Cập nhật nội dung chi tiết về Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) bắt buộc và các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) về môi trường.
Về khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật (TCQCKT) xác định như sau: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. (Điều 3, Luật TCQCKT) Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm: Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh + Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn; + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. Nhóm tiêu chuẩn chất thải + Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật BVMT 2005) Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP trong đó quy định việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng nước: TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi; TCVN 6774:2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh; TCVN 7382:2004 Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải; TCVN 6663-5:2009 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống; TCVN 8184-1:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 1; TCVN 8184-2:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 2; TCVN 8184-5:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 5; TCVN 8184-6:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 6; TCVN 8184-7:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 7; TCVN 8184-8:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 8; Nhóm tiêu chuẩn về môi trường không khí TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo; TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa; Các tiêu chuẩn về chất thải có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất thải rắn TCVN 6696:2009 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường; TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại; Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại; TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo; Các QCVN về môi trường Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chuyển đổi, ban hành được 21 QCKT quốc gia về môi trường, bao gồm: QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 07: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; QCVN 12:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; QCVN 13:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 14:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 19: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện; QCVN 23: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng; QCVN 24: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. Các doanh nghiệp phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn nào Theo Quy định của Luật TCQCKT thì Tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng còn Quy chuẩn là văn bản bắt buộc áp dụng. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TCQCKT thì các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng phải chuyển đổi thành QCKT quốc gia về môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay tồn tại song song cả các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng chưa chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường. Do đó các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng tất cả các tiêu chuẩn môi trường chưa kịp chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường đã được ban hành.
Nguồn moitruong
Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Môi Trường
Tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Điểm giống nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
Về bản chất: Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý.
Mục đích: Để bảo vệ môi trường.
Vai trò: Là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khi tác động đến môi trường.
Đối tượng điều chỉnh, gồm: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.
Điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
KHÁI NIỆM
Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về giải thích từ ngữ, GOODVN xin cung cấp đến bạn khái niệm như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan Nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Như vậy, dựa trên thông tin này, thì tiêu chuẩn môi trường là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản tự nguyện. Còn quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
MỤC ĐÍCH
Mục đích của tiêu chuẩn môi trường: Dùng để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.
Mục đích của quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng,…
QUY ĐỊNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trong thương mại quốc tế, tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường được quy định như sau:
Tiêu chuẩn môi trường: Sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.
CƠ QUAN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành bởi các cơ quan khác nhau
Đối với tiêu chuẩn
Theo quy định tại Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn, trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn thuộc về:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
Tổ chức kinh tế;
Cơ quan Nhà nước;
Đơn vị sự nghiệp;
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Đối với quy chuẩn kỹ thuật
Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
Lưu ý: Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường là trách nhiệm của Chính phủ.
Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm thông tin, đặc biệt là Chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường, hãy liên hệ ngay với GOODVN qua Hotline 0945.001.005 để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Thông Tin Về Ngành Kỹ Thuật Môi Trường (Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường)
Cập nhật: 22/07/2019
Kỹ thuật Môi trường là một ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học ngành này sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hoá học.
1. TÌm hiểu ngành Kỹ thuật môi trường
Ngành Kỹ thuật môi trường (ở một số trường đại học là Công nghệ kỹ thuật môi trường) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
Ngoài ra, ngành Kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường (Công nghệ kỹ thuật môi trường)2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật môi trường
– Mã ngành: 7520320 (ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có mã là 7510406).
– Ngành Kỹ thuật Môi trường xét tuyển những tổ hợp môn sau:
A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
B01 (Toán, Sinh học, Lịch sử)
B02 (Toán, Sinh học, Địa lý)
B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)
B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
C13 (Ngữ văn, Sinh học, Địa lý)
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường xét tuyển theo học bạ trung bình từ 15.00 – 22.00 điểm (Khối thi A00, A01, B00, B01, B02, B03, B04, C13, D07), xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trung bình từ 14.00 – 20.50 điểm
Ngành Kỹ thuật Môi trường điểm chuẩn bao nhiêu?
5. Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Trung: – Khu vực miền Nam:
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường
Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường, các Trung tâm, Viện nghiên cứu… Các vị trí việc làm tiêu biểu gồm:
Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.
Cán bộ quản lý nhà nước ở Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ khác, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp và nghiên cứu viên các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Kỹ sư môi trường chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.
Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường ra trường làm gì?7. Mức lương ngành Kỹ thuật môi trường
Mức lương của ngành Kỹ thuật môi như sau:
Sinh viên mới ra trường lương trung bình từ 5 – 7 triệu VND/ tháng.
Cá nhân có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm lương trung bình từ 7 – 10 triệu VND/tháng.
Cá nhân có từ 4 – 5 năm kinh nghiệm lương cơ bản trên 13 triệu VND/tháng.
Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và làm trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật môi trường
Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật môi trường, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
Đam mê với ngành học;
Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh;
Khả năng phân tích tổng hợp thông tin;
Có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra;
Hiểu biết về công cụ quản lý môi trường;
Hiểu rõ về phương pháp đánh giá tác động môi trường;
Có biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm;
Tư duy nhanh, sáng tạo;
Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tốt;
Kỹ năng quản lý, đánh giá;
Giỏi ngoại ngữ, tin học.
Tìm Hiểu Gdp Và Các Quy Định Trong Tiêu Chuẩn Gdp
GDP là tên viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Distribution Practices” mang ý nghĩa “Thực hành tốt phân phối”, là tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc mà người Dược sĩ cần nắm vững.
Tìm hiểu về GDP
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Đối với ngành Dược phẩm, thuật ngữ GDP được quy định trong tài liệu của cục quản lý dược với tên gọi “Thực hành tốt phân phối thuốc”. Trong đó, phân phối thuốc là chuỗi hoạt động phân chia, di chuyển và bảo quản thuốc từ kho của cơ sở sản xuất thuốc đến cơ sở phân phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển phù hợp.
Mặc dù vậy bạn cũng cần hiểu rằng, dù dược phẩm được sản xuất đạt chất lượng nhưng trong quá trình vận chuyển phân phối thực tế do thiếu đảm bảo về điều kiện môi trường thuận lợi mà các sản phẩm đã bị giảm chất lượng, hư hại và không còn đạt chuẩn khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, việc tuân thủ các quy tắc của GDP sẽ có vai trò trong việc duy trì chất lượng dược phẩm ở mức ổn định trong quá trình lưu thông trên thị trường và củng cố hệ thống chất lượng.
GDP – Thực hành tốt phân phối thuốc
Các quy định trong tiêu chuẩn GDP là gì?
GDP là một trong 5 tiêu chuẩn GDP, GPP, GMP, GLP và GSP của ngành Dược. Theo đó nếu muốn trở thành những Dược sĩ phát triển trong ngành Dược thì ngay trong thời gian học tập trên giảng đường, các Dược sĩ cần phải nắm rõ các quy định tiêu chuẩn GDP gồm:
Những hoạt động phân phối dược phẩm bao gồm thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo đúng phạm vi kinh doanh mà pháp luật quy định.
Các cơ sở phân phối thuốc chỉ được phân phối các loại thuốc có giấy phép bao gồm giấy phép lưu hành và giấy phép nhập khẩu thuốc.
Cơ sở phân phối chỉ được phép cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán lẻ hoặc cơ sở có chức năng phân phối thuốc khác.
Các cơ sở phân phối thuốc chỉ được mua thuốc ở những cơ sở có giấy phép đúng quy định về sản xuất, bán buôn hay cung ứng thuốc.
GDP là một trong 5 tiêu chuẩn GDP, GPP, GMP, GLP và GSP của ngành Dược
Đối tượng trong tiêu chuẩn GDP áp dụng là ai?
Căn cứ theo quy định của Bộ, tiêu chuẩn GDP được áp dụng đối với những đối tượng sau:
Cơ sở sản xuất thuốc
Cơ sở cung cấp thuốc
Cơ sở phân phối buôn bán thuốc
Việc hiểu GDP một cách chính xác sẽ giúp các Dược sĩ Cao đẳng Dược/ Đại học Dược dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu trong nhu cầu sử dụng thuốc của người dân cũng như làm tròn nhiệm vụ và phát triển lâu dài trên con đường nghề nghiệp.
Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể đăng ký các lớp học ngành Dược phù hợp tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – địa chỉ uy tín trong đào tại lĩnh vực Y Dược tại:
Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0996.212.212.
Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Địa chỉ Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296.
Nguồn chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!