Cập nhật nội dung chi tiết về Cấp Giấy Phép Cho Nhà Thầu Nước Ngoài mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật xây dựng 2014;
Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Điều kiện nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng
Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo mẫu tại phụ lục III Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.
Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
Các giấy tờ, tài liệu khác nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (Cục hoạt động xây dựng): cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên;
Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo thẩm quyền.
Hình thức nộp hồ sơ: Nhà thầu có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua một trong các hình thức sau:
Trực tiếp tại cơ quan nhà nước;
Qua dịch vụ bưu chính;
Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép (nếu có);
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
Chú ý khi cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện;
Sau khi được Cấp giấy phép hoạt động xây dựng, Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký thông tin của Văn phòng điều hành và người đại diện thực hiện hợp đồng;
Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký sử dụng con dấu của văn phòng điều hành công trình tại Cơ quan công an theo thẩm quyền của Cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu. Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lại con dấu cho cơ quan cấp;
Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;
Nhà thầu nước ngoài phải thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;
Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài cần tuân thủ các nghĩa vụ khác theo quy định tại điều 107 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Quy định về báo cáo: Chậm nhất vào ngày 16 tháng 12 hằng năm, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án về tình hình thực hiện hợp đồng.
Một số câu hỏi của nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài gồm những đối tượng nào?
Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Nhà thầu nước ngoài là những nhà thầu nào trong dự án tại Việt Nam?
Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện các hoạt động xây dựng nào?
Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Thực hiện thủ tục xin Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài;
Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam.
Các nhà thầu nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý để hoạt động được nhanh chóng, an toàn và hợp pháp.
Nhà Thầu Nước Ngoài – Vision &Amp; Associates
Thương nhân nước ngoài có thể tham gia đấu thầu để thực hiện các dự án và các công việc kinh doanh khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thầu nước ngoài thường gặp khó khăn khi đấu thầu tại Việt Nam vì vẫn thiếu các quy định chung về vấn đề này.
Văn bản Pháp luật
Yêu cầu
Để trở thành một nhà thầu hoặc nhà thầu phụ xây dựng tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp;
Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư và có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng trong trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam; và
Phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.
Đề nghị Cấp phép
Để xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép tới cơ quan cấp phép (Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ XD hoặc Sở Xây dựng nơi có dự án).
Mỗi bộ hồ sơ đối với nhà thầu nước ngoài là tổ chức bao gồm các tài liệu sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng tiếng Việt theo mẫu;
Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;
Bản sao được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự) hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
Bản sao được dịch ra tiếng Việt và chứng thực hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện; hoặc hợp đồng với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ;
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu theo mẫu; và
Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nếu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu phát sinh trong cùng năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu nêu tại các khoản (iii) và (iv).
Mỗi bộ hồ sơ đối với nhà thầu nước ngoài là cá nhân bao gồm các tài liệu sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng tiếng Việt theo mẫu;
Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;
Bản sao được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự) hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) Giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp; và bản sao được dịch ra tiếng Việt và chứng thực hộ chiếu; và
Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nếu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu phát sinh trong cùng năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu nêu tại khoản (iii).
Phụ thuộc vào tính chất và quy mô dự án đấu thầu, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ XD hoặc Sở XD tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sẽ cấp giấy phép hoạt động xây dựng trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
Nhà thầu có trách nhiệm nộp lệ phí 2.000.000 Đồng Việt Nam khi nhận giấy phép.
Các Hoạt động Được phép Thực hiện
Sau khi được cấp giấy phép, nhà thầu xây dựng nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
Đăng ký và hủy mẫu con dấu của Văn phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố nơi có công trình xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong các công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu. Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp con dấu cho cơ quan đã cấp dấu đó;
Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;
Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động;
Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng;
Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;
Gửi báo cáo định kỳ theo mẫu về tình hình thực hiện hợp đồng (trước ngày 10 tháng 12 hàng năm) tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án; và
Thuế
Cách Tính Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài Mới Nhất Theo Tt 103
Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất
Khi nào phải nộp thuế nhà thầu nước ngoài? Các trường hợp chịu thuế nhà thầu? Hướng dẫn cách tính thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất theo Thông tư 103/2014/TT-BTC chi tiết các trường hợp.
Theo điều 1 và điều 6 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định các trường hợp phải nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:
1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.
Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
– Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
– Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
– Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm). “Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), tín phiếu kho bạc; thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi. Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng.
– Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
– Doanh thu tính thuế GTGT là do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).a.1) Trường hợp theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp
Xác định doanh thu tính thuế GTGT một số trường hợp cụ thể như sau: thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Ví dụ 11: – Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau:
Xác định doanh thu tính thuế GTGT:
a.2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục cho nhà thầu phụ được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài.Ví dụ: – Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm… phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau: Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD – 1 triệu USD = 9 triệu USD Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm…
a.3) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng thầu, hợp đồng thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay.
a.4) Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
a.5) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
a.6) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ : Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau: + Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT; + Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
Ví dụ: Công ty B (Công ty Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Để thực hiện dịch vụ này, Công ty B thanh toán (chia cước) cho Công ty C ở nước ngoài một khoản tiền là x USD. Thuế GTGT của Công ty C được xác định như sau: + Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được không thuộc doanh thu tính thuế GTGT; + Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được thuộc doanh thu tính thuế GTGT; Công ty B có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế GTGT trên số tiền x thanh toán cho Công ty C.
– Xác định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài H của Hàn Quốc không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thực hiện hợp đồng ký với doanh nghiệp B ở Việt Nam về việc cung cấp dây chuyền máy móc, thiết bị kèm theo dịch vụ lắp đặt, vận hành, chạy thử với giá trị là 10.000.000 USD. Tại hợp đồng không tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ lắp đặt, vận hành chạy thử thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì Nhà thầu nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc thuộc diện không chịu thuế GTGT; đối với từng phần giá trị công việc còn lại theo hợp đồng thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 3% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng (bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị nhập khẩu). Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT).
Trường hợp 1: Hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh như sau: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD. Trong đó: Giá trị máy móc, thiết bị thuộc diện chịu thuế GTGT: 30 triệu USD. Giá trị máy móc, thiết bị không thuộc diện chịu thuế GTGT: 15 triệu USD. Giá trị dịch vụ bảo hành đi kèm máy móc, thiết bị: 5 triệu USD + Giá trị dịch vụ thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD. + Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD. + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD. + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Khi nhập khẩu, giá trị máy móc thiết bị đã được nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu 30 triệu USD; Giá trị máy móc, thiết bị không thuộc diện chịu thuế GTGT 15 triệu USD.
Nghĩa vụ thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A đối với giá trị hợp đồng ký với Bên Việt Nam chỉ tính trên giá trị dịch vụ và giá trị xây dựng lắp đặt. Trong đó: giá trị dịch vụ (dịch vụ bảo hành, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử) là 15 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành dịch vụ là 5%; giá trị xây dựng, lắp đặt là 15 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là 3% (không tính thuế GTGT trên giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu).
Trường hợp 2: Hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh, chỉ quy định giá trị Hợp đồng bao gồm máy móc, thiết bị, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử; nếu không có đủ chứng từ để chứng minh giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì nghĩa vụ thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A đối với giá trị hợp đồng ký với Bên Việt Nam được tính trên toàn bộ giá trị Hợp đồng nhà thầu là 75 triệu USD và áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT là 3%.
Trường hợp 3: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 5%.
b.2) Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ thực hiện tại Việt Nam
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). – Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp . Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN một số trường hợp cụ thể:
b.1) Trường hợp, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Ví dụ 18: – Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
b.2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài.
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm… phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng. Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau: Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD – 1 triệu USD = 8 triệu USD Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm…
b.3) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế TNDN thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay.
b.4) Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
b.5) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
Ví dụ: Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hóa là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD; đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD. Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau: Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
b.6) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hóa đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hóa giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ: Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển… Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD. Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X. Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau: Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
b.7) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
b.8) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
b.9) Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau: – Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hoàn cho khách hàng theo thỏa thuận). – Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được.
b.10) Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau: Đối với chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.
b.11) Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
3. Thuế TNDN đối với khoản tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng đối với trường hợp khoản thu bồi thường lớn hơn giá trị thiệt hại, có thu nhập chịu thuế:Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
c.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Đối với khoản thu nhập từ tiền bồi thường thiệt hại thu được, nhà thầu nước ngoài được lựa chọn khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế hoặc trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí với thuế suất là thuế suất phổ thông. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để cung cấp 1 dây chuyền máy móc, thiết bị với giá trị là 70 triệu USD. Giá trị hợp đồng bao gồm: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 60 triệu USD + Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại; đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ.
Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì từng phần giá trị công việc theo hợp đồng được áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT, nhưng đã bao gồm thuế TNDN).
Trường hợp 1: Hợp đồng nhà thầu tách riêng từng hoạt động kinh doanh như sau: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD. Trong đó: Giá trị máy móc, thiết bị: 45 triệu USD Giá trị dịch vụ bảo hành đi kèm máy móc, thiết bị: 5 triệu USD + Giá trị dịch vụ thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD. + Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, hoạt động xây dựng lắp đặt: 15 triệu USD. + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD. + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Tỷ lệ % thuế TNDN được áp dụng như sau: đối với giá trị máy móc thiết bị 45 triệu USD: 1%; đối với giá trị hoạt động xây dựng, lắp đặt 15 triệu USD: 2%; đối với giá trị các dịch vụ còn lại (dịch vụ bảo hành, thiết kế, dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt, dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử) 15 triệu USD: 5%.
Trường hợp 2: Hợp đồng nhà thầu không tách riêng từng hoạt động kinh doanh thì tỷ lệ % thuế TNDN đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 2%.
Trường hợp 3: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN là 5%.
c.2) Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có thực hiện tại Việt Nam, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế
Theo hướng dẫn trên, “doanh thu tính thuế GTGT là do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp…”
Theo hướng dẫn tại Ví dụ số 11, điểm b.1 Khoản 1 Điều 12 Thông tư 103/2014/TT-BTC khi quy đổi (gross-up) ra doanh thu có thuế GTGT, khoản doanh thu đó phải đảm bảo đã có thuế TNDN.
Như vậy, trước khi gross-up doanh thu tính thuế GTGT, bạn cần gross-up phần doanh thu tính thuế TNDN trước:
Doanh thu tính thuế TNDN = 5.000 USD / (1 – 5%) = 5.263,16 USD
Doanh thu tính thuế GTGT = 5.263,16 USD / (1 – 5%) = 5.540,17 USD
Số thuế GTGT phải nộp = 5.540,17 USD x 5% = 277,01 USD
Một cách tổng quát, khi tính số thuế GTGT phải nộp đối với giá NET của hợp đồng, vận dụng công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Giá NET hợp đồng / (1 – Thuế suất TNDN) / (1 – Thuế suất GTGT) x Thuế suất GTGT
Theo hướng dẫn trên “doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu …”
Căn cứ Ví dụ số 18 tại điểm b.1 Khoản 1 Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC, khi gross-up doanh thu tính thuế TNDN, chỉ cần gross-up theo thuế suất TNDN. Cụ thể:
Doanh thu tính thuế TNDN = 5.000 USD / (1 – 5%) = 5.263,16 USDHệ số gross-up: (1 – Thuế suất TNDN) x (1 – Thuế suất GTGT)
Số thuế nhà thầu phải nộp = (Giá NET / Hệ số gross-up) – Giá NET
Số thuế TNDN phải nộp: 5.263,16 USD x 5% = 263.16 USD
Một cách tổng quát, khi tính số thuế TNDN phải nộp đối với giá NET của hợp đồng, vận dụng công thức sau:
Số thuế TNDN phải nộp = Giá NET hợp đồng / (1 – Thuế suất TNDN) x Thuế suất TNDN
3. Số thuế nhà thầu phải nộp:
Số thuế nhà thầu phải nộp là tổng của 2 loại thuế GTGT và thuế TNDN đã tính ở hai bước trên. Cụ thể:
Số thuế nhà thầu phải nộp = thuế GTGT + thuế TNDN = 277,01 USD + 263,16 USD = 540,17 USD
Theo Công văn 7565/CT-TTHT ngày 10/8/2017 của Cục Thuế TP. HCM về thuế nhà thầu:
Văn bản hướng dẫn tính thuế nhà thầu đối với phí sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp và phí đường truyền. Theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC, trường hợp Công ty ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài để được cung cấp dịch vụ đường truyền và sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp, mức phí tính trên số lượng người sử dụng thì trước khi thanh toán, Công ty phải khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu. Mức thuế nhà thầu tương ứng với từng dịch vụ như sau (Điều 12, 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC ):
– Phí sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp, phí sử dụng mail của tập đoàn: chỉ khấu trừ
Theo Công văn 3428/TCT-CS ngày 7/9/2018 của Tổng cục Thuế:
– Trường hợp Bên bán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu trước khi thanh toán phí dịch vụ. thì khoản phí dịch vụ nhận thanh toán từ bên bán ở nước ngoài không phải chịu thuế nhà thầu. tổ chức nước ngoài làm trung gian thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam thì khoản phí được hưởng
Cụ thể như sau:
“Theo trình bày tại công văn số 6228/CT-TTHT nêu trên của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh; công văn số 37/2018/CV/TCKT ngày 6/3/2018 và công văn số 176/2018/CV/M.Service ngày 21/8/2018 của Công ty thì: Công ty được Ngân hàng nhà nước cấp phép thực hiện chức năng làm trung gian thanh toán như ví điện tử, cổng thanh toán điện tử và hỗ trợ thu hộ chi hộ. Công ty có ký hợp đồng dịch vụ trung gian thanh toán qua ví điện tử MOMO với Công ty ADYEN B.V có trụ sở tại Hà Lan và có chức năng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại nước ngoài. Công ty ADYEN B.V có trách nhiệm liên kết với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử MOMO của Công ty và cập nhật danh sách cho Công ty. Dịch vụ làm trung gian thanh toán của Công ty phát sinh trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. – Dịch vụ trung gian thanh toán theo hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ – Tuy nhiên, trường hợp tổ chức nước ngoài làm trung gian thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa
Quy trình thanh toán: – Bên mua trả tiền mua hàng hóa dịch vụ thông qua ví điện tử MoMo của Công ty, sau đó Công ty chuyển trả tiền cho bên bán và thu phí xử lý giao dịch của bên bán theo tỷ lệ % trên số tiền chuyển trả cho bên bán. Đồng thời bên bán chuyển trả phí xử lý giao dịch cho Công ty ADYEN B.V theo thỏa thuận giữa bên bán và Công ty ADYEN B.V.
Trường hợp 2. – Dịch vụ trung gian thanh toán theo hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa
Quy trình thanh toán: – Bên mua trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ thông qua ví điện tử MoMo của Công ty, sau đó Công ty chuyển trả tiền cho Công ty ADYEN B.V để Công ty ADYEN B.V chuyển trả tiền cho bên bán tại nước ngoài. Bên bán chuyển trả phí xử lý giao dịch cho Công ty ADYEN B.V theo thỏa thuận giữa bên bán và Công ty ADYEN B.V. Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, Công ty ADYEN B.V chuyền trả phí giao dịch cho Công ty. Phí giao dịch này được tính theo tỷlệ % trên số tiền hàng hóa, dịch vụ tích lũy hàng tháng mà Công ty chuyển trả cho Công ty ADYEN B.V.
Căn cứ quy định trên, việc khai, nộp thuế nhà thầu đối với các giao dịch nêu trên được thực hiện như sau:
1. Nghĩa vụ thuế đối với Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến.
Công ty có trách nhiệm khai, nộp thuế đối với khoản doanh thu là phí xử lý giao dịch mà Công ty thu được từ nhà cung cấp Việt Nam hoặc từ Công ty ADYEN B.V chi trả khi làm trung gian thanh toán. Đồng thời, Công ty có trách nhiệm cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong việc tổ chức thu thuế nhà thầu của bên nước ngoài khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
2. Nghĩa vụ thuế nhà thau đối với Công ty ADYEN B.V.:
Đối với Trường hợp 1: Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam trả phí xử lý giao dịch cho Công ty ADYEN B.V tại Hà Lan thì thu nhập từ phí xử lý giao dịch của Công ty ADYEN B.V thuộc đối tượng . Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, khai, nộp thuế nhà thầu thay cho Công ty ADYEN B.V khi thanh toán tiền phí xử lý giao dịch cho Công ty ADYEN B.V theo quy định.
Đối với Trường hợp 2: Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài trả phí xử lý giao dịch cho Công ty ADYEN B.V tại Hà Lan thì
3. Nghĩa vụ thuế nhà thầu đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua Việt nam và bên bán tại nước ngoài.
Trường hợp bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ là nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì (là Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh) có trách nhiệm khấu trừ, khai, nộp thuế nhà thầu (nếu có) thay cho bên nước ngoài trước khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho bên nước ngoài thông qua Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến.
Đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến và căn cứ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thực tế giữa bên mua Việt nam và bên bán tại nước ngoài để tổ chức thu và hướng dẫn các đơn vị khai, nộp thuế nhà thầu theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.”
Theo Công văn 6600/CT-TTHT ngày 06/7/2018 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh
“Trường hợp Công ty theo trình bày là tổ chức nước ngoài (quốc tịch Đài Loan) ký hợp đồng mua hàng với doanh nghiệp tại Việt Nam (Công ty TNHH Thuận Phúc Đạt – viết tắt TPĐ) để xuất khẩu. Theo trình bày, trong quá trình thực hiện TPĐ không hoàn thành hợp đồng và phải bồi thường một khoản tiền cho Công ty theo phán quyết trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (TPĐ đã chi trả tiền bồi thường cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị đại diện ủy quyền Công ty đến nhận tiền bồi thường do không có tài khoản ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước) thì nghĩa vụ thuế được xác định như sau:
– Thuế GTGT:
Thủ Tục Cấp Giấy Phép Bán Lẻ Rượu
Rượu là loại hàng hóa phổ biến và được tiêu thụ lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Tuy nhiên, để hạn chế mức độ nguy hiểm của loại sản phẩm này, cũng như để Nhà nước quản lý được tốt nhất các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh rượu trên thị trường thì các cá nhân, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty luật Việt An xin tư vấn trình tự, thủ tục và điều kiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định Số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 về kinh doanh rượu;
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng;
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Rượu có nồng độ 5.5 độ trở lên
Quyền của Thương nhân bán lẻ rượu
Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Thủ tục cấp phép bán lẻ rượu
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Một số lưu ý về Giấy phép bán lẻ rượu
Giấy phép bán lẻ rượu có hiệu lực trong vòng 05 năm.
Khi hết thời hạn 05 năm, Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Dịch vụ xin Giấy phép bán lẻ rượu của Công ty luật Việt An
Tư vấn điều kiện hồ sơ đổi Giấy Phép bán lẻ rượu;
Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy Phép bán lẻ rượu;
Soạn thảo hồ sơ cấp Giấy Phép bán lẻ rượu;
Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy Phép bán lẻ rượu;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy Phép bán lẻ rượu;
Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy Phép bán lẻ rượu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấp Giấy Phép Cho Nhà Thầu Nước Ngoài trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!