Cập nhật nội dung chi tiết về Chương Trình Truyền Hình Đài Pt mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ hai ngày 15/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Truyền hình Khởi nghiệp sáng tạo 6h45: Sâm Ngọc Linh 6h50: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Mỗi xã một sản phẩm 7h15: Phim truyện Trung Quốc: Nữ hoàng chợ đêm – tập 35 8h00: Cải cách hành chính 8h15: Tạp chí Văn hóa thế giới 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 11 9h45: Người Quảng và thương hiệu 10h00: Ca nhạc quốc tế: Giới thiệu ca khúc mới 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 59 11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 1 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 7 13h10: Nhịp cầu âm nhạc 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 24 ) 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Giai điệu tuổi thơ: Những con vật đáng yêu 14h45: Truyền hình Khởi nghiệp sáng tạo 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 1 15h50: Mỗi xã một sản phẩm 16h05: Ca nhạc: Những miền quê xứ Quảng 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 19 16h50: Ca nhạc 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 12 17h45: Trang địa phương: huyện Phú Ninh
18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 18h10: Trang địa phương: thành phố Tam Kỳ 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Tài nguyên và môi trường 20h00: Thông tin Khoa học và công nghệ 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 8 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 60 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Hộp thư truyền hình 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 25 ) Thứ ba ngày 16/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Tài nguyên và môi trường 6h40: Thông tin khoa học và công nghệ 6h50: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: huyện Phú Ninh 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 1 8h00: Trang địa phương: thành phố Tam Kỳ 8h15: Hộp thư truyền hình 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 12 9h45: Cải cách hành chính 10h00: Ca nhạc: Tiếng hát ca sĩ Bùi Lê Mận 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 60
11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 2 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 8 13h10: Ca nhạc quốc tế: Giới thiệu ca khúc mới 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 25 ) 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 19 14h45: Tài nguyên và môi trường 14h55: Thông tin khoa học và công nghệ 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 2 15h50: Hộp thư truyền hình 16h05: Nhịp cầu âm nhạc 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 20 16h50: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 17h00: Trang địa phương: huyện Núi Thành 17h15: THTT kết quả XSKT tỉnh Quảng Nam 17h30: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 13 18h15: Sức khỏe cho mọi người 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Chuyên mục Tòa án 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 9 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 61 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Kinh tế: Xuất khẩu lao động – sẵn sàng hồi phục 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình (tập 26)
Thứ tư ngày 17/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h35: Chuyên mục Tòa án 6h50: Hỏi đáp Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: huyện Núi Thành 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 2 8h00: Sức khỏe cho mọi người 8h15: Kinh tế: Xuất khẩu lao động – sẵn sàng hồi phục 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 13 9h45: Mỗi xã một sản phẩm 10h00: Dân ca nhạc cổ: Thanh thoát Phú Lục 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 61 11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 3 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 9 13h10: Ca nhạc: Tiếng hát ca sĩ Bùi Lê Mận 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 26 ) 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 20 14h45: Chuyên mục Tòa án 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 3 15h50: Kinh tế: Xuất khẩu lao động – sẵn sàng hồi phục 16h05: Ca nhạc quốc tế: Giới thiệu ca khúc mới 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 21 16h50: Ca nhạc 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 14 17h45: Trang địa phương: thành phố Hội An 18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 18h10: Truyền hình Quân khu 5
18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 10 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 62 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Nhịp điệu cuộc sống: Gương sáng thanh niên 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 27) Thứ năm ngày 18/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 6h50: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: thành phố Hội An 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 3 8h00: Truyền hình Quân khu 5 8h15: Nhịp điệu cuộc sống: Gương sáng thanh niên 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 14 9h45: Hộp thư truyền hình 10h00: Ca nhạc: Lời hẹn tình quê 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 62 11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 4 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 10 13h10: Dân ca nhạc cổ: Thanh thoát Phú Lục 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình (tập 27)
14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 21 14h45: Công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 4 15h50: Nhịp điệu cuộc sống: Gương sáng thanh niên 16h05: Ca nhạc: Tiếng hát ca sĩ Bùi Lê Mận 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 22 16h50: Ca nhạc 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 15 17h45: Trang địa phương: huyện Nông Sơn 18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 18h10: An ninh Quảng Nam 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Diễn đàn các cấp Hội Nông dân Quảng Nam 20h00: Làng nghề xứ Quảng 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 11 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 63 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Dân tộc và miền núi 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 28 ) Thứ sáu ngày 19/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Diễn đàn các cấp Hội Nông dân Quảng Nam 6h50: Làng nghề xứ Quảng, Bản tin miền Trung – Tây Nguyên
6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: huyện Nông Sơn 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 4 8h00: An ninh Quảng Nam 8h15: Nhịp điệu cuộc sống: Gương sáng thanh niên 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 15 9h45: Dân tộc và miền núi 10h00: Giai điệu vượt thời gian: Giai điệu những miền quê 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 63 11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 5 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 11 13h10: Ca nhạc: Lời hẹn tình quê 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 28) 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 22 14h45: Diễn đàn các cấp Hội Nông dân Quảng Nam 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 5 15h50: Dân tộc và miền núi 16h05: Dân ca nhạc cổ: Thanh thoát Phú Lục 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 23 16h50: Bản tin chính sách tài chính 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 16 17h45: Trang địa phương: huyện Nam Giang 18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 18h10: Chuyên mục Đại đoàn kết 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Bệnh viện Đa khoa Minh Thiện chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 12
20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 64 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Truyền hình tiếng Cơ Tu 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 29 )
Thứ bảy ngày 20/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Bệnh viện Đa khoa Minh Thiện chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân 6h50: Hỏi đáp Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: huyện Nam Giang 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 5 8h00: Chuyên mục Đại đoàn kết 8h15: Tạp chí Thiếu nhi: Nhìn từ giải bơi học sinh toàn quốc 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 16 9h45: Tạp chí Văn hóa thế giới 10h00: Ca nhạc: Hồn khói quê hương 10h20: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 64 11h15: Thời sự QRT 11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 6 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 12 13h15: Kiến thức cuộc sống: Những điều cần biết về thay da sinh học 13h30: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 29) 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 23 14h45: Bệnh viện Đa khoa Minh Thiện chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 6 15h50: Truyền hình tiếng Cơ tu 16h05: Ca nhạc: Lời hẹn tình quê 16h30: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 24 16h50: Bản tin tiếng Anh 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 17 17h45: Trang địa phương: huyện Tiên Phước 18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế
18h10: Xây dựng nông thôn mới 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Chuyên mục Kiểm sát nhân dân 20h00: Bản tin Agribank đồng hành cùng nông dân 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 13 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 65 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Tạp chí Văn nghệ xứ Quảng 22h00: Bản tin tiếng Anh 22h10: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h20: Thể thao trong ngày 22h25: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h30: Giai điệu Bolero 22h50: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 30) Chủ nhật ngày 21/3/2021 5h30: Giới thiệu chương trình 5h35: Bài tập thể dục buổi sáng 5h40: Giai điệu Bolero 6h00: Thông tin ngày mới 6h30: Bản tin Tài chính thị trường 6h35: Bản tin Agribank đồng hành cùng nông dân 6h40: Chuyên mục Kiểm sát nhân dân 6h55: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 7h00: Trang địa phương: huyện Tiên Phước 7h15: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 6 8h00: Xây dựng nông thôn mới 8h15: Bản tin tiếng Anh 8h30: Thông tin ngày mới 9h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 17 9h45: Kiến thức cuộc sống: Những điều cần biết về thay da sinh học 10h00: Nhịp cầu âm nhạc 10h25: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 65 11h15: Thời sự QRT
11h30: Thể thao trong ngày 11h35: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 7 12h25: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 13 13h10: Tạp chí Thiếu nhi: Nhìn từ giải bơi học sinh toàn quốc 13h25: Ca nhạc: Hồn khói quê hương 13h45: Tạp chí Văn hóa thế giới 14h00: Thời sự QRT 14h15: Thể thao trong ngày 14h20: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 14h25: Phim hoạt hình: Công chúa phép thuật – phần 8, tập 24 14h45: Chuyên mục Kiểm sát nhân dân 15h00: Phim truyện Đài Loan: Định luật tình yêu – tập 7 15h50: Xây dựng nông thôn mới 16h05: Giai điệu vượt thời gian: Giai điệu những miền quê 16h30: Giai điệu tuổi thơ: Thế giới bé thơ 16h50: Bản tin chính sách tài chính 17h00: Phim truyện Việt Nam: Lạc lối – tập 18 17h45: Phổ biến, giáo dục pháp luật 18h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 18h10: Cựu chiến binh Quảng Nam 18h30: Thời sự QRT 19h00: Thời sự VTV 19h50: Giảm nghèo bền vững 20h00: Sâm Ngọc Linh 20h05: Phim truyện Việt Nam: Sông phố, nhà ghe – tập 14 20h55: Phim truyện Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đời lưu lạc – tập 66 21h40: Tiết mục Hướng về ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu đại biểu HĐND các cấp 21h45: Sắc màu cuộc sống: Những nét chạm khắc từ lịch sử 22h00: Bản tin miền Trung – Tây Nguyên và tin quốc tế 22h10: Thể thao trong ngày 22h15: Bản tin Thời sự cuối ngày 22h20: Giai điệu Bolero 22h40: Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – biên niên sử truyền hình ( tập 31 )
Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Vĩnh Long
Phim đã chiếu
Định luật tình yêu
“Định Luật Tình Yêu” xoay quanh câu chuyện về một anh chàng và một cô nàng trẻ tuổi từng thất bại trong tình yêu Quan Hiểu Đồng và Kỷ Gia Quý. Họ hoàn toàn trái ngược nhau từ gia cảnh cho đến việc làm, cách sống. Quan Hiểu Đồng xinh xắn, thân thiện, năng động, gia đình trung lưu, làm việc trong văn phòng môi giới tình yêu, còn Kỷ Gia Quý là công tử nhà giàu, đẹp trai, lạnh lùng, quy tắc, cùng bạn mở Trung tâm ly hôn, đối diện với văn phòng của Hiểu Đồng.
Một người se duyên cho tình yêu còn một người lại giúp người khác tạm biệt tình yêu, tính cách, gia thế và công việc trái ngược nhau là vậy nhưng họ lại đột nhiên gặp nhau trong một hoàn cảnh tương tự: bị người yêu từ chối kết hôn. Nếu như Hiểu Đồng không được cha mẹ của Khải Văn chọn làm dâu vì không môn đăng hộ đối thì Gia Quý bị Hà Chi Vũ từ chối đám cưới khi cô đang là một ngôi sao đang lên trong làng điện ảnh.
Gặp gỡ nhau như một cặp oan gia nhưng thời gian dần trôi đã khiến cho Gia Quý và Hiểu Đồng hiểu và yêu thương nhau. Nhưng khi họ quyết định gắn kết mãi mãi thì Chi Vũ trở về tìm Gia Quý với ý định nối lại tình xưa.
Biết chuyện Chi Vũ vì gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng đã và đang được Khải Văn điều trị nên mới tránh mặt anh trong thời gian qua, Gia Quý cảm thấy anh đã trách lầm người yêu cũ; thái độ phân vân của anh với hai cô gái khiến Hiểu Đồng bị tổn thương trong tình yêu một lần nữa.
May mắn cho Hiểu Đồng khi bên cạnh vẫn còn những người bạn đồng nghiệp thân thiết, đặc biệt anh chàng Tử Ngạn dễ thương và đa tài, từ chỗ thầm yêu đã trở thành tri kỷ, luôn tìm cách an ủi mỗi khi cô buồn.
Gia Quý sẽ quyết định như thế nào trước hai cô gái mà anh đều thật lòng yêu thương? Và chàng đầu bếp với trái tim ấm áp như Tử Ngạn liệu sẽ còn cơ hội có được tình yêu đích thực? Tất cả sẽ được giải đáp trong bộ phim tình cảm Đài Loan dài 31 tập phát sóng vào lúc 12h trên kênh THVL2, bắt đầu từ 21/11/2019, mời quý khán giả đón xem.
Nghiên Cứu Một Số Mô Hình Đánh Giá Chương Trình Đào Tạo
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Bùi Liên Hà, Nguyễn Phương Chi
Tóm tắt
Đánh giá chương trình đào tạo trong giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển chương trình. Thông qua công tác đánh giá, các nhà giáo dục sẽ đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình đào tạo. Bài viết giới thiệu một số mô hình đánh giá chương trình đào tạo đã và đang sử dụng phổ biến trên thế giới. Các nhà giáo dục có thể lựa chọn và kết hợp một hay nhiều mô hình đánh giá chương trình đào tạo tùy thuộc vào bối cảnh và các yêu cầu đối với kết quả đánh giá.
Từ khóa: Chương trình đào tạo, đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng chương trình, hiệu quả chương trình
Abstract
Evaluation of education program plays an important role in process of designing and developing programs. Through the asesssmnet process, educators make decisions to improve the quality and effectiveness of programs. The paper aims to introduce several models of educational program evaluation that have been widely applied in the world. Educators could choose a model of program evaluation or combine models that meet requirements of evaluation result.
Keyword: Trainning program, Educational program evaluation, quality of program, effectiveness of program
Đặt vấn đề
Theo một đánh giá khảo sát của Ngân hàng Thế giới về chất lượng nguồn nhân lực tại 12 quốc gia ở Châu Á vào năm 2014, Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp thứ hạng 11. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm (Vũ Xuân Hùng, 2016). Báo cáo khảo sát cũng cho thấy những quốc gia có điểm số chất lượng nguồn nhân lực cao thường là những quốc gia có nhiều bước tiến trong phát triển giáo dục với nhiều chương trình đào tạo được đánh giá có uy tín và chất lượng. Hệ thống giáo dục của các quốc gia, có xếp hạng cao về chất lượng nguồn nhân lực, luôn đề cao công tác đánh giá chương trình đào tạo nhằm cải thiện, đổi mới và phát triển chương trình theo kịp với nhu cầu của xã hội và bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Năm 2016, Việt Nam chính thức tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Điều này đồng nghĩa với trong tương lai thị trường lao động sẽ không còn phân định biên giới lãnh thổ, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Hội nhập kinh tế đòi hỏi Việt Nam cần phải có nhiều chương trình đào tạo hướng quốc tế hóa nhằm đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của khu vực và quốc tế. Trước những yêu cầu thay đổi của xã hội, các cơ sở giáo dục Việt Nam cần phải đánh giá lại các chương trình đào tạo hiện có để sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá các chương trình đào tạo cần phải tiến hành thường xuyên và định kỳ để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chương trình.
Ngoài ra, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong những năm qua đã phát sinh nhiều ngành nghề kinh tế mới trong xã hội. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ những ngành nghề kinh tế mới đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần xây dựng mới các chương trình đào tạo. Trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo mới, các cơ sở giáo dục không tránh khỏi những sai lầm như mục tiêu chương trình đào tạo có thể không như mong muốn của người học hoặc không đạt được như kì vọng với những điều kiện của cơ sở giáo dục và nội dung chương trình đặt ra. Do đó, việc đánh giá các chương trình đạo tạo trong suốt quá trình từ thiết kế đến khi kết thúc chương trình đào tạo là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, đánh giá chương trình đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động tại Việt Nam trước những thay đổi không ngừng của môi trường kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng của các kết quả đánh giá chương trình đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào mô hình, phương pháp và các tiêu chí đánh giá mà cơ sở giáo dục lựa chọn. Bài viết này muốn giới thiệu một số mô hình đánh giá chương trình đào tạo đã và đang được áp dụng trên thế giới ở góc độ tiếp cận nội dung của mô hình, ưu và nhược điểm của từng mô hình đánh giá.
Khái niệm về chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo
2.1. Khái niệm về chương trình đào tạo (Program)
Thuật ngữ “chương trình đào tạo” được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về chương trình đào tạo do các học giả và nhà giáo dục tiếp cận khái niệm này ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Hollis và Campbell (1935) thì chương trình đào tạo bao gồm tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Như vậy, chương trình đào tạo được xem là một chuỗi những kinh nghiệm được phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động. Chương trình đào tạo gồm tất cả những kiến thức mà người học cần có được nhằm đạt được mục đích và mục tiêu cụ thể.
Theo Wheeler (1976), chương trình đào tạo có nghĩa là những trải nghiệm đã được lập từ trước và được đưa ra cho người học dưới sự hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Hay Tanner (1975) định nghĩa chương trình đào tạo như những trải nghiệm học tập được xây dựng từ trước và kết quả học tập được đề ra ngay từ đầu thông qua việc cung cấp các kiến thức và trải nghiệm một cách có hệ thống nhằm phát triển người học không ngừng, nâng cao được tri thức, năng lực cá nhân và năng lực xã hội của người học.
Theo Wentling (1993), chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì người học có thể đạt được sau khi tham gia chương trình. Mặt khác chương trình đào tạo còn phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
Như vậy, khái niệm chương trình đào tạo được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng về cơ bản đều xem chương trình đào tạo chính là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo trong một khuôn khổ thời gian.
2.2. Khái niệm về đánh giá chương trình đào tạo
Theo tổ chức OECD (2009) thì đánh giá chương trình là đánh giá một cách có hệ thống và có mục tiêu các chương trình đang diễn ra hoặc đã hoàn thành ở ba góc độ bao gồm xây dựng chương trình, triển khai chương trình và kết quả đạt được của chương trình. Mục đích của đánh giá chương trình là để xác định mục tiêu đạt được mức độ nào, mức độ hiệu quả của chương trình, mức độ ảnh hưởng và tính bền vững của chương trình.
Theo Posavac và Carey (2007) đánh giá chương trình đào tạo là việc chọn một phương thức đánh giá, kỹ năng để xác định xem liệu chương trình có đáp ứng được nhu cầu; chương trình có được triển khai như theo kế hoạch và liệu chương trình đào tạo được đưa ra theo nhu cầu của khách hàng đã được định giá hợp lý chưa.
Theo Scriven (1967) đánh giá chương trình đào tạo có thể ở hai mức độ khác nhau bao gồm đánh giá ban đầu (Formative) và đánh giá tổng thể (Summative). Đánh giá chương trình ban đầu là quá trình đánh giá chương trình trong suốt quá trình từ lúc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo. Đánh giá tổng thể là đánh giá chương trình đào tạo sau khi chương trình đã được xây dựng và triển khai.
Vai trò của đánh giá chương trình đào tạo
Đánh giá chương trình đào tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển các chương trình. Thông qua công tác đánh giá chương trình đào tạo, các cơ sở giáo dục sẽ biết được chương trình đã đáp ứng được mục tiêu của người học, mục tiêu của cơ sở giáo dục và người học đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành chương trình hay chưa. Bên cạnh đó, đánh giá chương trình đào tạo giúp cơ sở giáo dục nhìn nhận xem mục tiêu của chương trình đề ra đã phù hợp với bối cảnh của xã hội và có thể đạt được hay không với những điều kiện sẵn có của cơ sở giáo dục.
Đánh giá chương trình đạo tạo có thể triển khai ở nhiều giai đoạn khác nhau. Công tác đánh giá chương trình ở giai đoạn ban đầu thiết kế sẽ giúp người đánh giá nhìn nhận lại tính khả thi của chương trình từ đó sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chương trình. Mặt khác đánh giá chương trình đào tạo trong quá trình triển khai và hoàn thành chương trình đào tạo sẽ giúp cơ sở giáo dục nhìn nhận lại những thế mạnh và ưu điểm của chương trình để từ đó phát huy những ưu thế của chương trình trong những giai đoạn triển khai tiếp theo và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Bên cạnh đó, đánh giá chương trình còn giúp các cơ sở giáo dục biết được chương trình có thỏa mãn nhu cầu của người học hay không, người học sau khi hoàn thành chương trình đã đạt được những kết quả như thế nào dựa vào đánh giá thái độ, hiểu biết, kỹ năng của người học.
Một số mô hình đánh giá chương trình đào tạo phổ biến trên thế giới hiện nay
4.1. Mô hình CIPP (Context – Input – Process – Product)
Đánh giá bối cảnh (Context) là đánh giá xem mục tiêu chương trình đào tạo có đạt được trong quá trình triển khai và sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hay không? Mặt khác đánh giá xem mục tiêu chương trình đào tạo đã đem lại những giá trị phù hợp với bối cảnh giáo dục và nhu cầu xã hội hiện tại hay không? Mục tiêu chương trình đào tạo có đáp ứng được kì vọng của người học và phù hợp với nhu cầu của người học hay không? Mục tiêu đào tạo có rõ ràng, đáp ứng và đạt được khi chương trình đào tạo kết thúc không?
Đánh giá đầu vào (Input) sẽ được đánh giá trên 2 góc độ chính bao gồm đánh giá nội dung chương trình và đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hỗ trợ cho triển khai chương trình đào tạo.
– Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp không thông qua những đánh giá xem chương trình đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đề ra; nội dung có đáp ứng được nhu cầu của người học không?
– Trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập là được cung cấp đầy đủ và đáp ứng nhu cầu như lớp học. Trang thiết bị hỗ trợ có thể là các thiết bị về âm thanh, hình ảnh; thư viện và các nguồn tài liệu hỗ trợ học tập.
Đánh giá quá trình (Process) được đánh giá trên 3 góc độ chính bao gồm: Mức độ tham gia của người học vào chương trình đào tạo, Chiến lược giảng dạy – học tập, Mức độ người học tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.
– Mức độ tham gia của người học vào chương trình đào tạo: người học có chủ động tham gia trong suốt quá trình đi thực tập hay không? Người học có chủ động tham gia vào các hoạt động của lớp học hay không?
– Chiến lược giảng dạy – học tập được sử dụng như thế nào? Phương pháp giảng dạy có phù hợp cho từng nội dung học phần hay không? Học theo nhóm có được tiến hành hiệu quả hay không? Người học có được đánh giá công bằng trong suốt quá trình tham gia chương trình hay không?
– Người học có tham gia vào các hoạt động nghiên cứu hay không? Người học có được khuyến khích tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học hay không? Kỹ năng nghiên cứu của người học có được cải thiện trong suốt quá trình tham gia chương trình đào tạo?
Đánh giá đầu ra (Product) được đánh giá trên 3 góc độ chính bao gồm: Đánh giá toàn diện chương trình; Năng lực của học viên sau khi tham gia chương trình; Ấn tượng của chương trình.
– Đánh giá toàn diện về quá trình giảng dạy của giảng viên: bao gồm mức độ thỏa mãn của người học về chương trình, chương trình có đáp ứng với nhu cầu người học, chương trình có thể nâng cao hiểu biết của người học, chương trình có thể cải thiện được thái độ của người học.
– Năng lực tối thiểu của người học: Người học cần đạt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của thị trường lao động lao động.
– Ấn tượng của chương trình: Người học cảm thấy chương trình đào tạo là hữu ích.
Hình 1. Mô hình đánh giá CIPP
Nguồn: Stufflebean, 1983
Bảng 1. Khuôn khổ đánh giá CIPP đối với các chương trình đào tạo
Bối cảnh
Đầu vào
Quá trình
Đầu ra
Mục tiêu
Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu của chương trình
– Đánh giá chất lượng chương trình giảng dạy và sự phù hợp giữa mục tiêu và nội dung chương trình
– Đánh giá cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị để cung cấp chương trình đào tạo
Đánh giá những tiến bộ của chương trình đào tạo
– Hoạt động của người học
– Đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình đào tạo
– Đánh giá kỹ năng của người học sau khi hoàn thành chương trình
– Đánh giá toàn diện những điểm nổi trội của chương trình
Nội dung đánh giá
– Tầm nhìn và nhiệm vụ
– Đề cương môn học, kế hoạch học tập
– Nguồn nhân lực để triển khai chương trình đào tạo
– Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy – học tập
– Kế hoạch triển khai
– Triển khai thực tế
– Đánh giá
– Ảnh hưởng của việc triển khai chương trình đào tạo
– Kết quả triển khai chương trình đào tạo
Người tham gia
Cơ sở giáo dục/ Hội cựu sinh viên
Cơ sở giáo dục/ Người học
Cơ sở giáo dục/ Người học
Cơ sở giáo dục/ Hội cựu sinh viên
Ý nghĩa của đánh giá
Lên kế hoạch cho chương trình đào tạo
Tái cơ cấu lại chương trình đào tạo
Điều chỉnh quá trình triển khai chương trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu và bối cảnh hiện tại
Thiết kế lại chương trình đào tạo
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Ưu điểm của mô hình đánh giá CIPP
– Mô hình đánh giá đã kết hợp được cả hình thức đánh giá ban đầu và đánh giá tổng thể trong cùng một đánh giá. Việc kết hợp cả hai hình thức đánh giá này sẽ giúp người đánh giá có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh chương trình, quá trình triển khai để hướng tới một chương trình hoàn thiện và hiệu quả nhất.
Nhược điểm của mô hình đánh giá CIPP
– Mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin và cần lượng lớn thông tin để có thể đánh giá đầy đủ cũng như hỗ trợ đưa ra quyết định.
– Để đánh giá chương trình đào tạo theo mô hình CIPP đạt được hiệu quả thì đòi hỏi phải lên kế hoạch chi tiết và cụ thể.
4.2. Mô hình Kirkpatrick
Mô hình đánh giá Kirkpatrick được đưa ra vào năm 1959. Mô hình đánh giá Kirkpatrick được biết đến và sử dụng rộng rãi trong đánh giá các chương trình đào tạo. Mô hình đánh giá Kirkpatrick tập trung vào đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo trên 4 cấp độ khác nhau bao gồm:
- Đánh giá sự phản hồi của người học (Reaction): là quá trình mà người học sẽ đưa ra những đánh giá về chương trình đào tạo sau khi hoàn tất chương trình trong đó sẽ bao gồm đánh giá về cấu trúc, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo. Thông qua đánh giá phản hồi của người học, các cơ sở giáo dục sẽ xác định được những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được củng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện. Từ những thông tin đánh giá thu thập được thì các cở sở giáo dục sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho các chương trình đào tạo tiếp theo. Đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ này là dễ ràng triển khai và thu thập thông tin.
- Đánh giá về nhận thức của người học (Learning) là quá trình đánh giá xem người học đã tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng gì khi tham gia chương trình đào tạo và có đạt được đúng mục tiêu của chương trình đào tạo đề ra hay không? Đánh giá chương trình đạo tạo ở cấp độ này có thể được tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai chương trình nhằm cải thiện, mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học. Việc đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ nhận thức cần phải bám sát với mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra. Chính vì vậy các hình thức đánh giá chương trình phải đánh giá được việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo. So với cấp độ đánh giá sự phản hồi của người học thì đánh giá ở cấp độ này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
- Đánh giá hành vi (Behaviour) là quá trình đánh giá những thay đổi, tiến bộ của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ tập trung vào mức độ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được vào trong công việc của họ.
- Đánh giá kết quả (Result) là quá trình đánh giá những tác động của chương trình đào tạo đến các chủ thể. Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ hướng tới đánh giá lợi tức đầu tư đào tạo.
Hình 2. Mô hình đánh giá Kirkpatrick
Nguồn: Kirkpatrick, 2006
Theo mô hình đánh giá 4 cấp độ của Kirkpatrick mức độ thành công của các cấp độ đánh giá sẽ phụ thuộc vào thông tin đánh giá của các cấp trước đó.
Ưu điểm của mô hình đánh giá Kirkpatrick
– Mô hình đánh giá Kirkpatrick rất là đơn giản, dễ thực hành, linh hoạt và tập trung vào đánh giá kết quả của chương trình đào tạo.
– Mô hình đánh giá Kirkpatrick giúp người đánh giá hiểu được kết quả đánh giá một cách có hệ thống.
Nhược điểm của mô hình đánh giá Kirkpatrick
– Yêu cầu lượng thông tin để đánh giá cho các cấp độ là khác nhau. Nhu cầu về lượng thông tin cần để đánh giá cho các cấp độ cao hơn thường đòi hỏi nhiều hơn.
4.3. Mô hình 5 cấp độ của Kaufman
Mô hình đánh giá chương trình đào tạo 5 cấp độ của Kaufman được phát triển từ mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick. Điểm mới trong mô hình của Kaufman đó là đã chia cấp độ 1 của mô hình Kirkpatrick thành 2 mức bao gồm đầu vào và quá trình; nhóm cấp độ 2 và 3 trong mô hình Kirkpatrick thành 1 cấp độ gọi tên là micro và thêm cấp độ độ 5 là cấp độ Mega.
Ở cấp độ 1 – Input, mô hình đánh giá Kaufman tập trung vào đánh giá sự sẵn có của các nguồn lực cũng như chất lượng của các nguồn lực để triển khai chương trình đào tạo.
Ở cấp độ 3 – Micro, mô hình đánh giá Kaufman đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới một nhóm nhỏ hay tới các cá nhân. Thông thường thì mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình tới người học. Liệu người học đạt được những kết quả gì sau khi tham gia vào chương trình đào tạo và họ có vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã qua đào tạo vào trong công việc của họ hay không.
Ở cấp độ 5 – Mega, mô hình đánh giá Kaugman quan tâm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới xã hội như những đóng góp của người học cho xã hội sau khi đã tham gia vào chương trình đào tạo.
Ưu điểm của mô hình đánh giá Kaufman
– So với mô hình đánh giá Kirkpatrick, thì mô hình đánh giá Kaufman không chỉ quan tâm tới sự hài lòng của người học mà còn quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học.
– Mô hình đánh giá của Kaufman không chỉ quan tâm mức độ ảnh hưởng của chương trình tới người học và các tổ chức mà còn quan tâm tới cả những ảnh hưởng của chương trình đối với xã hội nói chung.
Nhược điểm của mô hình đánh giá Kaufman
– Nếu các bên tham gia vào đánh giá theo mô hình Kaufman mà không hợp tác và cung cấp chính xác thông tin thì kết quả đánh giá sẽ không phản ánh được chính xác mức độ ảnh hưởng kết quả đánh giá.
Vận dụng các mô hình đánh giá chương trình đào tạo vào trong thực tiễn
Việc lựa chọn một mô hình đánh giá chương trình đào tạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau bao gồm mục tiêu đánh giá, thời điểm đánh giá, ngân sách cho công tác đánh giá, đối tượng tham gia đánh giá và mức độ yêu cầu của kết quả đánh giá. Mô hình đánh giá CIPP là mô hình đánh giá phổ biến nhất hiện nay vì mô hình này đánh giá chương trình đào tạo ở nhiều giai đoạn khác nhau từ lúc thiết kế chương trình, triển khai chương trình tới sau khi kết thúc chương trình. Mô hình đánh giá của Stufflebean đòi hỏi mức độ đánh giá trên nhiều khía cạnh và có tính hệ thống bao gồm đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình và chất lượng của chương trình trong thiết kế và triển khai qua 4 giai đoạn khác nhau. Đây là mô hình đánh giá định hướng quản trị cho nên khi cần đưa ra các quyết định về sửa đổi, cải tiến chương trình đào tạo hay xây mới một chương trình đào tạo thì các cơ sở giáo dục có thể áp dụng. Mô hình CIPP đánh giá được rõ nét nhu cầu, mục tiêu của chương trình thông qua công tác đánh giá đầu vào, đánh giá việc tổ chức bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm tổng thể. Tuy nhiên mô hình này chưa định lượng và phương pháp đánh giá còn sơ sài khi chỉ sử dụng phương pháp mô tả và so sánh mục tiêu đặt ra và đạt được đơn thuần. Mô hình đánh giá CIPP bao gồm 4 giai đoạn khác nhau nhưng các cơ sở đánh giá có thể không nhất thiết đánh giá cả 4 giai đoạn. Tùy vào mục tiêu sử dụng kết quả đánh giá khác nhau mà cơ sở giáo dục có thể đánh giá ở các giai đoạn khác nhau. Ví dụ để đánh giá xem mục tiêu của chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay chưa thì các cơ sở giáo dục có thể tiến hành đánh giá đầu ra. Cơ sở giáo dục sẽ tiến hành khảo sát các doanh nghiệp đang sử dụng lao động là các học viên đã tham gia chương trình xem liệu với những kỹ năng, kiến thức của người lao động này đáp ứng được mức độ như thế nào với những yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Thường để đảm bảo hiệu quả trong công tác đánh giá thì đánh giá này thường được triển khai đối với cựu sinh viên sau khi hoàn thành chương trình được 6 tháng đến 1 năm và chưa tham gia thêm vào một chương trình đào tạo nào khác.
Mô hình Kirkpatrick và Kaufman tập trung vào đánh giá hiệu quả của chương trình sau khi người học đã hoàn thành chương trình đào tạo ở những cấp độ khác nhau. Hai mô hình đánh giá này ít được sử dụng hơn so với mô hình CIPP do khó khăn hơn trong đánh giá và chi phí tốn kém. Các cơ sở giáo dục có thể áp dụng ngay mô hình Kirkpatrick ở cấp độ 1, 2 thông qua các phiếu khảo sát đối với cựu học viện để đo lường mức độ yêu thích chương trình của người học và mức độ đạt được mục tiêu của chương trình. Phiếu khảo sát sẽ tập trung các tiêu chí và câu hỏi về cảm nhận của cựu học viên đối với cấu trúc, nội dung, phương pháp trong chương trình đào tạo. Công tác đánh giá này nên được thực hiện ngay sau khi học viên vừa hoàn thành xong chương trình. Còn để đánh giá những thay đổi về thái độ người học trong lĩnh vực nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục có thể khảo sát cựu sinh viên sau ba đến sáu tháng sau khi kết thúc chương trình đào tạo bởi vì thời gian quá lâu thì học viên có thể bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới. Các cơ sở giáo dục có thể tiến hành đánh giá chương trình đào tạo theo mô hình Kirkpatrick ở cấp độ 4 thông qua đánh giá khảo sát đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo công tác đánh giá hiệu quả chương trình ở cấp độ này đòi hỏi các tiêu chí đánh giá cần cụ thể rõ ràng và cần xây dựng nhiều lần các thang đo đánh giá để đảm bảo kết quả đánh giá chính xác. Công tác đánh giá này cũng cần phải được tiến hành đối với cựu sinh viên trong vòng một năm khi họ chưa tham gia vào các chương trình đào tạo khác.
Mô hình đánh giá Kaufman là mô hình cải tiến từ mô hình Kirkpatrick khi đưa thêm một cấp độ đánh giá 5 về mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo đối với xã hội và bổ sung thêm đánh giá đầu vào của chương trình đào tạo. Với các mức độ đánh giá như Kirkpatrick thì công tác đánh giá dễ dàng được tiến hành triển khai thông qua khảo sát, phỏng vấn cựu học viên và doanh nghiệp. Hoặc để đánh giá các nguồn lực đầu vào, các cơ sở giáo dục có thể tự đánh giá sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo đối với xã hội rất khó khăn và tốn kém do qui mô đánh giá rộng và phạm trù mức độ ảnh hưởng có thể được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau.
Kết luận
Có thể nói rằng, đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động cần thiết đối với các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo. Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể được tiến hành ngay từ giai đoạn xây dựng chương trình đào tạo chứ không nhất thiết là đánh giá trong quá trình triển khai và sau khi triển khai. Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên việc xác định một mô hình đánh giá chương trình đào tạo cũng quyết định tới hiệu quả của công tác đánh giá thông qua việc lựa chọn giai đoạn để đánh giá, các tiêu chí, thông tin, cách thức triển khai.
Tài liệu tham khảo
Alvarez, K., Salas, E., and Garofano, C.M. (2004),
An integrated model of training evaluation and effectiveness,
Human Resource Development Review, 3, 385–407.
Areti, S. and Theodora, S. (2014),
Evaluation of Educational Programmes – the Contribution of History to Modern Evaluation Thinking
, Health Science Journal, Volume 8 (2014).
Austrian Development Cooperation (2009),
Guidelines for Project and Programme Evaluations
Kaufman, R., Keller, J. and Watkins, R. (1996),
What works and what doesn’t: Evaluation beyond Kirkpatrick.
Nonprofit Management Leadership, 35: 8–12. doi: 10.1002/pfi.4170350204.
KirkPatrick D.L (2006),
Evaluating training programs: The four levels
, Berett – Koehler Publishers.
Stufflebean, D.L (1983),
The CIPP model for Program evaluation
, Kluwer – Nijhpff Publishing, pp 117-141.
Victor C.X. (2009),
Assessing and evaluating adults learning in career and technical education,
Zhejiang University Press.
Vũ Xuân Hùng (2016),
Nhân lực chất lượng cao
tại trang web có địa chỉ http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/29833602-nhan-luc-chat-luong-cao.html.
Trích dẫn từ: Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 99
Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nghiện Rượu, Ma Túy, Thuốc Lá, Cờ Bạc…: Cách Trị Liệu Mới Hoàn Toàn
Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá, cờ bạc…: Cách trị liệu mới hoàn toàn
Đã đăng vào 13/09/2019 lúc 15:12
Phương pháp “Siêu cao tốc dịch chuyển nơ-ron thần kinh”, những con nghiện đã có thể có cơ may thoát khỏi ngục tù cuộc đời, được LÀM NGƯỜI đúng nghĩa.
Hiện nay, trong thời hòa bình, nhưng có nhiều gia đình vẫn sống trong một cuộc chiến âm thầm mà đau khổ dai dẳng, sức tàn phá chẳng kém gì thời cả đất nước nguy khốn vì chiến tranh phá hoại, đó là cuộc chiến với “con nghiện” trong gia đình. Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá, nghiện games, cờ bạc… Những con nghiện này có thể là bất cứ ai, ở vị trí nào: ông, bà, bố, mẹ, con, cháu…
Em Phan Thành Đạt, từ người nghiện games, trở thành huấn luyện viên cho trẻ tự kỷ trong Trung tâm Tâm Việt
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc mạng xã hội, chúng ta đang nghe, nhìn, thấy, hiểu một vấn đề lớn, gây bức xúc, đau khổ cho mỗi gia đình, tế bào của xã hội, đó là những lời kêu than về thói nghiện và hệ lụy của nó. Xã hội đã tổ chức những trại cai nghiện ma túy, nhưng không phải gia đình nào cũng có thể đưa con nghiện của nhà mình tới đó. Thậm chí, con nghiện đã được đưa tới trại, được thực hiện liệu trình cai nghiện, nhưng không phải với con nghiện nào cũng thành công. Có khi, cai nghiện ở trại thành công, khi về lại với cộng đồng, thì “ngựa quen đường cũ”, nghiện lại hoàn nghiện.
Nghiện rượu cũng là một vấn nạn xã hội khủng khiếp. Theo một thống kê của tạp chí Y khoa Lancet (Anh), từ năm 2010-2017, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam tăng 90%, trong khi tỷ lệ tăng trung bình ở Đông Nam Á là 34%. Đáng chú ý, ở giai đoạn này, Việt Nam là nước có tốc độ tăng tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới. Năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít; Nhật Bản là 7,9 lít…
Vậy những trường hợp nghiện rượu, cờ bạc, nghiện thuốc lá, nghiện games… thì sao? Có “trại cải tạo” nào dành cho họ? Hơn nữa, trong trường hợp họ là những người có vai vế trong gia đình, đang là một ông bố “hoành tráng”, một ông nội tóc đã hoa râm, một bà mẹ tuổi đã lục tuần… thì cách nào đưa họ vào trại đây? Không chỉ sức mạnh của cơn nghiện, mà thói sĩ diện trong mỗi người cũng trở thành sức ỳ lớn, khó khăn lớn cho công cuộc cai nghiện cho họ, khiến những nỗ lực của người thân trong việc giúp đỡ con nghiện trở thành… bất khả.
Tuy nhiên, không có gì là… không thể. Bằng phương pháp chữa trị đặc thù, chính xác, và môi trường rèn luyện đầy hào hứng, vui vẻ, con nghiện nào cũng có thể sớm từ bỏ được thói nghiện đã theo mình, hành mình nhiều năm, và tìm lại chính mình, niềm vui sống lành mạnh, tìm lại mục tiêu chân chính của cuộc đời mình. Phương pháp mới, hiệu quả dành cho con nghiện mới được Trung tâm kỹ năng mềm Tâm Việt phát minh trong thời gian qua, được gọi là “Siêu cao tốc dịch chuyển nơ-ron thần kinh” (Superneuro Highway). Phương pháp này thành công là do áp dụng khoa học thần kinh, kết nối đường truyền, hay tiếng phổ thông gọi là tạo thói quen, thói quen chính là nơ ron thần kinh nối chặt lại với nhau, khi đã nối chặt, thì cứ thế mà làm, thành tự động hóa, mạnh hơn tất cả những mong muốn khác.
Một số khá đông những thanh niên nghiện ngập chơi games ngày đêm, không chịu học hành và làm việc, thậm chí luôn đe dọa cả gia đình bằng cái chết để thỏa mãn thú vui riêng, khiến cả gia đình đau đầu, được gọi chung là “thiểu năng ý chí” đã được Tâm Việt chữa trị thành công, trở về với gia đình, với công việc, tìm được con đường đi chân chính của đời mình, hoặc họ ở lại với Tâm Việt, trở thành huấn luyện viên cho trẻ tự kỷ, và dìu dắt chính những người từng thiểu năng ý chí như mình.
Có thể kể ra một trường hợp của em Phan Thành Đạt, quê Thanh Hóa, mới 15 tuổi nhưng nghiện games nặng, thường xuyên bỏ học để tới quán games “xả láng cuộc đời”. Có lần, phản ứng khi bố mẹ nặng lời, em đã bỏ nhà đi nửa tháng, ăn ngủ chơi trong quán games khiến cả gia đình đau đầu, lo lắng căng thẳng. Trong lúc bố mẹ gần như bó tay với cậu con trai, định đưa cậu tới một loại trại cải tạo, thì chị gái của Đạt, đang đi làm tại Hà Nội, biết đến Trung tâm Tâm Việt, nơi từng huấn luyện những thanh niên ngỗ nghịch và thiếu ý chí thành những người biết sống kỷ cương, làm việc có ích cho xã hội, nên gợi ý đưa Đạt tới đó.
Hai ngày đầu, Đạt tập kỹ năng đi xe đạp một bánh suốt ngày. Do trong một thời gian dài, cậu ăn ngủ thất thường, chỉ ngồi ỳ một chỗ trước màn hình chơi games, nên gày gò, sức yếu, cân nặng chỉ được 41 kg. Tập đi xe đạp một bánh ngoài trời cả ngày khiến cậu nhanh mệt, dừng lại nghỉ, thì các anh chị lại tới động viên cậu tập. Ở được hai ngày, cậu thấy đơn điệu, đòi về, thì các anh chị trong trung tâm khuyên nhủ cậu, rằng nên kiên nhẫn sống và tập luyện ở đây, sẽ học được rất nhiều bài học có ích, từ thầy Phan Quốc Việt, mà không thể học được ở nơi nào khác. Thấy các anh chị cũng ngày đêm luyện tập, học hành chăm chỉ, Đạt cứ thế làm theo.
Sau hơn một tháng ở Tâm Việt, Đạt đã tăng được 8kg, sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là tinh thần phấn chấn. Cậu không còn nhớ và thèm chơi games nữa, mà coi đó là một quãng u mê tối tăm mình không may sa chân vào. Cậu giờ đây đã là huấn luyện viên cho trẻ tự kỷ, làm được việc có ích cho các em và gia đình các em.
Hoặc một trường hợp con nghiện rượu, thuốc lá đã hai chục năm là anh Nguyễn Văn Vinh, tại thôn Động Giã, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội, người ta đã biết anh quá rõ và quen gọi anh là “thằng nát rượu” hay Vinh Nát. Hơn bốn mươi tuổi, đã lên chức ông ngoại, vẫn bị thôn xóm gọi là “thằng”, nhưng anh Vinh chẳng màng đến hình ảnh cá nhân của mình làm gì. Tâm trí anh đã bị con ma men chiếm đoạt từ lâu. Làm nghề xây dựng, đi làm bê tông xây nhà cho người ta, nhưng nhà mình thì anh phá. Bao nhiêu tiền trút hết qua lỗ chai rượu. Không những thế, ngày đốt 3 bao thuốc, anh luôn tuôn khói như một cái lò ẩm và nặc mùi thuốc lá khi đến gần.
Anh Vinh đi làm buổi đực buổi cái, tiền anh kiếm được từ việc làm bê tông không đủ mua rượu, thuốc lá, tiền lấy lén của gia đình cũng không đủ, anh dắt đôi bò, “cần câu cơm” của cả gia đình đi bán rẻ được chục triệu đồng, để được bí tỉ bất tận trong quán rượu, khiến vợ anh khóc hết nước mắt, giận chồng bầm tím ruột gan, vì anh dường như đã mất hết nhân tính, không màng đến chuyện vợ con có thể chết đói khi mất đi hai con bò, là phương tiện kiếm sống cuối cùng của cả gia đình. Anh Vinh còn đi vay tiền khắp làng. Không có nhà nào là không bị anh hỏi vay. Chị Quách Thị Nay, vợ anh sau đó khốn khổ vì phải nai lưng đi làm, được đồng nào, chưa kịp chi phí cho gia đình, đã phải trả nợ cho chồng.
Anh Nguyễn Văn Vinh, một người nghiện rượu nặng, đã cai nghiện và luyện tập tích cực các kỹ năng cân bằng
Không những bỏ rượu, bỏ thuốc lá, hằng ngày tại Trung tâm Tâm Việt, anh Vinh chăm chỉ luyện đi xe đạp một bánh, tung ba bóng như một nghệ sĩ xiếc. Tiết lộ về bí quyết kỳ diệu chuyển hóa một con người đã có thói quen hút thuốc, uống rượu bền vững, TS. Phan Quốc Việt chia sẻ, chỉ có thói quen tốt đủ mạnh mới đè bẹp được thói quen xấu. Người đã có thói quen xấu bền vững thì khuyên nhủ không thể lay chuyển được, chỉ có cách hiệu quả là luyện thiền động bằng đi xe đạp một bánh, tung bóng, tạo thành thói quen mới. Việc tung bóng, đứng thăng bằng trên con lăn, đội chai nước trên đầu chính là cách luyện tập lấy lại cân bằng từ bên trong. Mọi bệnh tật đều sinh ra từ mất cân bằng. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng có tác động rất mạnh. Chỉ có cộng đồng tốt mạnh mẽ mới át được cộng đồng có thói quen xấu. Phải đưa được người nghiện vào một cộng đồng tốt, liên tục thi đua làm việc tốt, thì việc chữa nghiện ắt thành công.
Với phương pháp “Siêu cao tốc dịch chuyển nơ-ron thần kinh” (Superneuro Highway), TS. Phan Quốc Việt và các đồng sự của mình đã tìm ra một cách để giúp chấm dứt cuộc chiến đau khổ kéo dài, âm thầm tàn phá biết bao gia đình bao lâu nay. Những con nghiện trong mỗi gia đình đã có thể có cơ may thoát khỏi ngục tù cuộc đời, trở về với con đường đời chân chính, được LÀM NGƯỜI đúng nghĩa./.
Theo Việt Châu/PetroVietnam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chương Trình Truyền Hình Đài Pt trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!