Đề Xuất 3/2023 # Đất Nền Là Gì? Phân Loại Các Loại Đất Và Kinh Nghiệm Đầu Tư # Top 8 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Đất Nền Là Gì? Phân Loại Các Loại Đất Và Kinh Nghiệm Đầu Tư # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đất Nền Là Gì? Phân Loại Các Loại Đất Và Kinh Nghiệm Đầu Tư mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“An cư lạc nghiệp” – chính là hướng đến sự an toàn của một ngôi nhà. Để xây dựng ngôi nhà an toàn, bạn phải tìm kiếm mảnh đất an toàn, mảnh đất đó gọi là đất nền. Câu hỏi đặt ra: Đất nền là gì? Làm thế nào để lựa chọn đất nền an toàn? Đó là mối quan tâm của nhiều khách hàng đang và sẽ muốn tìm kiếm mảnh đất xây dựng tổ ấm cho gia đình của mình. Từ đó, họ sẽ tiếp tục thực hiện những ước mơ lớn lao hơn.

💯 ĐẤT NỀN MẶT BIỂN – HAMUBAY PHAN THIẾT – HOT NHẤT NĂM 2021💯

Giá chỉ 3 tỷ/lô – Chiết khấu 2.5% – Vay 70% HTLS 0%

Đất nền là gì?

Đất nền là một khu đất còn trống, chưa có sự can thiệp bởi bàn tay con người. Chúng vẫn còn giữ nguyên bản chất hoang sơ hoặc nằm cố định có giá trị theo thời gian. Không phải đất nền nào cũng được gọi là đất nền, trong đó kể đến như đất dùng cho lâm nghiệp, đất dùng cho thủy sản, đất dùng cho giáo dục, đất dùng cho giao thông,… Đất nền tiếng anh là The Ground.

Phân loại các đất nền

Đất nền dự án

Đất nền dự án là khu đất đã được quy hoạch và chuẩn bị tiến hành thi công công trình xây dựng. Đây là mảnh đất có sự can thiệp của con người để rào chắn, bảo vệ khỏi sự xâm phạm của mọi người xung  quanh. Đồng thời, mảnh đất này cũng có tính pháp lý rõ ràng nên đảm bảo việc thi công diễn ra thuận lợi. Đất nền dự án tiếng anh là Ground Project.

Trên thị trường hiện dự án đất nền thông thường được bố trí ở các khu vực sau:

Vị trí: Khu đất có hệ thống giao thông thuận lợi và thuận tiện trong quá trình kinh doanh hoặc ở.

Tính pháp lý: Đất nền dự án là mảnh được được nhà nước quy hoạch và có các giấy tờ pháp lý rõ ràng.

Mục đích: Thông thương các mảnh đất này được thi công để trở thành các  khu dân cư, khu sinh thái, tòa nhà, nhà xưởng,…

Nếu quý khách đang có nhu cầu đầu tư Đất Nền Dự Án thì không để bỏ qua các dự án HOT nhất năm 2021 này: Đất nền Mẫn Xá, Đất đấu giá Đông Yên, An Bình Vọng Đông, Korea Town Yên Phong, Inoha City Phú Xuyên, La Emera Khe Cá…đây là những sản phẩm đất nền đáng để đầu tư nhất thời điểm này.

Đất thổ cư

Đất liền kề

SIÊU DỰ ÁN “BIỆT THỰ ĐẢO CULLINAN HÒA BÌNH RESORT” chỉ từ 10 tỷ/căn – Bàn giao Full nội thất 5 sao, có bể bơi riêng, có bến du thuyền riêng – Được xây dựng trên đảo giữa hồ Hòa Bình:

Nguyên tắc khi chọn đất nền an toàn

Xem xét vị trí địa lý khu đất

Vị trí là yếu tố quan trọng đầu tiên để các nhà đầu tư bắt đầu đi sâu tìm hiểu các thông tin khác của khu đất. Một khu đất khi nhìn sẽ mang lại trong suy nghĩ của các nhà đầu tư  nhiều ý tưởng để thực hiện thi công dự án đó trong tương lai. Song hành với đó, khu đất nằm trong khu vực gần với các công trình xã hội như chợ, bệnh viện, giao thông, vận chuyển công cộng, … Chính các yếu tố đó sẽ thôi thúc các nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu các yếu tố khác nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.

Thông tin chủ đầu tư

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bất động sản chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính điều đó sẽ dần đến xuất hiện nhiều các dự án không hợp pháp (hay gọi dự án ảo, dự án ma). Vì vậy, để nhận diện nhanh nhất, bạn nắm bắt thông tin nhanh nhạy về giá đất nền xung quanh để đánh giá đất nền đó có an toàn hay không. Nếu giá rao bán đất nền thấp hơn giá đất nền tại các dự án xung quanh, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Để chắc chắn, các bạn nên tìm hiểu thông tin chủ đầu tư của mảnh đó là ai, lịch sử mua bán của họ như thế nào? Các đánh giá của khách hàng về chủ đầu tư đó như thế nào?…. Với  hàng loạt các câu hỏi trên sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong quá trình chọn mua dự án đất nền an toàn và có tính pháp lý rõ ràng.

Hồ sơ pháp lý của đất nền là gì?

Hồ sơ pháp lý là một trong những yếu tố góp phần sự minh bạch và đúng pháp luật của một loại đất nền. Nếu bạn đầu tư vào một khu đất không có giấy tờ rõ ràng, điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy về sau. Vì vậy, khi tìm hiểu thông tin pháp lý của một mảnh đất, bạn hãy tham khảo hồ sơ pháp lý của chúng như sau:

Khu đất không nằm trong quy hoạch nhà nước.

Giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm bảng vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng (nếu có).

Các giấy tờ chứng minh khu đất không nằm trong khu vực giải tỏa hoặc đền bù..

Phê duyệt của UBND quận, huyện bằng văn bản đúng quy định và được chuyển đến văn phòng kiến trúc sư trưởng và có văn bản kiến trúc sư.

Mua đất nền có sổ riêng biệt

Khi đã chọn một loại đất nền thù hãy chọn khu đất phải có giấy tờ pháp lý riêng biệt, không làm chung bất cứ mảnh đất nào. Đây là nội dung có thể các nhà đầu tư mới vào nghề không biết hoặc quên. Nếu bạn chọn khu đất có chung sổ cùng với các chủ sở hữu khác, điều đó gây khó khăn trong quá trình liên hệ các chủ sở hữu để tách sổ hoặc quá trình thi công công trình.

Quý nhà đầu tư đang quan tâm tới những sản phẩm đất nền, hãy tham khảo một số dự án đất nền HOT nhất hiện nay, điển hình như: Hana Garden City của tập đoàn CEO Group tại huyện Mê Linh, Hà Nội; Ocean Park Vân Đồn của chủ đầu tư Công ty TNHH Quan Minh tại Xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Đây được đánh giá là 2 dự án đất nền HOT nhất thị trường bất động sản miền Bắc giai đoạn 2021.

Các loại đất nền nhà đầu tư nên tránh

Đất nền chưa được phép phân lô

Đất nền phân lô nhưng chưa được cấp phép

Những khu đất chưa được phân lô đồng nghĩa so không có tính pháp lý rõ ràng và chưa có sổ đỏ. Điều đó sẽ dẫn đến khó khăn cho quá trình xây dựng công trình. Vì vậy, khi chọn mua nên các bạn nên xem xét kỹ lô đất để không rắc rối về mặt pháp lý. Đồng thời, giúp bạn tránh các rủi ro về tài chính.

Đất nền được bán với mức giá rẻ

Theo các chuyên gia, những loại đất nền được bán với mức giá rẻ so với mặt bằng chung của các loại đất nền khác, có thể chúng nằm trong khu vực ít thuận lợi, vùng xa xôi. Ngoài ra, chúng được bán bởi các cá nhân hoặc diện tích đất nền không lớn.

Đất nền là dự án ảo

Với sự phát triển ngành kinh doanh bất động sản, đã khiến các cá nhân, đơn vị đã lợi dụng đưa ra các chiêu trò lừa đảo khác nhau. Vì vậy, khi có nhu cầu chọn mua đất cần suy tính, cân nhắc và cẩn thận. Nếu bạn là người mới tham gia lĩnh vực bất động sản hoặc đã từng nghiên cứu nhưng chưa rõ cách thức của chúng. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ những người bạn có chuyên môn hoặc tham khảo các chuyên trang cung cấp thông tin bất động sản, …

Đất nền bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng

Đây cũng là loại đất nền được chủ đầu tư mang để thế chấp ngân hàng nhưng họ vẫn giới thiệu và bán cho khách hàng. Chủ đầu tư lợi dụng sự cả tin của khách hàng nên có thể ký hợp đồng với họ và thực hiện các thủ tục thanh toán bình thường. Tuy nhiên, khi đến trực tiếp loại đất nền hoặc bắt đầu tiến hành thi công, họ mới biết sự thật rằng mảnh đất nền đó không có sổ đỏ để tiến hành xây dựng. Do vậy, khi mua các loại đất nền, các bạn cần xem xét đến khía cạnh này nhằm tránh mất tiền, thời gian và công sức vào đó. Nhiều khách hàng đã từng dở khóc dở cười khi đầu tư toàn bộ chi phí cho dự án đó và rốt cuộc nhận lại là sự tiếc nuối và còn lại là sự tức giận.

Đất nền là gì? – Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thanh toán

Đối với các dự án bất động sản đều được làm thành những hộ đồng cụ thể. Tuy nhiên, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, bạn nên lưu ý các giai đoạn thanh toán mua các loại đất nền.

Chú ý đến vấn đề rủi ro khi đặt cọc

Trong quá trình kinh doanh, đặc biệt các kinh doanh bất động sản nói chung và các loại đất nền nói riêng. Bởi chúng mang giá trị lớn nên các chủ đầu tư quy định cụ thể số tiền đặt cọc. Tùy vào tình hình thực tế, khách hàng có thể thỏa thuận và đàm phán về số tiền đặt cọc. Khi đó, khách hàng sẽ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Nhận đủ số đỏ và thanh toán tổng số tiền hợp đồng

Thanh toán 100% hợp đồng khi chưa có hoàn thành các thủ tục pháp lý, trong đó quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nội dung này  dường như đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên đôi lúc bất cẩn hoặc khi nhận được hiện thực đất nền mà khách hàng quên mất bởi vì vui mừng. Vì vậy, khi nào bạn cầm được cuốn sổ đỏ trên tay, đồng thời kiểm tra tính trùng hợp giữa hợp đồng (chủ yếu về vị trí, diện tích, bản vẽ, …).

Cung cấp đơn vị đo diện tích và cách quy đổi

Những đơn vị được nhắc đến nhiều như mẫu, sào, mét vuông, héc-ta,… đó là cách gọi trên thực tế ở các vùng miền khác nhau. Đôi khi, nhiều người vẫn chưa biết hết từng đơn vị. Trong nội dung này sẽ quy đổi cụ thể các đơn vị đo lường diện tích trên, cụ thể như sau:

Đối với các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, một mẫu được xác định như sau: 1 mẫu bằng 10 sào, do đó 10 mẫu bằng 100 sào và tương tự cho các hệ số khác.

Đối với khu vực Bắc Bộ: 1 sào tương đương 360m2, trong đó 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 3600m2.

Đối khu vực Trung Bộ:  1 sào tương đương 500m2, 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 5000m2.

Đối với khu vực Nam Bộ: 1 sào bằng 1000m2, 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 10 000m2.

Như vậy, cách quy đổi các đơn vị do diện tích được sử dụng  tại các khu vực nước ta đã được quy đổi về đơn vị mét vuông (m2). Đây là đơn vị thường được sử dụng trong giấy tờ và mang tính phổ biến hơn so với các đơn vị đo lường diện tích khác.

Kết luận

Đất Nền Dự Án Là Gì Và 7 Quy Tắc Đầu Tư Đất Nền An Toàn

Để làm rõ khái niệm trên, mời bạn đọc cùng chúng tôi tổng hợp.

Đồng thời trong bài liệt kê 7 quy tắc kinh doanh đất nền an toàn hiệu quả.

Đất nền là gì?

Đất nền là lô đất nằm trong dự án quy hoạch của địa phương, của chủ đầu tư, đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa xây dựng, vẫn ở trạng thái lô đất ban đầu. Đất nền thường được lựa chọn trong khu vực có:

Quy hoạch rõ ràng, được phê duyệt

Nhiều tiện ích xung quanh

Hệ thống giao thông đồng bộ và tiện lợi.

Mục đích sử dụng trong dự án xây dựng lớn như khu sinh thái, khu dân cư hoặc cũng có thể là dự án nhà ở, công ty, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng.

Đất nền và đất thổ cư là gì?

Đất nền là những lô đất được nhiều người tìm kiếm bởi lô đất này gần như chưa có bất kỳ tác động nào của máy móc, con người ví dụ như cào bằng, đào lấp, đổ đất, đổ cát, san đất.

Tất cả mọi tác động, thay đổi, san lấp đất cũng như việc con người tác động trực tiếp sẽ không còn được gọi là đất nền nữa.

Đất thổ cư hay có tên gọi khác dễ hiểu hơn là đất ở. Đất thổ cư dùng để ở được phép xây dựng nhà cửa và các công trình phục vụ cho đời sống.

Đất ở được quy định trong Luật Đất đai 2013 là loại hình đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Vấn đề pháp lý của mảnh đấy cần lưu ý. Có rất nhiều trường hợp làm giả giấy tờ hoặc miếng đất chưa có sổ đỏ riêng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sở hữu mảnh đất này cũng như việc kinh doanh bán nó.

Nền đất yếu là gì?

Trong xây dựng dự án, việc khải sát đất nền rất quan trọng. Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều sông, suối và địa hình đa dạng nên đa phần nền đất đều yếu. Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng.

Những đặc điểm của nền đất yếu:

Đa phần nền đất yếu là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ, sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2).

Mô đun biến dạng bé (E<50kg/cm2).

Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nư­ớc bé.

Một vài loại đất có nền yếu

Đất sét mềm: gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp.

Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.

Đất than bùn: là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy hay gần bờ sông.

Cát chảy: gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.

Việc xem xét đất nền yếu để có phương pháp xử lý trước khi tiến hành xây dựng. Điều này giúp tăng độ bền vững của các công trình xây dựng.

Đất nền là đất gì?

Đất nền bao gồm một số loại đất sau chia theo mục đích sử dụng:

Đất nền dự án: là những lô đất nằm trong dự án quy hoạch của chủ đầu tư. Nhưng đất chưa tiến hành xây dựng và vẫn còn trong trạng thái ban đầu.

Đất thổ cư hay còn gọi là đất phi nông nghiệp. Đây là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng cho đời sống xã hội

Đất liền kề được hiểu là chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) được chuyển đổi mục đích thành đất ở chỉ áp dụng đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở (trong cùng một thửa) và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư.

7 nguyên tắc đầu tư đất nền tránh rủi ro

Nguyên tắc 1 về lựa chọn vị trí, hạ tầng xung quanh

Khi đầu tư đất nền cần chú ý vị trí đất. Đất có kết nối giao thông ở mức từ trung bình đến khá thuận tiện. Khi hạ tầng hoàn thiện dần, cơ hội tăng giá sẽ lớn dần. Một mảnh đất hứa hẹn có người quan tâm nếu có tiện ích liền kề:

Nguyên tắc 2 đầu tư theo cụm dân cư

Đầu tư đất nền theo cụm dân cư là một cách đầu tư khôn ngoan. Nơi nào hình thành cụm dân cư đông đúc, nơi đó sẽ sinh lời cao. Bạn không nên mạo hiểm bằng cách tiên đoán trước tương lai của một khu đất “đồng không mông quạnh”.

Nguyên tắc thứ 3 về vấn đề pháp lý

Nhà đầu tư chỉ nên mua đất nền cần có pháp lý hoàn chỉnh. Những yếu tố đảm bảo an toàn gồm sổ đỏ, không vướng quy hoạch, có giấy phép xây dựng. Rủi ro lớn nhất cho nhà đầu tư là mua đất nền pháp lý dở dang. Tình huống có thể diễn ra là mất nhiều thời gian để hoàn thiện pháp lý; hoặc không thể ra sổ (giấy chứng nhận) được do vướng các quy định, quy chuẩn.

Bốn loại đất nền nhà đầu tư nên tránh:

Đất nền chưa được phép phân lô. Đất này nhà đầu tư sẽ khóa bán, người mua ở thực có thể gặp rắc rối khi đất chưa được phép tách thửa nên cũng không được cấp sổ đỏ để xây dựng.

Đất nền dự án “ma” tức dự án đất nền không có thực để giăng bẫy, chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng.

Đất nền bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng. Chủ đầu tư đem đất đã bán cho người dân thế chấp ngân hàng. Nhiều khách hàng mua nền đất, ký hợp đồng mua bán hợp pháp với chủ đầu tư nhưng sau đó không thể xây nhà vì đất chưa có sổ đỏ hoặc không lên được thổ cư.

Trước khi mua, bạn cần định giá đất nền. Bạn đừng nên là người đầu tiên định giá đất. Nhà đầu tư cần tìm chuyên gia bất động sản, chuyên gia thẩm định giá để được tư vấn giá đất nền dự định mua đã hợp lý hay chưa.

Phương pháp định giá phổ thông là làm phép toán so sánh giá các nền đất lân cận trong thời gian gần nhất. Chỉ nên mua khi giá nền đất bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Nhà đầu tư có thể tham khảo website đăng tải thông tin như chúng tôi mogi.vn

Cân nhắc đến tính thanh khoản thật sự của khu đất. Nhà đầu tư nên làm một cuộc khảo sát sơ bộ về các giao dịch đất nền trong khu vực mình chọn mua.

Cần tìm hiểu nhu cầu mua bán giao dịch nơi này có thật hay không. Chỉ nên mua khi thanh khoản của tài sản tốt (có thể bán nhanh được khi cần tiền), tránh được kịch bản bị chôn vốn bất khả kháng.

Nhà đầu tư nên cân nhắc số tiền đang. Không đầu tư quá số tiền đang có. Nhà đầu tư chỉ nên dùng tiền nhàn rỗi. Nhất là nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Khi thiếu hụt nhà đầu tư nên vay trong ngưỡng an toàn (50% giá trị tài sản trở xuống). Cần lường trước tất cả áp lực về lãi suất, thời hạn vay vốn. Mua đất lúc thị trường khủng hoảng, giá sụt giảm mạnh, là thời điểm vàng.

Thị trường càng nóng sốt, càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả sẽ giảm mạnh cũng có giới hạn, tăng mạnh cũng sẽ đến ngưỡng. Nhà đầu tư dự đoán đúng điểm mua vào bán ra sẽ nắm phần thắng.

Nguyên tắc 7 về giảm thiểu rủi ro

“Buôn có bạn, bán có phường”. Trong kinh doanh đất nền nên đầu tư theo đội nhóm. Rủi ro sẽ giảm đi khi có nhiều đối tác cùng đồng hành.

Đây là thị trường phức tạp, nhiều cạm bẫy đối với nhà đầu tư non kinh nghiệm. Đầu tư theo nhóm có ưu điểm là kiến thức của các đối tác về đất nền sẽ được cộng hưởng rất tốt.

Tóm lại, khi bạn quyết định đầu tư trong lĩnh vực bất động sản là sẵn sàng đương đầu với những thách thức lớn. Nhà đầu tư cần nắm rõ 7 nguyên tắc được tổng hợp trong bài. Điều này giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro, đầu tư an toàn hiệu quả.

<< Có thể thông tin sau hữu ích với bạn: https://news.mogi.vn/top-12-dieu-can-luu-y-khi-mua-dat-nen-du-an

Đinh Nhung – Content writer

Căn Cứ Phân Loại Đất Đất Nông Nghiệp Và Đất Phi Nông Nghiệp

09/06/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật đất đai hiện hành quy định có mấy nhóm đất đai? Căn cứ để phân loại đất là gì? Nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất nào? Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất như thế nào?

Trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc xác định loại đất mà mình đang sử dụng thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

Câu hỏi – Điều kiện và thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất?

Xin chào công ty luật Minh Gia,Tôi quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú ở Hưng Yên.Hai vợ chồng chú ruột tôi ở Hà Tĩnh đang ở trên khu đất do cha ông để lại, đã có sổ đỏ. Nay vợ chồng chú tôi có ý định cho (chứ không bán) vợ chồng tôi là cháu đích tôn, một phần đất trong khu đất đó để làm nhà, mỗi lần về quê có nơi nghỉ ngơi. Xin hỏi: Trường hợp như thế có được thực hiện không? Nếu được thì thủ tục hồ sơ như thế nào để tôi có sổ đỏ được tách từ sổ đỏ của chú tôi? Nghĩa vụ tài chính như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

Theo đó, nếu vợ chồng chú bạn đồng ý tặng cho vợ chồng thì có thể lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký sang tên quyền sử dụng đất. Còn việc có được tách sổ riêng hay không thì phụ thuộc vào hạn mức tách thửa theo quy định của địa phương.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Các Loại Đất Phi Nông Nghiệp

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và các loại đất khác có mục đích sử dụng không dùng để làm nông nghiệp. Luật đất đai năm 2013 quy định về các nhóm đất bao gồm:

Trong đó, đất phi nông nghiệp có nghĩa là không được sử dụng vào mục đích làm nông nghiệp, bao gồm nhiều loại đất khác nhau.

Các loại đất phi nông nghiệp

Việc sử dụng đất phi nông nghiệp một cách hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà. Luật đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể, đất phi nông nghiệp cũng được phân ra nhiều loại đất khác nhau tùy vào mục đích sử dụng đất. Thứ nhất, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại sau:

1. Đất ở gồm đất tại nông thôn, đất ở tại đô thị: Đất ở tại nông thôn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép hộ gia đình, cá nhân sử dụng một cách phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư thông thôn. Trong đó bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn. Đất ở tại đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cấp phép quyền sử dụng. Loại đất này bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình nhằm phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc quy hoạch khu dân cư đô thị. Ngày nay các khu đô thị có xu hướng gia tăng một cách rõ rệt, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, việc quản lí, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị các khu đô thị lại càng cần được quy định một cách chặt chẽ, hợp lí và triệt để hơn.

2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp: Loại đất được dùng vào mục đích xây dựng các cơ quan nhà nước, căn cứ tổ chức chính trị hoặc các tổ chức chính trị xã hội thì được coi là đất xây dựng trụ sở cơ quan. Đất xây dựng công trình sự nghiệp, hiện nay nhu cầu sử dụng đất vào mục đích này đang ngày một tăng lên đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, loại đất này bao gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

3. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh: Nhà nước quy định cụ thể việc thu hồi đất, trưng dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013; Việc nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, luôn sẵn sàng khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc có sự đe dọa vũ lực, vũ trang từ bên ngoài.

4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

5. Đất sử dụng vào mục đích công cộng: nhằm phục vụ cho nhu cầu toàn dân, trong đó bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông, đất chợ; đất bãi thải, xử lí chất thải và đất công trình công cộng khác.

6. Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Đất cơ sở tôn giáo, nhằm phục vụ cho nhu cầu trong tôn giáo ngày một trở lên rộng rãi trong nhân dân, loại đất này bao gồm đất thuộc chùa, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; trong những năm trở lại đây, xu hướng xây dựng từ đường và nhà thờ họ của người dân ngày một gia tăng, vấn đề sử dụng đất vào mục đích này cũng cần quan tâm và quy hoạch một cách chặt chẽ.

7. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với duy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

8. Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhóm đất này được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây: Đối với đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhà nước giao cho tổ chức để quản lí sử dụng và khai thác.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thuê, sử dụng để phát triển kinh tế và thu tiền thuê đất mỗi năm. Hằng năm nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và thu tiền thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Việc này góp phần tạo thêm một nguồn thu lớn cho Việt Nam và thu hút vốn đầu tư từ các nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các nước.

Cuối cùng là đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất phải “đúng mục đích sử dụng đất” thì mới không vi phạm pháp luật. Cụ thể, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đất dùng để xây dựng: khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng… Bởi vậy, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, xây nhà. Do đó, để xây nhà trên đất phi nông nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đất Nền Là Gì? Phân Loại Các Loại Đất Và Kinh Nghiệm Đầu Tư trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!