định cho từng người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền con người: “Được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm phạm”. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi một công dân.
ài viết được thực hiện bởi: Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh – Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế – Trường Đại học Hòa Bình
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việc Bảo Đảm, Bảo Vệ Quyền Con Người Ở Việt Nam Hiện Nay
Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật quốc tế về quyền con người 8 điểm.
Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật quốc tế về quyền con người 8 điểm.
Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền của con người là một yếu tố khách quan. Ở Việt Nam, quyền con người gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ vì vậy nhất quán với nguyên tắc là nhà nước của dân, do dân, vì dân Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện bộ hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, trong đó pháp luật có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm và thực hiện quyền con người ở nước ta.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền.
Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người, vì vậy, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước là bảo vệ quyền con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người. Đây có thể coi là một chính sách nhất quán của nhà nước ta. Pháp luật nước ta ra đời chính là sự cụ thể hóa của quan điểm chính sách nhất quán này. Lần đầu tiên về mặt pháp lý, lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: ” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng…”
Xét về mặt lịch sử học thuyết, cơ sở trực tiếp của quyền con người là học thuyết về quyền tự nhiên.
Ngay từ tuổi vị thành niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy những giá trị cao quý của quyền con người là: tự do, bình đẳng, bác ái- những tư tưởng cơ bản nhất trong các bản Tuyên ngôn lịch sử của Cách mạng Mỹ(1776) hay của Pháp(1789) và sau này là bản Tuyên ngôn độc lập do chính Người soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã chứng tỏ môt điều quyền con người là giá trị chung của nhân loại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Cơ Chế Của Liên Hợp Quốc Về Bảo Vệ Và Thúc Đẩy Quyền Con Người trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!