Cập nhật nội dung chi tiết về Chương 2: Hướng Dẫn Khai Thác, Sử Dụng Các Thể Loại Bản Đồ Giáo Khoa mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước đây, trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thông không có thời gian dành cho bộ môn bản đồ học, mà bản đồ chỉ được coi như một công cụ, một phương tiện cho việc dạy và học địa lí. Theo chương trình mới , kiến thức về bản đồ được đưa vào chương trình môn địa lí ở lớp 6 và lớp 10.
Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.
Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (Thực hành).
Chương trình địa lí lớp 10 có một chương về bản đồ, trong đó có các bài:
– Một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Phân loại bản đồ. Tổng quát hoá bản đồ.
– Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
– Viễn thám và hệ thông tin địa lí. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
– Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (thực hành).
Dung lượng kiến thức bản đồ quy định ít ỏi đó buộc chúng ta phải thông qua việc giảng dạy địa lí để trang bị cho học sinh những kiến thức bản đồ.
Trong chương địa lí phổ thông, lượng kiến thức về bản đồ được xác định cho từng cấp học, lớp học và từ đó mới phân bố kiến thức ấy cho mỗi loại hình bản đồ dùng cho từng cấp học, lớp học và từng bài học. Trong mỗi một bản đồ chúng ta thấy các kiến thức địa lí, các kiến thức bản đồ được sắp xếp theo một dụng ý, thể hiện rõ nét ý đồ phương pháp. Ví dụ, để thực hiện tốt phương pháp phát vấn, giáo viên phải dựa vào bản đồ để ra các câu hỏi và cũng trên bản đồ học sinh sẽ tìm ra câu trả lời.
Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên có dụng ý giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm trang bị cho học sinh khả năng đọc bản đồ như là đọc một cuốn sách và phải nâng lên mức có thể phản ánh được nội dung trong cuốn sách đó. Điều này có nghĩa là giáo viên không chỉ giúp cho học sinh không dừng lại ở mức nhận biết các hiện tượng địa lí trên bản đồ mà còn phải nắm được nội dung, bản chất của các hiện tượng đó. Có như thế mới làm cho học sinh thể hiện được sự mô tả định tính một khu vực trên bản đồ và cao hơn là mô tả định lượng.
Như vậy, bản đồ giáo khoa không chỉ có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức trong chương trình bộ môn địa lí mà còn giúp các em có phương pháp tư duy khoa học, phương pháp lao động khoa học.
Trước khi đi vào khai thác, sử dụng các thể loại bản đồ giáo khoa cụ thể phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí ở trường phổ thông, chúng ta phải nắm được những phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa chung nhất xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên địa lí. Đó là các phương pháp sử dụng bản đồ trong khi soạn bài, trong khi truyền thụ trên lớp và hướng dẫn học sinh dùng bản đồ trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
1. Sử dụng bản đồ trong khi soạn bài
Để thực hiện một bài giảng, người giáo viên phải trải qua hai giai đoạn lao động: chuẩn bị bài giảng và truyền thụ tại lớp. Khi chuẩn bị bài giảng, bản đồ giáo khoa được sử dụng như một công cụ nghiên cứu và khi truyền thụ tại lớp, bản đồ giáo khoa được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu. Sau khi xác định mục đích yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức cũng như khái niệm địa lí cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng cũng căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ bài giảng. Những bản đồ cần cho bài giảng gồm có: các bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlas. Trong quá trình chuẩn bị và truyền thụ trên lớp phải sử dụng phối hợp các loại bản đồ này. Bản đồ treo tường dùng làm cơ sở truyền thụ của giáo viên, bản đồ trong sách giáo khoa và trong atlas để học sinh theo dõi bài giảng. Nhưng cần chú ý rằng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất theo một mục đích sử dụng. Số lượng bản đồ dùng cho tiết học cần xác định cho hợp lí.
Khi số lượng bản đồ dùng cho bài giảng được xác định, thì công tác chuẩn bị bản đồ phải được tiến hành. Công tác chuẩn bị bản đồ cho bài giảng có ba bước:
– Phân tích và đánh giá bản đồ: Trên cơ sở hướng sử dụng đã được xác định, giáo viên tiến hành phân tích và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá.
– Chọn lọc nội dung: Cần chọn lọc những nội dung cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài giảng.
– Xác định phương pháp truyền thụ tại lớp: Tuỳ theo nội dung dạy và loại hình bản đồ mà giáo viên chọn phương pháp truyền thụ cho bài giảng.
Ba nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể chọn nội dung và phương pháp nếu chưa làm tốt công tác phân tích đánh giá bản đồ bởi vì bản đồ là cơ sở của việc lựa chọn nội dung và phương pháp.
Đối với bản đồ giáo khoa, ngoài nội dung khoa học địa lí, thì nội dung khoa học của bản đồ cũng giữ một vai trò quan trọng. Vì vậy, khi chuẩn bị bản đồ cho bài giảng địa lí cũng đồng thời phải chuẩn bị luôn cả nội dung và kiến thức bản đồ học cần truyền thụ cho học sinh. Về mặt phương pháp thể hiện bản đồ, phải lấy tính chất và yêu cầu của phương pháp bản đồ giáo khoa làm tiêu chuẩn đánh giá, cần thống nhất phương pháp thể hiện với hệ thống kí hiệu bản đồ và màu sắc trên bản đồ. Bất kì ở một cấp học nào dù khái quát hóa cao đến đâu, trên bản đồ cũng không thể thiếu hệ thống kinh vĩ tuyến và tỉ lệ bản đồ. Thiếu hai yếu tố này ta không thể xác định được kích thước và mối quan hệ không gian của các hiện tượng địa lí trên bản đồ.
Sau khi phân tích, đánh giá bản đồ theo nội dung, người ta xét đến yếu tố kĩ thuật bản đồ như thiết kế mĩ thuật, kí hiệu, màu sắc phải theo quy định. Không phải tất cả các bản đồ đã được xuất bản đều hoàn thiện, không ít trong số đó vẫn còn những sai sót. Vì thế, khi dùng bản đồ cho một giờ giảng phải kiểm tra lại, nếu có những sai sót vi phạm nguyên tắc thì không thể dùng được. Hiện nay, những vấn đề về kĩ thuật bản đồ chưa có sự thống nhất và đang hướng tới sự thống nhất.
Nhiệm vụ cuối cùng khi phân tích, đánh giá bản đồ là đánh giá phương pháp sư phạm tàng trữ trong bản đồ. Về nguyên tắc, bản đồ giáo khoa nhất thiết phải chứa trong nó nội dung của phương pháp sư phạm. Nếu một bản đồ địa lí mà không đầy đủ tính chất của một bản đồ giáo khoa thì không nên và không thể sử dụng để dạy học. Trong giáo án chuẩn bị bản đồ cho bài giảng, giáo viên cần lựa chọn bản đồ nào là chính thức dùng cho bài giảng, bản đồ nào dùng làm tham khảo. Những bản đồ dùng cho bài giảng có thể là bản đồ mà giáo viên tự xây dựng hoặc những bản đồ đã xuất bản cũng có thể là bản đồ nền hay bản đồ trống. Những bản đồ tự xây dựng là những bản đồ rất tốt cho bài giảng, nó có nội dung và phương pháp phù hợp với bài giảng, lượng thông tin có ích cao. Khi giảng bài giáo viên dùng bản đồ trống hay vừa giảng vừa vẽ bản đồ lên bảng thì thường thu hút được sự chú ý của học sinh, bài giảng sinh động, gây hứng thú cho học sinh.
Trong việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng địa lí, công tác nổi bật nhất là thu thập tư liệu bản đồ và bổ sung tư liệu bản đồ. Công tác này được thực hiện khi thu thập, tập hợp, phân tích, chỉ tiêu hoá, xác định vị trí và ranh giới để thể hiện lên bản đồ. Khi sử dụng tư liệu bản đồ cần đặc biệt chú ý tới lưới chiếu của bản đồ tư liệu, tỉ lệ bản đồ. Từ những tư liệu dùng cho việc chuẩn bị bản đồ để dạy học, đến những tư liệu viết, số liệu thống kê cần đảm bảo sự thống nhất về thời gian nhất là đối với bản đồ, đặc biệt đối với bản đồ kinh tế.
Tóm lại, việc chuẩn bị bản đồ giáo khoa trong khi soạn bài là một nội dung có tính nguyên tắc chứ không phải là công việc kết hợp.
2. Sử dụng bản đồ trong khi truyền thụ tại lớp
Trong một giờ giảng trên lớp, người giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức cũ, giảng bài mới, hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà. Những công việc này giáo viên đem thực hiện trên lớp dựa trên cơ sở bản đồ. Khi truyền thụ kiến thức, mỗi giáo viên vừa trang bị kiến thức địa lí, vừa rèn luyện kĩ năng địa lí và hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ. Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép. Làm như vậy, mới phát huy được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia vào bài giảng một cách hứng thú. Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại hay phát vấn tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, tạo cho học sinh có một không khí học tập tự giác, khích lệ học sính suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng. Tuy nhiên, phải đòi hỏi những hệ thống câu hỏi đặt ra được tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của học sinh và dành thời gian cần thiết cho mọi câu hỏi để đảm bảo kế hoạch dạy học về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài ở lớp chỉ nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được.
Thông qua bài giảng, giáo viên địa lí còn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng cho học sinh, trong đó kĩ năng sử dụng bản đồ để học tập và nghiên cứu địa lí là quan trọng nhất. Những kĩ năng bản đồ cần có trước hết biết đọc bản đồ giáo khoa địa lí, biết tính toán nghĩa là biết xác định đặc tính số lượng của hiện tượng, biết xây dựng các biểu đồ, đồ thị để so sánh giá trị số lượng của các hiện tượng. Cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng bản đồ khi thực hành về địa lí. Để có kĩ năng đối chiếu bản đồ với thực địa, ta có thể tổ chức cho các em những đợt thăm quan địa lí, những buổi học địa lí ngoài trời.
3. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong khi học tập
Đối với môn học địa lí, người thày giáo phải biết dùng bản đồ trong khi dạy học và học sinh cũng phải biết dùng bản đồ khi học. Ngoài việc dùng bản đồ để học tốt môn địa lí, học sinh còn có nhiệm vụ tiếp nhận những kiến thức bản đồ để sau này khi trở thành công dân có được một số kiến thức bản đồ tối thiểu đáp ứng những nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội.
Phương pháp học tập của học sinh cần được xây dựng cụ thể, thích hợp cho từng hình thức học tập, nghĩa là học sinh cần biết cách dùng bản đồ khi nghe giảng ở lớp. Khi học bài và làm bài ở nhà, khi tham gia những hoạt động ngoại khoá và khi tham gia những cuộc thăm quan địa lí. Như vậy, cách dùng bản đồ để học địa lí cũng rất phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, phát triển theo cấp học, theo lứa tuổi, theo chương trình bộ môn. Để bài giảng trên lớp đạt kết quả tốt giáo viên phải chuẩn bị bản đồ cho bài giảng, vì thế học sinh cũng phải có những công việc chuẩn bị để tiếp thu bài giảng. Học sinh phải chuẩn bị theo yêu cầu của thầy giáo những bản đồ cần thiết để nghe giảng, có thể ghi chép và theo dõi ngay trên bản đồ.
4. Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy
Bản đồ giáo khoa treo tường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác giảng dạy và học tập địa lí. Loại bản đồ này dùng chủ yếu ở khâu lên lớp, nó giúp cho giáo viên giảng dạy được dễ dàng, sinh động và giúp cho học sinh học tập được cụ thể và hứng thú hơn. Chức năng chính của bản đồ treo tường là trình bày tại lớp, nhưng có thể dùng nó để kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và làm cơ sở cho những bài tập địa lí.
Trong giảng dạy và học tập địa lí bản đồ giáo khoa treo tường được coi như một tài liệu độc lập, là nội dung kiến thức địa lí. Nó không chỉ là kho tàng trữ các kiến thức địa lí, là nguồn thông tin mà còn là phương tiện có hiệu quả để phổ biến và truyền thụ các tri thức đó.
Qua sử dụng bản đồ treo tường giúp giáo viên rèn luyện khả năng thực hành cho mình tốt hơn. Đối với giáo viên, bản đồ treo tường phải được dùng trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh. Giáo viên phải biết sử dụng kết hợp các loại hình bản đồ trong các khâu trên, phải biết hướng dẫn học sinh, yêu cầu học sinh học tập trên cơ sở bản đồ, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh.
Bản đồ giáo khoa treo tường do có mức độ khái quát cao nên nó còn giúp giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng, chọn phương pháp giảng bài có hiệu quả nhất. Sử dụng bản đồ treo tường trong giờ giảng chẳng những làm cho học sinh tiếp thu bài dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh.
Việc sử dụng kí hiệu trên bản đồ giáo khoa cần phải đảm bảo tính sư phạm, tính trực quan và tính khoa học, vì đó là những tính chất đặc trưng của bản đồ giáo khoa. Để cho bản đồ có hiệu quả truyền tin tốt, khi thiết kế kí hiệu phải tập trung vào việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp biểu thị và lựa chọn hệ thống kí hiệu thích hợp nhất đối với các hiện tượng và đối tượng thực tế.
Việc nhận thức một cách đúng đắn chức năng của bản đồ giáo khoa treo tường trong công tác dạy và học địa lí có giá trị quan trọng, nó ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Để sử dụng tốt bản đồ trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí cần nắm được phương pháp phân tích, đánh giá bản đồ giáo khoa địa lí nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường nói riêng. Chúng ta không thể chọn nội dung và phương pháp được nếu như chưa làm tốt công tác phân tích bản đồ. Công tác phân tích bản đồ là cơ sở của việc lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thụ. Việc phân tích đánh giá bản đồ sẽ giúp cho các nhà địa lí và các chuyên gia khác trong việc sử dụng bản đồ là phương tiện nghiên cứu. Các nhà giáo địa lí và học sinh sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Việc phân tích và đánh gián bản đồ là cơ sở để lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thụ trọng dạy – học địa lí trong nhà trường. Người thành lập bản đồ cũng cần phải biết phân tích đánh giá bản đồ để bản đồ xuất bản có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Môn địa lí có đối tượng nghiên cứu rộng. Vì vậy, để học sinh tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng thì giáo viên cần tiến hành bài học trên cơ sở bản đồ treo tường. Cùng với lời giảng của thầy, những tài liệu địa lí khác, bản đồ giáo khoa góp phần hình thành những biểu tượng, khái niệm và kĩ năng địa lí cho học sinh. Mục đích chính của việc giảng dạy địa lí ở trường phổ thông là hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm địa lí, những quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Người giáo viên chỉ thực hiện được mục đích đó trên cơ sở sử dụng bản đồ. Bản đồ treo tường có ưu thế trong việc thể hiện hình dạng, kích thước, sự phân bố không gian và mối quan hệ của các sự vật hiện tượng địa lí. Vì vậy, trong giảng dạy địa lí không thể thay thế bản đồ bằng ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ giầu hình ảnh sinh động, không thay thế hình tượng bằng lời mô tả dù là lời mô tả tỉ mỉ và sinh động.
Xuất phát từ quan điểm nêu trên, người giáo viên phải luôn luôn quan niệm bản đồ giáo khoa là kho tàng trữ các kiến thức địa lí, là nội dung giảng dạy và học tập địa lí của thầy và trò. Tuyệt đối không được coi bản đồ chỉ đơn thuần là đồ dùng dạy học trực quan. Đối với giáo viên, bản đồ giáo khoa treo tương phải được dùng trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh.
Bản đồ giáo khoa treo tường do đặc tính khái quát hoá cao nên có khả năng giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng và chọn phương pháp giảng bài có hiệu quả cao nhất. Bản đồ giáo khoa treo tường bổ sung, mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh, cũng như bổ sung những thiếu sót ở trong sách giáo khoa và ở trong bản đồ của sách giáo khoa. Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giờ giảng chẳng những làm cho học sinh tiếp thu bài dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh.
– Giáo viên phải nắm vững bản đồ sẽ sử dụng để có một kĩ năng sử dụng nhanh chóng, chính xác và thành thạo không mắc những sai phạm khi sử dụng bản đồ. Muốn sử dụng bản đồ nào khi lên lớp thì khi soạn bài giáo viên phải có sự chuẩn bị trước để nắm vững hệ thống kí hiệu bản đồ, những địa danh cần truyền thụ cho học sinh, dự định phương pháp sử dụng, sử dụng như thế nào, vào lúc nào, đặt câu hỏi nào…
– Những bản đồ treo tường dùng trong một bài học cần chuẩn bị chu đáo và được treo ở lớp đúng lúc để tập trung sự chú ý của học sinh.
– Sử dụng bản đồ treo tường phải kết hợp với những loại hình bản đồ khác, trước mỗi bản đồ treo tường phải có bản đồ bài tập tương ứng.
– Cần đảm bảo đúng các thao tác khi làm việc với bản đồ, thí dụ cách chỉ bản đồ phải dùng thước, chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ viết của đối tượng, sông chỉ theo hướng dòng chảy, vùng phân bố thì theo đường ranh giới… – Yêu cầu đặt ra trong việc giáo dục kiến thức bản đồ, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo sử dụng bản đồ cho học sinh thường là: hiểu, đọc và biết bản đồ.
+ Hiểu bản đồ là làm quen với bản đồ với những tính chất, nội dung với ngôn ngữ bản đồ một cách có hệ thống, ví dụ như biết thuộc tính của quả địa cầu, của các loại bản đồ địa lí, giải thích được ý nghĩa, mục đích các kí hiệu, dùng kí hiệu như thế nào. Vì thế, quá trình giới thiệu bản đồ với học sinh phải có trình tự, hệ thống, phải thường xuyên, liên tục. Hiểu ngôn ngữ bản đồ, có khái niệm cơ bản về bản đồ là cơ sở để đọc bản đồ.
+ Đọc bản đồ là cơ sở của các phương pháp khai thác thông tin địa lí phục vụ cho việc dạy và học ở trường phổ thông. Muốn đọc bản đồ phải có kiến thức cơ bản về bản đồ và địa lí. Đọc được bản đồ là khả năng tạo khái niệm không gian về đối tượng, mở đầu cho việc tự học bản đồ (giống như quá trình giải mã hoá kí hiệu). Quá trình đọc bản đồ là thông qua việc tự học, làm bài tập của học sinh để rèn luyện kĩ năng, biết cách tìm ra tính chất của các đối tượng được vẽ trên bản đồ, xác định không gian của đối tượng, so sánh, đối chiếu, các đối tượng trong không gian để có khái niệm về lãnh thổ.
là nhớ, hình dung rõ vị trí tương quan, hình dung tên gọi và đặc tính của các tên địa lí bằng hình ảnh bản đồ. Yêu cầu về hiểu, đọc và biết bản đồ đối với học sinh không đơn giản. Vì vậy, vai trò cua người thày giáo là rất quan trọng. Trong quá trình dạy học môn địa lí đòi hỏi người thày giáo phải sử dụng tối đa, kết hợp tốt nhất các loại hình bản đồ trong các khâu của quá trình dạy học.
– Khi giảng bài mới, giáo viên giới thiệu lãnh thổ sẽ học trên bản đồ, sau đó có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các bản đồ với nhau hoặc những nội dung khác nhau trên một bản đồ với nhau để tìm ra các mối liên hệ của các đối tượng địa lí, phát hiện mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Giáo viên gợi ý, chỉ cho học sinh những tri thức bản đồ học còn học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau, những mối liên hệ trên bản đồ. Phương pháp đàm thoại kết hợp với dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho học sinh hăng say học tập, không khí học tập sôi động tự giác. Các câu hỏi nêu ra cần vừa sức và chỉ đòi hỏi học sinh đọc bản đồ thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng câu hỏi đòi hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được.
Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để xác định tọa độ địa lí. Việc dùng bản đồ treo tường để đo, tính khoảng cách, tính diện tích… thì nên hạn chế, nếu có chỉ nên tiến hành ở bản đồ tỉ lệ lớn như các bản đồ địa lí địa phương tỉ lệ 1: 200.000 hoặc lớn hơn. Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để mô tả một tuyến, một khu vực, một địa phương. Việc mô tả và nêu các đặc điểm hiện tượng trên bản đồ đòi hỏi học sinh phải hiểu ngôn ngữ bản đồ. Kĩ năng mô tả và nêu các đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí sẽ được hoàn thiện dần dần trong hệ thống công việc kế tiếp nhau.
Chương 1: Những Khái Niệm Cơ Bản Về Bản Đồ Giáo Khoa
I. ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.
Các sản phẩm bản đồ giáo khoa được sử dụng rất rộng rãi ở các bậc học khác nhau từ cấp cơ sở đến đại học, ở các trường Trung học chuyên nghiệp của nhiều ngành nghề khác nhau, kể cả các bản đồ giáo khoa có đặc trưng riêng phục vụ việc dạy học ở các trường khiếm thị, khuyết tật. Hệ thống sản phẩm bản đồ giáo khoa vừa phải đủ kiểu loại để phục vụ mọi phương pháp dạy học, học, nghiên cứu, kiểm tra, đối thoại, ôn tập và làm bài tập, xây dựng sơ đồ, bình đồ địa thế… lại vừa phải có nội dung và phương pháp tương ứng cho các nhóm tuổi khác nhau, cho học sinh và giáo viên, cho lớp học, giảng đường và cho tủ sách gia đình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tương ứng với chương trình học và mục tiêu đào tạo.
Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ – những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.
Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồ giáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…
U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”.
Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lí, thể hiện sự phân bố, trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.
II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
1. Tính khoa học của bản đồ giáo khoa
Là một nguồn tư liệu độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai cho nên tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa phải là tính khoa học.
Tính khoa học được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lí giữa bản đồ và thực địa, độ chính xác về cơ sở toán học bản đồ. Bản đồ địa lí được xây dựng theo quy luật toán học nhất định, theo tỉ lệ nhất định. Quy luật toán học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu hiện bản đồ. Tính đơn trị biểu hiện ở chỗ một điểm bất kì trên bản đồ có toạ độ x và y chỉ tương ứng với một điểm trên bề mặt đất và mỗi kí hiệu đặt trên điểm này chỉ có một ý nghĩa cố định rõ ràng trong bản chú giải. Tính liên tục biểu hiện ở chỗ trên bản đồ “không có khoảng trống”. Điều đó nói lên rằng trên khắp lãnh thổ biên vẽ bản đồ đã được nghiên cứu đầy đủ, mọi đối tượng phân bố trên lãnh thổ và không gian của chúng đã có tài liệu chính xác. Tỉ lệ và các đơn vị đo, thang màu và sự phân cấp chỉ số số lượng, sự phân cấp kí hiệu cho phép thực hiện trên bản đồ mọi khả năng đo tính và nhận biết đặc điểm khác nhau của các hiện tượng.
Tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở sự phù hợp giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện với nội dung của phương pháp thể hiện bản đồ.
Tính khoa học của bản đồ cũng được xác định bằng lượng thông tin thích hợp. Nhìn chung lượng thông tin trên mỗi bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng cao, nhưng đến một giới hạn nhất định tuỳ theo loại hình, nội dung và tỉ lệ bản đồ. Nếu vượt quá giới hạn này sẽ làm cho việc sử dụng khó khăn, do vậy mà giá trị sử dụng và tính khoa học sẽ giảm đi.
Ngoài những biểu hiện trên, tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính logic.
Ở nhà trường phổ thông, nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh những kiến thức khoa học của bộ môn mà còn thông qua việc dạy chữ để dạy người. Người thầy giáo phải đóng góp phần mình trong giáo dục và đào tạo con người mới. Chính vì vậy, những kiến thức truyền đạt cho học sinh nhất thiết phải trên quan điểm duy vật biện chứng. Trên bản đồ cần phải có những tiền đề để thông qua đó người giáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật.
2. Tính trực quan của bản đồ giáo khoa
Các bản đồ dùng trong nhà trường, đặc biệt thể loại bản đồ treo tường đòi hỏi phải có tính trực quan cao, đó chính là tính đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ giáo khoa. Tính trực quan thường mâu thuẫn với tính khoa học. So với các bản đồ khác, bản đồ giáo khoa khái quát cao hơn, dùng nhiều hình ảnh trực quan, phương pháp biểu thị trực quanhơn và phần lớn là vượt ra ngoài điều kiện cho phép của tỉ lệ bản đồ. Tiêu chuẩn để đánh giá tính trực quan của bản đồ là thời gian dùng để nhận biết và hiểu nội dung bản đồ. Những dấu hiệu dùng trên bản đồ cần có hình dạng và mầu sắc gần với thực tế để học sinh có thể nhanh chóng nhận biết nội dung của hiện tượng được phản ánh và nhớ lâu.
Mọi người đều thừa nhận là trong một bài giảng địa lí nếu dùng bản đồ như một đồ dùng trực quan thì bài giảng sẽ dễ hiểu và có sức hấp dẫn đối với học sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tính trực quan mà cần phải lựa chọn giới hạn một cách hợp lí cho tính trực quan để khỏi gây ra những ảnh hưởng phản tác dụng.
3. Tính sư phạm của bản đồ giáo khoa
Tính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung đều thống nhất ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình, sách giáo khoa, tâm lí lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và hoàn cảnh xã hội.
Một bản đồ giáo khoa muốn đảm bảo được tính sư phạm cần phải biểu hiện ở những mặt sau:
– Nội dung của bản đồ giáo khoa phải phù hợp với chương trình địa lí của từng cấp học và từng lớp học, phù hợp với trình độ của học sinh.
– Nội dung của bản đồ được xác định trên cơ sở chương trình bộ môn, nội dung sách giáo khoa. Nội dung bản đồ phải được tổng quát hoá phù hợp với nội dung sách giáo khoa và nhiệm vụ dạy học. Sách giáo khoa là tiêu chuẩn nội dung để thành lập bản đồ. Nếu sách giáo khoa thay đổi thì nội dung của bản đồ giáo khoa cũng phải thay đổi theo.
– Quan trọng hơn cả là bản đồ giáo khoa phải phù hợp với đối tượng sử dụng bản đồ, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Khi làm một bản đồ giáo khoa treo tường thì việc xác định tỉ lệ bản đồ, các đường nét trên bản đồ, màu sắc và lực nét… đều phải dựa vào chiều cao của học sinh, khả năng tư duy, đặc biệt thị lực của học sinh. Ngoài ra quy mô lớp học, cách bố trí lớp học cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế bản đồ giáo khoa.
– Lưới chiếu (mạng lưới kinh vĩ tuyến) cùng tỉ lệ bản đồ giáo khoa cũng phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ở những lớp đầu cấp, lưới chiếu là phần nội dung bài học, giúp học sinh hình dung được hình dạng Trái Đất, sự phân chia các bán cầu (Đông – Tây, Nam – Bắc), phân chia kinh vĩ độ, múi giờ, các đới khí hậu và biến dạng trên bản đồ… Khi cần biểu hiện một phần hay toàn bộ Trái Đất thì nên dùng các lưới chiếu giữ đúng hình dạng để học sinh nhận biết dễ dàng.
– Ở các lớp cao hơn, các em học sinh đã có vốn kiến thức địa lí khá hơn, tư duy địa lí đã phát triển cao hơn, việc biên vẽ các bản đồ nên dùng các lưới chiếu biểu hiện đúng diện tích lãnh thổ biên vẽ bản đồ. Trên cùng một lãnh thổ biên vẽ bản đồ nhưng được xây dựng ở các tỉ lệ khác nhau thì nên dùng cùng một loại lưới chiếu để học sinh tiện so sánh, đối chiếu.
– Tính sư phạm còn biểu hiện ở sự thống nhất cách ghi chữ, hệ thống kí hiệu, các phương pháp biểu hiện mà học sinh đã quen biết. Bố cục bản đồ phải hợp lí, trình bày đẹp để vừa giáo dục óc thẩm mĩ vừa kích thích học sinh say mê làm việc với bản đồ, đem lại cho các em sự hứng thú học môn địa lí.
Hợp Kim Kẽm (Kim Loại &Amp; Khai Thác)
Một thuật ngữ chung cho hợp kim dựa trên kẽm. Hợp kim kẽm quan trọng nhất là hợp kim kẽm-nhôm (Zn-Al), thường được sử dụng để đúc. Hợp kim này cũng được gọi là Zamak Zamak. ZDC1 và ZDC2 được chỉ định bởi JIS cũng là hợp kim của loạt này, được tạo ra bằng cách thêm khoảng 4% nhôm Al, một lượng nhỏ Cu đồng và một lượng nhỏ magiê Mg. Al làm tăng sức mạnh của hợp kim, cải thiện dòng chảy của kim loại nóng, và cũng làm giảm sự ăn mòn của thiết bị đúc làm bằng thép như chết bởi kim loại nóng chảy. Cu cải thiện sức mạnh và khả năng chống ăn mòn. Hợp kim kẽm dễ bị sụp đổ khi có các tạp chất như chì Pb, Sn tin và cadmium Cd. Bạn cần phải sử dụng một cái gì đó. Việc bổ sung một lượng nhỏ Mg giúp ngăn ngừa sự ăn mòn giữa các hạt này. Nhiệt độ đúc thấp tới khoảng 400 ° C, và nó có thể được sản xuất với hình dạng phức tạp và các bộ phận có thành mỏng, và có phạm vi sử dụng rất rộng như các bộ phận cho các thiết bị khác nhau. Ngoài ra, còn có hợp kim kẽm khuôn dùng cho khuôn nhựa, v.v., và cái được gọi là ZAS là Al4%, Cu3%, Mg0,03%. Là hợp kim ổ cắm để cố định đầu cáp của cầu treo dài, hợp kim Zn-Cu từ 1 đến 2% Cu được sử dụng cho cầu Wakado. Hợp kim Zn-Al với tiêu chuẩn Al22% là siêu dẻo.
Trong môi trường tự nhiên, kẽm tạo thành màng muối cơ bản có khả năng chống ăn mòn tốt trên bề mặt và không dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên, bản chất của nó là một kim loại bị ion hóa điện hóa và khi tiếp xúc với vật liệu kim loại như thép, kẽm bị ăn mòn rất nhiều, nhưng không thể ăn mòn sắt. Một trong đó sử dụng hành động này (hành động điện) là kẽm chống ăn mòn (cực dương hy sinh), được sử dụng để ngăn chặn sự ăn mòn của kết cấu thép. Đây là một hợp kim có thành phần đặc biệt dễ dàng hòa tan điện hóa trong dung dịch nước. Tadahisa Okubo
Hướng Dẫn Sử Dụng Bluetooth Trên Các Thiết Bị
Bluetooth cho phép người dùng kết nối các thiết bị mà không cần dùng dây hoặc cáp. Đây là công nghệ không dây, cho phép những thiết bị như điện thoại di động, bàn phím, chuột, tai nghe và loa có thể tương tác với nhau qua một khoảng cách ngắn mà không cần cáp nối.
Công nghệ Bluetooth cho phép người dùng trao đổi dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thiết bị điện tử, với điều kiện tất cả các thiết bị đều nằm trong phạm vi cho phép. Có nhiều cách để sử dụng công nghệ Bluetooth như kết nối tai nghe Bluetooth rảnh tay với điện thoại để thực hiện gọi điện trong khi lái xe, ghép nối với một máy in Bluetooth với máy tính để không phải sử dụng dây và cáp, v.v…
Tìm hiểu về Bluetooth
Bluetooth là gì?
Về bản chất, Bluetooth là một công nghệ không dây có thể kết nối các thiết bị điện tử với nhau bằng cách sử dụng sóng radio mà không cần dây cáp. Nghe có vẻ giống như Wifi nhưng lại không phải. Bluetooth tuyệt vời ở chỗ nó có thể kết nối các thiết bị không thuộc trong một mạng cụ thể – ví như chuột hoặc tai nghe không dây cho điện thoại di động, laptop.
Bluetooth phù hợp với kết nối ngắn (trong một vài bước chân chẳng hạn). Thiết lập nó cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn Wifi, giúp nó trở nên lý tưởng khi kết nối 2 thiết bị với nhau. Bên cạnh đó, Bluetooth cũng tốn ít điện hơn, giúp kéo dài tuổi thọ pin cho những thiết bị như chuột hay điện thoại thông minh.
Bluetooth có thể ghép nối tai nghe với hầu hết các smartphone để có thể nói chuyện mà không cần chạm vào điện thoại. Bạn có thể ghép nối một máy chơi game với máy tính mà không cần dùng dây, phát nhạc qua loa Bluetooth từ điện thoại hoặc laptop mà không cần kết nối với chúng hoặc thiết lập hệ thống âm thanh mà không cần chạy loa ở mọi nơi.
Bluetooth có phạm vi tối đa khoảng 30 feet.
Tốc độ truyền Bluetooth vượt trội khoảng 24 Mb/giây.
Kiểm tra thiết bị hỗ trợ Bluetooth
Các điện thoại thông minh ngày nay đa phần đều hỗ trợ Bluetooth, bạn có thể tìm thấy Bluetooth trong phần cài đặt, hoặc các menu truy cập nhanh của điện thoại một cách rất dễ dàng.
Bluetooth đã có mặt trong một thời gian dài (khoảng 20 năm) và dẫn đầu thị trường kết nối không dây. Đa số các thiết bị điện tử ngày nay đều hỗ trợ Bluetooth. Mặc dù hầu hết các laptop có tích hợp Bluetooth, nhưng các máy tính để bàn thường không có. Bạn có thể mua Bluetooth dongle nếu muốn kết nối máy tính để bàn với thiết bị Bluetooth.
Ngày nay, nhiều chiếc xe hiện đại có hỗ trợ Bluetooth, cho phép người dùng ghép nối với điện thoại trong khi lái xe.
Hầu như mọi điện thoại thông minh đều có thể ghép nối với các thiết bị Bluetooth.
Nhiều máy in mới hơn có khả năng Bluetooth và có thể in không dây.
Menu Device Manager có Bluetooth
Khi Device Manager chạy, tìm kiếm mục có tên Bluetooth trong danh sách các thiết bị, nếu nó có ở đây, nghĩa là máy tính có khả năng giao tiếp qua Bluetooth. Nếu không có và bạn muốn thêm chức năng Bluetooth, hãy mua adapter – một chiếc adapter Bluetooth cắm vào cổng USB có giá chỉ khoảng £10.
Bluetooth là công cụ được sử dụng rộng rãi và rất hữu ích. Vậy nên, nếu đang sở hữu một chiếc smartphone có Bluetooth, bạn sẽ thấy thích việc kết nối nó với máy tính và trao đổi các file rất nhanh chóng.
Tìm hiểu khả năng của các thiết bị Bluetooth
Mọi thiết bị Bluetooth đều có một hoặc nhiều chức năng. Ví dụ: một số điện thoại di động chỉ có thể cho phép bạn sử dụng Bluetooth để thực hiện cuộc gọi điện thoại; trong khi các điện thoại di động khác cho phép bạn chuyển các tập tin đến và đi từ các điện thoại di động khác. Mỗi thiết bị Bluetooth có chức năng khác nhau. Xem lại hướng dẫn sử dụng hoặc tham vấn với nhà sản xuất về thiết bị điện tử của bạn để xác định các cách thức có thể sử dụng công nghệ Bluetooth.
Ghép nối thiết bị Bluetooth
Để sử dụng công nghệ Bluetooth, bạn phải kết nối không dây các thiết bị của mình với nhau, còn được gọi là “ghép nối”. Tùy vào từng thiết bị sẽ có cách thức ghép nối khác nhau nhưng nhìn chung bạn sẽ có một thiết bị “nghe” và thiết bị thứ hai được đưa vào chế độ ghép nối. Ví dụ, nếu bạn ghép nối tai nghe với điện thoại, điện thoại của bạn phải ở chế độ “nghe” và tai nghe ở chế độ “ghép nối”. Điện thoại sẽ phát hiện tai nghe và thiết lập kết nối.
Làm theo hướng dẫn được cung cấp cùng với thiết bị Bluetooth để hoàn tất quá trình ghép nối. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một loạt các bước cụ thể để ghép nối thiết bị.
Khi ghép nối thiết bị, thông thường bạn sẽ được yêu cầu nhập mã PIN trước khi kết nối được thực hiện. Nếu chưa đặt mã PIN, mặc định thường là 0000.
Việc ghép nối thường chỉ cần được thực hiện một lần. Miễn là Bluetooth được bật trên các thiết bị, lần sau sử dụng các kết nối sẽ tự động diễn ra.
Như đã nói ở trên, tham khảo hướng dẫn đi kèm với điện thoại để biết được cách bật Bluetooth (theo mặc định hầu hết chúng bị tắt để tiết kiệm pin). Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem có lựa chọn ” visibility” hay không và nhớ để nó ở chế độ ON.
Quay trở lại máy tính. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows XP, kích Start, chọn Control Panel và kích đúp vào icon Bluetooth. Nếu đây là lần đầu tiên sử dụng Bluetooth, wizard cài đặt cấu hình sẽ khởi động – thực hiện theo và chấp nhận tất cả các mặc định. Cuối cùng, kích Skip → Finish.
Windows XP sẽ tạo một shortcut trên Windows Desktop với tên gọi My Bluetooth Places. Kích đúp để mở nó và chọn Add a Bluetooth Device từ Task List ở bên trái. Khi wizard xuất hiện, kích Next và khi tìm thấy điện thoại, kích vào icon của nó rồi kích tiếp Next.
Khi điện thoại hỏi thêm máy tính vào các thiết bị, kích Yes và chạm vào passcode được hiển thị trên màn hình máy tính. Giờ đây, điện thoại và máy tính đã trở thành cặp của nhau.
Người dùng Windows 7 kích vào Start → Control Panel → Hardware and Sound → Add a Bluetooth Device. Sau một khoảng thời gian, Windows sẽ tìm thấy điện thoại – kích vào icon của nó để chọn rồi kích Next.
Nếu đang sử dụng Windows Vista, kích vào Start → Control Panel → Hardware and Sound → Add a Wireless Device. Thiết bị sẽ xuất hiện ở một cửa sổ mới. Kích vào icon để chọn thiết bị rồi kích Next.
Sau đó, Windows Vista và 7 sẽ hiển thị một passcode để người dùng nhập vào điện thoại hoặc hỏi người dùng sử dụng một lựa chọn tạo cặp. Nếu là cách thứ 2, chọn ” Create a pairing code for me “.
Windows sẽ hiển thị một code và cùng lúc đó điện thoại sẽ hỏi xem có nên thêm máy tính vào danh sách các thiết bị hay không. Chọn Yes. Nhập mã đó vào điện thoại. Sau một khoảng thời gian, thiết bị sẽ trở thành cặp với nhau để giao tiếp.
Cài đặt Bluetooth adapter
Hệ điều hành Windows 7 và Vista sẽ nhận diện Bluetooth adapter khi nó được cắm vào máy và tự động cài đặt. Windows 7 đặt các cài đặt trong Control Panel dưới mục Hardware and Sound, bên trong Devices and Printers.
Bluetooth adapter được cài đặt trên Windows Vista cũng có thể tìm thấy trong Control Panel dưới mục Hardware and Sound, bên trong Bluetooth Devices.
Windows XP thường yêu cầu đĩa đi kèm với adapter, giống như đĩa cho adapter Mini được cung cấp bởi hãng Belkin. Cho đĩa vào ổ và thực hiện theo các hướng dẫn để cài đặt.
Sử dụng công nghệ Bluetooth
Chuyển file giữa các thiết bị
Một số thiết bị Bluetooth sẽ cho phép bạn truyền file và tài liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác. Ví dụ: nếu bạn của bạn có một loạt ảnh đẹp trên máy ảnh của họ, bạn có thể ghép nối nó với điện thoại của mình để nhanh chóng nhận được bản sao của chúng. Bạn có thể chuyển các file giữa điện thoại di động, máy ảnh và máy quay, máy tính, TV và nhiều thiết bị khác.
Sử dụng công nghệ Bluetooth để nói chuyện trên điện thoại
Tai nghe Bluetooth có thể được ghép nối với một số điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để nói chuyện điện thoại rảnh tay.
Chia sẻ mạng di động cho các thiết bị khác
Tethering thiết bị cho phép bạn chia sẻ mạng di động với máy tính để bàn, để có thể thực hiện duyệt web trên máy tính mà không cần kết nối với mạng Wifi. Không phải tất cả các thiết bị đều cho phép chia sẻ Internet do đó bạn nên kiểm tra lại với nhà cung cấp dịch vụ di động.
Sử dụng Bluetooth để lái xe an toàn hơn
Bật công nghệ Bluetooth được tích hợp trực tiếp trên ô tô của bạn hoặc đeo tai nghe Bluetooth khi lái xe để có thể giữ cả hai tay đặt trên vô-lăng. Ở một số khu vực, giữ điện thoại trên tay khi đang lái xe được coi là phạm pháp. Bluetooth cho phép bạn nói chuyện trong khi lái xe mà không phạm pháp lại an toàn. Một số điện thoại và dàn âm thanh nổi trên xe hơi sẽ cho phép bạn phát nhạc qua dàn âm thanh này khi kết nối với điện thoại qua Bluetooth.
Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị Bluetooth
Một số thiết bị sẽ cho phép bạn đồng bộ hóa dữ liệu như danh bạ liên hệ, email và sự kiện lịch. Đây có thể là cách tuyệt vời để đồng bộ hóa danh bạ điện thoại với máy tính của bạn hoặc để chuyển dữ liệu sang điện thoại khác.
Sử dụng thiết bị Bluetooth trong văn phòng nhỏ
Các thiết bị Bluetooth có thể làm giảm đáng kể việc sử dụng dây cáp và cho phép bạn làm việc tự do hơn. Bàn phím và chuột bluetooth cho phép người dùng gõ, nhập từ mọi nơi mà không mất đi độ chính xác. Máy in Bluetooth cho phép bạn đặt máy in ở bất cứ đâu mà không cần phải lo lắng về việc kéo cáp từ máy in sang máy tính.
Sử dụng thiết bị Bluetooth để tùy chỉnh hệ thống âm thanh
Loa Bluetooth và điều khiển từ xa có thể giúp kiểm soát và tương tác với các phương tiện âm thanh dễ dàng hơn. Với điều khiển từ xa Bluetooth, bạn không cần phải trỏ nó vào TV để sử dụng. Loa Bluetooth cho phép bạn thiết lập hệ thống âm thanh vòm mà không cần phải chạy dây loa quanh phòng khách. Để thiết lập hệ thống âm thanh Bluetooth, bạn sẽ cần một bộ thu hỗ trợ Bluetooth.
Sử dụng Bluetooth để bảo vệ ngôi nhà hoặc ô tô của bạn
Công nghệ Bluetooth có sẵn trong các hệ thống không dây có thể mở khóa nhà riêng hoặc ô tô của bạn bằng cách nhấn vào nút trên điện thoại thông minh.
Kết nối PlayStation với máy tính
Nếu máy tính của bạn có Bluetooth, bạn có thể kết nối với bộ điều khiển PlayStation 3 hoặc 4 để sử dụng gamepad cho trò chơi PC. Sony không hỗ trợ tính năng này và yêu cầu sử dụng phần mềm của bên thứ ba, nhưng tương đối dễ thiết lập.
Chơi trò chơi nhiều người chơi
Bluetooth cho phép bạn tạo một mạng cục bộ giữa hai điện thoại, đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để thiết lập phiên trò chơi nhiều người chơi. Mặc dù điều này chỉ hoạt động nếu các bạn đang ở trong cùng một phòng, nó đáng tin cậy hơn nhiều so với chơi trên Internet.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chương 2: Hướng Dẫn Khai Thác, Sử Dụng Các Thể Loại Bản Đồ Giáo Khoa trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!