Đề Xuất 6/2023 # Chuyên Gia Báo Động Về Tình Trạng Bị Tâm Thần Do Nghiện Mạng Xã Hội Của Giới Trẻ Hiện Nay # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Chuyên Gia Báo Động Về Tình Trạng Bị Tâm Thần Do Nghiện Mạng Xã Hội Của Giới Trẻ Hiện Nay # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyên Gia Báo Động Về Tình Trạng Bị Tâm Thần Do Nghiện Mạng Xã Hội Của Giới Trẻ Hiện Nay mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, tình trạng nghiện mạng xã hội, nghiện game của giới trẻ dường như đã quá phổ biến. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc lạm dụng, nghiện mạng xã hội đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn.

Giới trẻ thế giới và tình trạng nghiện mạng xã hội

Theo một thống kê được đăng trên trang The National Missing Persons Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng Internet mỗi ngày.

Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH Flinders – Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường xuyên, nhất là người nghiện I nternet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Tại Mỹ, khảo sát mới của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cũng đã chỉ ra rằng có đến 86% người trưởng thành ở nước này cho biết họ liên tục kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội.

Trong khi đó, thống kê tại các thanh thiếu niên ở một số trường tư thục Anh đã cho thấy có tới 2/3 người được khảo sát tỏ ra mệt mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên.

The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 – 24 về tác hại của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần người trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các mạng xã hội mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ như chứng lo âu, trầm cảm, ít giao tiếp, mất ngủ, cảm thấy cô đơn…

Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng, đặc biệt là giới trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.

Giáo sư Sir Simon Wessely, Chủ tịch Trường Cao đẳng Tâm lý học Hoàng Gia (Anh) cũng cho rằng mạng xã hội gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người trẻ và đây chính là một trong các nguyên nhân khiến người trẻ cảm thấy không hạnh phúc.

Mặc dù chính giáo sư cũng nói rằng mạng xã hội vẫn có những ảnh hưởng tích cực, nhưng trên thực tế, không cân nhắc và tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, tinh thần và sức khoẻ khi chúng ta rơi vào trạng thái “nghiện”. Điều quan trọng là sử dụng mạng xã hội như thế nào để tránh bị gây hại.

Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục “cắm mặt” vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…

Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34.

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần.

Nguy cơ mắc tâm thần vì nghiện mạng xã hội

Theo số liệu thống kê trên trang Social Media Today, giới trẻ hiện nay dành ra trung bình 9 giờ mỗi ngày để vào mạng xã hội. Những người có các dấu hiệu như vào mạng liên tục, cứ 30 phút lại vào mạng một lần, dành cả thời gian ban đêm để lên mạng hay bạn nghĩ rằng sẽ chỉ vào mạng một chút nhưng lại “đắm chìm” trong đó lâu hơn dự định… thường dễ có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiện mạng xã hội. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, thậm chí mắc bệnh tâm thần là điều rất dễ xảy ra.

Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần TW1 cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên nhân do “nghiện” mạng xã hội.

Theo bác sĩ, thời gian trước đây, các bệnh nhân nghiện mạng xã hội thường tìm đến các quán net nhưng gần đây, Internet ngày càng phổ biến, nhà nào có điều kiện là có thể lắp mạng nên các bạn trẻ thậm chí còn nghiện ngay cả ở nhà.

Các bệnh nhân mắc tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game chủ yếu là thanh thiếu niên từ cấp 2 trở lên và nhiều nhất là ở lứa tuổi cuối cấp 3, sinh viên ĐH. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý, tính khí bốc đồng, máu ăn thua nhiều hơn và cũng bị vướng nhiều cám dỗ hơn.

Các bệnh nhân đến viện thường rơi vào các trạng thái đã mắc trầm cảm với các biểu hiện như thất thần, trạng thái đờ đẫn, không tập trung, cơ thể suy nhược, có bệnh nhân bị sút cân nghiêm trọng… Đặc biệt, gần đây, có một trường hợp nam sinh bị lên cơn co giật do sử dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày.

Theo bác sĩ Cương, tuy số lượng bệnh nhân đến khám có biểu hiện tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game thời gian gần đây có giảm đi, nhưng tình trạng này vẫn rất đáng báo động. Trong số các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, vẫn có tới 12 – 15% người mắc bệnh là do nguyên nhân nghiện mạng xã hội và nghiện game.

Sự thuyên giảm này một phần là do cha mẹ đã quan tâm đến con cái nhiều hơn, nhưng một phần cũng do các bệnh nhân không đến viện mà tự tìm gặp chuyên gia tâm lý hoặc chỉ khi bệnh nặng mới tìm đến bệnh viện.

Thực tế tại bệnh viện Tâm thần TW1, các bệnh nhân tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game được đưa tới chủ yếu ở mức sử dụng mạng, chơi game online nhiều giờ trong ngày dẫn đến các rối loạn tâm thần như mất ngủ, bỏ bê học hành và công việc, thậm chí trường hợp nặng hơn còn quên ăn, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, một số thì khép mình, không giao tiếp và có các hành vi bất thường.

Giới Trẻ Nghiện Tô Mình Trên Mạng Xã Hội

Trên mạng xã hội Youtube, đoạn video “Are you living an Insta Lie? Social Media vs Reality” – tạm dịch: “Bạn đang sống kiểu Insta Lie – Mạng xã hội đối nghịch thực tế” thu hút hơn 14 triệu lượt xem. Trong clip, người xem có thể thấy, một cô gái thức dậy vệ sinh cá nhân, trang điểm, làm tóc trước khi lên giường selfie rồi đăng lên Instagram.

Ở Việt Nam, lối sống ảo cũng đang xuất hiện phổ biến, người sử dụng dành phần lớn thời gian để chỉnh sửa ảnh, sưu tầm những câu nói hay nhất để chia sẻ. Trong một khảo sát về sự ghen tị trên Facebook mới đây, cứ 3 người được hỏi có 1 người cảm thấy chán nản sau khi sử dụng. Khảo sát cũng cho thấy, người ở độ tuổi 30 dễ ghen tị với hạnh phúc gia đình của người khác. Thế giới ảo trên mạng xã hội là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm, lo lắng trong thế hệ Z.

Việc ai ai cũng cố phơi bày cuộc sống đẹp đẽ, sang trọng trên mạng xã hội dẫn đến “văn hóa so sánh” trong giới trẻ và một số hệ lụy khác. “Bạn vào mạng và ngày nào cũng thấy một số bạn học cũ check-in đi du lịch nước ngoài, ăn uống toàn món đắt đỏ. Rồi bạn nhìn lại mình và thấy mọi thứ đều giậm chân tại chỗ.

Bạn bắt đầu tự hỏi mình đã sai ở đâu và thậm chí có thể bị trầm cảm” – Vũ Thanh Quân, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa hiện đang thất nghiệp chia sẻ. Mẹ đơn thân Lê Kiều Trang (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Mạng xã hội gần như hủy hoại con gái 18 tuổi của mình. Một buổi tối, con gái về nhà và đòi mẹ mua cho điện thoại mới chỉ vì máy đang dùng không cho ra các bức selfie đủ đẹp để đăng lên Facebook và để cho bằng bạn bằng bè. Sau khi có điện thoại, rất nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống của cô bé. Dằn vặt, truy tìm nguyên nhân rồi tôi đi đến quyết định tịch thu chiếc điện thoại”.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam nhận định, khi con người lệ thuộc vào các phương tiện ảo, họ dần đánh rơi các giá trị thật. Các nhà tâm lý cũng cảnh báo tình trạng nghiện sống ảo có thể dẫn đến hệ quả những người dùng không nhận được sự chú ý như mong muốn từ mạng xã hội có thể mắc chứng trầm cảm và giảm sự tự tin.

Theo các chuyên gia, những người này cần yêu bản thân và chấp nhận mọi thứ thuộc về mình hơn là cố gắng trở thành một con người khác. Đôi khi, người sử dụng mạng xã hội tìm thấy niềm vui, hạnh phúc nhưng không ai có thể chỉ sống ở trên mạng là đầy đủ cho một cuộc sống tốt đẹp.

Nguyễn Anh Vũ (27 tuổi), một ca sĩ có thói quen sử dụng mạng xã hội thường xuyên, đã thử không sử dụng Facebook, Instagram trong 1 ngày. Sau vài giờ đồng hồ, Vũ cảm thấy bứt rứt. Song 1 ngày không đắm chìm vào thế giới ảo này, Vũ phát hiện mình vẫn ổn. Chàng ca sĩ cất điện thoại, dành thời gian tập trung làm việc, trò chuyện với đồng nghiệp, hẹn bạn người thân đi ăn trưa.

“1 ngày không check-in, không đau đầu nghĩ viết thế nào cho được trăm like, không lướt đủ page để hóng xem trên mạng hôm nay có vấn đề gì, hóa ra nhẹ nhàng hơn tôi tưởng” – Vũ chia sẻ.

Có thể thấy, với tốc độ phát triển không ngừng, sức mạnh ảo mà thật của cộng đồng mạng xã hội cũng như những tác động của nó tới đời sống thực là không thể phủ nhận. Đặc biệt, với một lượng lớn những người trẻ tuổi tham gia tương tác trên mạng xã hội khi tâm sinh lý vẫn chưa ổn định, chưa đủ kiến thức xã hội và bản lĩnh vững vàng thì việc chạy theo những ảo tưởng trên mạng là có thật. Sự chuyển dịch vĩ đại của đời sống, từ cuộc đời thực vào không gian ảo, đáng tiếc thay đang lấy đi của chúng ta những hành vi và cảm xúc con người. Cuộc sống thật đang cần chúng ta nhận ra điều ấy, để điều chỉnh nhận thức và hành vi.

Cả ngày sử dụng Facebook chưa hẳn là sống ảo

“Sống ảo thể hiện ở việc những thông tin người sử dụng đăng tải trên mạng xã hội. Ảo có thể hiểu là tính chân thực trong thông tin người sử dụng thể hiện cho người xung quanh mình thấy về bản thân, nếu sai sự thật thì đó là ảo. Nguyên nhân dẫn đến việc sống ảo có thể từ chính chủ thể người sử dụng mạng xã hội do khó khăn về tài chính, thiếu sự thành công, quan tâm nên họ mong muốn được bù đắp. Tuy nhiên, họ không có năng lực nên phải tạo ra thông tin giả để mọi người thấy họ thành công hoặc thực sự đáng thương.” – Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A

Minh An (ghi)

Những ‘Con Nghiện’ Mạng Xã Hội

– Thay vì co ro trong một góc phòng, ngồi một chỗ lướt Facebook, Instagram…, bạn hãy bước chân ra cuộc sống, làm một hành động thiết thực. Hoặc chỉ đơn giản, là chạy thể dục mỗi buổi sáng sớm, làm mới chính bản thân mình.

Tôi cho rằng, mạng xã hội có nhiều lợi ích, nhưng những tiêu cực cũng từ đó mà nảy sinh không ít, với nhiều hệ lụy khó lường. Nhờ có mạng xã hội, mà cụ thể như các ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram hay Twitter, chúng ta có thể giao lưu và kết bạn với rất nhiều bạn bè trên không chỉ phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế.

Mạng xã hội khiến người trẻ uể oải hơn rất nhiều.

Nhờ có mạng xã hội, ta có thể chia sẻ cho những người xung quanh ta biết được nhiều điều hay ho, bổ ích: một cuốn sách hay, một công thức nấu ăn đầy thú vị, hay có thể là một câu chuyện nhân sinh giản dị và sâu sắc ta vô tình đọc được trong một cuốn sách nào đó.

Nhờ có mạng xã hội, khoảng cách giữa con người với con người được rút ngắn lại. Ví dụ, bạn đi học xa nhà, nhưng nhờ ứng dụng video call trên messenger, bạn hoàn toàn có thể gọi về và nhìn thấy khuôn mặt các thành viên trong gia đình cho vơi đi cảm giác nhớ nhung. Việc giao lưu kết bạn với bạn bè năm châu bốn bể nay cũng chỉ còn là một khoảng cách không hề xa xôi.

Mạng xã hội giúp con người giải trí, mỗi khi thấy chán nản hay mệt mỏi vì công việc căng thẳng, bạn có thể mở điện thoại của mình lên, đọc những mẩu chuyện cười, xem những video hài hước để xua đi cảm giác mệt mỏi.

Mạng xã hội nhiều lợi ích như thế, nhưng liệu đó có phải là tất cả mà nó đem lại cho con người?

Nhắc đến mạng xã hội, thì có lẽ, Facebook chính là hình ảnh biểu tượng của khái niệm Social Network này, và một nguồn thông tin cho thấy, chỉ tính riêng trên đất nước chúng ta, đã có đến 48 triệu tài khoản facebookers, và hơn 30 triệu trong số đó là lượng người online facebook hàng ngày, mà đa số đều là giới trẻ Việt Nam. Phải chăng, sử dụng mạng xã hội đã trở thành thói quen khó bỏ, khó thay đổi như cơm bữa của lớp trẻ Việt?

Nhiều hình ảnh, clip bạo lực giữa các học sinh bị đưa lên mạng xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến các em.

Tôi đã từng được xem một clip do một người nước ngoài sản xuất, nói về những tiêu cực của mạng xã hội, và khung cảnh một xã hội tràn ngập những “con nghiện” mạng xã hội, đi đâu cũng chăm chăm vào chiếc màn hình điện thoại, không cần quan tâm đến xung quanh. Họ đã tự biến mình trở thành người vô cảm với mọi thứ.

Nhìn ra xung quanh mình, kể từ khi có mạng xã hội, đa số con người, mà đặc biệt là giới trẻ, luôn chỉ muốn ngồi một góc trong căn phòng của mình, và chỉ cần một chiếc điện thoại, họ thấy mình như đang đi ra ngoài thế giới, nhưng thật tiếc, thế giới ấy, chỉ là một thế giới ảo.

Những người trẻ đắm chìm với mạng xã hội, không chịu tắt điện thoại, bước ra ngoài kia, để vận động, để chạy bộ rèn luyện sức khỏe, để giao lưu với cuộc sống thường nhật, để hưởng thụ thiên nhiên, vạn vật. Mạng xã hội, đã khiến cho con người uể oải đi rất nhiều, không chịu tiếp xúc với thế giới thực mà mình đang sống.

Mạng xã hội cũng là nơi con người tự phơi bày đời sống cá nhân của mình. Khi cảm thấy trong người khó chịu về một điều gì đó, họ có thể đăng ngay một status “dỗi hờn cả thế giới”.

Chưa hết, mạng xã hội còn là nơi truyền đi những thông tin ít sự kiểm chứng, gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ danh dự, nhân phẩm mà đôi khi còn cả tính mạng con người. Bạn còn nhớ vụ hai nữ sinh tại Hà Nam phải chịu “gạch đá” không thương tiếc từ dư luận chỉ vì tin tức không rõ nguồn gốc được chia sẻ một cách tràn lan trên mạng xã hội?

Hay cũng chỉ vì sức ép từ dư luận, từ những tài khoản Facebookers mà cô bé 13 tuổi ở Khánh Hòa đã phải chịu hậu quả nặng nề là bỏng rộp hết đôi chân chỉ vì một status: “Nếu đủ 1000 likes sẽ đốt trường”? Hoặc sự việc thương tâm như cái chết của cô bé 15 tuổi ở Đồng Nai phải uống thuốc diệt cỏ tự tử sau khi bị tung clip mặn nồng với bạn trai lên mạng xã hội?

Chúng ta dường như đã quá nhạy cảm với mọi vấn đề được đưa lên mạng xã hội mà nhiều khi quên mất phải ứng xử bằng lí trí. Một nút share (chia sẻ) có thể mang lại cho một bệnh nhân nghèo một cơ hội sống, một nút like có thể thể hiện sự thương cảm, xót xa, nhưng cũng có thể làm tổn hại, thậm chí lấy đi tính mạng một con người.

Bạn là những người trẻ, tôi cũng vậy. Chúng ta đang làm gì để cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, nhiều năng lượng hơn? Đừng chỉ ngồi im với một chiếc điện thoại. Những người trẻ muốn thành công, là phải trải nghiệm, phải thực hành, phải đi đây đi đó, và hơn hết, phải sống thực với cuộc sống.

Thay vì co ro trong một góc phòng, ngồi một chỗ lướt Facebook, Instagram…, bạn hãy bước chân ra cuộc sống, làm một hành động thiết thực. Hoặc chỉ đơn giản, là chạy thể dục mỗi buổi sáng sớm, làm mới chính bản thân mình. Hãy sống với thực tế, và đừng bao giờ bị thế giới ảo “dắt mũi” chính mình!

Tiếp diễn những ý kiến xoay quanh tác động đa chiều của mạng xã hội đến đời sống, đặc biệt là giới trẻ, blogger Nguyễn Ngọc Long cho rằng “cách ứng xử của không ít người trên mạng xã hội hiện nay như kẻ điên, mất kiểm soát”.

Đoạn clip ghi lại hình ảnh đôi nam nữ chơi trò chơi dung tục trước mặt nhiều trẻ em đã khiến nhiều người bức xúc, trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Thái Thùy Linh, MC Phan Anh.

Đỗ Thị Khánh Băng (Lớp 11 chuyên Văn, THPT Chuyên Biên Hòa, thành phố Phủ Lý, Hà Nam)

Bình Đẳng Giới Trong Xã Hội Hiện Nay

Tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm liên kết đào tạo Tham gia Lễ hội Ẩm thực năm 2018

Khi nêu Bình đẳng giới chúng ta đều quen thuộc với khái niệm “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng” (Theo Khoản 3, Điều 5, Luật bình đẳng giới). Ngày nay khái niệm ấy cần được hiểu đầy đủ hơn. Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Đặc biệt bình đẳng giới tại nơi làm việc là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ có kinh tế, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con và cả gia đình, tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố ” công, dung, ngôn, hạnh” thời nay. Người phụ nữ muốn thực sự làm chủ được bản thân, gia đình và xã hội cần vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, có thu nhập, có cuộc sống tinh thần phong phú và một phong cách sống độc lập của riêng mình. Người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả. Ngược lại, vị thế xã hội cũng giúp cho người phụ nữ có uy tín và điều kiện nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thực tế đã chứng minh, có nhiều phụ nữ xuất sắc trên con đường sự nghiệp, cống hiến cho Tổ quốc, cho nền văn minh nhân loại, nổi tiếng trên trường quốc tế. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nữ nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Na Uy, Tổng thống Chile, Tổng thống Croatia, Thủ tướng Ba Lan, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh, …….Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy. Quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị đánh giá là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính” .

Lê Thị Diễm Phương – Trung tâm liên kết đào tạo

Các nữ cán bộ của Trung tâm liên kết đào tạoBình đẳng giới cũng không chỉ đơn thuần nói về bình quyền giữa đàn ông và đàn bà mà còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả mọi người trong đó có cả những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Bình đẳng giới cho phép họ được công khai và sống thực với giới tính của mình mà không hề bị phân biệt, kỳ thị, được bình đẳng mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; được hỗ trợ và tạo điều kiện để phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới không phải là bệnh hoạn mà chỉ là họ có xu hướng giới tính khác với số đông những người còn lại. Họ cũng cảm thấy rất khó khăn, khổ sở để thích nghi và tồn tại trong xã hội này, vì thế, chúng ta không được phân biệt, kỳ thị, hãy tạo điều kiện công bằng cho họ trong môi trường làm việc. Thế giới cũng phải công nhận và nể phục nhiều tỷ phú đồng tính như David Geffen – Tỷ phú truyền thông , Timothy Donald Cook – CEO của hãng công nghệ Apple, Chris Hughes – người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, …Giới tính nam, giới tính nữ, đồng tính, song tính, vô tính đều không quan trọng, không ai có lỗi, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống.

Hiện tại, Công đoàn Trung tâm liên kết đào tạo hiện có 12 thành viên, trong đó 04 công đoàn viên là nam, còn lại 08 công đoàn viên là nữ. Là đơn vị có tỉ lệ nữ giới cao, tập thể cán bộ, người lao động của Trung tâm luôn đoàn kết, sáng tạo và giúp đỡ nhau, nhất là đối với các công đoàn viên nữ để họ vừa hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, vừa thực hiện thiên chức người vợ, người mẹ ở gia đình. Công đoàn Trung tâm liên kết đào tạo đã tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào do Công đoàn trường tổ chức và đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Nét đẹp công sở” năm 2018 vừa qua.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyên Gia Báo Động Về Tình Trạng Bị Tâm Thần Do Nghiện Mạng Xã Hội Của Giới Trẻ Hiện Nay trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!