Cập nhật nội dung chi tiết về Cải Cách Hành Chính: Về Khái Niệm Thẩm Quyền mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I.ý nghĩa khái niệm và tình hình nghiên cứu ∗
Bài viết này là tiếp tục làm rõ khái niệm “phân cấp quản lý” trong bài “Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa trung − ơng v μ địa ph ư ơng” của tác giả, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7/2005. Bởi vì, bên cạnh việc phân chia địa giới hành chính – lãnh thổ (chia thành “cấp” ) thì, nội dung còn lại của việc phân cấp quản lý thực chất chủ yếu là phân định thẩm quyền cho các cấp. Cũng vì lẽ đó mà các định nghĩa hay giải thích về khái niệm “phân cấp quản lý” ở nước ta mà tác giả đã dẫn trong bài trên trực tiếp hay gián tiếp đều nói về sự phân định thẩm quyền, hay phân giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Nhưng đáng tiếc là khái niệm thẩm quyền được thể hiện dưới những công thức chưa chính xác. Phân định rạch ròi ranh giới thẩm quyền, không trùng lắp: Để bộ máy nhà nước hoạt động chính xác, nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả, nhà nước tiến hành “phân công lao động” giữa các bộ phận của bộ máy, nghĩa là phân định thẩm quyền. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước bắt nguồn/phái sinh từ thẩm quyền của nhà nước, nên thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước không bao giờ được lớn hơn thẩm quyền của nhà nước. “Sự phân công lao động” trong bộ máy công quyền phải thoả mãn yêu cầu sao cho mỗi cơ quan, mỗi nhà chức trách có một khối lượng “công việc nh à n ư ớc” hợp lý tương xứng với vị trí và khả năng của chủ thể đó, sao cho không có công việc nhà nước quan trọng đáng kể nào bị bỏ sót và không có công việc nào bị giao chồng chéo, trùng lắp. V.I. Lênin đã từng viết: “Nguyên tắc quản lý cơ bản, theo tinh thần của tất cả các nghị quyết của Đảng Cộng sản Nga v à các cơ quan Xô Viết trung ư ơng l à , một ng ư ời nhất định ho à n to à n chịu trách nhiệm về việc thực hiện một công việc nhất định” . 1 “Thẩm quyền” là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa học pháp lý. Có thể nói, không có thuật ngữ nào được sử dụng phổ biến trong pháp luật như thuật ngữ “thẩm quyền” . Trong pháp luật nước ngoài, chúng ta còn thường gặp thuật ngữ thẩm quyền ngay trong tên các văn bản pháp luật, nhất là về tổ chức bộ máy nhà nước, bởi vì nội dung các văn bản đó thực chất là các quy định về thẩm quyền . 2 Tuy vậy, ngay trong văn bản pháp luật nước ngoài, thường cũng không có định nghĩa khái niệm thẩm quyền, mặc dù thực chất vấn đề là quy định về thẩm quyền . 3 ở nước ta cũng có tình trạng đó. Có lẽ một phần do sự phức tạp của khái niệm này nên khó đưa ra một định nghĩa đầy đủ về nó, tuy các quy định về thẩm quyền chiếm tỉ trọng lớn trong hệ thống văn bản pháp luật và có vị trí đặc biệt quan trọng. Là khái niệm quan trọng và rất phổ biến, nhưng kể từ những năm 80 đến nay – những năm nền khoa học pháp lý mới của Việt Nam mới bắt đầu hình thành và phát triển, và cả thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hơn mười năm trở lại đây, chưa có bài viết nào riêng về khái niệm “thẩm quyền ”, dù dưới dạng đơn giản nhất. Trên cơ sở thống nhất với nhận định chung rằng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cũng như cải cách hành chính nói chung, phân cấp quản lý nói riêng, tuy đã có những thành tựu đáng kể, nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, phải kể đến một nguyên nhân quan trọng hàng đầu là nhận thức lý luận chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ . 4 Việc nghiên cứu các khái niệm cơ bản đối với nhận thức luận là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa nền tảng. Tại đây, cần nhớ lại lời của V.I. Lênin, rằng: “ng ư ời n à o bắt tay v à o những vấn đề riêng tr ư ớc khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi b ư ớc đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. M à mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng tr ư ờng hợp riêng, thì có nghĩa l à đ ư a chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất v à mất hẳn tính nguyên tắc” . Trong khoa 5 học pháp lý càng thấy rõ sự thiếu hụt những nghiên cứu cơ bản, hay những giới thiệu nghiêm túc các khái niệm cơ bản, nền tảng đã được khoa học pháp lý thế giới nghiên cứu kỹ lưỡng từ rất lâu và cập nhật vào thực tiễn khoa học pháp lý và quản lý nước nhà, trong đó có khái niệm “thẩm quyền” . Nhiều bất cập trong các quy định pháp luật về thẩm quyền nói chung và về phân cấp quản lý nói riêng, có nhiều nguyên nhân, nhưng có khi chỉ do một nguyên nhân đơn giản là không nắm vững khái niệm thẩm quyền và phương pháp phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước. Với mong muốn góp phần bù đắp sự thiếu hụt nói trên, bài viết này bằng phân tích tổng quan nhằm cung cấp một đôi nét lý luận cơ bản về khái niệm “thẩm quyền” mà khoa học pháp lý nước ngoài đã đúc kết (ý nghĩa, định nghĩa, các quan điểm và phân biệt khái niệm thẩm quyền với một số khái niệm gần gũi hay nhầm lẫn) và liên hệ vào khoa học và thực tiễn pháp lý nước nhà.
III. Định nghĩa khái niệm
Tóm lại như trên đã phân tích, các yếu tố như: nhiệm vụ, chức năng, vấn đề cần giải quyết, khách thể v à đối t ư ợng tác động, trách nhiệm, quyền v à nghĩa vụ, địa vị pháp lý, năng lực pháp luật, hình thức v à ph ư ơng pháp hoạt động, có quan hệ qua lại rất chặt chẽ theo những mức độ khác nhau với thẩm quyền. Song cần phải phân biệt chúng với nhau, không thể lẫn lộn. 18 Ví dụ xem: Tr † ờng Hành chính quốc gia, sách đã dẫn, 1991, tr.89 và Học viện Hành chính quốc gia, sách đã dẫn, 1999, tr.103. Quan điểm của B.M. Lazarép cho phép khắc phục được những lẫn lộn trên, theo đó, thẩm quyền là một hiện tượng nhà nước – quyền lực và pháp lý phức tạp có nội dung chức năng và vỏ bọc pháp lý, là một hệ thống (chứ không phải là một tập hợp giản đơn) các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm lớn sau đây: Một l à , các quyền v à nghĩa vụ để thực hiện các chức năng nhất định m à cơ quan nh à n ư ớc đ ư ợc trao để giải quyết những vấn đề, quản lý những đối t ư ợng/khách thể nhất định trong những lĩnh vực nhất định của đời sống nhằm đạt những nhiệm vụ nhất định. Đây là nhóm các quyền v à nghĩa vụ chung. Các chức năng có thể là rất chung như lập pháp, hành pháp, tư pháp; hoặc cụ thể hơn như các chức năng chung của quản lý: thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin; dự báo; kế hoạch hóa; tổ chức; lãnh đạo; điều chỉnh; điều hành tác nghiệp; điều hoà – phối hợp; thống kê; kiểm tra… Các chức năng chung còn được phân hoá cụ thể hơn nữa. Các quyền v à nghĩa vụ chung xác định hành lang hoạt động chung, cái mà hoạt động nhà nước hướng tới (vấn đề, đối tượng/khách thể, lĩnh vực) và đích cần đi đến (nhiệm vụ). Hai l à , các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền v à nghĩa vụ chung nói trên (l à quyền thực hiện các hình thức hoạt động cụ thể nh ư ban h à nh hay tham gia v à o việc ban h à nh quyết định, quyền đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định, quyền áp dụng các biện pháp c ư ỡng chế,…). Các quyền hạn cụ thể là công cụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ (chung) ở nhóm một. Nhờ các quyền hạn cụ thể mà các quyền và nghĩa vụ chung mới có tính hiện thực. Ví dụ, các quyền hạn cụ thể như quyền ra quyết định xử phạt hành chính, quyết định kỷ luật hay quyết định bồi thường thiệt hại vật chất thường được quy định với cơ cấu hợp lý kèm theo quyền thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát. Có như vậy chức năng này mới có hiệu lực. Do tính phức tạp, nội dung phong phú và tầm quan trọng của khái niệm này, chúng tôi xin dành bài kế tiếp để làm rõ các khía cạnh khác của khái niệm như các yếu tố cấu thành, tính hệ thống, phương pháp phân định thẩm quyền và những liên hệ với thực tiễn pháp lý nước ta./.
Khái Niệm Cải Cách Và Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
– Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,…
– Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
– Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.
Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,… Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam , bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới.
Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Cải Cách Bộ Máy Hành Chính, Nội Dung Quan Trọng Của Cải Cách Hành Chính
Để xác định được nội dung đổi mới tổ chức cùa bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì trước hết chúng ta phải tiến hành cài cách nền hành chính quốc gia.
Cải cách bộ máy hành chính là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia. Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được một sô thành tựu đáng kế như bước đầu đã có sự phân biệt giữa quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh; cái cách một bước thể chế hành chính và thú tục hành chính; đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước khác; cơ cấu bộ máy hành chính bước đầu tinh giảm trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan hành chính nhà nước có thấm quyền chuyên môn ở trung ương…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì bộ máy hành chính nhà nước ta vẫn còn một số những nhược điểm, cụ thể là:
– Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính;
Tình trạng tham nhũng vẫn còn tổn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, cồng chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sơ. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước;
– Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thực sự chưa quán triệt một cách triệt để nguvên tắc tập trung dàn chủ trong quản lí nhà nước;
– Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỉ cương trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có chiều hướng gia tăng.
Để khắc phục tình trạng này chúng ta phải xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, có đủ nâng lực, sử dụng đúng quyên lực và từng bước hiện đại hoá để quản lí nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.
Mặt khác, thực tiẽn quản lí nhà nước có nhiều thay đổi, chịu tác động của quy luật phát tricn của xã hội, tác dộng của nổn kinh tê thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thực trạng này hơn lúc nào hết yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước cho phù hợp với xu thế mới là tất yếu khách quan.
Mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính nhà nước ta hiện nay là hướng tới xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, tổ chức hợp lí, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hoạt động liên tục có kỷ cương trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; một bộ máy hành chính nhà nước hướng vào phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của dân, phát huy hợp lí và hiệu quả sức dân, đảm bảo công bằng và văn minh với mỗi người dân ở mọi vùng đất nước.
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm:
– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trên cơ sở bảo đám quvền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phân nhiệm một cách hợp lí giữa ba quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó đặc biệt chú ý quyền hành pháp;
– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;
– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong xu thế hội nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Thể chế hoá kịp thòi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành các quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể;
– Luôn xuất phát từ lợi ích của dân, đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng của dán. Đảm bảo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”;
– Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
– Phân biệt rõ hơn chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh;
– Đảm bảo quản lí hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ;
– Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, của trung ương và dịa phương.
Phương hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới:
– Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:, từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử;
– Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lí, chạt chẽ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Giám đến mức tháp nhất sô lượng các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyên chuyên môn:
– Ổn định địa vị hành chính, thiết lập các căn cứ phân tách phù hợp được các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có thể chủ động trong quản lí nhà nước;
– Xác định địa vị pháp lí hành chính của uỷ ban nhân dân xã theo hướng tăng quvền tự quản đối với các hoạt động quán lí dân cư ớ địa phương, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; quan lí hoạt động kinh tế chủ yếu là quán lí đất đai: quản lí dân cư; quán lí trật tự trị an; tổ chức đời sổng dân cư và cung cấp các dich vu công cho địa bàn dân cư;
– Đổi mới hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ tuyến dụng những công dân có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức vào ngạch công chức, viên chức nhà nước. Xác lập quy chế công việc phù hợp, hiện đại nhằm thiết lập trật tự, kỉ cương, kỉ luật chặt chẽ đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Tổ bộ môn Luật Hành chính – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế – Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest .
Cải Cách Thể Chế Hành Chính Hiện Nay
Cải cách thể chế hành chính hiện nay
Luật sư Võ Thành Vị, Đoàn Luật sư TPHCM
(TBKTSG) – Quản lý nền hành chính cần phải thực hiện ba lĩnh vực: phải có thể chế hành chính đáp ứng được các yêu cầu quản lý xã hội; phải có bộ máy hành chính tổ chức và hoạt động hiệu quả; phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp tận tâm phục vụ nhân dân. Trong những năm qua, ba lĩnh vực này đã được cải cách nhưng chưa đồng bộ. Tôi xin góp ý kiến về cải cách thể chế hành chính.
Thể chế hành chính không thể đứng yên mà phải được cải cách một cách biện chứng với các điều kiện kinh tế – xã hội, vốn vận động và phát triển không ngừng.
Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nước ta còn thiếu không ít luật và chậm có các văn bản dưới luật quy định chi tiết việc thi hành các luật. Các văn bản dưới luật chưa quy định chi tiết thì luật chưa đi vào cuộc sống. Giữa pháp luật và pháp chế còn có một khoảng cách. Pháp luật quy định “khả năng” của công dân, tổ chức khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì có quyền áp dụng pháp luật. Quy định pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế, thể hiện thông qua các hoạt động của các cơ quan nhà nước mới hình thành phương thức quản lý nhà nước.
Việc một văn bản quy phạm pháp luật bị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đan xen với nhiều văn bản khác, với nhiều ngành luật khác nhau đã làm cho việc áp dụng khó khăn, phức tạp. Muốn thực hiện một thủ tục hành chính phải tra cứu nhiều văn bản mới tìm ra được cách giải quyết đúng pháp luật. Công dân bình thường không thể thực hiện được việc mà mình có nhu cầu.
Để việc thực hiện pháp luật được thông suốt, cần phải tiến hành biên tập các nghị định sửa đổi, bổ sung hợp nhất thành một nghị định hợp nhất. Khi biên tập lại, kết hợp rà soát bãi bỏ những quy định không còn phù hợp và bổ sung điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh thành một nghị định hợp nhất thay thế các nghị định được ban hành trong cùng một phạm vi điều chỉnh. Các vụ việc trước nghị định hợp nhất này được giải quyết theo quy định của các văn bản pháp luật tại thời điểm phát sinh sự kiện pháp lý. Các thông tư, thông tư liên ngành của các bộ cũng cần được biên tập lại để hướng dẫn thi hành các nghị định đã được hợp nhất nêu trên.
Khi áp dụng pháp luật, Nhà nước và công dân chủ yếu nghiên cứu ba văn bản pháp luật: luật, nghị định, thông tư đã được hợp nhất.
Để các quy định của các thông tư phù hợp với các điều kiện cụ thể của các địa phương, trước khi ban hành, các bộ phải phối hợp và thống nhất với các địa phương quy định chi tiết các điều kiện cụ thể và thủ tục hành chính thi hành để pháp luật đi vào đời sống xã hội theo từng vùng: đô thị, nông thôn, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa… (áp dụng phương thức như khi Chính phủ tăng lương tối thiểu – theo từng vùng). Cần áp dụng chế độ phân cấp quản lý đối với các đô thị, để các nơi này có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương.
Ví dụ, UBND TPHCM nên xem xét thực hiện biên tập hợp nhất các quyết định của UBND thành phố theo từng lĩnh vực quản lý, như đất đai, nhà ở, xây dựng, đầu tư, kinh doanh thương mại, thuế vụ… Trong quá trình biên tập, kết hợp rà soát bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay.
Cải cách này để cho các quy định của pháp luật được thông suốt và các thủ tục hành chính được công khai, dễ thi hành.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cải Cách Hành Chính: Về Khái Niệm Thẩm Quyền trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!