Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Để Đọc Bản Nhạc Cho Người Mới Chơi mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kiến thức Cơ bản
1. Hiểu rõ khuông nhạc.
Trước khi bạn bắt đầu học nhạc, bạn cần phải nắm được một số kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải biết khi học nhạc. Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhạc”. Đây là ký hiệu âm nhạc cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả mọi thứ trong âm nhạc.
Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).
2. Hãy bắt đầu với Khóa Treble.
Một trong số những điều đầu tiên bạn sẽ gặp khi học nhạc, đó là “Khóa nhạc”. Ký hiệu uốn lượn ở đầu bên trái của khuông nhạc đó sẽ cho bạn biết cữ âm của bản nhạc cần chơi. Mọi loại nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao đều thuộc cữ âm của khóa Treble. Trong bài viết cơ bản về cách đọc bản nhạc này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng khóa Treble trong mọi ví dụ.
Khóa Treble, hay còn gọi là khóa Sol, được bắt nguồn và cách điệu từ chữ G trong tiếng La-tinh. Có một cách rất hay để nhớ điều này, đó là nét uốn tròn ở chính giữa khóa Sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa Sol, chúng sẽ có thứ tự như sau:
Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: E G B D F.
Bốn khe, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: F A C E.
Điều này có thể hơi khó nhớ, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn có thể ghi nhớ câu: “Em Gọi Bạn Đi Fượt”. Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em”. Luyện tập với công cụ nhận diện nốt nhạc trực tuyết cũng là một cách tuyệt vời để nhớ được thứ tự này.
3. Nắm được kiến thức về Khóa Bass.
Khóa Bass hay còn gọi là khóa Fa, được sử dụng với những nhạc cụ có quãng âm thấp hơn, ví dụ như phần đệm tay trái của đàn piano, đàn guitar bass, kèn trombone…
Khóa Fa có nguồn gốc từ chữ F trong nhóm ngôn ngữ Gothic. Hai dấu chấm của khóa Fa sẽ nằm ở hai khe trên và dưới dòng kẻ của nốt Fa trên khuông nhạc. Khuông nhạc chứa khóa Fa sẽ có thứ tự các nốt khác với khóa Sol.
Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: G B D F A (“Gọi Bạn Đi Fượt À?”).
Bốn khe, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: A C E G (“Ăn Cùng Em Gái.”).
4. Học về các bộ phận của một nốt nhạc.
Một nốt nhạc bao gồm tối đa 3 bộ phận: Đầu, thân và đuôi.
Đầu nốt nhạc. Đây là một hình bầu dục được để trống (trắng) hoặc tô kín (đen). Chức năng cơ bản nhất của nó là báo cho nhạc công biết họ sẽ chơi nốt nào trên nhạc cụ của mình.
Thân nốt nhạc. Đây là một đường thẳng được vẽ liền với đầu nốt nhạc. Nếu thân nốt nhạc hướng lên trên, nó sẽ được vẽ ở phía bên phải đầu nốt nhạc Nếu thân nốt nhạc hướng xuống dưới, nó sẽ được vẽ ở phía bên trái đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không có ảnh hưởng gì tới nốt nhạc đó, nhưng nó khiến các nốt dễ đọc hơn và nhìn đỡ rối mắt hơn.
Quy tắc chung khi vẽ thân nốt nhạc là: đối với các nốt nhạc nằm từ dòng kẻ thứ ba trở lên, thân nốt nhạc sẽ hướng xuống dưới, và đối với các nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ thứ ba, thân nốt nhạc sẽ hướng lên trên.
Đuôi nốt nhạc. Đây là một nét uốn lượn được vẽ tại đầu còn lại của thân nốt nhạc. Dù thân nốt nhạc đang ở bên trái hay bên phải của nốt nhạc, phần đuôi “luôn” được vẽ ở phía bên phải phần thân chứ không bao giờ ở bên trái.
Ba bộ phận đầu, thân và đuôi nốt nhạc sẽ cho nhạc công biết mỗi nốt nhạc có giá trị như thế nào về mặt nhịp phách. Khi bạn nghe nhạc và bạn giậm chân nhịp nhàng với giai điệu, bạn đã nắm bắt được nhip điệu của bản nhạc đó.4.
Nhịp và Phách
1. Học về vạch nhịp.
Trong bản nhạc, bạn sẽ thấy có những đường chia khuông nhạc những quãng đều nhau. Những vạch đó thể hiện một “ô nhịp”. Khoảng trống ở trước vạch thứ nhất là ô nhịp đầu tiên. Khoảng trống giữa vạch thứ nhất và vạch thứ hai là ô nhịp thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy. Các vạch nhịp không ảnh hưởng gì đến bản nhạc, nhưng chúng giúp người biểu diễn dễ theo dõi bản nhạc hơn.
2. Học về nhịp, hoặc số nhịp.
Nhịp là nhịp điệu của bài hát. Bạn có thể cảm nhận được nó một cách tự nhiên khi bạn nghe nhạc pop hoặc nhạc dance, đó là âm thanh “bùm, chát, bùm, chát” hoặc một bài nhạc dance kinh điển cũng có thể minh họa rõ về nhịp.
Trên bản nhạc, nhịp được thể hiện bằng một ký hiệu giống như một phân số ở ngay bên cạnh khóa nhạc. Cũng như một phân số, nó có tử số và mẫu số. Tử số được viết tại hai dòng trên cùng của khuông nhạc, nó cho biết có bao nhiêu phách trong một nhịp. Mẫu số cho biết một phách (mỗi lần giậm chân) có giá trị kéo dài bằng bao nhiêu nốt nhạc (nốt đen).
Nhịp 4/4 có lẽ là loại nhịp dễ hiểu nhất, hoặc “phổ biến” nhất. Đối với nhịp 4/4, mỗi ô nhịp sẽ có 4 nhịp và mỗi nhịp tương đương với một phách. Đây là loại nhịp bạn thường gặp trong các bản nhạc khá thịnh hành. Bạn có thể đếm theo nhịp này bằng cách gõ “1-2-3-4” theo đúng nhịp bài hát.
Khi thay đổi tử số, chúng ta sẽ thay đổi số phách trong một nhịp. Một loại nhịp khá phổ biến khác là nhịp ¾. Ví dụ, phần lớn các điệu nhạc waltz (nhạc van-sơ) sẽ có nhịp “1-2-3 1-2-3” đều đặn, nên chúng có 3 phách trong một ô nhịp.
Một số nhịp sẽ được hiển thị bằng chữ C thay vì hai con số. Nhịp 4/4 thường được thể hiện là một chữ C lớn có nghĩa là nhịp Thường. Cũng như vậy, nhịp 2/4 mét được thể hiện dưới dạng một chữ C lớn với đường kẻ dọc qua nó. Chữ C với đường kẻ qua nó là biểu thị của nhịp Ngắt.
Nhịp điệu
1. Hãy cảm nhận nhịp điệu.
Cũng như nhịp và phách, “nhịp điệu” là một phần quan trọng đối với sắc thái của một bản nhạc. Tuy nhiên, trong khi nhịp phách chỉ cho bạn biết số nhịp của bản nhạc, nhịp điệu sẽ cho bạn biết các nhịp được sắp xếp thế nào.
Hãy thử làm việc này: gõ ngón tay xuống mặt bàn, rồi đếm 1-2-3-4 1-2-3-4 đều đặn. Không thú vị lắm, phải không? Giờ hãy thử việc này: ở nhịp 1 và 3, gõ mạnh hơn, ở nhịp 2 và 4 thì gõ nhẹ hơn. Vậy là nghe đã rất khác rồi. Giờ hãy thử ngược lại: gõ mạnh ở nhịp 2 và 4, gõ nhẹ ở nhịp 1 và 3.
2. Hãy tưởng tượng mình đang đi bộ.
Mỗi bước chân sẽ là một nhịp. Những nhịp đó được thể hiện bằng nốt đen, bởi vì trong âm nhạc phương Tây (nghĩa là toàn bộ âm nhạc ở khu vực đó chứ không chỉ riêng nhạc của Hank Willian), mỗi ô nhịp đều có bốn nhịp tương đương với bốn nốt đen. Nhịp điệu trong bước chân của bạn sẽ như thế này:
Mỗi bước chân là một nốt đen. Trên bản nhạc, nốt đen là một nốt có màu đen, có thân và không có đuôi. Bạn có thể đếm theo từng bước chân theo nhịp “1, 2, 3, 4 – 1, 2, 3, 4”.
Nếu bạn giảm tốc độ xuống bằng một nửa, nghĩa là bạn chỉ bước 1 bước vào nhịp 1 và một bước vào nhịp 3, các bước đó sẽ được ký hiệu bằng nốt trắng (có giá trị bằng nửa ô nhịp). Trong bản nhạc, nốt trắng trông giống nốt đen nhưng chúng không được tô đen mà để trắng phần đầu nốt nhạc.
Nếu bạn đi chậm hơn nữa, nghĩa là cứ mỗi bốn nhịp thì bạn chỉ bước một bước vào nhịp 1, bạn sẽ ký hiệu bước đó bằng nốt tròn – mỗi ô nhịp một nốt. Trên bản nhạc, nốt tròn trông giống như một chữ O hoặc một chiếc bánh rán vòng, hơi giống nốt đen nhưng không có thân.
3. Hãy tăng tốc độ lên!
Đi chậm vậy là đủ rồi. Như bạn đã thấy, khi chúng ta đi chậm lại, các nốt nhạc sẽ mất dần các bộ phận. Đầu tiên, chúng ta bỏ màu khỏi đầu nốt nhạc, sau đó, chúng ta bỏ thân nốt nhạc. Giờ hãy thử tăng nhịp điệu lên. Để làm vậy, chúng ta sẽ thêm các bộ phận cho nốt nhạc.
Để khiến nhịp điệu của bản nhạc trở nên nhanh hơn, chúng ta sẽ vẽ thêm đuôi cho các nốt nhạc. Mỗi chiếc đuôi sẽ làm giảm một nửa giá trị của nốt nhạc. Ví dụ, nốt móc đơn (có một chiếc đuôi) có giá trị bằng nửa nốt đen; và nốt móc đôi/ móc kép (có hai chiếc đuôi) sẽ có giá trị bằng nửa nốt móc đơn. Khi bạn đi bộ, tăng nhịp điệu là khi bạn chuyển từ đi bộ (nốt đen) sang chạy (nốt móc đơn) – nhanh gấp đôi so với đi bộ, rồi sang chạy nước rút (nốt móc đôi) – nhanh gấp đôi lúc chạy.
4. Chùm các nốt.
Như bạn thấy ở các ví dụ trên, mọi thứ sẽ trở nên khá rối rắm nếu trên trang giấy có một loạt các nốt nhạc như thế. Bạn sẽ cảm thấy mắt mình như bị lác và hoàn toàn mất dấu vị trí đoạn nhạc mình đang chơi. Để nhóm các nốt nhạc thành những tập hợp gọn gàng và dễ nhìn hơn, chúng ta sẽ dùng tới các “chùm nốt”.
5. Tìm hiểu giá trị của dấu nối và dấu chấm dôi.
Khi thêm đuôi, giá trị của một nốt nhạc sẽ giảm đi một nửa, còn khi thêm dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc sẽ tăng thêm một nửa. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ không nhắc tới ở đây, dấu chấm dôi luôn nằm ở bị trí bên phải đầu nốt nhạc. Khi bạn thấy nốt nhạc có dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc đó sẽ tăng gấp rưỡi so với giá trị ban đầu của nó.
Ví dụ, một nốt trắng có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng nốt trắng cộng thêm một nốt đen. Một nốt đen có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng một nốt đen cộng một nốt móc đơn.
Dấu nối cũng gần giống dấu chấm dôi – chúng làm tăng giá trị của nốt nhạc. Dấu nối là một đường cong nối phần đầu của hai nốt nhạc với nhau. Khác với tính chất trừu tượng và có giá trị phụ thuộc vào nốt mà nó ở cạnh của dấu chấm dôi, dấu nối rất dễ hiểu: giá trị của nốt nhạc sẽ được kéo dài bằng đúng giá trị của nốt thứ hai.
Một lí do khác để sử dụng dấu nối thay vì dấu chấm dôi là khi giá trị của nốt nhạc bị thừa trong ô nhạc. Lúc đó, bạn chỉ cần dùng thêm một nốt nhạc bằng đúng phần giá trị bị thừa và dùng một dấu nối giữa hai nốt nhạc đó là được.
Luôn ghi nhớ là dấu nối được đặt giữa đầu của hai nốt nhạc, ở vị trí đối lập với đuôi nốt nhạc.
6. Dấu lặng.
Vài người cho rằng: âm nhạc chỉ là một tổ hợp của các nốt nhạc, họ chỉ nói đúng một nửa. Âm nhạc là một chuỗi các nốt nhạc và cả những khoảng lặng giữa chúng. Đó chính là các “dấu lặng”, và nhờ có chúng, âm nhạc mới có cảm xúc và sức sống. Hãy xem chúng được ký hiệu như thế nào.
Cũng như các nốt nhạc, các dấu lặng cũng có các ký hiệu riêng cho từng trường độ. Một dấu lặng tròn là một hình chữ nhật đen nằm ngay dưới dòng kẻ thứ tư. Dấu lặng đen là hình chữ nhật đen nằm ngay trên dòng kẻ thứ ba. Dấu lặng đơn là một nét gãy. Các dấu lặng còn lại bao gồm một nét gãy với số đuôi tương tương với giá trị của nốt nhạc có cùng số đuôi. Đuôi dấu lặng luôn hướng về phía bên trái.
Giai điệu
1. Chúng ta đã nắm được một số điều cơ bản:
khuông nhạc, các bộ phận của nốt nhạc, cách ghi nốt nhạc và dấu lặng. Hãy hiểu kĩ những kiến thức trên và bắt đầu đi vào phần thú vị nhất: đọc bản nhạc!
2. Học về thang âm Đô trưởng.
Thang âm Đô trưởng là thang âm cơ bản trong âm nhạc phương Tây. Phần lớn các thang âm mà bạn sắp học đều bắt nguồn từ đây. Khi bạn đã ghi nhớ được nó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được phần còn lại.
Đầu tiên, hãy xem thang âm này trông thế nào, sau đó là tới cách đọc hiểu nó và đọc hiểu một bản nhạc. Trong bản nhạc, trông nó sẽ thế này. Hãy xem “thang âm Đô trưởng” ở hình trên.
Nhìn vào nốt nhạc đầu tiên, nốt Đô trầm, bạn sẽ thấy nó nằm dưới khuông nhạc. Lúc đó, chỉ cần thêm một dòng kẻ phụ riêng cho nốt đó – vì vậy, nốt Đô trầm có một dòng kẻ nhỏ qua đầu nốt nhạc. Nốt nhạc càng trầm thì càng có nhiều dòng kẻ phụ. Nhưng hiện tại, chúng ta sẽ không cần quan tâm tới việc đó.
Thang âm Đô trưởng có tám nốt nhạc. Những nốt nhạc này tương đương với các phím trắng trên đàn piano.
Bạn có thể đã có hoặc chưa có đàn piano, nhưng lúc này, một cây đàn lại rất quan trọng để bạn không chỉ nhận ra các nốt nhạc trông như thế nào mà còn “nghe” như thế nào nữa.
3. Bạn có thể tập đọc nốt nhạc (thị tấu) – hay còn gọi là “xướng âm”.
Nghe thì có vẻ “bác học” nhưng có thể bạn cũng đã biết nó rồi: đó chỉ là cách chúng ta hát các nốt “Đồ, Rê, Mí” thôi.
Có thể bạn đã biết bài hát “Do-Re-Mi” của Rogers và Hammerstein trong bộ phim “The Sound of Music”. Nếu bạn có thể hát được theo thang âm Đô trưởng, hãy vừa hát vừa nhìn vào các nốt nhạc.
Đây là bài luyện tập ở trình độ cao hơn, nâng và hạ cao độ khi xướng âm theo thang âm Đô trưởng. Hãy xem “Xướng âm thang âm Đô trưởng 1” ở trên.
Tập xướng âm – phần II vài lần cho tới khi bạn đã nắm chắc kĩ thuật này. Trong vài lần đầu tiên, hãy làm thật chậm để bạn có thể nhìn từng nốt nhạc khi hát. Trong những lần sau, hãy thay các chữ “do re mi” bằng ký hiệu C, D, E. Mục tiêu là bạn phải hát được đúng cao độ.
Hãy nhớ giá trị nốt nhạc mà chúng ta vừa đề cập lúc nãy: Nốt Đô cao ở cuối dòng kẻ đầu tiên, và nốt Đô trầm ở cuối dòng kẻ thứ hai đều là nốt trắng, các nốt còn lại đều là nốt đen. Nếu bạn tưởng tượng mình đang đi bộ, cứ mỗi nốt nhạc là một bước chân. Nốt trắng sẽ tương đương hai bước chân.
Dấu thăng, Dấu giáng, Dấu bình và Dấu hóa
1. Hãy đi tới bước tiếp theo.
Chúng ta đã học những kiến thức cơ bản nhất về nhịp điệu và giai điệu,và bạn cũng đã có thể nắm được những điều cơ bản nhất về các dấu chấm dôi và dấu nghỉ. Như thế này là đủ để bạn tham gia lớp sáo flutophone cơ bản, tuy nhiên vẫn còn vài điều mà bạn nên biết. Một trong số đó là các dấu hóa.
Có thể bạn đã từng nhìn thấy dấu thăng và dấu giáng trong bản nhạc: dấu thăng nhìn giống ký hiệu hash tag (♯) và dấu giáng nhìn giống chữ B viết thường (♭). Chúng sẽ được đặt ở bên trái của nốt nhạc, và cho biết nốt nhạc đó sẽ được nâng lên (dấu thăng) hoặc hạ xuống (dấu giáng) nửa cao độ. Thang âm Đô trưởng, như ta đã biết, bao gồm các phím trắng trên đàn piano. Các nốt thăng và giáng chính là các phím đen.
2. Cung và nửa cung.
Trong âm nhạc phương Tây, các nốt nhạc sẽ cách nhau một cung hoặc nửa cung. Hãy nhìn phím Đô trên đàn piano, bạn sẽ thấy giữa nó và phím Rê có một phím đen. Khoảng cách cao độ giữa Đô và Rê được gọi là một cung. Khoảng cách giữa Đô và phím đen đó là nửa cung. Bạn có thể thắc mắc không biết phím đen đó được gọi là gì? Câu trả lời là: “Còn tùy”.
Có một quy tắc rất dễ hiểu: nếu bạn đang nâng dần cao độ, đó sẽ là nốt thăng của nốt liền trước; nếu bạn hạ dần cao độ, đó sẽ là nốt giáng của nốt liền sau. Vì vậy, nếu bạn lần lượt đi từ Đô lên Rê, bạn sẽ sử dụng dấu thăng (♯).
Trong trường hợp đó, phím đen sẽ là nốt Đô thăng (C#). Khi hạ dần cao độ, từ Rê xuống Đô, bạn sẽ sử dụng dấu giáng (♭).
Những quy ước đó sẽ khiến bản nhạc dễ đọc hơn. Nếu bạn định viết ba nốt nhạc cao dần, và đã dùng nốt D♭ thay vì nốt C#, bạn có thể viết dấu bình (♮) ngay bên cạnh nốt Rê thứ ba.
Ở đây, chúng ta có một ký hiệu mới – dấu bình. Khi bạn nhìn thấy dấu bình (♮), điều đó nghĩa là dấu thăng hoặc giáng của nốt nhạc đó đã bị hủy hiệu lực. Trong ví dụ này, nốt thứ hai và thứ ba đều là nốt Rê: đầu tiên là nốt Rê giáng (D♭), vì thế, nốt Rê thứ hai – sau khi đã được nâng lên nửa cung so với nốt Rê trước, phải có một ký hiệu để quay trở lại cao độ bình thường. Một bản nhạc càng có nhiều dấu thăng và giáng, nhạc công càng phải chú ý trước khi chơi nhạc.
Thông thường, các nhạc sỹ vô tình dùng nhầm dấu hóa sẽ thêm các dấu bình “không cần thiết” để nhạc công dễ hiểu bản nhạc hơn. Ví dụ, nếu ở gam Rê trưởng, nhạc sỹ đã sử dụng nốt La thăng (A#) thì nốt La tiếp theo có thể được thêm vào một dấu bình.
3. Hiểu các âm giai.
Chúng ta đã biết thang âm Đô trưởng: bao gồm 8 nốt nhạc, đều là các phím trắng bắt đầu từ nốt Đô. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu một âm giai từ “bất kỳ” nốt nào. Nếu bạn chỉ chơi các phím trắng, đó không phải là âm giai trưởng mà là “thể nhạc” – điều này không nằm trong phạm vi của bài viết.
Nốt đầu tiên, hay còn gọi là “âm chủ”, chính là tên của hợp âm. Có thể bạn đã từng nghe ai đó nói “bài này chơi ở hợp âm Đô trưởng” hoặc tương tự như vậy. Ví dụ này cho thấy: thang âm đó bắt đầu bằng nốt C và bao gồm các nốt nhạc C D E F G A B C. Các nốt nhạc thuộc các thang âm trưởng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hãy nhìn vào phím đàn trên.
Hãy nhớ là hầu hết các nốt nhạc đều cách nhau một cung. Nhưng giữa các nốt E và F, B và C chỉ có nửa cung thôi. Phần lớn các thang âm trưởng đều có quy tắc này: một – một – nửa – một – một – một – nửa. Nếu bạn bắt đầu một thang âm từ nốt G, nó sẽ được viết như sau:
Hãy để ý nốt F# gần phía trên cùng. Để sắp xếp theo đúng thứ tự, nốt F phải được nâng lên nửa cung để cách nốt G đúng nửa cung thay vì một cung. Những âm giai như vậy thường rất dễ đọc. Nhưng nếu bạn bắt đầu một thang âm từ nốt C# thì sao? Nó sẽ như thế này:
Mọi thứ bắt đầu phức tạp lên rồi. Để bản nhạc đỡ rối rắm và dễ đọc hơn, dấu hóa đã ra đời. Mỗi thang âm trưởng đều có một bộ dấu thăng và giáng cố định, và chúng sẽ được ghi ở đầu bản nhạc. Hãy nhìn vào âm giai G, ta sẽ thấy có một nốt thăng – F#. Thay vì đặt dấu thăng bên cạnh mọi nốt F trong bản nhạc, ta sẽ đặt dấu thăng ở ngay đầu bên trái của khuông nhạc. Điều đó có nghĩa là mọi nốt F trong bản nhạc này sẽ là nốt F#. Trông nó như thế này:
Cường độ và Sắc thái
1. Hãy trở nên sôi động hoặc êm diu.
Khi bạn nghe nhạc, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào bản nhạc đó cũng có âm lượng đều đều. Có đoạn âm lượng rất lớn và có đoạn nghe rất êm diu. Đó gọi là “cường độ”.
Nếu giai điệu và nhịp là trái tim của một bản nhạc, còn các nốt nhạc và hợp âm là bộ não thì cường độ chính là giọng của bản nhạc. Hãy xem ví dụ đầu tiên.
Hãy gõ lên bàn: 1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8… (“và” là từ các nhạc sỹ hay thêm vào khi đọc nhịp). Hãy đập nhịp với âm lượng đều nhau sao cho nghe như tiếng quạt trực thăng. Giờ hãy xem ví dụ thứ hai.
2. Hãy chơi thật êm dịu hoặc mạnh mẽ, hoặc ở giữa hai thái cực đó.
Cũng như việc bạn không bao giờ nói với nhịp điệu đều đều, bạn thường nói to hơn hoặc bé hơn tùy từng trường hợp, âm nhạc cũng có sự thay đổi cường độ như vậy. Các nhà soạn nhạc thường sử dùng những ký hiệu cường độ để đánh dấu.
Bạn có thể trông thấy hàng tá ký hiệu cường độ trong một bản nhạc, nhưng một số ký hiệu thường thấy nhất là các chữ cái f, m, và p.
p nghĩa là “piano,” hoặc là “nhẹ.”
f nghĩa là “forte,” hoặc “mạnh.”
m nghĩa là “mezzo,” or “vừa.” Nó sẽ làm thay đổi kiểu cường độ theo sau nó, như trong mf hoặc mp, nghĩa là “mạnh vừa,” hoặc “nhẹ vừa.”
Bản nhạc càng có nhiều p hoặc f thì bạn càng phải chơi nhạc nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ hơn. Hãy thử hát đoạn nhạc ví dụ trên (sử dụng phương pháp xướng âm – nốt nhạc đầu tiên trong ví dụ này là nốt chủ đạo), và tăng hoặc giảm cường độ như ký hiệu để thấy sự khác biệt.
3. Hãy chơi nhạc to dần hoặc nhỏ dần.
Lời khuyên
Nếu bạn có bản nhạc mà không thể nhớ được các nốt, hãy bắt đầu bằng cách viết tên nốt ở dưới các nốt nhạc. Đừng làm như vậy thường xuyên. Bạn sẽ phải nhớ được tên các nốt nhạc sau này.
Hãy tìm các bản nhạc của những bài hát mà bạn thích. Hãy đến thư viện hoặc các cửa hàng chuyên về âm nhạc, và bạn sẽ tìm thấy hàng trăm – nếu không muốn nói là hàng ngàn – các bản nhạc có lời với những ký âm và hợp âm cơ bản. Hãy đọc bản nhạc khi đang nghe bài hát đó, và bạn sẽ chóng hiểu những gì mình đang đọc hơn.
Hãy vui vẻ khi học nhạc. Nếu bạn không thích nó thì bạn sẽ rất khó nắm bắt.
Hãy kiên nhẫn. Cũng như việc học một ngoại ngữ mới, học nhạc cũng cần có thời gian. Và cũng như học bất kỳ điều gì khác, bạn càng luyện tập nhiều thì nó càng dễ dàng, và bạn sẽ càng giỏi hơn.
Hãy luyện tập kỹ năng xướng âm. Bạn không cần phải có giọng hát hay, nhưng nó sẽ giúp bạn có kỹ năng “nghe” được những nốt nhạc ghi trên giấy.
Hãy luyện tập khi xung quanh đang yên tĩnh hoặc tìm một nơi yên tĩnh. Tốt nhất, bạn nên tập trên đàn piano vì nó rất dễ chơi. Nếu bạn không có piano, hãy dùng một phần mềm chơi piano trực tuyến. Khi bạn đã nắm được vấn đề, bạn sẽ chơi được các nhạc cụ khác. Hy vọng điều này sẽ có ích.
Hãy luyện tập với loại nhạc cụ chủ đạo của bạn. Nếu bạn chơi piano, bạn có thể đã biết cách đọc một bản nhạc. Tuy nhiên, nhiều người chơi guitar lại học bằng cách nghe thay vì đọc. Khi bạn học cách đọc một bản nhạc, hãy quên đi những gì bạn đã biết – hãy học cách đọc nhạc rồi sau đó mới tới chơi nhạc cụ.
Bí quyết ở đây là luyện tập thật nhiều. Học bằng thẻ hoặc dùng sách hướng dẫn đọc nhạc sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc.
Hãy ghi nhớ những câu sau khi chơi piano: Ở tay phải: “Em Gọi Bạn Đi Fượt” đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ; Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em”. Ở bàn tay trái: “Gọi Bạn Đi Fượt À?” đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ; “Ăn Cùng Em Gái.” đối với những nốt nhạc nằm ở khe.
Các loại nốt nhạc thông dụng bao gồm: nốt đen, nốt trắng, móc đơn, móc đôi.
Thanh trượt trên kèn trombone dùng để chơi các nốt thăng và giáng.
Những Thông Tin Đọc Nốt Nhạc Cơ Bản Cho Người Mới Học Đàn
1. Nốt nhạc là gì? Có bao nhiêu nốt nhạc?
Nốt nhạc là gì?
Theo đó khái niệm nốt nhạc được định nghĩa một cách đơn giản. Chính là ký hiệu (dạng tượng hình) dùng để ghi lại âm thanh một cách tương đối. Về độ cao (âm nhạc) của âm thanh.
Có bao nhiêu nốt nhạc?
Việc hiểu rõ về nốt nhạc giúp cho những người học nhạc có những hiểu biết cơ bản nhất về nhạc lý. Từ đó giúp họ có thể tiến tới việc tiếp thu những nội dung cao cấp. Và khó hơn trong quá trình học tập chuyên nghiệp sau này tại các trường học. Hoặc tại các trung tâm dạy nhạc. Chẳng hạn như trung tâm nghệ thuật Adam.
2. Cách đọc nốt nhạc trong một bản nhạc
Hình thành nên thói quen đọc nốt nhạc một cách thuần thục
Kiên nhẫn trong quá trình học kí hiệu các nốt nhạc và đọc nốt nhạc
Tuy nhiên việc đọc được nốt nhạc, và học ký hiệu các nốt nhạc cũng không phải là điều đơn giản. Bởi vì nó không chỉ đơn thuần là việc xướng lên từng nốt nhạc. Có tính chất rời rạc mà nó còn phải làm sao thể hiện được nhịp, phách, giai điệu, quãng nghĩ của từng bản nhạc. Trên thực tế ngoài 7 nốt nhạc cơ bản thì trong đó còn chia ra những nốt đen, nốt trắng, các nốt móc… Với việc thể hiện thời gian ngừng nghỉ nhịp, phách của một bản nhạc.
Do vậy để đọc nốt nhạc, ở mỗi người cần phải đòi hỏi một quá trình luyện tập cực kì nghiêm túc. Bằng việc tự học của bản thân mình hoặc tìm đến những trung tâm dạy nhạc để được hướng dẫn chi tiết và rõ ràng nhất. Theo kinh nghiệm từ các giáo viên của trung tâm nghệ thuật Adam. Thông thường thì quá trình đọc nốt nhạc. Sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các nốt nhạc đó được đặt trên một bản nhạc cụ thể.
3. Những tác dụng của việc đọc nốt nhạc trong đời sống âm nhạc
Xã hội ngày càng phát triển, guồng quay của cuộc sống cũng trở nên điên cuồng. Việc bạn dành một chút thời gian thả hồn vào những bản nhạc được cất lên. Sẽ khiến cho cuộc sống trở nên thư thái và dễ chịu hơn. Gạt đi những căng thẳng và mệt nhọc. Giúp con người thanh lọc được những giá trị nguyên bản của tâm hồn.
Hiểu được giá trị trị đó. Sự ra đời của các nốt nhạc chính là cái nền để tạo nên những bản nhạc hay và ý nghĩa. Được những người nghệ sĩ thăng hoa trình diễn trên cây đàn guitar, đàn piano. Khiến cho biết bao trái tim phải rung động. Việc có những hiểu biết về nốt nhạc. Từ đó bạn sẽ biết cách đọc bản nhạc. Giúp bạn có thể có cách đọc nốt nhạc nhanh, cảm thụ âm nhạc dễ dàng hơn. Làm cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa hơn.
Nhưng Vòng Hợp Âm Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Guitar
Việc chơi các vòng hợp âm này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Gam được sử dụng với hợp âm hay sự thay đổi khi kết hợp với giọng hát của một người. Trước tiên thì một gam gồm có 7 nốt nhạc và mỗi gam thì lại có hệ thống hợp âm riêng của nó bao gồm 7 hợp âm. Ví dụ như bài nào gam Đô trưởng thì có hệ thống hợp âm của Gam đô trưởng bao gồm Đô – Mi – Son, Mi – Son – Si, Rê – Fa – La, Fa – La – Đô, La – Đô – Mi, Si – Rê – Fa. Tiếp theo đến giọng hát của người mà chúng ta kết hợp đàn cùng hay còn được gọi là tone nhạc thì tùy theo cao độ của giọng người đó mà chúng ta sử dụng vòng hợp âm cơ bản cho phù hợp.
Thêm vào đó, điều khó khăn mà người dùng hay mắc phải khi bấm hợp âm chơi guitar cũng khiến cho giai điệu tạo ra không chính xác như những gì bạn quan sát hay học được. Để ghi nhớ thứ tự của hợp âm và các nốt bấm thì cần bạn kiên trì luyện tập thường xuyên thành phản xạ. Không chỉ vậy, việc đặt các nốt trong hợp âm theo thứ tự cũng giúp bạn dễ ghi nhớ hơn. Bạn cũng nên để ngón cái càng về sát phía bên phải thì càng tốt và như vậy thì khi bạn bấm sẽ cần ít lực hơn mà tiếng đàn cũng rõ ràng hơn. Khi bấm các vòng hợp âm, ngón tay cũng phải vuông góc với cần đàn và không được bấm thẳng vì khi đó tay bạn không có lực nhiều mà dây cũng dễ bị tịt.
+ Đầu tiên là vòng hợp âm I – V – vi – IV (G – D – Em – C) được sử dụng trong các ca khúc như Let it be, I’m Yours…và phổ biến với những bản ballad. Với những dòng nhạc cổ điển những năm 50, 60 thì vòng nhạc vui tươi I – vi – IV – V (G – Em – C – D) sử dụng nhiều hơn. Và chắc hẳn nếu bạn là một tín đồ của guitar sẽ biết đến vòng hợp âm của bài Canon in D nổi tiếng I – V – vi – iii – IV – I – IV – V (G – D – Em – Bm – C – G – C – D). Ở mức độ khó hơn với những bản nhạc Blue lại có vòng hợp âm I – I – I – I – IV – IV – I – I – V – V – I – I (G – G – G – G – C – C – G – G – D – D – G – G).
+ Với những giai điệu rock mạnh mẽ thì vòng hợp âm của chúng là ii – IV – V (am – C – D). I – IV – V – IV (G – C – D – C) hay V – IV – I (D – C – G) và vi – IV – I – V (em – C – G – D) cũng là một số vòng hợp âm được sử dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các bản nhạc đệm hát guitar. Và cuối cùng là hai mẫu vòng hợp âm vi – V – IV – III (em – D – C – B) và ii – I – V/vii – bVII (- VI) (am – G – D/f# – F (- E)) dành cho những giai điệu nổi tiếng và độc đáo.
Tất cả chúng đều được sử dụng trong các bản nhạc và có biến tấu đôi chút tuy nhiên có những ca khúc sử dụng vòng lặp hợp âm này nguyên vẹn mà không có tí thay đổi nào.
Nhìn chung, những vòng hợp âm cơ bản là phương pháp tốt và nhanh chóng giúp bạn có được hiệu quả học chơi guitar năng suất hơn. Không chỉ vậy, đây cũng là nền tảng tối ưu để bạn có thể phát triển kĩ năng chơi guitar đệm hát của mình.
Các Thuật Ngữ Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Liên Minh Huyền Thoại
Đối với các bạn mới làm quen với Liên Minh Huyền Thoại, có lẽ những thuật ngữ dùng trong game là vô cùng cần thiết. Hôm nay hội đồng Liên Minh sẽ hướng dẫn cho các bạn 1 vài thuật ngữ cơ bản trong game.
Ace: Giết người cuối cùng của team đối thủ còn sống hay cả đội đối thủ bị giết.
AD, Attack Damage: chỉ số sát thương vật lý với mỗi đòn đánh.
AFK: Away From Keyboard, những người đứng 1 chỗ không chơi khi game đang diễn ra.
Bạn sẽ bị phạt nếu AFK quá nhiều.
Aggro, Aggression: bạn trở thành mục tiêu của lính hoặc tháp, bạn có thể tránh bị nhắm bằng cách thoát khỏi tầm nhắm hoặc vào bụi rậm.
AI, Artificial Intelligence: đối thủ máy/bot đã được lập trình sẵn để đấu với bạn.
AoE, Area of Effect: các chiêu đánh lan rộng, trúng nhiều mục tiêu.
Phạm vi chiêu thức của Lux.
AP, Ability Power: chỉ số sát thương phép thuật.
AP Ratio: Tỷ lệ tăng chỉ số sát thương phép thuật của nhân vật lên, ví dụ AP Ratio 50% thì cứ 2 điểm AP của nhân vật lại được +50% là 1.
AR, Armor: giáp, giảm sát thương vật lý.
ArP, Armor Penetration: điểm xuyên kháng phép.
AS, Attack Speed: tốc độ đánh.
B: Back, quay về, lùi lại.
BrB:Be Right Back, trở lại ngay.
Backdoor: 1 hoặc hơn một nhân vật đánh tháp/ tower mà không có sự giúp sức của lính/ minions.
Bait, Baiting: mồi nhử, ở một ví trí tưởng chừng dễ bị giết để dụ đối thủ nhưng rồi thắng trong trận đánh nhờ sự giúp sức của đồng đội bất ngờ xông ra.
BG, Bad Game: nhận định sau trận đấu là 1 trận đấu tồi, đối lập với GG.
Bot, Bottom: Bottom lane, đường dưới.
Brush: bụi cỏ cao, bụi rậm.
Buffed: là các phép thuật hỗ trợ giúp bạn tăng các chỉ số nhất định, các buff chủ yếu có từ các tướng hỗ trợ support, buff xanh và đỏ trong rừng.
Carry: tướng/ nhân vật yếu đầu game nhưng về cuối lại rất mạnh.
CC, Crowd Control: các chiêu thức có khả năng ảnh hưởng đến chuyển đông của đối thủ như Fear/hù dọa, Silence/không sử dụng được chiêu, Taunt/ khiến quân địch nhắm đánh mình, Stun/làm choáng, Slow/làm chậm.
CD/Cooldown:thời gian hồi chiêu.
CDR, Cooldown Reduction: giảm thời gian hồi chiêu.
CrC, Critical Strike Chance: tỷ lệ cơ hội có đòn đánh chí mạng.
CrD, Critical Strike Damage: tỷ lệ sát thương đòn đánh chí mạng có thể gây ra.
CS: Creep Score/số lính bị giết.
D/C, Disconnect: đứt mạng.
Dive, Tower Diving: đi vào tầm ngắm của tháp/ tower đối thủ để cố giết một tướng đội bạn.
DoT, Damage over Time: gây sát thương giảm máu từ từ chứ không phải 1 lúc lên đôi thủ.
DPS, Damage Per Second: giành để chỉ cách xây dựng tướng có thể gây nên sát thương lớn trong thời gian ngắn, sự dụng nhiều đồ gây sát thương, không phải tank hay support.
ELO: hệ thống tính điểm trong Ranked Game/ Game xếp hạng.
Facecheck: kiểm tra bụi rậm.
Farming: giết lính để kiếm tiền.
Farmed: những ai có nhiều gold/ tiền sau khi đã giết nhiều lính/minion.
Fed: những người có nhiều tiền sau khi giết được nhiều tướng của đổi thủ.
Feeding: nhưng người liên tục để tướng của họ bị giết, khiến cho đối thủ có nhiều tiền.
Gank: khiến đổi thủ bất ngờ bị giết, từ thường được sử dụng cho các tướng đi rừng.
GG, Good Game: game hay, thường được sử dụng khi hết trận đấu hay, trái với BG.
GP5: Gold/vàng tăng mỗi 5 giây.
Harassing: gây phiền toái, khiến đối thủ không thể farm khi luôn bị mất máu, vd: Caitlyn có tầm bắn xa có thể gây phiền toại cho đối thủ khi rỉa máu.
HP, Hit Points, Health Points: số máu.
HP5, Health Regen: số máu hồi phục mỗi 5 giây.
IAS, Increased Attack Speed:tăng tốc độ đánh.
Initiate: bắt đầu môt trận giáp chiến, có thể bắt đầu với tướng có chiêu ảnh hưởng CC/Crowd Control hoặc tanker.
Invade: xâm nhập vào rừng đối thủ, thường là kéo cả đội vào rừng đối thủ đầu game để cướp buff.
Juke, Juking: bạn lừa đối thủ và chạy thoát khỏi tầm nhắm mà chủ yếu nhờ bụi rậm hay sự hỗn loạn của cuộc chiến với các kỹ năng khác nhau.
Jungling/Jungle/Forest: giết quái trong rừng.
Kiting/Kite: liên tục đánh – lùi – đánh – lùi khiến cho đối thủ mất máu mà không đánh lại được (thường là tướng AD đánh xa).
Lane: đường đi của các lính/ minions, đường trên/ top – đường giữa/ mid – đường dưới/bot.
Last Hit: đánh đòn cuối cùng vào quái để có tiền/ gold (bạn đừng đánh liên tục vô tội vạ, sẽ không có tiền nếu không đánh đòn cuối để giết quái và sẽ đẩy lính lên cao, dễ bị jungler gank và jungler đội bạn khó gank đối thủ).
Leash: kéo quái ra để giúp đồng đội đánh (thường sử dụng khi giúp jungler bắt đấu đi rừng, giúp đỡ tốn máu).
Leaver: người thoát game khi chưa kết thúc.
Metagame: những diễn biến thường xuyên xảy ra trong game, vd: đội hình 1 top 1 mid 2 bot 1 jung.
MIA, Missing in Action, Miss: khi 1 tướng đối thủ ở lane không trong tầm nhìn, không biết họ ở đâu (mid ms: tướng đường giữa không trong tầm nhìn, top ms: tướng đường trên …, bot ms: tướng đường dưới…, sp ms: tướng hỗ trợ…).
MOBA: Multiplayer Online Battle Area, từ được sử dụng cho những game như League of Legends, từ này được LoL đặt ra để tạo sự khác biệt với ARTS (Action Real Time Strategy) thường được gắn với các tựa game như DOTA, cụm từ MOBA đã dần dần thay thế ARTS.
MP, Mana Points: điểm năng lương.
MP5, Mana Regen: điểm năng lượng phục hồi mỗi 5 giây.
MPen, MrP, Magic Penetration: xuyên kháng phép.
MR, Magic Resist: chống lại phép.
MS, Movement Speed: tốc đô di chuyển.
Nerfed: khi nhà phát hành đưa ra sự thay đổi làm yếu đi các tướng để giúp game trở nên cân bằng hơn.
Noob: newbie, so sánh người mới tập chơi.
Offtank: Offensive Tank, là tanker được dự phòng nếu tanker chính không ở trên bản đồ, Offtank ngoài ra còn có khà năng gây sát thương khá tốt.
OOM, Out of mana: hết năng lượng/ mana.
OP, Overpowered: được người chơi sử dụng cho các vật phẩm hay tướng quá mạnh so với mặt bằng chung của game.
Ping: bấm báo động vào bản đồ nhỏ, thường ping xanh dương là chỉ đích đến/ tấn công, ping vàng là cẩn thận/ lùi lại.
Poke:một cách harrass/ quấy rối phổ biến khi sử dụng chiêu thức có phạm vi rộng để rỉa máu đối thủ, khiến đổi thủ mất màu và mình vẫn trong phạm vi an toàn.
Pushing: tấn công lane/ đường với mục tiêu quét sạch lính/ minions và tháp/ tower.
Re: trở lại, thường sử dụng cho đối thủ vừa xuất hiện lại sau khi miss.
River: sông cắt ngang map.
Scales: mức độ chiêu của bạn mạnh hơn nhờ vật phẩm mua.
Scaling: thường được sử dụng cho mức độ ảnh hưởng của Ngọc/ Runes.
Skill Shot: chiêu mà bạn phải nhắm bằng kỹ năng chơi của mình.
Tank: tướng được chơi để nhận phần lớn sát thương của đối thủ, là tướng phải sống dai, nhiều máu, giáp cao.
Team Fight: giáp chiến cả team 5vs5 trong trận đấu.
TP, Tele, Teleport: là phép bổ trợ giúp bạn dịch chuyển đến các mục tiêu (lính/ minion, tháp/ towers, mắt/ ward hay nấm của Teemo) bên phe mỉnh.
Sử dụng dịch chuyển lên lính.
Troll: người feed nhiều phá game, afk (thường là những ai không được chơi vị trí yếu thích rồi giận không chơi).
TT: Twisted Treeline, map 3vs3.
Ulti/ Ultimate: chiêu cuối, tuyệt chiêu phím R của các tướng.
UP, Underpowered: được người chơi sử dụng cho các vật phẩm hay tướng quá yếu so với mặt bằng chung của game.
Zone, Zoning: khu vực kiểm soát, chủ yếu xung quanh các tướng, NPCs và các tháp. Khu vực kiểm soát ảnh hưởng bởi vị trí, chiêu, phạm vi tấn công, … Zoning là sử dụng hiểu biết của bạn để có lợi thế trong việc gây rồi/push, …
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi làm quen với Liên Minh Huyền Thoại!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Để Đọc Bản Nhạc Cho Người Mới Chơi trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!