Cập nhật nội dung chi tiết về Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (Đmc) Và Sự Phát Triển Của Đmc Ở Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
MỞ ĐẦU
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. ĐMC còn khá mới mẻ với thế giới và Việt Nam. Khái niệm, định nghĩa về ĐMC hiện tại còn có những khác nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế tùy theo các cách tiếp cận được lựa chọn. Mỗi cách tiếp cận để tiến hành ĐMC đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng mà mỗi nước, mỗi tổ chức quốc tế còn đang ở giai đoạn vừa áp dung, thực hiện vừa tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. Ở Việt Nam, ĐMC cũng chỉ mới thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cấp, các ngành trong những năm gần đây và mới chỉ được đưa vào thực hiện trong thực tế kể từ sau ngày 01 tháng 07 năm 2006 theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005. Theo đó, cách tiếp cận để tiến hành ĐMC của Việt Nam là một trong các cách tiếp cận mà đa số các nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, hiện đang áp dụng.
1. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là gì?
Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐMC nhưng đa số thống nhất rằng, ĐMC là một công cụ để lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược, vĩ mô về phát triển kinh tế xã hội (thường được gọi chung là Quyết định mang tính chiến lược hay Quyết định chiến lược) như: chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình… Bằng cách tổng kết khái quát có thể thấy 2 nhóm các khái niệm, định nghĩa chủ yếu về ĐMC đại diện cho 2 cách tiếp cận khác nhau.
Nhóm thứ nhất, theo cách tiếp cận của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho rằng: ĐMC là một quá trình đánh giá, dự báo một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường có thể xảy ra của một quyết định có tính chiến lược nhằm đảm bảo cho các hậu quả về môi trường đó được nhận dạng một cách đầy đủ, được giải quyết một cách thỏa đáng và sớm nhất của quá trình ra quyết định mang tính chiến lược đó cùng với sự cân nhắc đến các khía cạnh về kinh tế và xã hội làm cho quyết định đó có tính bền vững trong thực tế.
Nhóm thứ hai, theo cách tiếp cận của Đánh giá tính bền vững và cho rằng: ĐMC là quá trình hòa nhập các khái niệm của tính bền vững vào việc ra các quyết định có tính chiến lược.
Sau khi tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước và cân nhắc tới các yếu tố khả thi thực hiện của mình, Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận thứ nhất (cách tiếp cận dựa theo ĐTM) để đưa ra định nghĩa ĐMC trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 như sau: “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (khoản 19 điều 3)
2. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển
Ở mỗi quốc gia trên thế giới, quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường hiện có, người ta đã phân chia quá trình phát triển này ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng và ra các quyết định mang tính chiến lược (chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình)
Giai đoạn 2: Xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư
Giai đoạn 3: Vận hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thực tế (cơ sở đang hoạt động)
Để quản lý và bảo vệ môi trường, Giai đoạn 1 người ta áp dụng công cụ ĐMC; Giai đoạn 2: Công cụ ĐTM và Giai đoạn 3: Kiểm toán Môi trường (KTMT). Vị trí của các công cụ này được thể hiện trong hình vẽ sau:
3. Nguyên tắc tiến hành ĐMC.
Luật BVMT năm 2005 của Việt Nam quy định việc tiến hành ĐMC theo nguyên tắc đi song song, tức là, ĐMC được tiến hành một cách song song với quá trình xây dựng một chiến lược, một quy hoạch, một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực.
4. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của ĐMC
Với tính chất là một công cụ khoa học, mặt khác, theo cách tiếp cận của ĐTM và theo nguyên tắc đi song song như đã nêu, ĐMC có mục đích chính là: để gắn kết một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết định chiến lược; dự báo và cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện nhất các thông tin về xu hướng biến đổi môi trường , tác động môi trường có thể xảy ra bởi quyết định chiến lược đó khi được triển khai thực hiện.
Bằng nguyên tắc đi song song với quá trình ra một quyết định chiến lược, ĐMC có ý nghĩa hết sức quan trọng là bảo đảm rằng các khía cạnh về môi trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất ho từng khâu, từng bước và cho toàn bộ quá trình ra quyết định, góp phần đáng kể làm cho quyết định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai.
ĐMC có 2 vai trò chính: Một là vai trò biện hộ; tức là nó tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển. Hai là vai trò lồng ghép, tức là nó tạo ra cơ chế để lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lược.
5. Lợi ích của ĐMC
ĐMC có thể trợ giúp để thực hiện được ý tưởng của sự phát triển bền vững thông qua việc gắn kết các mục tiêu về môi trường với các mục tiêu về kinh tế và xã hội trong quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược.
Dựa vào kết quả của ĐMC, người ta có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn, cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư tiếp theo đối với những ngành cụ thể, những vùng cụ thể, và vì thế công tác ĐTM sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.
6. Quy trình của ĐMC
Khác với ĐTM, quy trình của ĐMC không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc rõ ràng, không phải lúc nào cũng có trình tự trước sau một cách đơn thuần. Đối với ĐMC, sau mỗi bước tiến hành mà thấy xuất hiện những vấn đề bất ổn thì phải quay lại các bước trước đó để xem xét và đánh giá lại rồi triển khai các bước tiếp theo. Tuy nhiên, với cách tiếp cận của ĐTM, ĐMC thường có các bước chung theo quy trình như sau:
Sàng lọc về ĐMC: Tức là phải xác định xem một đề xuất về quyết định chiến lược đặt ra có đòi hỏi phải thực hiện ĐMC hay không (ở Việt Nam việc sàng lọc này đã được thực hiện theo phương thức “cả gói”, tức là, các đối tượng đòi hỏi về ĐMC đã được quy định ngay trong Luật BVMT năm 2005)
Xác định phạm vi của ĐMC: Tức là phải xác định được phạm vi về không gian và thời gian cần đánh giá, dự báo về môi trường đối với một đề xuất về quyết định chiến lược.
Đánh giá các vấn đề môi trường: Tức là việc dự báo các vấn đề về môi trường (chủ yếu là các tác động tích cực và tiêu cực) có thể xảy ra theo phương án hoặc theo các phương án phát triển khác nhau đã đề ra;
Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể về môi trường: Tức là, trên cơ sở xác định được các vấn đề môi trường tiêu cực có thể xảy ra phải đề xuất được các phương hướng, giải pháp tổng thể nhằm khắc phục các vấn đề môi trường xấu có khả năng xảy ra khi triển khai thực hiện quyết định chiến lược, kể cả việc chỉ ra phương hướng và yêu cầu về ĐTM cho các dự án đầu tư ở giai đoạn tiếp theo;
Viết báo cáo DMC: Tức là làm một báo cáo phản ánh toàn bộ quá trình tiến hành và kết quả ĐMC của một đề xuất về quyết định chiến lược đề làm căn cứ xem xét, phê duyệt quyết định chiến lược đó.
7. Tổ chức thực hiện DMC
Theo quy định của Luật BVMT 2005, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nào đó phải thành lập một nhóm công tác về ĐMC đồng thời với nhóm công tác về xây dựng chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch đó. Hai nhóm công tác này hoạt động đồng thời với nhau ngay từ đầu của quá trình công tác và thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin cho nhau từ khâu xây dựng quan điểm, mục tiêu cho đến nội dung, biện pháp của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch để làm sao các khía cạnh về môi trường và phát triển được lồng ghép chặt chẽ và hài hòa vào nhau.
8. ĐMC ở Việt Nam theo luật BVMT năm 2005
8.1 Đối tượng phải tiến hành ĐMC
Điều 14 của Luật BVMT 2005 quy định các đối tượng sau đây phải tiến hành ĐMC:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát triển KT-XH cấp quốc gia
CQK phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước
CQK phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc TW, vùng
Qui hoạch sử dụng đất; Bảo vệ và phát triển rừng; Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh
Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định cụ thể trong Phụ lục 1 của nghị định
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT (Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ)
A Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
I Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
1 Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước
II Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
1 Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế (bao gồm cả phân ngành của ngành và lĩnh vực đó)
2 Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế không quy định tại phần B, Phụ lục II
III Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh
B Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức báo cáo riêng
I Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
1 Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
2 Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
II Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
1 Quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; khai thác và chế biến than, quặng sắt, thiếc, nhôm, vonfram, antimon, titan, vàng, đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ khác
2 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi
3 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không
4 Quy hoạch phát triển đô thị, vật liệu xây dựng, quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại
5 Quy hoạch phát triển du lịch, sân golf
6 Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện
7 Quy hoạch phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
III Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng
1 Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng
2 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi 02 tỉnh trở lên
3 Quy hoạch khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, khoáng sản trên phạm vi 02 tỉnh trở lên
C Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
8.2. Lập báo cáo ĐMC
Báo cáo ĐMC là một nội dung của CQK và phải được lập đồng thời với quá trình xây dựng CQK đó.
8.3. Nội dung báo cáo ĐMC
Nội dung của báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 16 của Luật BVMT năm 2005 và cụ thể hóa tại Phụ lục 1.3 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT). Cấu trúc của báo cáo ĐMC bao gồm các chương, mục như sau:
Mở đầu
Chương 1: Mô tả tóm tắt Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch
Chương 2: Xác định phạm vi DMC và mô tả diễn biến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng thực hiện Quy hoạch.
Chương 3: Đánh giá tác động của CKQ tới Môi trường
Chương 5: Những nội dung của CKQ đã được điều chỉnh và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Kết luận và kiến nghị
8.4. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC
Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định quy định tại khoản 7 Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường.
Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị thẩm định được quy định cụ thể trong thông tư số 26/2011/TT_BTNMT:
Điều 5, mục 2, 3, 4 của TT 26/2011/TT-BTNMT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo DMC chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng gồm
a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này;
b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3 Thông tư này;
c) Chín (09) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
d) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng tài liệu quy định tại điểm b và c khoản này.
8.5. Tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC
1. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tổ chức việc thẩm định có trách nhiệm thành lập một hội đồng thẩm định gồm ít nhất 07 người với thành phần quy định như sau:
Việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM ban hành kèm theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại chương 4.
Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC và cơ quan phê duyệt dự án; Hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án
Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐMC được quy định như sau:
– Bộ TN và MT tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với các dự án do Quốc hội, Chính Phủ, Thủ thướng chính phủ phê duyệt
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Thời hạn thẩm định báo cáo ĐMC: Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, Chính Phủ; Quốc hội, thời hạn thẩm định báo cáo ĐMC tối đa là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Các dự án còn lại, thời gian thẩm định báo cáo ĐMC tối đa là 30 ngày làm việc.
Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC được thể hiện dưới dạng biên bản phiên họp của Hội đồng thẩm định theo mẫu quy định tại phụ lục 1.9 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
8.6. Gửi báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC
Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo bản sao biên bản của hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC được gửi như sau:
– Bộ trưởng Bộ TN & MT gửi Thủ tướng Chính Phủ, Chính Phủ, Quốc hội để làm căn cứ phê duyệt CQK
– Cơ quan chuyên môn về BVMT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án…
– Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh.
Điều 8, thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định:
Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm gửi hồ sơ kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, bao gồm:
a) Một (01) văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.9 Thông tư này;
b) Một (01) bản sao văn bản của chủ dự án giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Thời hạn gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định chậm nhất là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình của chủ dự án.
Nguồn: http://cie.net.vn/vn/Thu-vien/Bao-cao-Nghien-cuu-MT/DANH-GIA-MOI-TRUONG-CHIEN-LUOC-DMC-VA-SU-PHAT-TRIEN-CUA-DMC-O-VIET-NAM.aspx
Liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ, CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Địa chỉ: Số 10 Ngõ 308 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0989.119.036
Email: thngroup.jsc@gmail.com
Website: techngroup.com
Đánh Giá Tác Động Môi Trường Chiến Lược
Đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐTMCL đang được sử dụng ở các nước phát triển. Bao gồm cả các tổ chức phát triển quốc tế Mục đích là để đạt được sự bền vững trong môi trường.
Đánh giá tác động môi trường chiến lược Công cụ quản lý môi trường được thông qua, và được sử dụng rộng rãi ở các nước khác nhau. Nhưng không phải chỉ có các đánh giá tác động môi trường. (Đánh giá tác động môi trường ĐTM), nhưng trong đánh giá môi trường chiến lược hiện tại (Đánh giá tác động môi trường chiến lược: ĐTMCL) đang được sử dụng ở các nước phát triển. Bao gồm cả các tổ chức phát triển quốc tế Mục đích là để đạt được sự bền vững trong môi trường, như thể hiện trong các mục tiêu phát triển của (các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: MDGs) Century bởi các nguyên tắc kết hợp của sự phát triển bền vững vào các chính sách và kế hoạch của các nước (OECD 2006).
Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, chiến lược phát triển dựa trên đa dạng sinh học. Và sự ổn định của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. và môi trường Vai trò của chính phủ trong việc đẩy chiến lược để tạo ra một môi trường tốt. Để nâng cao chất lượng và phát triển bền vững. Để nâng cao hiệu quả quản lý Để giảm các hoạt động gây ô nhiễm và kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bằng cách thúc đẩy một hệ thống đánh giá môi trường chiến lược. Từ quá trình xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển khu vực phù hợp với khả năng chứa. Và quản lý các khu vực bị ô nhiễm. Vì vậy, đối với Việt Nam Đánh giá tác động môi trường chiến lược rất có thể sẽ được sử dụng như một công cụ quản lý để giảm thiểu tác động môi trường và tranh cãi. Và phát triển bền vững Khi các nước trên thế giới, bao gồm cả trong khu vực.
Xem tin đánh giá tác động môi trường tiếp theo.
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 – (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782
Website: chúng tôi ; www.lapduan.info;
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ; thanhnv93@yahoo.com.vn
Chiến Lược Quốc Phòng, Chiến Lược Quân Sự Việt Nam
Ngay sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, Đảng ta đã xác định đường lối chung để lãnh đạo cách mạng là: “Không ngừng nâng cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa…” (1).
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống đế quốc Mỹ, cứu nước, chúng ta mới chỉ thực hiện một số chiến lược về quân sự, chưa từng thực hiện một chiến lược nào về quốc phòng, nên khi đất nước hòa bình, chúng ta cần tiến hành sự nghiệp quốc phòng đích thực để bảo vệ đất nước thì chưa có đủ cơ sở khoa học để xây dựng Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Trước tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đã làm việc tận tụy, trách nhiệm và thống nhất đưa ra khái niệm về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (năm 1996), nhưng chưa trở thành nhận thức của mọi người, nhất là những người đã trải qua hai cuộc chiến tranh, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng, tác động đến quá trình nghiên cứu, dẫn đến Chiến lược Quốc phòng chậm hoàn thành. Chính vì thế, trong ba kỳ Đại hội X, XI, XII của Đảng đều chỉ rõ: “Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các chiến lược quốc gia, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”(2), “Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới…”(3). Từ xưa đến nay, dân tộc ta đều mong ước được sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Thực hiện nghị quyết của Đảng và đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam.
Khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng luôn bám sát đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và các nghị quyết của Đảng về công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, thống nhất một số quan điểm cơ bản, như: “Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc… Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội… Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế… Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng…”(4). Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, quốc phòng, như: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; sức mạnh nhân dân là vô địch, đoàn kết toàn dân, vũ trang toàn dân; xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; chính trị trọng hơn quân sự, “người trước, súng sau”… Quá trình xây dựng, chúng ta đã kế thừa truyền thống, tư tưởng quân sự, quốc phòng của dân tộc: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “chúng chí thành thành”, “ngụ binh ư nông”; “đánh địch bằng quân sự, chính trị, ngoại giao và “mưu phạt nhi tâm công” làm cho kẻ thù lung lay ý chí, hạ vũ khí, đầu hàng, tắt lửa chiến tranh… Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự, quốc phòng của thế giới và chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, với sự tham gia của nhiều tướng lĩnh, nhà khoa học và xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ; chuẩn bị nghiêm túc, công phu kết quả thể hiện trong 21 đề tài, công trình tổng kết… làm cơ sở để hoàn thiện hai chiến lược quan trọng này.
Để Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam đi vào cuộc sống, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự thống nhất về nhận thức và sự đồng thuận trong xã hội về sự cần thiết phải xây dựng hai chiến lược này; từ đó đề cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Trước hết, cần hiểu rằng, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, mang tính chất hòa bình, tự vệ, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; dựa trên nền tảng đường lối chính trị đúng đắn của Đảng – nhân tố quyết định. Trong đó, sức mạnh quốc phòng là then chốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng, trực tiếp là sức mạnh chiến đấu của LLVT nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân. Một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là nhằm xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược với các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, bạn bè truyền thống, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược xác định rõ một số tình huống quốc phòng, đồng thời dự kiến các tình huống có thể xảy ra, phù hợp với thực tiễn, đủ cơ sở để xác định quyết tâm, chủ động phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ về chiến lược và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống.
Theo quan điểm của Đảng, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam dự báo các đối tượng quốc phòng cả bên trong và bên ngoài, chỉ rõ tính chất, đặc thù của đối tượng, làm cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận biết và đấu tranh. Mục tiêu của chiến lược là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền hòa bình vững chắc của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang; đẩy mạnh hợp tác và đấu tranh quốc phòng; xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược. Đồng thời, xác định phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Theo đó, đến năm 2030, trên cơ sở nền kinh tế đất nước, cần tập trung xây dựng quân đội hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, chiến lược còn xác định rõ các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong tổ chức thực hiện chiến lược. Trong đó, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” là nhân tố quyết định thắng lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lợi ích cao nhất của quốc gia-dân tộc. Kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân; kiên trì, kiên quyết đấu tranh giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế và cơ chế, quy tắc khu vực. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho các lực lượng chủ động đưa ra quyết định không thể nhân nhượng, sẵn sàng tự vệ khi chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc bị xâm phạm; đánh bại mọi hành động xâm lược, bảo vệ vững chắc của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Chiến lược Quốc phòng Việt Nam đề ra nguyên tắc về đối nội và đối ngoại; trong đó, tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, quốc tế; chính sách quốc phòng, xây dựng lòng tin chiến lược; chỉ đạo công tác chuẩn bị, hoạt động phòng thủ, tiến công, giành và giữ quyền chủ động trong mọi tình huống. Đồng thời, đề ra phương châm chỉ đạo “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cả trong đối nội và đối ngoại, thời bình và thời chiến; độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc là “bất biến” và phải giữ “trong ấm, ngoài êm”; lấy con người làm trung tâm, “người trước, súng sau”. Quan điểm quốc phòng của ta là, thời bình thực hiện sự nghiệp quốc phòng là của dân, do dân và vì dân; thời chiến bám trụ, bám dân để chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh; chủ động tích cực đấu tranh trên các lĩnh vực; kết hợp đấu tranh phi vũ trang và vũ trang. Trong mọi tình huống, kiên quyết giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; chủ động tự bảo vệ, theo phương châm: Làng giữ làng, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh, không trông chờ, ỷ lại. Trên cơ sở đó, đề ra phương thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hợp tác và đấu tranh quốc phòng theo từng tình huống. Để thực hiện mục tiêu đó, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, nhằm đảm bảo “Đảng vững, nước giàu, dân yên, quân mạnh, thêm bạn bớt thù”.
Xây dựng Chiến lược Quân sự Việt Nam nhằm cụ thể hóa nội dung cốt lõi của Chiến lược Quốc phòng, đó là: Nghệ thuật sử dụng sức mạnh quân sự Nhà nước, toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định trên nền tảng quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Nội dung cốt lõi của Chiến lược Quân sự là: Nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh; xác định đối tượng; nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; mục tiêu chiến lược, phương châm, phương thức tiến hành chiến tranh; xây dựng các kế hoạch tác chiến chiến lược; chuẩn bị các điều kiện chính trị, tinh thần, cơ sở vật chất; xây dựng thế trận; chuẩn bị lực lượng; vận dụng các hình thức tác chiến chiến lược. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, bảo vệ sự thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.
Trên cơ sở dự báo đối tượng tác chiến, hình thái chiến tranh, chiến lược đề ra tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, phương thức tiến hành của từng hình thái chiến tranh; khẳng định chiến tranh nhân dân phát triển vẫn là phương thức chủ yếu của Việt Nam, nhằm đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng vũ khí, phương tiện công nghệ cao, các hình thái chiến tranh, trên các môi trường tác chiến mới (không gian mạng-không gian vũ trụ). Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân kết hợp giữa chiến tranh nhân dân địa phương với các cuộc chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; coi trọng và phát huy mọi loại vũ khí, trang bị hiện có, khai thác, sử dụng vũ khí hiện đại theo cách đánh của Việt Nam. Xác định phương thức của các hình thức tác chiến chiến lược; chú trọng hình thức tác chiến mới, như: Không gian mạng và tiến công tổng hợp.
Chiến lược Quân sự Việt Nam xác định phương hướng tạo bước đột phá về tổ chức, biên chế, trang bị phù hợp với khả năng của nền kinh tế; xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng; tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, điều hành chiến tranh theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Theo đó, điều hành tác chiến chiến lược đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương; sự quản lý của Nhà nước, Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành trực tiếp các hoạt động quân sự, đấu tranh vũ trang, tác chiến chiến lược và tổ chức phối hợp với các ban, bộ, ngành thực hiện các mặt bảo đảm cho chiến tranh. Coi trọng công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân; tiến hành đồng bộ các mặt công tác bảo đảm phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, Chiến lược Quân sự Việt Nam còn xác định nội dung bảo đảm ngân sách xây dựng các khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng; xây dựng lực lượng, mua sắm, sản xuất vũ khí, phương tiện, trang bị; huấn luyện, đào tạo, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ quân sự thời bình và thời chiến.
Phải khẳng định rằng, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam thực sự là kết tinh truyền thống dân tộc với ý Đảng, lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được ban hành trong giai đoạn hiện nay, hai chiến lược này đã đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đất nước phát triển, hòa bình, ổn định. Trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là LLVT trước Tổ quốc phải tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, cần tổ chức quán triệt sâu sắc, nghiêm túc tinh thần cơ bản của hai chiến lược trong các tổ chức đảng, ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và toàn quân theo phạm vi, lĩnh vực, nhằm trang bị cho mọi tầng lớp nhân dân, cả hệ thống chính trị nhận thức đúng đắn về nội dung chiến lược, đổi mới tư duy, phương pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý chí, trách nhiệm, biến quyết tâm thành hành động cách mạng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ nghị quyết của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Đặc biệt, trong quân đội cần nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh các chiến lược chuyên ngành: Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, giáo dục, huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật… Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bổ sung vào chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh trong các nhà trường và toàn xã hội với nội dung, mức độ phù hợp từng đối tượng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ huy tổ chức triển khai thực hiện kiên quyết, nghiêm túc các chương trình, kế hoạch hành động của mình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời, quyết tâm chính trị cao, tổ chức chặt chẽ và có phương pháp khoa học là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
(1) – ĐCSVN – Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, H. 1997, tr. 67. (2) – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 111. (3) – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 235.
(4)- BCHTW – Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.‘
Nguồn: QĐND
Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam: Tiêu Chí Đánh Giá Và Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2030
Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
1. Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc định nghĩa “phát triển bền vững” là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách,
vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội
Khái niệm phát triển bền vững của WCED chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là mô hình chuyển đổi nhằm tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng, lợi ích trong tương lai (Goodian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Khái niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Cho tới nay, khái niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung. Mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.
2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
Phát triển bền vững phải đồng thời đạt được 3 tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế, trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí như: Chỉ số phát triển con người (HDI – Human Development Index), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số HDI là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,… đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản sau: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
3. Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Việt Nam đã ban hành chương trình quốc gia về phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB); xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF), xếp thứ 54/162 quốc gia lọt vào Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững (chỉ thua Thái Lan trong ASEAN).
Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai…); Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập…); Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá…).
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cơ bản:
Về kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 – 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%.
Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Chỉ trong 9 tháng/2019, số người tham gia BHXH bắt buộc khoảng 14,85 triệu người; Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người; BHYT khoảng 85,2 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2018), cao hơn mức trung bình của thế giới (69 tuổi). Chỉ số phát triển con người đạt 0,694 (2017) thuộc nhóm trung bình cao trong tổng số 189 quốc gia. Theo Báo cáo đánh giá về tiến độ thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, Việt Nam xếp thứ 54 (2019) tăng 3 bậc so với năm 2018 và chỉ số phát triển bền vững đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;…
Về tài nguyên và môi trường: chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp…
Việc triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục cho phát triển bền vững giai đoạn tới, thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6 năm đạt gần 7% GDP giai đoạn 2006 – 2011 và đạt 7,08% GDP (2018) – mức kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008; GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD (2018). Cơ cấu kinh tế cũng có những bước tiến triển tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng, khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. An ninh lương thực được bảo đảm. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần tích cực vào việc phát triển bền vững các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 phục hồi còn chậm, tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (5,82%), thấp hơn các giai đoạn trước, chất lượng tăng trưởng thấp. Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP-Total Factor Productivity) vào tăng trưởng còn hạn chế, hệ số sử dụng vốn (ICOR- Incremental Capital – Output Ratio) cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.
Thứ hai, sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt tới 20% tổng chi ngân sách; đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực: trong 6 năm (2006 – 2011), đã giải quyết được việc làm cho hơn 9 triệu lao động. Năm 2012 đã tạo việc làm mới cho hơn 1,5 triệu người; năm 2018, tạo việc làm cho 1,64 triệu người; thực hiện chiến lược dạy nghề gắn với tạo việc làm.
Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,95%, ở khu vực nông thôn là 1,55%. Công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,35% (2018). Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt 0,694 (2017), đứng thứ 116/189 quốc gia và được xếp vào nhóm có tốc độ tăng chỉ số HDI cao. Việt Nam hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.
Thứ ba, vấn đề môi trường trong giai đoạn 2011 – 2015 đã được chú trọng hơn. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường đã đi vào nền nếp. Bằng những chính sách hợp lý, các giải pháp quyết liệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm các nguồn nước, không khí đã được tất cả các địa phương, các ngành và các tầng lớp nhân dân đồng thuận và cùng tham gia. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được quan tâm hơn nên tình trạng cháy và chặt phá rừng đã giảm đi.
4. Định hướng mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều khó khăn, biến động với những lo âu về căng thẳng chính trị, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, suy thoái kinh tế, thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu nặng nề,… Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc.
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tăng từ 5-6% hàng năm (2020-2030), GDP bình quân đầu người duy trì mức 4-4,45% hàng năm; tốc độ tăng năng suất lao động duy trì mức tăng 5% hàng năm. Mục tiêu đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp với lộ trình đặt ra là thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 43 triệu (2020); 60 triệu (2025) và 90 triệu (2030). Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 – 34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25 – 30%. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 – 1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 – 40%.
Về xã hội: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 35 – 40% (2020). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 – 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 – 26%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Mục tiêu có 10 bác sĩ và trên 26 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,3 – 1,5%/năm. Đến năm 2020 sẽ không còn hộ nghèo với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày. Năm 2025 sẽ không còn tình trạng đói nghèo, chấm dứt nghèo đói ở mọi nơi.
Về môi trường: Xây dựng một nền kinh tế phi phát thải. Giảm phát thải khí nhà kính: 5% năm 2020; 25% năm 2030 và 45% năm 2050. Năm 2030 có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chống sa mạc hóa, phục hồi các vùng đất và đất bị thoái hóa, kể cả đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa, hạn hán và lũ lụt, và phấn đấu để đạt được một thế giới không thoái hóa đất. Phấn đấu đạt 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh (2020) và 80 – 85% chất thải nguy hại, 95 – 100% chất thải y tế được xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 44 – 45%. Hầu hết các hộ dân có điện.
Điểm mới trong cách tiếp cận về phát triển bền vững giai đoạn 2020-2030 là phát triển nhanh để duy trì ổn định, nhằm tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh dựa trên sự thúc đẩy mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thành quả của phát triển là dành cho tất cả mọi người và không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, trong đó cần thúc đẩy hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP-Public Private Partnership), cụ thể: ban hành Luật PPP, thay đổi mô hình PPP hiện nay, thu hút các nhà đầu tư mới để hướng tới phát triển bền vững. Các dự án giao thông, cơ sở hạ tầng trong nhiều lĩnh vực, thậm chí các dịch vụ công… đều cần có sự hợp tác PPP để phát triển bền vững. Nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cần ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm trong những năm tới. Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước hạn hẹp, trợ giúp phát triển chính thức (ODA) hạn chế, thì hình thức đầu tư đối tác công tư và huy động nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng. Đối tác công tư không chỉ là sự chung tay giữa nhà nước và tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng mà cần được mở rộng ra các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng có vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Hình thức đầu tư đối tác công tư được xem là một trong những phương thức hiệu quả nhất để triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững, là mục tiêu của phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.
Tóm lại, phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội. Trong hơn 30 năm đổi mới (1986-2019), Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, cả về thể lực và trí lực nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ như đã cam kết về phát triển con người. PPP vì con người” (people-first PPP), ưu tiên phục vụ con người, phát huy cao nhất yếu tố con người trong mỗi chiến lược phát triển. Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
[1] Việt Nam thực hiện rất nhiều dự án PPP từ năm 1997, hiện có hơn 336 dự án PPP (2019), trong đó, 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 08 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies: Vision VS Implementation, World Scienctific Book, 2014.
(2) Maho Mina d’s Ercole (2008), Statistics for Sustainable Development, OECD, 2008.
(3) Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, 2007.
(4) Trần Ngọc Ngoạn (2007), “Một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, N2-2007, Tr.3 – 15.
(5) Vũ Văn Hiển (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản (Communist Review), số tháng 1-2014.
(6) Thiện Trần (2019), Hướng đến một thập niên phát triển bền vững hơn, Thời báo Tài chính Việt Nam,
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2019-09-12/huong-den-mot-thap-nien-phat-trien-ben-vung-hon-76256.aspx.
(7) Vũ Khuê (2019), Thay đổi cuộc chơi PPP tại Việt Nam, Vietnam Economic Time ngày 23/9/2019;
http://vneconomy.vn/thay-doi-cuoc-choi-ppp-tai-viet-nam-20190923074348174.htm PGS., TS. Phạm Thị Thanh Bình TCNH số 24/2019
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (Đmc) Và Sự Phát Triển Của Đmc Ở Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!