Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyên Ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3037/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngành đào tạo : Triết học
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trình độ đào tạo : Đại học thứ hai
Mã số : 52 22 03 01
Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có khả năng phát triển lên trình độ cao hơn về lĩnh vực chuyên môn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức
+ Được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời am hiểu rộng các khoa học xã hội và nhân văn.
+ Có tri thức chuyên sâu về giảng dạy Chủ nghĩa xã hội khoa học, có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chuyên môn, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc chuyên môn đào tạo.
+ Có kiến thức, năng lực và phương pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, đi ngược lợi ích dân tộc, đối lập với hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
–Về kỹ năng
+ Có kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm và tình huống lãnh đạo, quản lý các cấp.
+ Có năng lực độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Có nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực nắm bắt, phân tích, đánh giá và chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong công tác giảng dạy.
+ Có khả năng tham mưu, đề xuất, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hoạch định chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.
– Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của dân tộc .
+ Có đạo đức của người cán bộ cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chính, chí công vô tư, trung thực. Có phẩm chất đạo đức của nhà giáo chân chính, có lối sống trong sáng, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng, lời nói đi đôi với việc làm, có ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lòng yêu nghề nghiệp.
- Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
+ Giảng dạy môn CNXH KH, môn đường lối cách mạng Việt Nam, Các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn chính trị học nói chung cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.
+ Giảng dạy môn giáo dục công dân tại các trường PTTH.
+ Giảng dạy môn CNXHKH ở hệ thống các trường Chính trị, trung tâm giáo dục chính trị của các tỉnh thành và các địa phương trong cả nước.
+ Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu chính trị, triết học, CNXH KH.
+ Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng từ cấp trung ương tới địa phương trong hệ thống chính trị (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tuyên giáo, Đảng ủy, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…).
– Trình độ ngoại ngữ:
Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 450 điểm TOEIC hoặc 470 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).
– Trình độ Tin học:
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
2. Thời gian đào tạo: 2 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 65 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học nếu có đủ các điều kiện sau:
– Đã tốt nghiệp đại học;
– Có đủ sức khỏe sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế – Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.
Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
6. Thang điểm
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
7. Nội dung chương trình:
TT
Mã học phần
Học phần
Số tín chỉ
Phân bổ
Học phần tiên quyết
Phân kỳ
Lý thuyết
Thực hành
7.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
10
1
TM01011
Triết học Mác-Lênin
2.0
1.5
0.5
1
2
KT01011
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2.0
1.5
0.5
1
3
CN01011
Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.0
1.5
0.5
2
4
LS01002
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.0
1.5
0.5
2
5
TH01001
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.0
1.5
0.5
3
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
55
7.2. Kiến thức cơ sở ngành
10
Bắt buộc
6
6
CN01003
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
2.0
1.5
0.5
1
7
CN02043
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
2.0
1.5
0.5
1
8
CN02051
Lịch sử tư tưởng Việt Nam
2.0
1.5
0.5
1
Tự chọn
4/9
9
TT01002
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2.0
1.5
0.5
1
10
TG01005
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý
2.0
1.5
0.5
1
11
TM01005
Mỹ học
2.0
1.5
0.5
1
12
TM01007
Lôgíc hình thức
2.0
1.5
0.5
1
Kiến thức chuyên ngành
35
Bắt buộc
29
13
CN03053
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3.0
2.0
1.0
1
14
CN03420
Lý luận về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
15
CN03055
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
16
CN03056
Cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa – xã hội
2.0
1.5
0.5
CN03055
3
17
CN03057
Lý luận dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
2.0
1.5
0.5
CN03053 CN03420
3
18
CN03058
Lý luận Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam
2.0
1.5
0.5
CN03053 CN03420
3
19
CN03059
Lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.0
1.5
0.5
CN03053 CN03420
3
20
CN03060
Tác phẩm C. Mác & Ph.Ăngghen về CNXHKH
4.0
3.0
1.0
CN03053
2
21
CN03061
Tác phẩm V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học
3.0
2.0
1.0
CN03053 CN03060
3
22
CN03062
Tác phẩm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học
2.0
1.5
0.5
CN03060
3
23
CN03063
Phương pháp giảng dạy CNXHKH
2.0
1.5
0.5
2
24
CN03064
Thực hành giảng dạy CNXHKH
3.0
1.0
2.0
CN03063
3
Tự chọn
6/12
25
CN03065
Lý luận về thời đại ngày nay và phong trào cách mạng thế giới
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
26
CN03066
Lý luận nghiệp vụ công tác dân vận
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
27
CN03426
Phê phán các trào lưu xã hội phi Mác-xít
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
28
CN03068
Nguồn lực con người trong cách mạng XHCN
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
29
CN03070
Lý luận gia đình, Bình đẳng giới và Xây dựng gia đình ở Việt Nam
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
30
CN03067
Lý luận liên minh giai cấp của GCCN trong cách mạng XHCN
2.0
1.5
0.5
CN03053
2
31
CN03074
Thực tập nghề nghiệp
3.0
0.5
2.5
4
32
CN04002
Khóa luận
7.0
0.5
6.5
4
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
7.0
4
33
CN03075
Toàn cầu hóa với chủ nghĩa xã hội
3.0
2.0
1.0
CN03053
4
34
CN03076
Cách mạng XHCN trên lĩnh vực kinh tế – xã hội
2.0
1.5
0.5
CN03053
4
35
CN03077
Chủ nghĩa xã hội hiện thực: khủng hoảng, đổi mới và triển vọng
2.0
1.5
0.5
CN03053
4
Tổng số
65
GIÁM ĐỐC
Đã ký
PGS, TS. Trương Ngọc Nam
Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
1. Về kiến thức1.1. Về kiến thức 1.1.1. Kiến thức chung và năng lực chuyên môn 1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
– Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Nắm vững kiến thức có tính hệ thống về các loại hình thế giới quan và phương pháp luận triết học, đặc biệt là triết học Mác – Lênin nói riêng;
– Có hiểu biết đầy đủ và tương đối sâu sắc về tư tưởng triết học Việt Nam trong lịch sử và hiện nay;
– Nhận diện, xác định các vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình chính trị – xã hội đang diễn ra hiện nay trên thế giới và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa;
– Vận dụng được phương pháp nghiên cứu triết học và tri thức liên ngành trong việc thực hiện đề tài triết học:
+ Phát hiện các vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình mà xã hội quan tâm và cần nghiên cứu;
+ Xây dựng các giải pháp và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thực tiễn;
+ Khái quát hóa kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn thành các quan điểm lý thuyết.
– Hiểu sâu một số nội dung triết học quan trọng, cơ bản nhất được chọn lọc như con người trong cách mạng khoa học – công nghệ; quan niệm về quy luật trong lịch sử tư tưởng nhân loại và vấn đề nhận thức quy luật vận động của xã hội hiện nay; một số quan niệm điển hình nhất của phương Đông về vũ trụ; hình ảnh và thực chất của tôn giáo thời đại hiện nay qua sự suy ngẫm triết học; vấn đề gìn giữ môi sinh, xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay; nội dung của quan niệm triết học về tiến bộ lịch sử cùng những tính quy luật của nó…;
– Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội như là một học thuyết lý luận và chế độ xã hội;
– Có hiểu biết lý luận và thực tiễn sâu sắc về nhà nước pháp quyền, về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay;
– Hiểu một cách hệ thống về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội và cơ sở khoa học của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh;
– Nắm vững nội dung những quan hệ chính trị – xã hội của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về chủ nghĩa tư bản hiện đại;
– Nắm vững chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về an sinh xã hội trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;
– Có hiểu biết sâu và hệ thống về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam hiện nay;
– Nắm được kiến thức nâng cao về những vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay;
– Nhận thức tổng quan và toàn diện về chủ nghĩa Mác và lịch sử chủ nghĩa Mác ở phương Tây từ giữa thế kỷ XIX đến nay;
– Khái quát đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
– Nắm được nội dung quan hệ giữa các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam;
– Có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay;
1.1.3. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
– Nắm được những vấn đề chính trong xây dựng và phát triển của xã hội dân sự.
– Xác định được lý do chọn đề tài một cách thuyết phục, tự tin và có tính khả thi;
– Xác định được mục đích, nhiệm vụ, các vấn đề nghiên cứu cụ thể, đối tượng, phạm vi giới hạn của luận văn;
– Lựa chọn cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu;
– Thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu;
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Xây dựng các giải pháp và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu để giải quyết một vấn đề thực tiễn, có đóng góp mới về khoa học.
2. Về kỹ năng
– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
– Giảng dạy, thuyết trình các vấn đề triết học, chính trị-xã hội;
– Phát hiện được các vấn đề chính trị – xã hội nảy sinh từ thực tiễn của phong trào công nhân để nghiên cứu;
– Nhận diện và khái quát hoá được nội dung cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu;
– Biết lựa chọn khung mẫu lý thuyết phù hợp để nghiên cứu vấn đề;
– Xác định được góc độ tiếp cận và các phương pháp phù hợp đối với vấn đề nghiên cứu;
– Biết xây dựng đề cương chi tiết để hiện thực hoá kế hoạch nghiên cứu;
– Biết cách lựa chọn và xử lý, làm việc với các tài liệu nghiên cứu, từ sự tổng quan tài liệu xây dựng được quan điểm triết học định hướng nghiên cứu;
– Biết vận dụng các phương pháp định tính và định lượng để thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu bằng các chương trình phần mềm xử lý số liệu định tính và định lượng (thống kê) dùng cho khoa học xã hội như STATA, EVIEW, SPSS;
– Biết phân tích dữ liệu, nêu và kiểm tra các giả thuyết, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, từ đó có thể lập luận và giải thích hợp lý các vấn đề mới nảy sinh trong nghiên cứu;
– Từ những kết quả nghiên cứu lý thuyết, so sánh giữa lý luận và thực tiễn có thể nêu các giải pháp, khuyến nghị để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn;
– Biết cách trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu qua báo báo khoa học, hoặc dưới dạng bài báo, chuyên khảo;
– Biết tập hợp nhân lực để thiết lập, tổ chức, điều hành các nhóm nghiên cứu hoạt động hiệu quả;
– Đủ khả năng về tri thức và phương pháp làm việc để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và viết khoá luận tốt nghiệp đại học theo lĩnh vực chuyên môn hẹp của người hướng dẫn;
2.2. Kĩ năng bổ trợ
– Có khả năng tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đề án, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, khoa học-công nghệ với tư cách là người tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
2.2.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm
– Biết đề xuất và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn đề cương môn học, bài giảng, giáo trình môn học, công bố kết quả nghiên cứu; có kỹ năng thu thập thông tin khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, cập nhập tri thức, các hướng nghiên cứu triết học chính trị -xã hội mới trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân và ứng dụng vào công tác chuyên môn; có khả năng thích ứng linh hoạt và chủ động sáng tạo trước sự thay đổi của lĩnh vực chuyên môn và môi trường công tác; có kỹ năng truyền đạt thông tin, tự tin trình bày kết quả nghiên cứu tại diễn đàn khoa học các cấp.
– Có khả năng phối kết hợp trong việc đề xuất, xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả làm việc (nghiên cứu và kể cả giảng dạy)
2.2.3. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo:
2.2.4. Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành:
– Có khả năng huy động nhân lực của tổ chức để hoàn thành các nhiệm vụ dài hạn và ngắn hạn của các cấp khác nhau; khả năng ứng biến dẫn dắt tập thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ khi có sự thay đổi của các điều kiện và môi trường học thuật và làm việc nói chung.
3. Về phẩm chất đạo đức 3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
2.2.5. Kỹ năng tin học văn phòng: Sử dụng tốt Microsoft Word, Excel, Power Point.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Có đạo đức công dân tốt, trung thành, tận tuỵ với nghề chuyên môn và tổ chức nơi công tác; có ý thức tổ chức, kỷ luật, tự giác thực hiện các công việc được giao; có lối sống trung thực, thẳng thắn, đoàn kết trong tập thể, tôn trọng mọi người, có tinh thần phê và tự phê bình đúng lúc, đúng chỗ; không bè phái, xu nịnh, cơ hội.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
Có thái độ khách quan, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và tác phong nghề nghiệp chuẩn mực; quyết đoán và dũng cảm bày tỏ chính kiến, quan điểm cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đơn vị giảng dạy, nghiên cứu hay các tổ chức khác mà họ làm việc; có bản lĩnh chấp nhận và vượt qua khó khăn, rủi ro trong công việc.
Có thái độ tôn trọng và quan tâm đến mọi người, có uy tín trong tập thể làm việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng, có nhận thức và ứng xử hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội.
4. Ví trí việc l àm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
– Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Lý luận chính trị trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường Đảng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường của các đoàn thể chính trị – xã hội khác.
– Công tác trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội.
Yêu cầu kết quả thực hiện công việc
– Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Vận dụng được tư duy năng động, sáng tạo, phương pháp nghiên cứu toàn diện, cụ thể… để nắm bắt và hoàn thành tốt các yêu cầu của công việc. Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học phải có đủ tri thức để có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tôn giáo học…
– Có khả năng tự tìm tòi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn tại cơ quan, các trường đại học và cao đẳng;
6. Các chương trình, tài liệu chuẩn mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo
– Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực triết học để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được đào tạo.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Là Gì?
Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra để mô tả các lý thuyết về kinh tế- chính trị- xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.
Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin thì chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận nằm trong khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Marx-Lenin. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế… để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Marx-Lenin (bao gồm cả ba bộ phận). Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lenin khẳng định: “chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác”. Vì triết học Marx lẫn kinh tế chính trị Marx đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó. V.I. Lenin nhận định: “bộ “Tư bản” – tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học… những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai”.
Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích chủ nghĩa Marx – Lenin.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Marx và Engels là những người công nhân sẽ xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
“Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”
Sau này V.I. Lenin cũng phát biểu rằng:
“Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được K. Marx và F. Engels trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Do địa vị kinh tế – xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Địa vị kinh tế – xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, tức là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2006
Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2006
Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2003
Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2006, trang 8
^ Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2006, trang 10
V.I. Lênin: Toàn tập (tập 1), Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1974, trang 226
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tập 20, trang 393
V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1980, tập 23, trang 1
Chuyên Ngành Quản Lý Xã Hội
Chuyên ngành Quản lý xã hội
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
( Ban hành theo Quyết định số 3048/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngành đào tạo : Chính trị học
Chuyên ngành : Quản lý xã hội
Mã số : 52 31 02 01
Trình độ đào tạo : Đại học thứ hai
Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, có khả năng tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội về lãnh đạo, quản lý xã hội; có khả năng trực tiếp tham gia quản lý những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thuộc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; có khả năng nghiên cứu khoa học Quản lý xã hội; có cơ hội học tập ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Về kiến thức:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý xã hội;
+ Có sự hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược lợi ích dân tộc và đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành về quản lý xã hội; giúp người học có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn của quản lý xã hội đặt ra.
– Về kỹ năng:
Người học khi tốt nghiệp, bước đầu có những năng lực cơ bản sau:
+ Có năng lực tổng hợp về quản lý xã hội; nắm vững phương pháp và nghệ thuật quản lý trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; trong các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực xã hội.
+ Có khả năng tham mưu, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp hoạch định mục tiêu quản lý và tổ chức thực hiện mục tiêu có hiệu quả.
+ Nhạy cảm trong việc nắm bắt các tình huống quản lý xã hội và chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất giải pháp giải quyết.
+ Có khả năng giao tiếp, biết xử lý các mối quan hệ trong hoạt động quản lý xã hội.
+ Có năng lực độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý xã hội; có thể tham gia thuyết trình những vấn về quản lý xã hội.
– Về phẩm chất chính trị và đạo đức:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, say mê nghề nghiệp.
– Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia quản lý, tham mưu, giúp việc trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; trong các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực xã hội.
– Trình độ ngoại ngữ: Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi phải đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).
– Trình độ Tin học: Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
2. Thời gian đào tạo: 2 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:
Chương trình đào tạo toàn khoá gồm 68 tín chỉ.
4. Đối tượng tuyển sinh:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Chính trị học chuyên ngành Quản lý xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:
– Đã tốt nghiệp đại học;
– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế – Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.
Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
6. Thang điểm:
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
7. Nội dung chương trình:
GIÁM ĐỐC
Đã ký
PGS, TS. Trương Ngọc Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyên Ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!