Đề Xuất 3/2023 # Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Và Khả Năng Thực Thi Tại Việt Nam # Top 11 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Và Khả Năng Thực Thi Tại Việt Nam # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Và Khả Năng Thực Thi Tại Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 27/9/2011 Bộ Tài chính đề xuất gói 6 giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó đề cập đến chính sách lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting Policy – ITP) và xác định là chiến lược để NHNN áp dụng trong thời gian tới sau khi áp lực lạm phát giảm bớt.

Vậy chính sách lạm phát mục tiêu là gì và những điều kiện để áp dụng thành công ở Việt nam là gì? Bài viết này sẽ tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn và đánh giá khả năng thành công khi chính sách ITP áp dụng tại Việt nam

Chính sách lạm phát mục tiêu được hiểu là chính sách mà ngân hàng trung ương sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu như trong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.

Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh có thể không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từ thời gian trước.

Vậy những điều kiện nào thì chính sách lạm phát mục tiêu có thể có hiệu quả?

Theo Debelle et al. (1998) để thực hiện chính sách này, các quốc gia cần có:

(i) sự độc lập nhất định của ngân hàng trung ương, ít nhất là trong việc chủ động sử dụng các công cụ và chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương không chịu áp lực phải in tiền để mua trái phiếu chính phủ phát hành nữa ;

(ii) yêu cầu thứ 2 là sự chủ động của ngân hàng trung ương không phải thực thi các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm, hay tỷ giá hối đoái. Đối với các nước thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì rõ ràng chính sách ITP hoàn toàn không khả thi.

Cũng theo Debelle et al. (1998), một quốc gia sau khi đạt được hai tiêu chí trên thì phải xây dựng một lộ trình thực hiện chính sách ITP. Trước hết, Ngân hàng trung ương phải xác định một mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong giai đoạn trước mắt (ví dụ 7% hay 8%) và phải đưa ra một thông điệp rõ ràng và minh bạch với thị trường rằng chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này trong thời gian nhất định. Đồng thời, Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những công thức mô hình tính toán cụ thể để có cơ chế dự báo lạm phát và các chính sách có thể phải điều chỉnh một khi mục tiêu của lạm phát không đạt được. Điểm cơ bản nhất của chính sách này chủ yếu là cơ chế giao thiệp của Ngân hàng trung ương với thị trường càng rõ ràng, thì thị trường sẽ hiểu được cơ chế hoạt động, cơ chế điều hành chính sách của ngân hàng trung ương và sẽ có những phản ứng phù hợp và làm tăng hiệu ứng của các chính sách điều tiết của ngân hàng trung ương khi không đạt mục tiêu của lạm phát.

Cái điểm khác biệt chính giữa chính sách lạm phát mục tiêu với chính sách xử lý lạm phát khác chính là có một mô hình một cơ chế xử lý cụ thể và định lượng được để dự báo lạm phát cũng như dự báo xu hướng lạm phát. Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách xác định mục tiêu lạm phát, xác định cơ chế dự báo cơ chế điều tiết kinh tế để đạt mục tiêu đó với nhiều vấn đề mang tính toán kỹ thuật nhiều hơn. Như vậy lạm phát mục tiêu có thể khiến chính sách điều tiết kinh tế của Ngân hàng trung ương cứng nhắc hơn và thiên về xu hướng kỹ trị nhiều hơn.

Trong quá khứ, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách ITP khá thành công như New Zealand, Canada, Anh, Phần Lan, Thụy điển, Úc, Tây Ban nha. Ví dụ New Zealand là quốc gia khá thành công với lạm phát mục tiêu khi trong một thời gian dài những năm 2000 nước này xây dựng cơ chế để đạt mục tiêu lạm phát 2% và họ đã khá thành công.

Khả năng áp dụng ở Việt nam

Qua những phân tích về chính sách lạm phát mục tiêu ở trên, có một số điểm cần lưu ý khi  áp dụng chính sách này ở Việt Nam

Thứ nhất, sự chủ động của ngân hàng trung ương. Trong một thời kỳ dài vừa qua, ngân hàng nhà nước với tư cách là ngân hàng trung ương của Việt nam luôn là thành viên của Chính phủ. Do vậy, có hạn chế về mặt độc lập để đưa ra chính sách tiền tệ. NHNN khó có thể từ chối những lời đề nghị bơm tiền tạo thanh khoản và hỗ trợ tăng trưởng của các thành viên khác của Chính phủ được. Ngoài ra, sự chủ động của NHNN hiện nay còn hạn chế khi các chỉ tiêu hàng năm được xây dựng và gần như là áp đặt cho NHNN như tăng trưởng tín dụng; tổng phương tiện thanh toán; dự trữ ngoại hối; tỷ giá.

Thứ hai, Cơ chế đối thoại và xây dựng mục tiêu lạm phát. Đây là điều kiện 2, tưởng chừng như đơn giản nhưng khá khó khăn đối với tình hình Việt nam trong thời gian tới. Điều kiện này đòi hỏi cơ chế minh bạch thông tin vĩ mô. Hiện nay thị trường gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận những thông tin vĩ mô, và thị trường càng không biết được cơ chế kỹ trị của NHNN. Như vậy, để xây dựng được chính sách ITP, giao thức truyền thông thông suốt của cả hệ thống tài chính và thị trường phải được thực hiện.

Thứ ba, Sự cần thiết của việc áp dụng chính sách ITP. Mặc dù lạm phát là điều xấu, nhưng nếu không có lạm phát chưa chắc sẽ tốt cho nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt nam. Trong vài năm tới, có thể Việt nam chưa bước vào nhóm những nước phát triển, nên các chính sách để tăng cường nghiên cứu phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng.v.v. cần phải xây dựng. Một nền kinh tế có thể tăng trưởng được khi những kỳ vọng tăng giá vẫn còn và người dân vẫn tích cực tham gia vào quá trinh tích lũy và đầu tư. Nếu bước vào xã hội tiêu dùng quá sớm có thể ngăn cản một phần việc tích lũy xã hội và hạn chế đầu tư xã hội.

Như vậy, với những phân tích trên, cần phải một thời gian nữa thì chính sách ITP mới nên được áp dụng tại Việt nam. Có lẽ, áp dụng một phần của chính sách như là xác định một mục tiêu cụ thể mà tạm thời chưa xây dựng cơ chế đối thoại giữa NHNN và thị trường cũng có thể chấp nhận được.

Nguồn: http://www.finance.tvsi.com.vn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu

Với cuộc sống của những người dân bình thường, việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành.

Tuy nhiên, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá.

Koichi Hamada, Giáo sư danh dự Đại học Yale và là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã đưa ra nhận định như vậy trong bài viết thuộc dự án Project Syndicate. Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus.

Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang nỗ lực đạt được những tiến bộ tích cực về kinh tế. Ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống, hiện chỉ ở trên mức 4% một chút. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở khu vực đồng euro, đến gần 9%, tuy nhiên nó vẫn cho thấy tiến bộ có ý nghĩa so với khoảng một thập niên trước đó.

Còn Nhật Bản đã đạt được tỷ lệ có công ăn việc làm hầu như hoàn toàn, với nhu cầu về lao động cao đến mức những người mới ra trường giờ đây không chỉ có thể tìm thấy công ăn việc làm, mà họ còn có thể lựa chọn công việc cho mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một lĩnh vực chủ chốt vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt, đó là lạm phát. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng đạt mức 2,2% vào tháng Mười vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản cho đến nay vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra là CPI chỉ khoảng 2%, với tỷ lệ tăng giá bình quân hàng năm của khu vực đồng euro xoay quanh mức 1,5% còn của Nhật Bản thì trong phạm vi 1%.

Mua hàng tại một siêu thị ở Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Có những lý do chính đáng của việc nỗ lực đạt được chính sách lạm phát mục tiêu. Các thị trường tiền tệ sẽ loại bỏ những lãi suất zero. Những lo ngại về việc một số đồng tiền tăng giá, gây phương hại cho sự cạnh tranh trong xuất khẩu, sẽ dịu bớt, do toàn cầu hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục tạo ra môi trường cạnh tranh cho mọi người. Và chính sách nới lỏng tiền tệ mà các ngân hàng trung ương quan trọng trên thế giới theo đuổi trong những năm gần đây sẽ được chứng minh là đúng đắn.

Tuy nhiên, với cuộc sống của những người dân bình thường thì việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành. Song, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá, gây phương hại cho sự thịnh vượng của họ.

Việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn

Cố Giáo sư Arthur Okun, một trong những giáo sư mà tôi theo học tại Đại học Yale trước khi ông chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, đã lập ra cái gọi là chỉ số khốn khổ. Chỉ số này ngoài việc đề cập đến tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ thất nghiệp được quan tâm nhất, còn đưa ra một cái nhìn sâu vào việc những công dân bình thường làm ăn kiếm sống như thế nào.

Chỉ số của Okun – một phép cộng giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp – được đưa ra dựa trên giả định cho rằng một sự gia tăng về lạm phát, giống như một sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, sẽ buộc một quốc gia phải trả giá về mặt kinh tế và xã hội.

Xếp hàng chờ xin việc ở Tokyo. (Nguồn: AFP)

Thực tế là mục tiêu lạm phát chỉ là một phương tiện – tạo điều kiện cho tình trạng công ăn việc làm đầy đủ và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn – chứ bản thân nó không phải là đích đến. Và, ít nhất đối với Nhật Bản, tiến bộ thực chất nhằm vào mục tiêu đó cho đến nay đã đạt được, mặc dù chưa hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Nhật Bản. Những tín hiệu về tình trạng công ăn việc làm đầy đủ trên thị trường cho người có công ăn việc làm ổn định có thể tạo điều kiện cho một sự gia tăng khiêm tốn về giá cả-tiền lương. Điều này không giống với tình hình trước năm 2013, khi việc thực hiện chương trình cái cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, còn gọi là Abenomics, đã kết thúc một thời kỳ áp dụng chính sách tiền tệ khắc khổ.

Tuy nhiên, điều này đã không ngăn cản những người chỉ trích Abenomics tiếp tục nhắc đến việc cho đến nay vẫn không hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu. Câu hỏi đặt ra là tại sao.

Cách đây không lâu, tôi đặt câu hỏi đó với một nhân vật phụ trách chính sách tiền tệ (mà tôi không được tiết lộ tên tuổi vị này ở đây). Thay vì đưa ra câu trả lời thẳng vào vấn đề, ông này lại đáp lại rằng đây là một vấn đề “tế nhị,” và cuối cùng tuyên bố rằng cho dù tỷ lệ thất nghiệp có thấp đi thế nào đi chăng nữa thì chính sách lạm phát mục tiêu sẽ tiếp tục được theo đuổi.

Chỉ số khốn khổ có vai trò trong việc giúp chúng ta đánh giá tình trạng các nền kinh tế cũng như thành công của các chính sách

Kiểu suy nghĩ như thế này là rất phổ biến trong số các nhà kinh tế, đặc biệt là thế hệ đã bị cuốn đi bởi cuộc cách mạng “những kỳ vọng hợp lý” trong kinh tế vĩ mô. Đội ngũ các nhà kinh tế này coi kinh tế học là việc nghiên cứu các mô hình, trong đó những kỳ vọng của các tác nhân có thể được cho là hợp lý và thích hợp với mô hình. Từ góc nhìn này, những kỳ vọng về lạm phát có thể được coi hoặc là những điều dự đoán lý tưởng về tương lai, hoặc ít nhất là những dự đoán hợp lý, với việc độ chính xác và đúng đắn của chúng chỉ có thể bị tác động bất lợi bởi những hạn chế về thông tin mà các bên tham gia trong lĩnh vực kinh tế nhận được.

Trong khi điều quan trọng là phải thừa nhận những giá trị của chính sách lạm phát mục tiêu, thì chỉ số khốn khổ cũng đóng một vai trò trong việc giúp chúng ta đánh giá tình trạng các nền kinh tế cũng như thành công của các chính sách./.

Người vô gia cư ngủ trên ghế trong một công viên ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Người dịch: Nguyễn Văn Lập

Share this:

Tweet

Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Có Phải Là Lựa Chọn Tốt Nhất?

Với cuộc sống của những người dân bình thường, việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành. Tuy nhiên, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá. Koichi Hamada, Giáo sư danh dự Đại học Yale và là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã đưa ra nhận định như vậy trong bài viết thuộc dự án Project Syndicate. Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus.

Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang nỗ lực đạt được những tiến bộ tích cực về kinh tế. Ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống, hiện chỉ ở trên mức 4% một chút. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở khu vực đồng euro, đến gần 9%, tuy nhiên nó vẫn cho thấy tiến bộ có ý nghĩa so với khoảng một thập niên trước đó.

Còn Nhật Bản đã đạt được tỷ lệ có công ăn việc làm hầu như hoàn toàn, với nhu cầu về lao động cao đến mức những người mới ra trường giờ đây không chỉ có thể tìm thấy công ăn việc làm, mà họ còn có thể lựa chọn công việc cho mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một lĩnh vực chủ chốt vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt, đó là lạm phát. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng đạt mức 2,2% vào tháng Mười vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản cho đến nay vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra là CPI chỉ khoảng 2%, với tỷ lệ tăng giá bình quân hàng năm của khu vực đồng euro xoay quanh mức 1,5% còn của Nhật Bản thì trong phạm vi 1%.

Có những lý do chính đáng của việc nỗ lực đạt được chính sách lạm phát mục tiêu. Các thị trường tiền tệ sẽ loại bỏ những lãi suất zero. Những lo ngại về việc một số đồng tiền tăng giá, gây phương hại cho sự cạnh tranh trong xuất khẩu, sẽ dịu bớt, do toàn cầu hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục tạo ra môi trường cạnh tranh cho mọi người. Và chính sách nới lỏng tiền tệ mà các ngân hàng trung ương quan trọng trên thế giới theo đuổi trong những năm gần đây sẽ được chứng minh là đúng đắn.

Tuy nhiên, với cuộc sống của những người dân bình thường thì việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành. Song, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá, gây phương hại cho sự thịnh vượng của họ.

Cố Giáo sư Arthur Okun, một trong những giáo sư mà tôi theo học tại Đại học Yale trước khi ông chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, đã lập ra cái gọi là chỉ số khốn khổ. Chỉ số này ngoài việc đề cập đến tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ thất nghiệp được quan tâm nhất, còn đưa ra một cái nhìn sâu vào việc những công dân bình thường làm ăn kiếm sống như thế nào.

Chỉ số của Okun – một phép cộng giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp – được đưa ra dựa trên giả định cho rằng một sự gia tăng về lạm phát, giống như một sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, sẽ buộc một quốc gia phải trả giá về mặt kinh tế và xã hội.

Thực tế là mục tiêu lạm phát chỉ là một phương tiện – tạo điều kiện cho tình trạng công ăn việc làm đầy đủ và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn – chứ bản thân nó không phải là đích đến. Và, ít nhất đối với Nhật Bản, tiến bộ thực chất nhằm vào mục tiêu đó cho đến nay đã đạt được, mặc dù chưa hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Nhật Bản. Những tín hiệu về tình trạng công ăn việc làm đầy đủ trên thị trường cho người có công ăn việc làm ổn định có thể tạo điều kiện cho một sự gia tăng khiêm tốn về giá cả-tiền lương. Điều này không giống với tình hình trước năm 2013, khi việc thực hiện chương trình cái cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, còn gọi là Abenomics, đã kết thúc một thời kỳ áp dụng chính sách tiền tệ khắc khổ.

Tuy nhiên, điều này đã không ngăn cản những người chỉ trích Abenomics tiếp tục nhắc đến việc cho đến nay vẫn không hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu. Câu hỏi đặt ra là tại sao.

Cách đây không lâu, tôi đặt câu hỏi đó với một nhân vật phụ trách chính sách tiền tệ (mà tôi không được tiết lộ tên tuổi vị này ở đây). Thay vì đưa ra câu trả lời thẳng vào vấn đề, ông này lại đáp lại rằng đây là một vấn đề “tế nhị,” và cuối cùng tuyên bố rằng cho dù tỷ lệ thất nghiệp có thấp đi thế nào đi chăng nữa thì chính sách lạm phát mục tiêu sẽ tiếp tục được theo đuổi.

Kiểu suy nghĩ như thế này là rất phổ biến trong số các nhà kinh tế, đặc biệt là thế hệ đã bị cuốn đi bởi cuộc cách mạng “những kỳ vọng hợp lý” trong kinh tế vĩ mô. Đội ngũ các nhà kinh tế này coi kinh tế học là việc nghiên cứu các mô hình, trong đó những kỳ vọng của các tác nhân có thể được cho là hợp lý và thích hợp với mô hình. Từ góc nhìn này, những kỳ vọng về lạm phát có thể được coi hoặc là những điều dự đoán lý tưởng về tương lai, hoặc ít nhất là những dự đoán hợp lý, với việc độ chính xác và đúng đắn của chúng chỉ có thể bị tác động bất lợi bởi những hạn chế về thông tin mà các bên tham gia trong lĩnh vực kinh tế nhận được.

Trong khi điều quan trọng là phải thừa nhận những giá trị của chính sách lạm phát mục tiêu, thì chỉ số khốn khổ cũng đóng một vai trò trong việc giúp chúng ta đánh giá tình trạng các nền kinh tế cũng như thành công của các chính sách./.

Luận Án: Hoạch Định Và Thực Thi Chính Sách Công Ở Việt Nam

, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi

Published on

Download luận án tiến sĩ ngành chính trị học với đề tài: Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay, cho các bạn làm luận án tham khảo

1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ CẦN TR¸CH NHIÖM GI¶I TR×NH CñA CHÝNH PHñ TRONG HO¹CH §ÞNH Vµ THùC THI CHÝNH S¸CH C¤NG ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI – 2018

2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ CẦN TR¸CH NHIÖM GI¶I TR×NH CñA CHÝNH PHñ TRONG HO¹CH §ÞNH Vµ THùC THI CHÝNH S¸CH C¤NG ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC MÃ SỐ: 62 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. chúng tôi Vũ Hoàng Công 2. TS. Phạm Thế Lực HÀ NỘI – 2018

3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Thị Cần

5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSC : Chính sách công ĐBQH : Đại biểu Quốc hội HĐCS : Hoạch định chính sách Nxb : Nhà xuất bản TNGT : Trách nhiệm giải trình TTCS : Thực thi chính sách VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa

7. 2 cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của người dân nhằm cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công tới người dân, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Nhà nước có nhiệm vụ thay mặt người dân, đại diện cho người dân soạn thảo và thông qua chính sách. Mọi quyền lực mà nhà nước thực thi là nhân danh nhân dân. Một nhà nước hiệu quả, trung tâm là chính phủ phải là một nhà nước xây dựng được cho mình những chính sách tốt và bảo đảm tính hiệu lực của nó trong đời sống xã hội. Một chính sách tốt phải được xây dựng trên nền tảng của sự đối thoại dân chủ, minh bạch và có trách nhiệm giữa chính phủ với người dân và xã hội. Do đó, trong toàn bộ quá trình này, chính phủ cần phải giải trình trước nhân dân về những việc mình đã, đang và sẽ làm. Nói cách khác, với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực, người dân có quyền được biết những người đại diện của mình đang thực thi các quyền lực được ủy nhiệm như thế nào, tức là chính phủ phải có TNGT trước nhân dân. Vì vậy, TNGT của chính phủ trở thành một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nền dân chủ đại diện. Thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình CSC, đặc biệt trong hai giai đoạn quan trọng hoạch định chính sách (HĐCS) và thực thi chính sách (TTCS) góp phần quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh dân chủ và pháp quyền, xây dựng một chính phủ mạnh, năng động, có trách nhiệm, giải quyết hiệu quả và kịp thời những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, đảm bảo một chính phủ thực sự vì lợi ích của người dân. Ở Việt Nam, việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong thời gian qua đã có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC còn tồn tại những hạn chế đặt ra nhiều vấn đề nan giải. Nhân dân Việt Nam – người chủ của quyền lực thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội – ủy quyền cho Chính phủ và mong muốn quyền lực đó được sử dụng đúng, hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam còn có những hạn chế và chưa thiết lập được một hệ thống TNGT thuyết phục. Chính phủ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chính sách, từ khâu HĐCS, TTCS cho đến đánh giá chính sách. Do vậy, một chính sách tốt hay không, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Chính phủ, năng lực hoạch định và thực thi chính sách của Chính phủ. Thực tiễn cho thấy, những thành tựu trong quá trình đổi mới và phát triển mà Việt Nam đạt được trong hơn 30 năm qua là nhờ có những chính sách đúng đắn và

9. 4 người dân và cải thiện TNGT của chính phủ. Trước yêu cầu của sự phát triển đất nước, sự tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quản trị quốc gia hiệu quả là chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững không ngừng đặt ra yêu cầu bức thiết về TNGT của Chính phủ. Những thách thức mà Chính phủ hiện nay phải đối mặt là không nhỏ từ nền kinh tế toàn cầu, công nghệ và thông tin mới cũng như từ các đòi hỏi dân chủ, sự tham gia rộng rãi hơn của người dân. Chất lượng của chính quyền, tính minh bạch và TNGT trong hoạt động công vụ ngày càng trở nên quan trọng để xây dựng niềm tin công chúng thúc đẩy một chính quyền hiệu quả. Đối với Việt Nam, tìm cách xây dựng các thể chế chính trị cởi mở hơn và có TNGT hơn sẽ ngày càng trở thành yêu cầu quan trọng trước bối cảnh hội nhập và phát triển trong khi các tổ chức quốc tế đánh giá “quản trị công xếp hạng Việt Nam ở mức độ khá thấp trong góc nhìn về trách nhiệm giai trình của nền hành chính”. Sự phát triển kinh tế – xã hội cần tới một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động gắn liền với sự minh bạch và chịu trách nhiệm. Do đó, thiết lập và tăng cường TNGT của Chính phủ vừa là điều kiện, vừa là sự bảo đảm cho các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thiếu điều kiện đó khó có thể nói tới huy động và thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, có thể nhận thấy các nghiên cứu về TNGT của Nhà nước nói chung và TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC nói riêng ở Việt Nam vẫn còn là khoảng trống lớn. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học chính trị nào nghiên cứu một cách có hệ thống về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC và khảo sát thực trạng TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp cơ bản

13. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp khoa học của luận án được thể hiện ở những điểm mới: Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ chính trị học về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Thứ hai, trong phần nghiên cứu lý luận, luận án đã chỉ rõ được nội hàm cơ bản của khái niệm TNGT của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC; chỉ rõ được mối quan hệ giữa vai trò, vị trí của chính phủ – chủ thể quan trọng trong việc đề xuất, khởi xướng và điều hành CSC – với tính tất yếu của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC. Đây chính là điểm mới bước đầu được luận án khai thác khi luận giải một cách khoa học về TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đã trình bày khái quát và hệ thống được các cơ sở khác để lý giải cho việc chính phủ phải thực hiện TNGT trong quá trình hoạch định, thực thi CSC là: Nguồn gốc quyền lực của chính phủ, yêu cầu về nguyên tắc phân quyền trong kiểm soát quyền lực của chính phủ, bản chất của CSC. Đặc biệt, trong chương 2, luận án đã có đóng góp khi phân tích được mục đích, các nội dung, hình thức giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC, từ đó xác định cụ thể về chủ thể giải trình, đối tượng giải trình cũng như khái quát được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định và thực thi CSC. Thứ ba, ở phần nghiên cứu thực trạng, công trình đã có những đóng góp đáng kể. Cụ thể là làm rõ được những nét căn bản nhất của thực trạng cơ sở chính trị – pháp lý và thực trạng giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam. Trong đó, luận án đã tập trung phân tích mối quan hệ chính trị giữa Chính phủ với Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, giữa Chính phủ với Quốc hội và xã hội. Từ đó, xác định được cơ chế TNGT giữa các chủ thể với các đối tượng đó. Đồng thời, luận án đã hệ thống được các quy định pháp lý về TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam để hình thành được bộ khung cơ bản về TNGT của Chính phủ xuyên qua các quy định hiện hành. Trong phần thực trạng giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam, luận án đã phân tích, làm rõ được giải trình của Chính phủ trước Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, trước Quốc hội và trước xã hội nói chung; tìm ra

18. 13 Một số công trình đã phân tích mối quan hệ giữa nhóm lợi ích kinh tế (mà cụ thể là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước) với các chủ thể hoạch định và thực thi CSC trong bộ máy nhà nước. Qua đó, đã chỉ ra sự cần thiết của việc thực hiện TNGT: Nếu thiếu việc giải trình của các chủ thể HĐCS, TTCS thì vấn đề tham nhũng chính sách ở Việt Nam sẽ càng có cơ hội lan rộng, tinh vi và phức tạp. Tham nhũng chính sách ở Việt Nam có thể nhìn thấy về mặt hiện tượng nhưng rất khó để phát hiện và xử lý. Nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng chính sách được nhắc đến đó là: Chính phủ chưa tách rời được chức năng quản lý kinh tế của nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh, nhiều lĩnh vực vẫn còn cơ chế xin-cho, vẫn còn chiếm vị thế độc quyền và được bảo hộ lớn từ phía nhà nước; luật phòng, chống tham nhũng thực thi nhưng kém hiệu quả; các chính sách kinh tế hoạch định trong tình trạng thiếu dân chủ và minh bạch, cơ chế kiểm soát quyền lực còn lỏng lẻo, v.v.. Các công trình nghiên cứu nhiều về vấn đề này là: Văn Thường Nguyễn, Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Những lực cản cần phải vượt qua [70]; Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay [90];… – Về cơ sở chính trị – pháp lý của trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Các tác giả Dennis D. Riley, Bryan E. Brophy – Baermann, trong cuốn sách có tiêu đề: Bureaucracy and the Policy Process: Keeping the Promises (Bộ máy quan liêu và quá trình chính sách: Việc giữ lời hứa) [123] đã phân tích vai trò của bộ máy quan liêu trong quá trình chính sách, đặc biệt là quá trình hoạch định và thực thi CSC. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích các khái niệm như: bộ máy quan liêu, quyền lực hành pháp và điều kiện cơ cấu của nó; mối quan hệ giữa trách nhiệm, thông tin và truyền thông; vai trò của các thể chế để thúc đẩy trách nhiệm của bộ máy quan liêu trong quá trình chính sách; cơ chế và công cụ để huy động công luận thúc đẩy TNGT. Một số trường hợp nghiên cứu trên thế giới được sử dụng nhằm minh họa cho lập luận chính của các tác giả như: bộ máy quan liêu vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình chính sách, và chính TNGT của bộ máy quan liêu trong HĐCS là phương tiện chắc chắn nhất để đem lại lợi ích cho người dân, nhất là ở các nước đang phát triển. Cuốn sách luận giải cơ sở chính trị – pháp lý

19. 14 TNGT của chính phủ từ việc nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC. Đây là cuốn sách được thiết kế cho các nhà làm chính sách và các chuyên gia quản trị làm việc trong cộng đồng phát triển quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức cơ sở, các nhà hoạt động, và các học giả tham gia trong việc tìm hiểu, phân tích sự tương tác giữa TNGT của bộ máy quan liêu với chất lượng của chính sách và vấn đề thúc đẩy dân chủ, minh bạch trong quá trình chính sách. Lý thuyết chính sách là sự cụ thể hóa các quyết định hành chính. Đặc điểm chung của những tư tưởng hành chính công kinh điển và kinh điển kiểu mới trong thời cận đại cho tới nay là sự tách hành chính công khỏi việc đề ra chính sách thông qua lập pháp. Đại diện tiêu biểu có thể kể đến các tác giả như: J. Dewey với tác phẩm Logic, Theory of Inquiry (Logic, Lý luận về nghiên cứu điều tra), H. D. Laswell, The Policy Sciences (Khoa học chính sách) [129]; F. Morstein Marx, The Social Function of Public Administration (Chức năng xã hội của hành chính công) [125];… Đây là những quan điểm được hình thành ở những năm giữa thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu có sự thống nhất với nhau khi khẳng định: Chính sách không chỉ là việc riêng của ngành lập pháp, mà nó còn có sự tham dự rất quan trọng của hành pháp; là sự cụ thể hóa các quyết định chính trị và hành chính. Chính sự tham dự rất quan trọng của hành pháp trong HĐCS, TTCS là cơ sở để hành pháp thực hiện trách nhiệm, TNGT về quá trình HĐCS, TTCS. Nhiều công trình đã khẳng định trung tâm của bộ máy nhà nước là bộ máy hành pháp, do vậy TNGT của bộ máy hành pháp phải được đề cao. TNGT của chính phủ bao gồm hai yếu tố: khả năng giải đáp và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Chính quyền phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẩm quyền, các nguồn lực công và giải trình kết quả thu được thông qua ý kiến phản hồi của người sử dụng dịch vụ và của mọi người dân. Tác giả Adam Przeworski, Susan C. Stokes, trong cuốn sách Democracy, Accountability and Representation (Dân chủ, trách nhiệm giải trình và đại diện) [115] cũng đã chỉ rõ cơ sở cho việc xác định TNGT là sự ủy quyền của người dân và tính đại diện của bộ máy nhà nước. Với tư cách là người chủ, người dân phải có quyền được biết chính quyền đã, đang và sẽ làm gì cho mình thông qua các thủ tục về tiếp cận thông tin, công khai minh bạch hoạt động của bộ máy công quyền,

20. 15 cơ chế giám sát quyền lực, v.v.. Và, với tư cách là người được ủy quyền, chính phủ phải thực hiện TNGT nhằm thể hiện trách nhiệm của chính quyền trước người dân và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền trong công việc. Các công trình nghiên cứu trong nước ít nhiều góp phần luận giải về cơ sở chính trị – pháp lý TNGT của Chính phủ trong HĐCS, TTCS ở Việt Nam. Từ việc lý giải Chính phủ có trách nhiệm rất lớn trong việc đề xuất, khởi xướng CSC và gắn liền với việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong quá trình đó, đặc biệt trước xu hướng dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, kiến tạo sự phát triển. Các công trình có thể kể đến như: Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước [17]; Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Các thể chế hiện đại [63]; Đào Trí Úc, “Vấn đề trách nhiệm giải trình trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam” [104]; Nguyễn Hữu Hải, Cải cách hành chính nhà nước – Lý luận và thực tiễn [38]… Tác giả Nguyễn Đăng Dung, trong cuốn sách Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm nhấn mạnh những nghiên cứu về cách thức làm cho nhà nước luôn có xu hướng phục vụ cuộc sống cho con người, để cho cuộc sống ngày càng công bằng hơn, bình đẳng và bác ái hơn, luôn là một vấn đề cấp thiết. Sự hiện diện khách quan của nhà nước đại diện đặt ra những yêu cầu bắt buộc nhà nước phải chịu trách nhiệm, trong đó có TNGT. Tác giả đã luận giải về các tiêu chuẩn của một chính quyền có trách nhiệm, cho đến các nội dung, hình thức chính quyền chịu trách nhiệm trong đó phân tích sâu sắc cơ sở cho sự chịu trách nhiệm rõ ràng của hai loại chủ thể hành pháp chính trị và hành chính công vụ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; sự phân chia trách nhiệm ở chiều dọc trung ương và địa phương; bầu cử là một hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện sự đánh giá trách nhiệm; Hiến pháp là hình thức chứa đựng những nội dung sự phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Công trình đã trình bày những vấn đề lý luận gắn liền với thực tiễn về trách nhiệm của chính quyền nhà nước Việt Nam với sự lập luận logic từ vai trò của Chính phủ, sự phân quyền và chỉ rõ Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Việt Nam, tiêu điểm của vấn đề trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam – Chính phủ chịu trách nhiệm là Chính phủ phải biết HĐCS đến những đảm bảo cho vị trí, vai trò chịu trách nhiệm hiện nay của Chính phủ – cơ quan hành pháp… Công trình đã chỉ rõ

21. 16 những ý nghĩa rất quan trọng về cả phương diện lý luận và thực tiễn, cung cấp những hiểu biết căn bản nhất về nguồn gốc, cơ sở chính trị – pháp lý trách nhiệm của Chính phủ nhất là xuất phát từ vai trò, chức năng hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Chính phủ; nội dung, các hình thức để Chính phủ thực hiện trách nhiệm trước nhân dân và gợi mở những ý tưởng, biện pháp để tăng cường sự chịu trách nhiệm của Nhà nước trong xu hướng phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong cuốn Cải cách hành chính nhà nước – Lý luận và thực tiễn, tác giả Nguyễn Hữu Hải đã trình bày một nội dung rất quan trọng về vai trò của chính phủ với quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước. Đó là cơ sở chính trị để chính phủ phải thực hiện TNGT trong quá trình chính sách. Sau khi phân tích một cách khái quát các quan điểm về quyền hành pháp trên thế giới từ trước đến nay, tác giả đã luận giải một cách logic về nội hàm của quyền hành pháp trong các nhà nước dân chủ và pháp quyền. Điều quan trọng tác giả nhấn mạnh quyền hành pháp không chỉ bó hẹp trong việc chấp hành luật, mà còn là quyền chủ động khởi xướng, HĐCS quốc gia. Quyền hành pháp không chỉ là quyền hành chính nhà nước, tức là quyền cai trị hay quản lý nhà nước theo pháp luật, quyền đưa pháp luật vào cuộc sống một cách thụ động mà còn là quyền điều hành các chính sách. Đây là quyền chủ động trong tổ chức nhân sự và bảo đảm nguồn lực tốt nhất để thực hiện chính sách quốc gia, quyền chủ động điều khiển một cách nhanh nhạy, sáng tạo, kịp thời và hiệu quả các chính sách quốc gia hay là chính sách công. Các công trình nghiên cứu về cơ sở pháp lý để thiết lập và tăng cường TNGT của Chính phủ đã phân tích một số nét cơ bản về các quy định pháp lý hiện hành ở Việt Nam qua Hiến pháp và các bộ luật, chỉ ra được các điểm chính về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện TNGT của Chính phủ trước Đảng, Quốc hội, nhân dân và xã hội nói chung: Nguyễn Tuấn Khanh, “Thực trạng các điều kiện về thể chế pháp lý cho việc thực hiện và thực tiễn thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp ở Việt Nam” [53]; Trần Văn Long, “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình trong phòng, chống tham nhũng” [50];… – Về phương thức thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Trong cuốn A Study of Decision – Making Process in Administration Organization (Nghiên cứu quá trình ra quyết định trong tổ chức hành chính) [128],

26. 21 quả mà một cá nhân hay một cơ quan có nhiệm vụ thực hiện. Một cá nhân hay cơ quan với TNGT hướng xuống dưới sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phục vụ khách hàng. Đặc trưng của hình thức TNGT hướng xuống dưới là ý kiến phản hồi từ khách hàng, các thông tin cung cấp cho khách hàng, và sự tham gia vào quá trình ra quyết định. Đây là một trong những tài liệu cung cấp những lập luận về tính khách quan cần phải thực hiện kết hợp nhiều hình thức TNGT trong cơ chế trao quyền, ủy quyền và cần thiết phải đảm bảo quyền lực được sử dụng một cách hiệu quả trong thực thi công vụ trước người dân, người ủy quyền. Tác giả Nguyễn Đăng Dung trong cuốn sách Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm [18] đã xác định chủ thể, đối tượng TNGT của Chính phủ một cách khá cụ thể. Từ việc luận giải vai trò của Chính phủ trong HĐCS, TTCS; nhấn mạnh tiêu điểm của vấn đề trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam – Chính phủ chịu trách nhiệm là Chính phủ phải hoạch định, đề xướng, điều hành được các chính sách tốt để phát triển đất nước đến việc Chính phủ phải thực hiện TNGT trong quá trình đó. Công trình chỉ rõ chủ thể thực hiện TNGT của Chính phủ Việt Nam cụ thể là Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng phải chịu TNGT trước Quốc hội, trước nhân dân. Hệ quả TNGT của Chính phủ cũng được bàn đến theo các mức độ khác nhau như vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đến việc buộc phải từ chức. Nếu Chính phủ không thể hoạch định được các chính sách tốt, hoặc không thể tổ chức thực thi CSC hiệu quả, hay không thể giải trình được quá trình HĐCS, TTCS khi để xảy ra những hậu quả từ các hành động, quyết sách của Chính phủ thì Chính phủ phải từ chức. – Về các nhân tố ảnh hưởng trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Các công trình nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNGT của chính phủ trong HĐCS, TTCS cũng khá phong phú. Kathe Callahan, Elements of Effective Governance: Measurement, Accountability and Participation (Các yếu tố của quản trị hiệu quả: Phương pháp đo lường, trách nhiệm giải trình và sự tham gia) [141] đã phân tích bao quát các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình CSC như: Cơ quan truyền thông, báo chí; dư luận xã hội, sự tham gia của công dân… Đồng thời,

27. 22 công trình cũng có những nghiên cứu về thực tế các yếu tố này tác động đến việc thực hiện TNGT của chính phủ một số nước trên thế giới, điển hình là Mỹ. Khi đề cập đến quá trình HĐCS nói chung và giám sát quá trình HĐCS nói riêng, nhiều nghiên cứu cũng đã phân tích mối quan hệ cũng như vai trò của các Think tank trong quá trình HĐCS, TTCS. Trong cuốn sách How think tanks shape social development policies (Các tổ chức tư vấn định hình chính sách phát triển xã hội như thế nào) [136], hệ thống think tank được xem là chủ thể đóng vai trò then chốt trong quá trình tư vấn, nghiên cứu, cung cấp thông tin, định hướng HĐCS. Là những tổ chức chuyên môn với tính chuyên nghiệp cao trong các hoạt động tư vấn và phản biện chính sách, think tank có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện nguy cơ và đưa ra những giải pháp đối phó trong quá trình HĐCS, giúp người lãnh đạo luôn chủ động trước mọi tình huống. Còn tác giả James G. McGann, Think Tanks and Policy Advice in the US: Academics, Advisors and Advocates (Các tổ chức tư vấn và lời khuyên chính sách ở Hoa Kỳ, các học giả, cố vấn và hành vi vận động) [137] và Donald E.Abelson, Do Think Tanks Matter?Assessing the Impact of Public Policy Institutes, (Các tổ chức tư vấn chính sách có vấn đề gì không? Đánh giá ảnh hưởng của các thể chế chính sách công) [124] cho rằng sự thất bại của thị trường và nhà nước thường là kết quả của những chính sách sai lầm. Nguyên nhân gây ra sai lầm trong HĐCS là do sự chủ quan, thiếu toàn diện của cơ quan quyết sách (ban lãnh đạo và các cơ quan nghiên cứu – tư vấn của họ). Nếu biết tranh thủ lắng nghe, tiếp thu ý kiến tư vấn của bên thứ ba – các cá nhân hoặc tổ chức tư vấn độc lập với nhà nước (Think tank), thì mức độ phạm sai lầm sẽ giảm đáng kể và chính những tổ chức tư vấn độc lập này sẽ là nhân tố quan trọng trong việc tác động, gây ảnh hưởng và đặt ra những yêu cầu đối với việc thực hiện TNGT của chính phủ ngày càng tích cực hơn. Trong đề tài cấp bộ, Viện Khoa học Thanh tra, Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay [41] đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm việc thực hiện TNGT, TNGT của Chính phủ trong HĐCS, TTCS gồm các yếu tố: Sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa cá nhân, trình độ dân trí, sự tham gia của người dân; cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, quyền tiếp cận thông tin được đảm bảo, sự phân công nhiệm vụ công vụ rõ ràng.

28. 23 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Những công trình nghiên cứu về thực trạng TNGT của chính phủ chủ yếu khai thác trên hai phương diện là: thực trạng các quy định pháp lý ở một số nước về TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC và thực trạng thực hiện TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC trên thực tế. Tiêu biểu có các công trình như: Drewry, G.,et al. Contracts, performance measurements, and accountability in the public sector, (Hợp đồng, đo lường hiệu suất, và trách nhiệm giải trình trong khu vực công) [120]; Shah, Anwar “Balance, accountability, and responsiveness: lessons about decentralization” (Cân bằng, trách nhiệm giải trình và sự phản hồi: bài học về phân quyền) [161]; Lederman,Daniel,Loayza,Norman, Reis Soares, Rodrigo “Accountability and corruption: political institutions matter” (Trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng: vấn đề thể chế chính trị) [146];… Các công trình đã chỉ rõ: Từ các quy định về quyền hành pháp, Hiến pháp các nước có những quy định về TNGT của chính phủ gắn liền với quyền đó. Có thể kể đến: Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958, Hiến pháp nước Cộng hòa Liên bang Đức – Luật cơ bản năm 1949, Hiến pháp nước Cộng hòa Italia năm 1947… Đồng thời, các công trình đã phân tích thực trạng thực hiện cơ chế TNGT của Chính phủ Anh, Pháp, Mỹ, Australia… trong quá trình CSC. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của các công trình đã nhấn mạnh đến những thành tựu quan trọng của việc thực hiện TNGT mà Việt Nam có thể tham khảo như: Quy định pháp lý phải được xây dựng một cách rõ ràng, hệ thống; các tổ chức chính trị – xã hội phải được phát triển; quyền công dân phải được đảm bảo trên thực tế; các cơ chế thưởng – phạt trong thực hiện TNGT phải được thiết lập và thực hiện nghiêm. Một số công trình trong nước đã bước đầu nghiên cứu thực trạng TNGT của Chính phủ Việt Nam, tiêu biểu như: Đào Trí Úc, “Vấn đề trách nhiệm giải trình trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam” [104]; Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh (chủ biên), Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển [56]; Nguyễn Tuấn Khanh, “Thực trạng các điều kiện về thể chế pháp lý cho việc thực hiện và thực tiễn thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp ở Việt Nam” [53]; Trần Văn Long, “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình trong phòng, chống

31. 26 Các tác giả Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh (chủ biên) trong cuốn sách Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển [57] đã phân tích thực trạng TNGT của một số nước như Liên bang Nga, TNGT ở Ấn Độ, TNGT ở Đài Loan, TNGT ở Nhật Bản… Đồng thời, có những phân tích, đánh giá tương đối cụ thể về TNGT của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, các tác giả nhấn mạnh các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện TNGT của Chính phủ như: Hoạt động giải trình của Chính phủ và hoạt động giải trình của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp đang diễn ra khá mờ nhạt; mức độ giải trình của Chính phủ với bên ngoài (xã hội) còn thấp, còn yếu kém; các yếu tố về tính độc lập của các tổ chức chính trị – xã hội và truyền thông chưa được đảm bảo để tăng cường việc thực hiện TNGT của Chính phủ; sự phân tách quyền lực giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp chưa thực sự tốt;… nên trên thực tế, việc thực hiện TNGT của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân cũng như yêu cầu của việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Qua phân tích các công trình nói trên, cho thấy được phần nào bức tranh thực trạng TNGT của Chính phủ ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả, thành tựu thì còn có những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp lý cũng như trong thực trạng thực hiện TNGT của Chính phủ. Xét đến cùng, các hạn chế, bất cập lớn được xem là các vấn đề nan giải tức là vấn đề tồn tại, những vấn đề đặt ra rất khó khăn, gian nan trong giải quyết. Tiếp cận trực tiếp về các vấn đề nan giải của việc thực hiện TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách, một số công trình trong và ngoài nước đã có được những kết quả nghiên cứu quan trọng để làm sáng rõ hơn bức tranh thực trạng TNGT của các chính phủ nói chung, Chính phủ Việt Nam nói riêng. Các công trình đã phân tích và chỉ ra vấn đề nan giải trong việc thực hiện TNGT của chính phủ trên một số khía cạnh, có thể khái quát là: Trách nhiệm giải trình được xem là câu trả lời cho nhiều vấn đề chính phủ phải đối mặt trong khu vực công như thiếu sự lãnh đạo, thiếu sự phối hợp, các hành vi tham nhũng gia tăng… Nhưng, liệu rằng giải trình có thể làm rõ được các vấn đề đó không; cơ chế nào để ràng buộc sự giải trình gắn liền với việc chịu trách nhiệm; có quá nhiều thông tin trong TNGT của chính phủ và sẽ mất nhiều thời gian để xem xét các thông tin, tính đúng sai của thông tin và chi phí là rất lớn. Có thể nói, các công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra một số vấn đề được xem là nan giải khi thực hiện TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính

32. 27 sách. Các vấn đề đó lại xuất phát từ chính quá trình HĐCS, TTCS và chính những phức tạp trong sự ủy quyền với nguy cơ thường trực là người đại diện luôn có xu hướng “che giấu thông tin”, “che giấu hành động” trước người chủ đã ủy quyền cho mình để có thể sử dụng quyền lực được ủy nhiệm theo mục đích có lợi cho mình hoặc theo các mục đích khác nhau mà không theo ý của người chủ. Vì vậy, thiết kế các hình thức, cơ chế giải trình như thế nào mới có thể khắc phục được những nan giải đó là câu hỏi lớn để tìm ra giải pháp hữu hiệu. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực thi chính sách công Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng về TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC, một số công trình đã đưa ra các quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TNGT của chính phủ. Các quan điểm được nhấn mạnh để nâng cao TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC là: Chú trọng mối quan hệ giữa TNGT của chính phủ với đổi mới thể chế; chú trọng sự phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; gắn liền với đổi mới quá trình CSC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch… Tiêu biểu có thể kể đến các công trình: Shah, Anwar”Balance, accountability, and responsiveness: lessons about decentralization” (Cân bằng, trách nhiệm giải trình và sự phản hồi: bài học về phân quyền) [161]; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh [61]; Ngân hàng Thế giới, Jody zall kusek Ray C. Rist, Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả [64]; Ngân hàng Thế giới, Keith Mackay (2008), Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước [65];… Keith Mackay, Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước. Cuốn sách này ra đời với mục đích giúp các chính phủ xây dựng, củng cố và tổ chức thể chế hóa các hệ thống giám sát và đánh giá M&E, tiến đến mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và cải thiện bộ máy nhà nước. Cuốn sách này tổng hợp những kinh nghiệm mà Nhóm đánh giá độc lập (IEG) thuộc Ngân hàng Thế giới đã thu thập từ các chương trình hỗ trợ bộ máy nhà nước dài hạn và những kinh nghiệm của toàn thể nhân viên, chuyên viên thuộc Ngân hàng thế giới; khai thác

33. 28 những nguồn thông tin, kiến thức ngày càng phong phú về TNGT của chính phủ với yêu cầu ngày càng cao cần được hỗ trợ, phát triển hệ thống giám sát và đánh giá M&E. Cuốn sách đã nhấn mạnh: Việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá M&E sẽ giúp chính phủ xây dựng được hệ thống thông tin về tình hình thực thi các chính sách, kế hoạch, chương trình và có thể chỉ ra được những ǵ đang có hiệu quả, những gì không, và lý do tại sao. M&E cũng có thể cho biết thông tin về tình hình hoạt động của chính phủ, của cá nhân các bộ, ngành và của các nhà quản lý cũng như nhân viên cấp dưới… từ đó giúp xã hội dân sự có được thông tin về chính sách một cách phong phú nhất, người dân có thể đánh giá, phản biện về các thông tin chính sách của chính phủ và đặt ra những yêu cầu về TNGT của chính phủ một cách hợp pháp, có căn cứ. Và, chính phủ thông qua hệ thống giám sát và đánh giá M&E cũng sẽ thực hiện TNGT một cách hiệu quả hơn, chủ động hơn mang tính hệ thống cao và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” đã xác định tầm nhìn đến năm 2035, Nhà nước Việt Nam sẽ có một hệ thống vận hành hiệu quả cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước và tăng cường năng lực của người dân trong việc quy trách nhiệm đối với nhà nước. Cả hai khía cạnh cần được thực hiện theo hướng thúc đẩy một tinh thần trách nhiệm cao hơn của mỗi cá nhân cán bộ, công chức và đề cao TNGT của bản thân mỗi cá nhân cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời, cần nâng cao khả năng truy TNGT của nhà nước từ phía người dân. Từ đó, Báo cáo đã đi đến những kết luận về các giải pháp, nhất là hoàn thiện các yếu tố thể chế chính trị để tăng cường việc thực hiện TNGT của Chính phủ; nâng cao trình độ dân trí, tính tích cực của công dân trong việc tham gia của vào quá trình CSC. Phạm Duy Nghĩa, Trách nhiệm giải trình: vươn tới những chuẩn mực của một nền hành chính phục vụ phát triển [191] đã khái quát những chuẩn mực mới về TNGT với “tầm nhìn Việt Nam 2035” trong một nền hành chính công phục vụ người dân. Tác giả nhấn mạnh cần tạo liên minh cho cải cách: Gợi ý chính sách thúc đẩy TNGT trong hai thập kỷ tới. Tác giả nhấn mạnh các khía cạnh: Đối với trách nhiệm giải trình về chính trị trước Đảng phải thiết lập các kênh chịu trách nhiệm của Đảng

34. 29 trước nhân dân; Đối với TNGT về chính trị trước nhân dân, cử tri phải thiết lập được quyền ủy trị thực sự của mình, dùng lá phiếu mà bầu ra, hoặc khi cần, cũng dùng lá phiếu mà thúc ép thay đổi chính quyền một cách ôn hòa và văn minh, từ đó thay đổi những người lãnh đạo nền hành chính công, nếu họ không đáp ứng được mong đợi của nhân dân. Muốn vậy, bầu cử phải thật sự tự do, nhất là việc tự do ứng cử hoặc đề cử các ứng viên cho đại diện dân cử; nền hành pháp phải chịu sức ép của lá phiếu, của sức ép thay thế người ủy trị. Đối với TNGT hành chính theo hàng dọc, một mặt phải đẩy lùi dần trách nhiệm tập thể, làm rõ trách nhiệm cá nhân, mặt khác, phải gắn kết quả đầu ra của nền hành chính công với sự thực hiện của từng công chức. Đối với TNGT theo hàng ngang với các thiết chế có chức năng giám sát như Thanh tra công vụ, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có chức năng giám sát của Quốc hội, cơ quan dân cử địa phương phải được thiết kế trên căn bản phân chia và đối trọng quyền lực và phải được đảm bảo độc lập về pháp lý, tài chính, nhân sự, phạm vi hoạt động một cách tương đối trong quan hệ với các cơ quan của bộ máy hành pháp. Ngoài ra, các khuôn khổ và thể chế thúc đẩy thực thi quyền lập hội, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin cần phải được xác lập để nâng cao TNGT của chính phủ với xã hội. Nguyễn Thị Thanh, “Một số kinh nghiệm các nước trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm phòng ngừa tham nhũng” [94] đã khái quát các cơ chế thực hiện TNGT của Chính phủ ở một số quốc gia trên thế giới từ đó, rút ra các kinh nghiệm và gợi mở các giải pháp cho việc nâng cao TNGT của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. Các kinh nghiệm về: Xây dựng cơ chế trách nhiệm chính trị chính qua bầu cử tự do và công bằng; cơ chế trách nhiệm pháp lý bao gồm hiến pháp, đạo luật, nghị định, quy tắc, và các công cụ pháp lý khác quy định những gì mà các công chức có thể và không thể làm, đặc biệt thiết lập Tư pháp độc lập (cơ quan điều tra và xét xử mang tính độc lập) là một yêu cầu cần thiết cho sự thành công của trách nhiệm pháp lý; cơ chế giải trình trách nhiệm hành chính bao gồm các văn phòng trong cơ quan, các Bộ và thực tiễn trong quá trình hành chính được thiết kế để đảm bảo rằng các quyết định và hành động của các quan chức luôn bảo đảm cho các lợi ích của công dân chứ không phải lợi ích của các bộ, cơ quan nhà nước… Đặc biệt, thiết lập bộ quy tắc đạo đức trong TNGT hành chính. Ngoài ra, có thể thành lập một cơ quan độc lập gọi là Cơ quan kiểm toán

36. 31 thể về chủ thể, đối tượng, hệ quả, thời điểm… thực hiện TNGT của chính phủ. Đồng thời, một số công trình cung cấp những luận cứ khoa học về nhân tố ảnh hưởng TNGT của chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC và bước đầu bàn đến các vấn đề nan giải TNGT của chính phủ trong quá trình chính sách. Trên cơ sở kế thừa giá trị nghiên cứu về TNGT trên thế giới, những nghiên cứu trong nước về TNGT cũng góp phần đưa ra các quan điểm, cách hiểu về TNGT và có sự thống nhất TNGT được thể hiện ở các khía cạnh: nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp, công khai, minh bạch thông tin; giải thích, chứng minh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và sự chịu trách nhiệm trong quá trình đó cũng như chịu trách nhiệm đối với kết quả. Các nghiên cứu nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa TNGT của Chính phủ với vấn đề công khai, minh bạch; với cải cách thể chế, phòng chống tham nhũng, nâng cao dân chủ của một nhà nước hiện đại trong quá trình chính sách; nhấn mạnh việc thực hiện TNGT của Chính phủ trước Quốc hội, nhân dân và xã hội. Một trong các hạn chế của việc thực hiện TNGT của Chính phủ trong hoạch định, thực thi CSC ở Việt Nam được chỉ ra đó là: TNGT của quá trình HĐCS, TTCS của Chính phủ còn yếu, mang tính hình thức; TNGT của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm cụ thể… Đây là những dữ liệu quan trọng để tác giả kế thừa trong nghiên cứu đề tài luận án. Đồng thời, một số công trình đã kỳ công nghiên cứu, dự báo, đề xuất tầm nhìn về TNGT của Chính phủ trong tương lai và hướng giải quyết. Đặc biệt, một số cơ chế TNGT của Chính phủ cũng đã được nghiên cứu, nhất là cơ chế về chịu trách nhiệm chính trị – pháp lý của Chính phủ như bỏ phiếu tín nhiệm, hay vấn đề từ chức nếu trong quá trình HĐCS, TTCS gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không thực hiện TNGT hoặc giải trình không thuyết phục, không thỏa đáng. Tóm lại, với các kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã giúp cho tác giả có cách nhìn tổng quan về TNGT của chính phủ trong quá trình hoạch định, thực thi CSC. Các công trình đó đã cung cấp những luận điểm khoa học quan trọng để tác giả có thể kế thừa và phát triển trong luận án. Qua tổng quan, cho thấy đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học chính trị nào nghiên cứu một cách có hệ thống về TNGT của Chính phủ trong hoạch định và thực thi CSC ở Việt Nam.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Và Khả Năng Thực Thi Tại Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!