Đề Xuất 3/2023 # Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi # Top 5 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1.Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.

Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

2. Các giai đoạn của người cao tuổi

2.1. Giai đoạn đầu của người cao tuổi

Những người từ 60 – 69 tuổi. Giai đoạn này kéo theo nó những biến đổi quan trọng trong đời sống con người. Trong thời kỳ giữa những năm 60 và 70 tuổi, phần lớn trong chúng ta tất yếu phải thích ứng với việc phân bổ các chức trách. Nghỉ hưu, việc tự nguyện hay bắt buộc giảm số giờ lao động sẽ dẫn tới thu nhập. Bạn bè và một số đồng nghiệp qua đời. Những nhu cầu của xã hội giảm đi: những người tuổi trên 60 sức khỏe có giảm đi, tính độc lập và tính sáng tạo không như trước đây. Sự phản ứng về mặt xã hội như thế có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sung sức, làm ngã lòng họ. Nhiều người 60 tuổi buộc họ phải tiếp nhận luật chơi làm nhịp độ cuộc sống riêng chậm đi, và do đó gián tiếp họ mong đợi hy vọng vào xã hội.

Sức mạnh thể chất vào thời kỳ này cũng sút giảm và điều đó tạo ra những vấn đề phụ thêm cho những người đang tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp. Trong khi đó, nhiều người ở tuổi 60 sức lực còn sung mãn và còn đi tìm kiếm cho mình những loại hình hoạt động mới. Nhiều nam, nữ mới nghỉ hưu không lâu có sức khỏe tốt và trình độ học vấn cao. Họ còn có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tự hoàn thiện, củng cố sức khỏe, tham gia hoạt động xã hội hoặc chính trị. Một số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt tình dục tích cực. Một số người hưu trí có thể trở thành những nhà từ thiện, nhà sản xuất và nhà giáo. Họ là những nhà quản trị tự nguyện của các hãng thương mại nhỏ, những người trợ giúp trong các bệnh viện, những ông nội bà nội.

2.2. Giai đoạn giữa của người cao tuổi.

Những người có độ tuổi từ 70 đến 79 tuổi. Ở độ tuổi này con người thường gặp phải những biến cố quan trọng nhiều hơn so với hai thập niên trước. Nhiệm vụ của người 70 tuổi là giữ gìn bản lĩnh cá nhân đã hình thành ở họ trong khoảng thời gian giữa 60 và 69 tuổi. Nhiều người ở tuổi từ 70 đến 79 thường ốm đau và mất người thân. Bạn bè và người quen biết ngày càng ra đi nhiều hơn. Ngoài việc thu hẹp giao tiếp với xung quanh dần dần họ cũng bớt tham gia vào công tác của các tổ chức xã hội. Ở độ tuổi này, người già thường hay cáu giận, mất bình tĩnh. Tình trạng sức khỏe thường làm họ lo lắng. Mặc dù có những mất mát đó nhiều người ở tuổi 70 còn có khả năng chống đỡ những hậu quả gây ra cho độ tuổi này. Nhờ chất lượng hỗ trợ y tế được cải thiện và có lối sống lành mạnh hơn, người đứng tuổi thường vẫn chung sống với các bệnh ung thư và thoát khỏi hiểm nghèo sau những cơn đau tim đột qụy…

2.3.Giai đoạn gần cuối của người cao tuổi

Những người từ 80 đến 90 tuổi. Không nghi ngờ gì độ tuổi là một trong những tiêu chí để chuyển nhóm “những người mới bước tuổi già” sang nhóm “những người rất cao tuổi”, tuy nhiên đó không phải là tiêu chí duy nhất. Sự chuyển sang nhóm “những người rất cao tuổi” – đó là “một quá trình được bắt đầu từ ngày mà con người sống bằng các ký ức của mình”.

Phần lớn những người 80 đến 90 tuổi, rất khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh mình và tác động qua lại với nó. Nhiều người trong số họ cần có lối sinh hoạt được tổ chức tốt, tránh những điều bất tiện bởi lẽ sinh hoạt tốt tạo ra kích thích tốt, sinh hoạt bất tiện tạo ra sự đơn độc. Họ cần được giúp đỡ để duy trì các mối liên hệ xã hội và văn hoá.

2.4. Giai đoạn cuối của người cao tuổi

Những người 90 tuổi trở lên. Số liệu về những người trên 90 tuổi không nhiều, rất ít so với những người 60, 70 hoặc 80 tuổi. Vì vậy, việc thu thập thông tin chính xác về tình hình sức khỏe và những sự tác động qua lại về mặt xã hội của những người thuộc nhóm tuổi này là rất khó khăn. Mặc dù có khó khăn trong việc tìm hiểu các vấn đề sức khỏe ở nhóm tuổi này, song những người rất già có thể thay đổi các hình thức hoạt động khác nhau một cách có kết quả khi họ biết sử dụng những khả năng vốn có của họ hiệu quả nhất.

Tóm lại: Người cao tuổi chiếm tới gần 10% dân số, người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo và có vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, người cao tuổi được coi là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.

Hiện nay người cao tuổi thường giữ vai trò trọng trách trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở: như tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận. người cao tuổi còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xã hội như phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá, tổ chức hoà giải, tổ chức khuyến học, khuyến tài… của địa phương, của dòng họ. Đóng góp về lao động của người cao tuổi cho gia đình và xã hội là vô cùng to lớn nhất là của các cụ bà, nhưng phần lớn lại là “những việc không tên”, không được đánh giá như là việc trông cháu, nội trợ trong mô hình gia đình truyền thống Việt Nam. Đây không chỉ là một hình thức lao động nặng nhọc mà còn là một loại hình lao động phức tạp đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Rất tiếc, những đóng góp này chưa được xã hội chính thức ghi nhận, đánh giá đúng mức. Như vậy người cao tuổi không những giải quyết được các vấn đề của bản thân mà còn có thể góp sức vào sự phát triển của gia đình và xã hội. Nếu không nhận thức và khai thác những kiến thức và kinh nghiệm của người cao tuổi là sự lãng phí rất lớn của xã hội.

BSCKII LÊ THÚY PHƯỢNG

Các Giai Đoạn Của Nhận Thức

Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

* Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lenin viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn”.

* Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.

* Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

Giai đoạn này có các đặc điểm:

Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

* Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

* Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.

Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.

* Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.

Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:

Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.

Rượu Và Người Cao Tuổi

Tờ rơi này được cung cấp bởi Trường đại học Tâm Thần Hoàng Gia, một bộ phận chuyên sâu về giáo dục, đào tạo, tiền đề và nâng tầm các tiêu chuẩn trong ngành tâm thần học. Họ cũng cung cấp những thông tin dựa trên bằng chứng một cách dễ đọc, thân thiện với người dùng về nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Những người lớn tuổi lo ngại đến việc uống rượu.

Những người chăm sóc, bạn bè hay những chuyên gia y tế lo ngại về việc uống rượu ở người lớn tuổi.

Bất kì ai muốn biết thêm về các vấn đề uống rượu ở người lớn tuổi.

Người đang tìm kiếm sự hỗ trợ.

Điều gì khác biệt về uống rượu ở người lớn tuổi?

Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ thay đổi. Ở bề ngoài, những vết lằn, nếp nhăn và tăng cân xuất hiện. Da chúng ta có lẽ không còn khỏe và đàn hồi như trước nữa. Ở bên trong chúng ta:

Mất dần cơ.

Tăng mỡ.

Phân hủy rượu ngày càng chậm hơn.

Điều này có nghĩa là chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của rượu. Chúng ta cũng phản ứng chậm hơn và có xu hướng mất cảm giác cân bằng. Thế nên, ngay cả khi một người uống cùng một lượng rượu trong khi già đi thì dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn khi còn trẻ.

Uống bao nhiêu là an toàn?

Chúng ta uống càng nhiều thì khả năng rượu gây hại cho cơ thể càng cao; nhưng có những mức uống “hợp lý” cho hầu hết mọi người để không bị ảnh hưởng. Chúng vào khoảng:

14 đơn vị cồn một tuần ở nữ.

21 đơn vị cồn cho nam.

Tuy nhiên, với những thay đổi được đề cập ở trên nghĩa là mức uống cho người già có thể phải thấp hơn như thế.

Nhiều loại đồ uống bây giờ đưa thông tin về đơn vị cồn của nó ngay trên chai. Nhưng bạn nên biết rằng:

1 ly bia nhẹ (4%) hay 70ml rượu whisky đều chứa 2 đơn vị cồn.

750ml rượu chứa 8 đến 10 đơn vị cồn nên 1 ly rượu có thể chứa từ 1¼ đến 3¼ đơn vị cồn tùy vào kích cỡ.

Giới hạn theo tuần có thể gây nhầm lẫn. ¼ lượng đơn vị cồn khuyên dùng của một tuần được uống trong vòng vài giờ thì có thể trở nên có hại.

Vậy có mối nguy hại nào với uống rượu “hợp lý” hay không?

Chỉ bởi vì chúng ta uống trong giới hạn không có nghĩa là an toàn. Rất ít nghiên cứu về người lớn tuổi được tiến hành nên chúng ta có thể nhầm lẫn khi nghĩ rằng những giới hạn này áp dụng cho tất cả mọi người. Có 1 số vấn đề cụ thể:

Vấn đề sức khỏe có thể khiến chúng ta nhạy cảm hơn với rượu.

Giữ thăng bằng trở nên tệ hơn khi về già, ngay cả 1 lượng nhỏ rượu cũng có thể khiến bạn loạng choạng và có thể ngã.

Rượu có thể:

Tăng hiệu quả của 1 số thuốc – Ví dụ: thuốc giảm đau, thuốc ngủ.

Giảm hiệu quả của những thuốc khác – Ví dụ: thuốc chống đông máu (warfarin); rượu có thể tăng nguy cơ chảy máu hay tạo máu đông.

Hãy hỏi bác sĩ điều trị cho bạn xem liệu có an toàn hay không khi uống rượu với bệnh hiện tại và thuốc đang dùng.

Bao nhiêu người uống quá nhiều?

Người lớn tuổi có xu hướng uống ít hơn người trẻ, nhưng dù vậy, cứ 1 trong 5 người già nam và 1 trong 10 người già nữ đang uống ở mức có hại. Những con số này đã tăng lên 40% ở nam và 100% ở nữ trong 20 năm qua.

Những nguy cơ của uống rượu quá nhiều là gì?

Rượu có thể ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận trong cơ thể:

Niêm mạc dạ dày -> loét hay chảy máu.

Gan-> xơ gan hay suy gan.

Cơ tim-> suy tim làm ứ đọng dịch ở phổi, gây ngạt thở.

Ung thư -> ở miệng, dạ dày, và gan.

Suy dinh dưỡng-> rượu có nhiều calo năng lượng nhưng không có protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tái tạo cơ thể.

Mất thăng bằng-> ngã và tai nạn ( ngay cả với uống rượu “hợp lý”)

Ngủ ít -> mệt mỏi ban ngày

Không phải ai uống nhiều rượu cũng sẽ gặp vấn đề về sức khỏe nhưng bạn uống càng nhiều thì khả năng mắc những vấn đề đó càng cao.

Vậy uống rượu không tốt cho tim sao?

Nếu bạn uống 1 đơn vị 1 ngày, bạn có thể giảm nguy cơ ngừng tuần hoàn. Điều này được nghiên cứu ở nam từ độ tuổi 40 đến 50 nên không áp dụng cho tất cả mọi người.

Bạn sẽ nhận thấy điều khác biệt nếu kiểm soát cân nặng bản thân, tập thể dục và nhận được điều trị phù hợp khi bị cao huyết áp, cao cholesterol hay tiểu đường.

Làm thế nào rượu ảnh hưởng đến tinh thần?

Quá nhiều rượu có thể dẫn đến:

Lo âu: có thể là do bạn bắt đầu lo lắng khi rượu hết tác dụng- như thể một triệu chứng sút giảm nhẹ. Vì thế, bạn muốn uống rượu để cảm thấy tốt hơn, nhưng khi tác dụng giảm. bạn bắt đầu lo lắng trở lại.

Phiền muộn: bạn cảm thấy ít đói hơn, ngủ khó và dễ mệt. bạn bắt đầu cảm thấy mất hứng vào những thứ mình từng thích, chậm chạp hơn khi đọc hay xem TV và ít lạc quan hơn về tương lai- hay thậm chí cho rằng đời này không đáng sống nữa.

Nghe thấy giọng nói: việc này ít thường xuyên nhưng có thể xảy ra nếu uống rượu nặng trong thời gian dài. Bắt đầu từ những âm thanh mơ hồ như tiếng lá và dần dần trở nên rõ ràng hơn. Những tiếng này có thể gây khó chịu và thường gây mất tập trung.

Nhầm lẫn: Nếu bạn uống mà không ăn, việc thiếu thiamine( một vitamin quan trọng) có thể khiến bạn nhầm lẫn và loạng choạng. Nếu không được điều trị kịp thời, trí nhớ ngắn hạn của bạn có thể bị phá hủy vĩnh viễn- đây gọi là triệu chứng Korsakoff.

Mất trí : bạn có thể không còn nhớ được thông tin mới, điều mà có thể đổ lỗi là do “tuổi già” thay vì là hậu quả của rượu.

Vấn đề về rượu xảy ra như thế nào ở người già?

Khoảng 1/3 người già gặp vấn đề về rượu (chủ yếu là nữ) mắc phải chúng lần đầu tiên khi về già. Chết, sức khỏe yếu và khó khăn trong đi lại và sự cô lập xã hội có thể dẫn đến chán nản và phiền muộn. Bệnh tật có thể đau đớn và khiến người ta nghĩ đến việc dùng rượu để thấy dễ chịu hơn. Nó dần trở thành một phần của cuộc sống họ và khó mà từ bỏ. Bỏ rượu ở người già là việc ít áp lực hơn ở người trẻ vì họ chịu ít trách nhiệm trong gia đình hơn,và không phải đi làm mỗi ngày.

Có thể là những chuyên gia sức khỏe không đặt nặng vấn đề uống rượu ở người già như họ cần, vì:

Người già thường ít nói về việc uống rượu của họ, có thể là do mặc cảm, xấu hổ.

Họ nhầm tưởng hậu quả là từ một vấn đề sức khỏe thể lực hay tinh thần thay vì rượu.

Họ quên rằng người già người già có thể có vấn đề về rượu nên không coi đó là quan trọng.

Họ không có thời gian để hỏi người già về thói quen uống rượu.

Vậy có những trợ giúp gì?

Điều trị vấn đề về rượu ở người già thường dễ dàng hơn ở người trẻ.

Điều trị bao gồm:

Giải độc: đưa thuốc cho bệnh nhân để giảm đi triệu chứng suy giảm rồi giảm dần hoặc dừng thuốc sau 1 vài ngày hoặc tuần. Ở người lớn tuổi, nên tiến hành ở bệnh viện.

Ủng hộ tham gia câu lạc bộ nhóm: Một số người cho rằng những nhóm tự giúp đỡ như AA (alcoholics anoynymous) là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề về rượu. Nhưng những nhóm này không phù hợp cho tất cả mọi người. Họ thường muôn dừng hẳn việc uống rượu và nhiều người già chỉ muốn giảm uống. Nếu bạn có vấn đề đi lại thì rất khó để đến những cuộc họp của hội.

Điều trị tâm lý- trò chuyện: Cách này có thể giữa 2 người hoặc 1 nhóm người chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trị liệu viên được đào tạo để trò chuyện về những vấn đề của bạn mà không đưa ra phán xét. Họ giúp bạn dừng uống hoàn toàn hoặc điều khiển bản thân tốt hơn. Điều này có thể tốn thời gian và có thể có trì hoãn. Điều này là bình thường và một sự trì hoãn không nên bị xem xét như là thất bại.

Bạn cũng sẽ cần dành thời gian cho các hoạt động tránh liên quan đến rượu. Bạn bè và gia đình có thể giúp bạn điều này.

Acamprosate và naltrexone là thuốc khi bạn đã chấm dứt uống rượu. Chúng chủ yếu được kê đơn cho người trẻ vì độ an toàn và hiệu quả của chúng đối với người già chưa được tìm hiểu.

Giải quyết nguyên nhân gốc khiến bạn uống. Có thể là do lo lắng, buồn, vấn đề sức khỏe hoặc do không gặp ai đó thường xuyên.

Tôi cần phải làm gì?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có vấn đề với rượu, hãy nói với bác sĩ của bạn. Nếu cần thiết, họ có thể sắp xếp để khám cho bạn, gặp tư vấn viên hay liên hệ với bộ phận Dịch vụ Sức Khỏe Quốc Gia ở địa phương bạn. Ngoài ra, còn có nhiều tổ chức khác cung cấp thông tin miễn phí về vấn đề nghiện rượu.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/alcohol-and-older-people

Nhận Thức Là Gì? Các Giai Đoạn Của Nhận Thức

Nhận thức là gì? Nhận thức trong tiếng anh là Cognition là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Nhận thức là gì?

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức, nhận thức thông thường được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não.

Theo đó nhận thức được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ cái bên ngoài mà cả bản chất nên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan.

Sự nhận thức của con người vừa , vừa , vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.

Các qui trình được phân tích theo các góc nhìn khác nhau ở tùy các lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ học, thần kinh học, tâm thần học,, giáo dục, , nhân loại học, sinh học, logic và khoa học máy tính.

Cách sử dụng khái niệm nhận thức khác nhau trong từng ngành học. Trong tâm lý học và trong khoa học nhận thức cho rằng nhận thức thường đề cập đến các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin. Khái niệm nhận thức còn được sử dụng trong một nhánh của tâm lý học xã hội – ý thức xã hội để giải thích về những thái độ, sự phân loại và động lực nhóm.

Các giai đoạn của quá trình nhận thức

Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần quan tâm đến các giai đoạn của quá trình nhận thức. Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.

Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

Đặc điểm của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức. Phản ánh bề ngoài, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

Hạn chế của nhận thức cảm tính là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.

Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.

Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến.

Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.

Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó, nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phẩm của nhận thức cảm tính.

Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có lựa chọn và ý nghĩa hơn.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

So sánh nhận thức và tình cảm

Giống nhau

Nhận thức và tình cảm đều phản ánh:

Hiện thực khách quan: chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện tình cảm và nhận thức.

Tính chủ thể: cả tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau

Bản chất xã hội, lịch sử: nhận thức và tình cảm đều mang bản chất xã hội. Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.

Ví dụ: Người Việt Nam đi bên phải mới đúng, người Anh đi bên trái mới đúng. Hay người Việt quan trọng thuần phong mỹ tục vì vậy nếu mặc đồ hở hang vào chùa hay gặp mặt người lớn được cho là thiếu ý tứ, thiết tế nhị và sai sót.

Khác nhau

Nội dung phản ánh của tình cảm và nhận thức là khác nhau. Theo đó, tình cảm phản ánh các sự vật, hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người. Ngược lại nhận thức phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Ví dụ: A đang làm việc tại công ty. A nhận được tin nhắn là mẹ bị ốm.

Về mặt tình cảm: A cảm thấy lo lắng, hoang mang suốt thời gian còn lại và không thể tập trung vào công việc.

Về mặt nhận thức: A nhận thức rõ việc mẹ bị ốm. Mẹ bị ốm vì nguyên nhân gì? Có nặng hay không? Có người chăm sóc mẹ hay chưa?..

Ví dụ: D học toán nhiều nhất trong các môn học ở trường

Về mặt tình cảm: D thích những con số, thích tính toán nên D học toán

Về mặt nhận thức: D cho rằng toán là một môn học quan trọng. Toán giúp ích cho D trong việc đạt thành tích học tập tốt hơn và tốt cho tương lai của D sau này.

Phương thức phản ánh của tình cảm thể hiện qua những rung cảm, những trải nghiệm có được. Phương thức phản ánh của nhận thức thể hiện qua những hình ảnh (cảm giác, tri giác) và bằng những khái niệm (tư duy).

Ví dụ: B thích váy suông

Về tình cảm: B thấy những chiếc váy suông rấ xinh xắn, thoải mái và dễ phối đồ.

Về nhận thức: B cho rằng váy suông hợp với thân hình quả lê, mặc váy suông có thể giúp B che đi các khuyết điểm của bản thân và phù hợp với môi trường làm việc nhiều nam giới, hay vận động của mình.

Con đường hình thành của tình cảm thường rất khó khăn. Tuy nhiên khi đã hình thành thì tình cảm này bền vững và khó mất đi. Nhận thức thì ngược lại rất dễ hình thành nhưng cũng dễ mất đi.

Ví dụ: H yêu tiếng anh

Về nhận thức: H yêu tiếng anh vì muốn sẽ đi London hay để tìm bạn trai. Tuy nhiên sau một thời gian H muốn đi Tây Ban Nha thì H ngay lập tức bỏ tiếng anh.

Vậy là ThanhBinhPsy vừa chia sẻ đến bạn đọc một trong những kiến thức tâm lý cơ bản. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhận thức là gì? các giai đoạn của nhận thức và sự khác nhau của nhận thức và tình cảm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!