Đề Xuất 6/2023 # Chủ Thể Kinh Doanh Là Gì # Top 10 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Chủ Thể Kinh Doanh Là Gì # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chủ Thể Kinh Doanh Là Gì mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mặc dù khái niệm chủ thể kinh doanh không được định nghĩa về mặt pháp lý nhưng xuất phát từ khái niệm về hành vi kinh doanh thì chủ thể của hành vi kinh doanh hiểu theo nghĩa thực tế và pháp lý là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh.

Pháp nhân: Là thực thể pháp lý – Được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp Những cơ quan, tổ chức được coi là thành lập hợp pháp khi chúng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc tuân thủ các thủ tục do luật định ra được tổ chức dưới những hình thức nhất định với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rõ ràng theo các quy định của pháp luật.

– Có tài sản riêng Một tổ chức được coi là có tài sản riêng khi * Tổ chức đó có một khối lượng tài sản nhất định phân biệt với tài sản của cơ quan cấp trên hoặc của các tổ chức khác * Đồng thời có khối lượng quyền năng nhất định để chi phối khối lượng tài sản đó và phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản đó – Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản riêng đó – Là nguyên đơn hay bị đơn trước các cơ quan tài phán

Trong đó dấu hiệu thứ (2) và (3) là thuộc tính riêng của pháp nhân Thể nhân Là những thực thể pháp lý độc lập về tư cách chủ thể. Song ở đó không có sự tách bạch về tài sản giữa phần của thực thể đó và của chủ sở hữu của nó. Vì vậy khi xem xét về chế độ trách nhiệm về mặt tài sản trong kinh doanh thì chính thực thể pháp lý đó cùng với chủ sở hữu của nó (cá nhân hoặc tổ chức góp vốn ) cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của thực thể pháp lý đó

Tóm lại chủ thể kinh doanh hợp pháp trên thực tế là những đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Như vậy có hay không có tư cách pháp nhân không phải là điều kiện tiên quyết để xác định sự tồn tại hợp pháp hay bình đẳng của các chủ thể kinh doanh. Vấn đề pháp nhân hay thể nhân chỉ dẫn đến kết cục về mặt pháp lý là xem xét đến chế độ trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn của đơn vị kinh doanh mà thôi.

Trách nhiệm vô hạn được hiểu là tính vô hạn (và thậm chí là vĩnh cửu) của nghĩa vụ trả nợ Trách nhiệm hữu hạn là tính có giới hạn về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết chung và thông lệ quốc tế, một doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn chỉ có khả năng trả nợ đến mức giá trị vốn tài sản của nó. Đó là vốn điều lệ.

Khái Niệm Chủ Thể Kinh Doanh Và Các Loại Hình Kinh Doanh

Theo điều 3 của Luật doanh nghiệp (quốc hội thông qua ngày 12/06/1999) thì kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. – Theo định nghĩa trên thì các hành vi được gọi là kinh doanh khi hành vi đó phải thỏa mãn các điêu kiện: – Hành vi đó phải mang tính nghề nghiệp – Hành vi đó phải diễn ra trên thị trường – Hànhvi đó là hành vi được tiến hành thường xuyên – Mục đích của hành vi đó là kiếm lời

Người ta có thể nhằm hành vi kinh doanh với hành vi thương mại: hành vi thương mại là hành vi bao gôm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiên thương mại nhăm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các chính sách kinh tê xã hội. Theo các khái niệm trên thì chủ thể của hành vi thương mại là các thương nhân, gồm các cá nhân, pháp nhân, tô hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên.Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ .Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2 Chủ thể kinh doanh

Chủ thê của hành vi kinh doanh là những pháp nhân hay thể nhân trên thực tế thực hiện các hành vi kinh doanh. – Pháp nhân được hiểu là một thực thể pháp lý được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản đó. – Thể nhân cũng là một thực thê pháp lý độc lập về tư cách chủ thể nhưng không tách bạch được về tài sản giữa phần tài sản của thực thể đó với chủ sở hữu của nó (Cá nhân và và tổ chức góp vốn) Vì vậy về chế độ trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thì chính thực thể đó cùng với. chủ sở hữu của nó cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn vê các khoản nợ của thực thê pháp lý đó. Đê hiệu rõ về chủ thê kinh doanh chúng ta phải đi sâu tìm hiệu vê doanh nghiệp vì trên thực tê thì chủ thê của các hành vi kinh doanh đó chính là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ra đời với mục đích chủ yếu là để kinh doanh và doanh nghiệp chính là chủ thể chủ yêu thường xuyên của luật kinh tê.

3. Các loại hình chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Trên cơ sở quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực và tổng hợp các tiêu chí phân loại chủ thể kinh doanh, ta nhận thấy ở Việt Nam có các loại hình chủ thể kinh doanh sau:

– Doanh nghiệp nhà nước:

Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

– Hợp tác xã:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiệu có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động trong phạm vi tài sản thuộc sở hữu của mình. Hợp tác xã có bản chất là một doanh nghiệp nhưng không đơn thuần chỉ hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận mà còn có chức năng xã hội đối với các xã viên.

– Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp có thể tự mình trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thuê người khác thực hiện nhiệm vụ đó nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp (gồm cả tài sản mà chủ doanh nghiệp không sử dụng vào hoạt động kinh doanh).

– Công ty hợp danh:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp 100% vốn đầu t nước ngoài:

Doanh nghiệp 100% vốn đầu t nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu t nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có bản chất là công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập.

– Doanh nghiệp liên doanh:

Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì?

Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì ? nếu không kể đến những loại hình doanh nghiệp lớn như cty TNHH, CP.. thì Hộ Kinh Doanh Cá Thể phổ biến nhất vì tính nhỏ gọn, đơn giản của nó

Thế Nào Là Hộ Kinh Doanh Cá Thể?

Hộ Kinh Doanh Cá Thể thực ra cũng ra cũng giống như là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ vì pham vi kinh doanh của nó nhỏ hẹp trong huyện, quận.

Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Các đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh cá thể có trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình; hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán. Có thể xem đây là loại hình kinh tế đơn giản.

Được gọi hộ kinh doanh cá thể nhưng lại do một Cá Nhân Kinh Doanh hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.

Như vậy, một số đông những chủ đầu tư không thuộc hộ gia đình mà muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh thì chỉ còn cách cùng nhau thành lập doanh nghiệp mới chứ không thể góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể đó.

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân làm chủ

Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước,  kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ (Kinh Doanh Hộ Gia Đình)

Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ sở hữu thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ.

Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.

Vốn Điều Lệ Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Vốn Điều Lệ Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể hiện nay pháp luật chưa quy định tối đa hay tối thiểu là bao nhiêu. Cho nên, việc đăng ký vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và quy mô của người đăng ký mong muốn.

Việc chọn vốn điều lệ của minh là bao nhiêu cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ kinh doanh cá thể. Có thể giai đoạn ban đầu thì đăng ký số vốn ít và khi việc kinh doanh đã vào guồng phát triển, hoạt động phần nào ổn định thì có thể đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.

Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định)

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;

Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

Thiết kế phương tiện vận tải;

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

Kinh doanh dịch vụ kế toán;

Dịch vụ cầm đồ;

Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê;

Dịch vụ Internet;

Dịch vụ Karaoke;

Kinh doanh khí đốt hoá lỏng.

Chủ Thể Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay

Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics là nội dung rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng trong kinh tế quốc tế, song hiện nay, pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics. Bài viết sau đây sẽ phân tích, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế để đưa ra giải pháp cắt giảm những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tích cực hơn, giảm chi phí, thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

Từ khóa: Chủ thể kinh doanh, dịch vụ logistics, pháp luật Việt Nam.

1. Thực trạng quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics

1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có phải là pháp nhân

Trong lý luận cũng như thực tiễn hiện nay, việc xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics tương đối khó khăn do các quy định, từ luật chung như Bộ Luật dân sự đến pháp luật chuyên ngành đều chưa cụ thể, rõ ràng.

Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại điều 234 (Luật Thương mại 2005) về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, theo đó “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp” có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Trong khi đó, Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy, các quy định hiện hành thiếu thống nhất, dẫn đến thực tiễn thi hành gặp nhiều vướng mắc. Chúng ta có thể hiểu, mọi doanh nghiệp chắc chắn đều là thương nhân, còn thương nhân có thể chưa chắc đã phải là doanh nghiệp, như hộ kinh doanh, hợp tác xã… Thực tiễn hiện nay, có nhiều thương nhân là hộ gia đình, hợp tác xã có tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistic, như vận tải, đóng gói, kiểm đếm…, song có lẽ họ có phải là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic không thì cần phải bàn thêm.

1.2. Điều kiện của chủ thế kinh doanh dịch vụ logistics

Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics dù là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân vẫn phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh nhất định tại điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: Thương nhân kinh doanh 16 dịch vụ cụ thể được quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Nghĩa là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện chung thì còn phải tuân thủ các quy định của luật chuyên ngành. Đây cũng là vấn đề cần phải bàn, vì kinh doanh dịch vụ logistic cũng là một ngành, tạo sự kết nối giữa các dịch vụ theo chuỗi. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay quy định đã không làm rõ được điều này. Ví dụ, khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic muốn tham gia trực tiếp vào vận tải hàng hóa, thì doanh nghiệp này phải đăng ký ngành nghề vận chuyển và phải đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, như xe ô tô, bến bãi, bộ máy điều hành vận tải, an toàn giao thông… hay pháp nhân đăng ký đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý khai thuê hải quan, điều kiện cấp chứng chỉ theo quy định của cơ quan hải quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định này, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

1.3. Điều kiện đối với chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cam kết về logistics với Tổ chức Thương mại thế giới và các nước khu vực là điều tất yếu. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lôgistic; theo quy định hiện nay vừa được sửa đổi để phù hợp với thực tế. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã mở rộng đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp logistics nước ngoài, đồng thời thể hiện sự không phân biệt các loại hình doanh nghiệp và mà tạo ra sân chơi rộng lớn, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, buộc họ phải nhanh chóng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển cùng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường logistics Việt Nam và vươn ra môi trường quốc tế.

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào quy mô và các tính chất khác của dự án, hoặc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cần xin chủ trường đầu tư thì thủ tục đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện bởi Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đó.

Đối với những dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Hiện nay, theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ logistics bao gồm: Dịch vụ xếp, dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng với những quy định hết sức cụ thể. Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, tỷ lệ vốn góp không quá 49%, 51%, 70% tùy từng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thể cho việc tăng vốn góp trong liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung thì nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên tổ chức thương mại thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó. Đây là một quy định rất mở cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng là để phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam.

2. Những tồn tại, vướng mắc căn bản tại quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

2.1. Quy định pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics chưa cụ thể, chưa rõ ràng

Vì dịch vụ logistics vẫn còn mới nên những quy định pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ này chưa hoàn thiện một cách rõ ràng, cụ thể. Các quy định về chủ thể xuất phát từ bộ luật gốc là Bộ luật Dân sự, sau đó là các luật chuyên ngành nằm rải rác trong các văn bản như: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Vì vậy, khi áp dụng rất khó khăn, các chủ thể phải tự tìm hiểu các quy định tại nhiều văn bản, thậm chí là chồng chéo, khó áp dụng. Chủ thể kinh doanh dịch vụ này có bắt buộc phải là pháp nhân hay không thì pháp luật chưa đề cập rõ.

2.2. Các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics hạn chế về quy mô doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và thống kê từ nguồn Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại thời điểm năm 2016, số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics là khoảng 23.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp có hoạt động logistics quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics chủ yếu hoạt động với số vốn đăng ký nhỏ cũng như quy mô lao động hạn chế, hiện có tới 90% số doanh nghiệp dịch vụ có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng. Sự hạn chế về quy mô doanh nghiệp là một trong những rào cản khi họ tham gia cung cấp chuỗi cung ứng, hạn chế sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến thị trường khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics chỉ đảm bảo thực hiện được một hoặc một vài dịch vụ logistics nhỏ lẻ trong toàn chuỗi, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nước ngoài, bán cước cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

3. Giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Nhằm thúc đẩy hơn nữa các chủ thể tham gia vào thị trường chuỗi cung ứng logistics, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, pháp luật quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics cần tập trung thêm các vấn đề sau đây:

3.1. Quy định chủ thế kinh doanh dịch vụ logistics phải là pháp nhân là cần thiết

Logistics là chuỗi hoạt động phức tạp, rủi ro cao. Quy định chủ thể cung cấp dịch vụ là pháp nhân là cần thiết, đảm bảo sự quản lý của nhà nước, phòng ngừa những rủi ro và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động trước đối tác và khách hàng.

3.2. Xem xét bỏ quy định kinh doanh dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic; 2. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; 3. Luật Thương mại 2005; 4. Luật Doanh nghiệp 2005; 5. Luật Đầu tư 2014; 6. Bộ luật Dân sự 2015. 7. Bộ Công Thương – Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Logistics: Từ kế hoạch đến hành động, Nhà xuất bản Công Thương 2017.

● DAO THI CAM

Department of Legal Affairs, Ministry of Industry and Trade

ABSTRACT:

The business subject of logistics services business is a very important content in the legal system of countries, including Vietnam. Although Vietnam has deeply integrated in the international economy, the country’s legal system still has many shortcomings and limitations on the business subject of logistics service business. This article is to analyze and evaluate the positive and limited points to propose solutions to cut business conditions that are no longer appropriate in order to encourage enterprises to participate in more active logistics services business, reduce logistics costs, promote competition and enhance the regional and global integration.

Keywords: Business subjects, logistics services, Vietnamese law.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chủ Thể Kinh Doanh Là Gì trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!