Đề Xuất 3/2023 # Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu # Top 6 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong đề đọc hiểu Ngữ văn có câu hỏi : Văn bản trên sử dụng phép liên kết nào ? Nhiều bạn học sinh chưa phân biệt được các phép liên kết trong văn bản.  Các em có thể tham khảo bảng sau:

Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước

Ví dụ: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.             Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” .                                   (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Các phép liên kết được sử dụng là: – Phép lặp: “Trường học của chúng ta” – Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó. “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Cách Liên Kết Đoạn Văn Trong Văn Bản

Khái niệm liên kết câu là gì?

Liên kết câu là sử dụng những từ như và, nếu, nhưng, hoặc… để liên kết các câu với nhau, giúp các câu gắn kết và mang một ý nghĩa thống nhất, không rời rạc.

Bất kỳ một câu có nghĩa nào cũng đều chứa các từ liên kết

Ví dụ: Hôm nay trời mưa nên Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình.

Từ liên kết được sử dụng là từ nên. Nếu không sử dụng từ liên kết này thì 2 câu Hôm nay trời mưa và Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình là 2 câu độc lập và không mang ý nghĩa gì.

Khái niệm liên kết đoạn trong văn bản

Tác dụng của liên kết đoạn trong văn bản

Nhờ vào sự liên kết giữa các đoạn với nhau sẽ tạo thành một bài văn hoàn chỉnh về mặt bố cục của văn bản. Các đoạn ngắn trở nên liền mạch về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.

Một bài văn cho dù có nhiều chữ, sử dụng đúng ngữ pháp, bố cục trong văn bản, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa… nhưng thiếu sự liên kết về nội dung và không liền mạch thì bài văn đó không mang nhiều ý nghĩa.

Giúp người đọc hiểu và cảm nhận toàn bộ bài văn mà tác giả đã viết.

Có thể mở rộng nội dung, nhân vật và câu chuyện khi sử dụng hợp lí các cách liên kết đoạn.

Cách liên kết đoạn trong văn bản

Để thực hiện đúng việc liên kết các đoạn văn ngắn trong văn bản chúng ta cần thực hiện theo cách sau:

Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết giúp thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn đó.

Sử dụng các phép liên kết là phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối.

Sử dụng các từ có chứng năng liên kết đoạn văn.

Sử dụng biện pháp quan hệ từ.

Ví dụ minh họa

Đoạn trích của nhà văn Lê Trí Viễn có đoạn:

“Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.”

Những từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên gồm: đó, này, ấy, vậy, thể.

Kết luận: Cách liên kết đoạn trong văn bản là việc bạn cần nắm vững để thực hiện các bài tập làm văn hiệu quả nhất.

Phân Biệt Các Phương Thức Biểu Đạt Trong Văn Bản

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc ) Ví dụ: ” Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.” Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép. +Có nhân vật : dì ghẻ, Tấm, Cám. +Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em +Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám +Có các câu trần thuật

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….) Ví dụ: ” Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát“ ( Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy) Đoạn văn trên tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng.

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết. Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó. Ví dụ:Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan. Hoa lan đã được người phương Đông tôn là ” loài hoa vương giả ” (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là ” nữ hoàng của các loài hoa “ Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục …. ( Trích trong SGK Ngữ văn lớp 10 ) Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.

6. Hành chính công vụ :

Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

Liên Kết Câu Và Liên Kết Đoạn Văn

Mục đích của bài học giúp học sinh nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn.

I. Khái niệm liên kết

Văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Những sợi dây liên hệ đó kéo dài từ câu nọ sang câu kia tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại. Mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản như thế gọi là tính liên kết của nó. Liên kết là quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau.

II. Một số biện pháp liên kết chủ yếu

Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chủ yếu sau:

Phép lặp từ ngữ: là việc lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.

(Nguyễn Thị Ngọc Tú, Buổi sáng)

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ỏ câu trước.

Ví dụ: Phép đồng nghĩa:

Nó (ngôn ngữ) là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt; câu mà Lê-nin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

Ví dụ: Phép trái nghĩa:

Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường.

(Nam Cao, Đôi mắt)

Ví dụ: Phép liên tưởng:

Mưa vẫn ồ ạt như vỡ bờ đập. Anh chớp loé lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây.

(Nguyễn Kiên, Anh Keng)

Người ta không dắt Nghiêu về đơn vị mà dẫn anh đến trạm xá y sĩ Hoàng xem xét vết thương kĩ lưỡng.

(Nguyễn Trung Thành,

Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc)

Phép thế: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Chín giờ có chuyên tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

+ Nước ta là một nước văn hiến – Ai củng bảọ thế.

(Nguyễn Công Hoan, Công dụng của cái miệng)

Phép nối: là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

+ Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh, vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Muỗm lốc nhốc chạy ra,

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

+ Cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi, cho nên người cách mạng củng phải tiến lên mãi.

(Hồ Chí Minh, Đạo đức cách mạng)

1. Đoạn văn dẫn trong SGK, trang 42, 43 bàn về vấn đề: cách thức người nghệ sĩ phản ánh thực tại.

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là:

Câu (1): Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật lấy từ cuộc sống.

Câu (2): Nghệ sĩ luôn tạo ra cái mới trong những sáng tác của mình.

Câu (3): Những cách thức khác nhau để thể hiện sự đóng góp đó.

Sự sắp xếp trình tự giữa các câu là hợp lí. Câu (1) nêu lên một nguyên lí chung; câu (2) mở rộng vấn đề; câu (3) khẳng định vấn đề và nêu lên đề tài của cả đoạn.

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được người viết thể hiện bằng các biện pháp sau:

Phép nối: Quan hệ từ nhưng nối câu (1) vối câu (2).

Phép thế: Từ anh ở câu (3) thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu (2) và có tác dụng nối câu (2) và câu (3).

Phép lặp: Từ tác phẩm ở câu (1) được lặp lại ở câu (3) và liên kết hai câu này với nhau.

Phép liên tưởng: Từ tác phẩm cùng trường nghĩa với từ nghệ sĩ.

Phép đồng nghĩa: Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại.

Bài tập này yêu cầu các em phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 44.

Chủ đề của đoạn văn: Cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục.

Đoạn văn được sắp xếp theo một trật tự hợp lí và chặt chẽ. Trước tiên người viết trình bày điểm mạnh của người Việt Nam.

Câu (1) nêu lên điểm mạnh. Câu (2) đánh giá lợi ích của điểm mạnh đó trong xã hội ngày mai. Câu (3) có nhiệm vụ chuyển ý. Câu (4) trình bày những điểm yếu của người Việt Nam. Câu (5) đặt ra yêu cầu cần khắc phục những tồn tại để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.

Trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp là hợp lí. Những cái mạnh ấy là gì Lợi thế của những cái mạnh ấy khi vào tương lai. (Câu 1 + câu 2)

2. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:

+ Từ ấy ở câu (2) thay thế cho sự thông minh nhạy bén với cái mới nối ở câu (1).

+ Từ ấy ở câu (4) thay thế cho không ít cái yếu ở câu (3).

+ Từ này ở câu (5) thay thế cho kiến thức và khả năng thực hành và sáng tạo ở câu (4).

+ Cụm từ cái mạnh ở câu (1) được lặp lại ở câu (3).

+ Từ thông minh ở câu (1) được lặp lại ở câu (5).

+ Từ lỗ hổng ở câu (4) được lặp lại ở câu (5).

Phép đồng nghĩa: Từ kiến thức ở câu (3) đồng nghĩa với từ tri thức ở câu (5).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!