Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Máy Biến Áp Một Pha # Top 12 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Máy Biến Áp Một Pha # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Máy Biến Áp Một Pha mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Một số định nghĩa khác về máy biến áp:

 Máy biến áp (máy biến thế) hay còn gọi là biến áp là thiết bị dùng để biến đổi điện áp giữa hai đầu mạch điện, đưa ra một hiệu điện thế phù hợp đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện gồm 1 hoặc 2 hay nhiều cuộn dây có đầu vào và đầu ra có cùng 1 từ trường. Cấu tạo của máy biến áp cơ bản thường là gồm 2 hay nhiều cuộn dây quấn vào 1 lõi sắt từ ferit.

Máy biến thế là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức này sang mức khác tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi tần số của nó.

Máy biến áp hiểu theo một cách đơn giản nhất là một cái máy có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều. Có thể tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tuỳ thuộc vào cấu tạo của nó.

Máy biến áp là thiết bị điện dùng cảm ứng điện từ để truyền, đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện theo một nguyên lí nhất định.

Máy biến thế là thiết bị để biến đổi điện áp xoay chiều, cấu tạo bao gồm một cuộn sơ cấp ( đưa điện áp vào ) và một hay nhiều cuộn thứ cấp ( lấy điện áp ra sử dụng) cùng quấn trên một lõi từ có thể là lá thép hoặc lõi ferit.

Cấu tạo của một máy biến áp

Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: mạch từ và dây quấn

Mạch từ: Một lõi thép bao gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện được sơn một lớp cách điện ở bên ngoài kết hợp lại thành một khối thống nhất có tác dụng dẫn từ cho máy.

Dây quấn: được chế tạo từ các dây diện có phủ lớp cách điện. Máy biến áp một pha thường có 2 dây quấn, một dây nối với nguồn chính được gọi là dây sơ cấp, còn dây để lấy điện ra ngoài được gọi là dây thứ cấp.

Chức năng của máy biến áp một pha

Máy biến áp một pha có vai trò, và vị trí rất quan trọng trong các bước truyền tải điện năng tiêu thị. Công dụng chính của máy là giúp tăng hay giảm các chỉ số điện áp có trong hệ thống điện của các thiết bị điện. Không chỉ vậy, nhờ vào tính năng này, máy biến áp 1 pha còn giúp nâng cao thời gian sử dụng của mọi thiết bị điện khác.

Nếu hệ thống điện của gia đình bạn đang gặp vấn đề, trước tiên bạn phải quan sát xem điện áp trong nhà có giảm hay vẫn hoạt động bình thường. Nếu trong trường hợp điện áp hạ xuống quá mức cho phép thì bạn nên sử dụng máy biến áp một pha để khắc phục tình trạng này.

Đồng thời, máy biến áp 1 pha là hoàn toàn phù hợp sử dụng trong gia đình, bởi thiết bị này sẽ giúp bạn tránh được vấn đề hao phí điện năng và đảm bảo hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Các bước để làm máy biến áp một pha cỡ nhỏ

Bước 1: Xác định lõi của máy biến áp

Tùy theo công suất bạn cần mà sẽ có một lõi phù hợp.

Các lõi thông thường có dạng chữ E và I ghép lại với nhau, với hình dạng như sau:

Với loại lõi sắt ấy, ghép với chiều dầy xấp xỉ = a, diện tích thiết diện lõi sẽ là S = a^2. Tuy nhiên vì khi ghép có khả năng không sát, nên bạn cần cho hao hụt cỡ 5%.

Nếu thiết kế với B = 1.2Testla, thì công suất P của lõi sẽ xấp xỉ bằng:

S – 1,2 √ P

Bước 2: Đo đạc các trị số và làm khuôn

Nòng sẽ được gấp theo các đường chấm chấm. Sau đó cuốn lại thành 2 lớp. Lớp trong có tai để dán các vành hai đầu. Lớp ngoài chỉ để cứng lõi và tăng chiều dày, cách điện.

Các vành 2 đầu được dán kẹp hai bên các tai. Bạn nhớ dán thêm 4 miếng vuông nhỏ để lấp đầy 4 góc.

Sau khi dán xong, bạn nhớ phơi cho thật khô. Nếu có sơn cách điện, thì phủ lên 1 lớp cho tăng cường cách điện, và cứng lõi giấy.

Lõi gỗ để giữ cuộn dây được đẽo bằng gỗ thông hoặc gỗ nào mềm. Bạn nhớ đẽo cho thật vuông cạnh, và kích thước chính xác. Sau đó khoan một lỗ ở giữa tâm để sau này xuyên trục quay vào. Nếu bạn không có khoan thì có thể dùng cây sắt nung trong bếp cho nóng đỏ và dùi nhiều lần.

Khuôn giấy và lõi gỗ nếu làm chính xác, thì sẽ lắp vừa khít với nhau. Lõi sắt cho vào khuôn giấy cũng phải hơi nhẹ nhàng, nghĩa là hơi lỏng hơn một chút.

Bước 3:  Gia công các mặt ép khuôn

Bạn dùng tấm nhựa, tấm nhôm hay tấm ván ép mỏng cưa kích thước bằng hoặc lớn hơn kích thước của các vành hai đầu khuôn.

Bước 4: Lắp các dụng cụ còn lại để sẵn sàng quấn dây

Dùng 1 tăm xe đạp (căm hoặc nan hoa) uốn thành hình một tay quay. Siết tay quay này vào đầu 1 bu lông dài. Sau đó lần lượt đưa mặt ép khuôn, khuôn giấy có lõi gỗ , mặt ep khuôn thứ hai, và dùng dai ốc xiết lại. Phảo đảm tay quay không trượt khỏi vị trí khi bạn quay.

Đóng 1 ống kim loại lên mặt bàn, cạnh sát mép bàn.cắm đầu dư của bulông vào ống. Quay thử, nếu ống không bị di chuyển, khuôn không bị đảo là được.

Cấu Tạo Của Máy Biến Áp 3 Pha 400Kva

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy biến áp khác nhau, trong đó máy biến áp 3 pha 400kva là sản phẩm được sử dụng khá rộng rãi. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số thông tin về khái niệm, cấu tạo của máy biến áp 3 pha 400kva đồng thời cung cấp cho bạn địa chỉ mua máy biến áp uy tín.

Máy biến áp 3 pha 400kva là gì?

Máy biến áp 3 pha 400kva là sản phẩm điện có vai trò quan trọng trong hệ thống cấp điện. Sản phẩm này được sử dụng để biến đổi điện áp xoay chiều từ cao xuống thấp mà không làm thay đổi tần số dòng điện. Khác với máy biến áp 1 pha, loại máy biến áp 3 pha có cấu tạo phức tạp hơn nhiều và được sử dụng cho dòng điện có công suất lớn. Thường các trường học, bệnh viện, các nhà máy, xí nghiệp,… sẽ sử dụng thiết bị này.

Sản phẩm đạt công suất là 400kva.

Cấu tạo của máy biến áp 3 pha 400kva như thế nào?

Máy biến áp 3 pha 400kva thông thường sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận như sau:

Lõi thép: Gồm hai bộ phận là trụ và gông.

+ Trụ: để đặt dây quấn

+ Gông: nối liền giữa các trụ để tạo ra một mạch từ kín.

Lõi thép được tạo thành từ nhiều lá sắt mỏng được ghép cách điện, được chế tạo bằng các vật liệu có khả năng dẫn từ tốt. Lõi thép được sử dụng để dẫn từ thông và làm khung đặt dây cuốn.

Cuộn dây quấn: Được làm từ chất liệu đồng hoặc nhôm, bọc cách điện bên ngoài có tác dụng nhận năng lượng vào, truyền năng lượng ra. Loại máy biến áp sử dụng dây đồng sẽ dẫn điện tốt hơn, ít bị oxi hóa, bền hơn.

Cuộn dây quấn gồm 2 bộ phận:

+ Cuộn sơ cấp: nhận năng lượng vào để nối với mạch điện xoay chiều

+ Cuộn thứ cấp: truyền năng lượng ra, được nối với tải tiêu thụ.

Số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp khác nhau.

Vỏ máy: Thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, … và dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong máy biến áp. Vỏ máy biến áp bao gồm: nắp thùng và thùng.

Địa chỉ mua máy biến áp 3 pha 400kva

CHUNG NAM nhận cung cấp tất cả các loại máy biến áp, trong đó có máy biến áp 3 pha 400kva. Chúng tôi cam kết:

Bán máy biến áp chính hãng 100%, có giấy chứng nhận của nhà sản xuất.

Bán máy biến áp với giá thành cạnh tranh.

Sản phẩm đa dạng về chủng loại để bạn thoải mái lựa chọn.

Hỗ trợ giao hàng tận nơi.

Hỗ trợ lắp đặt nếu bạn có nhu cầu.

Tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

Bạn quan tâm tới sản phẩm vui lòng liên hệ ngay để được báo giá:

Công Ty TNHH SX TM XD Điện Chung Nam Địa chỉ: 896A/29 Hậu Giang, Phường 12, Quận 6, chúng tôi Điện thoại: 028. 22.12.77.99 – 22.127.333 – 22.12.2288 Fax: 084.8.37.51.64.32 – 38.77.99.68 Hotline: 0963.99.6789 – 0903.658.072 Email: info@chungnam.vn Website: http://chungnam.vn hoặc http://chungnamgroup.com

Cấu Tạo, Nguyên Lý Làm Việc Máy Biến Áp 1 Pha

Máy biến áp 1 pha được biết đến là loại máy truyền tải điện năng rất. Máy biến áp 1 pha là một thiết bị điện từ tĩnh được dùng để truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến áp 1 pha thường được dùng trong các gia đình, trong đo lường, lò luyện kim, hàn điện….

Cách sử dụng máy biến áp 1 pha

Để máy biến áp sử dụng bền lâu, an toàn các bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Cấu tạo máy biến áp 1 pha

Máy biến áp một pha gồm:

+ Lõi thép: Dày từ 0,35mm đến 0,5mm và được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện. Có lớp cách điện bên ngoài, cách điện với nhau ghép lại thành một khối có chức năng dẫn từ cho máy biến áp.

+ Dây quấn: Được làm bằng dây điện từ có tráng lớp cách điện quấn quanh lõi thép. Chúng cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.

Tuy nhiên, dây quấn có 2 loại:

Nguyên lý làm việc máy biến áp 1 pha

Máy biến áp làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp (có số vòng dây quấn n1¬) sẽ có dòng điện xoay chiều I1 chạy qua. Từ đó, tạo nên từ thông biến thiên trong lõi thép.

Do mạch từ khép kín nên từ thông này sẽ móc vòng qua hai cuộn dây tạo nên trong đó các sức điện động E1 và E2.

Nếu bỏ qua điện trở của các bộ dây quấn và tổn hao ta có:

U1 = E1 và U2 = E2

K: là tỉ số biến áp

K<1 Û U1 < U2: Máy biến áp tăng áp.

K=1 Û U1 = U2: Làm nguồn cách ly tăng tính an toàn.

Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu thêm khái niệm máy biến áp 1 pha là gì, cấu tạo cũng như những nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm.

Máy Biến Áp 3 Pha

1. Khái niệm

Máy biến áp ba pha là một loại thiết bị điện từ tĩnh dùng để truyền tải hoặc phân phối năng lượng, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này sang cấp điện áp khác với tần số không đổi.

Máy biến áp ba pha đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải và phân phối điện năng.

2. Cấu tạo

Máy biến áp 3 pha mạch từ riêng: từ thông trong mạch từ của 3 pha độc lập nhau như các máy biến áp 1 pha. Các máy biến áp 1 pha có thể được nối lại với nhau để hình thành máy biến áp 3 pha.

Máy biến áp 3 pha mạch từ chung: có kết cấu gọn, sử dụng khối lượng mạch từ ít hơn so với máy biến áp mạch từ riêng cùng công suất, nhưng việc lắp đặt, sửa chữa phải tiến hành trên toàn bộ máy.

3. Nguyên lý hoạt động

Máy biến áp 3 pha có nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Về cơ bản có thể xem máy biến áp 3 pha bao gồm 3 máy biến áp một pha gộp lại, với nguồn điện cấp vào là 3 pha và dòng điện mỗi pha lệch nhau một góc 120ο. Xét trên một pha, ta có:

Đặt điện áp xoay chiều u1 vào dây quấn sơ cấp, trong dây quấn sơ sẽ có dòng i1. Trong lõi thép hình thành nên từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng ra các sđđ e1 và e2.

Nếu máy biến áp được nối với tải, trong dây quấn sẽ xuất hiện dòng điện i2.

Nếu máy biến áp không mang tải (thứ cấp hở mạch), thì điện áp thứ cấp bằng sức điện động U2o = e2.

 Từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp gọi là từ thông chính. Với MBA 3 pha dạng mạch từ chung, nếu lõi thép được bố trí trên cùng một mặt phẳng thì từ thông giữa các pha sẽ không đối xứng. 

4. Các kiểu đấu dây trên máy biến áp 3 pha

Dây quấn máy biến áp có thể được đấu nối theo dạng hình sao (Y ) hoặc có thể theo hình tam giác (∆ hoặc D).

Đấu Y là ba đầu hoặc cuối nối lại với nhau, đấu ∆ là đầu cuộn này đấu vào cuối cuộn dây kia.

Có 4 kiểu đấu dây trên máy biến áp 3 pha:

MBA 3 pha đấu ∆ – ∆ : Sử dụng cho điện áp trung bình như trong công nghiệp.

Với kiểu đấu này khi một máy biến áp bị hỏng thì hai máy biến áp còn lại có thể được vận hành theo kiểu đấu tam giác hở. Kiểu đấu tam giác hở này vẫn bảo đảm đúng mối quan hệ về pha. Tuy nhiên, lúc này công suất của máy biến áp giảm xuống còn khoảng 58% .

MBA 3 pha đấu ∆ – Y: Sử dụng phổ biến trong công nghiệp và thương mại.

MBA 3 pha đấu Y – ∆ : Sử dụng cho việc giảm áp.

MBA 3 pha đấu Y – Y: Rất ít được sử dụng vì vấn đề điều hoà và cân bằng.

Trong thực tế các máy biến áp truyền tải điện năng thường sử dụng kiểu đấu Y – ∆ là vì:

Khi đấu Y: điện áp pha nhỏ hơn điện áp dây √3  lần,do đó các vấn đề cách điện trong máy giảm, chi phí giảm. Các cuộn dây điện áp cao của các máy biến áp hoạt động trên 100 (kV) cũng thường được đấu Y.

Khi đấu ∆: dòng Ip < Id lần , do đó đường kính dây dẫn sẽ giảm, thuận tiện cho việc chế tạo.

Ở các máy biến áp phân phối thường phía hạ áp đấu Y để cung cấp cho phụ tải hỗn hợp: vừa cần điện áp dây,vừa cần điện áp pha.

5. Tổ nối dây của máy biến áp ba pha

Tổ nối dây của máy biến áp biểu thị góc lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp và sức điện động dây thứ cấp, phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều quấn dây, cách ký hiệu các đầu dây và kiểu đấu dây ở sơ cấp và thứ cấp.

5.1. Chiều quấn dây

Với máy biến áp một pha, việc chọn đầu đầu hay đầu cuối không quan trọng. Tuy nhiên với máy biến áp ba pha, việc đánh dấu đầu đầu và đầu cuối phải thực hiện chính xác để  chiều quấn dây trên ba pha tương tự nhau. Nếu có một pha không cùng chiều thì điện áp đầu ra trên ba pha sẽ mất tính chất đối xứng.

5.2. Ký hiệu các đầu dây

5.3. Xác định tổ nối dây

Bước 1: Vẽ sơ đồ vectơ điện áp của 3 cuộn dây phía sơ cấp (Y hoặc Δ) sao cho vector sức điện động dây bất kỳ chỉ thẳng ở vị trí 12 giờ.

Bước 2: Xác định trọng tâm của sơ đồ phía thứ cấp và tham chiếu vector từ sơ đồ phía thứ cấp:

Nếu dây quấn phía sơ cấp và thứ cấp cùng chiều thì vector tham chiếu cùng chiều với vector phía sơ cấp.

Nếu dây quấn phía sơ cấp và thứ cấp ngược chiều thì vector tham chiếu ngược chiều với vector phía sơ cấp.

Bước 3: Xác định gốc và chiều của các vector còn lại dựa vào cách đấu dây phía sơ cấp và tham chiếu vector trên sơ đồ phía sơ cấp.

Bước 4: Chọn hai điện áp dây thứ cấp tương ứng tương ứng với phía sơ cấp, đồng thời vẽ  vector sức điện động dây để xác định góc lệch pha.

Bước 5: Đọc góc lệch pha của các sức điện động dây này theo số chỉ đồng hồ. Khi đọc chúng ta nên nhớ qui ước:

Kim dài (chỉ phút) tương ứng sức điện động dây phía sơ cấp.

Kim ngắn (chỉ giờ) tương ứng sức điện động dây phía thứ cấp.

Ví dụ 1: Tổ nối dây Y/Y – 12.

Ví dụ 2: Tổ nối dây Y/Δ – 7.

Ví dụ 3: Tổ nối dây Δ/Δ – 6.

Ví dụ 4: Tổ nối dây Δ/Y – 11.

Chú ý: Nếu chúng ta đánh dấu các đầu ra của máy biến áp khác đi, sao cho các cuộn tương ứng của các pha không cùng trụ nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự theo vòng tròn abc, ta sẽ có tổ đấu dây với góc lệch khác đi.

6. Tỉ số biến áp

Như vậy: đối với máy biến áp 1 pha tỉ số biến áp chỉ phụ thuộc vào tỉ số vòng dây (N1/N2) còn ở máy biến áp 3 pha nó còn phụ thuộc vào tổ nối dây.

Câu hỏi :

Câu 1: xác định các tổ nối dây trong các sơ đồ sau:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Và Chức Năng Của Máy Biến Áp Một Pha trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!