Đề Xuất 3/2023 # Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đất thương mại dịch vụ có được cấp sổ đỏ, xây nhà hay không

Chúng ta thường hay được nghe cụm từ đất dịch vụ 5,7,10% công cộng. Thế nhưng, nhiều người vẫn không hiểu khái niệm, đất thương mại dịch vụ là gì ? Đất thương mại dịch vụ được quy hoạch, chuyển nhượng và sử dụng như thế nào. Vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin mới nhất về thủ tục mua bán. Mua bán chuyển nhượng, sang tên, cấp sổ đỏ đối với đất thương mại dịch vụ.

Đối với bất động sản nói chung, giao dịch mua bán là giao dịch rất quan trọng. Đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp, song trong đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không ai lường trước được. Vậy nên đối với đất thương mại dịch vụ, người ta càng quan trọng hơn về việc chuyển nhượng. Liệu sau khi tiến hành thủ tục mua bán thì có được cấp sổ đỏ hay không ? Quy trình mua bán diễn ra có nhanh chóng hay không ? Quy định pháp lí của đất thương mại dịch vụ khác gì nhiều so với đất nhà ở,…?

Đất thương mại dịch vụ thực tế là gì

Đất thương mại dịch vụ bao gồm đất dùng để xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Hay những công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đất thương mại dịch vụ có 2 loại, đó là: Đất dịch vụ đấu thầu, thường ở những nơi công cộng như : chợ, bến xe.. Đất dịch vụ thu hồi từ nông nghiệp và cấp để thực hiện các dự án.

Những khái niệm mà chúng ta thường nghe là đất dịch vụ 5%, đất dịch vụ 10%.. Thực chất là tỉ lệ phần trăm bồi thường hoặc giao đất dựa trên số đất nông nghiệp bị thu hồi. Trong luật không quy định đất 5%, 10%,… mà chỉ có đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.

Đất dịch vụ có nhiều đặc điểm nổi bật như

+ Là loại đất được nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc đấu thầu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Thường diện tích từ 40-50m2.

+ Đất có vị trí đẹp, đất có vị trí nằm gần các khu đô thị, thuận lợi cho việc kinh doanh thương mại dịch vụ. Tạo thu nhập cho người dân mua bán kinh doanh dịch vụ khác.

+ Đất nông nghiệp đã được thu hồi thường được xây lại với cơ sở hạ tầng khang trang và giao thông thuận tiện. Vì thế giá đất tăng cao, cơ sở hạ tầng nơi có đất dịch vụ cũng khang trang hơn. Nếu đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ và sử dụng ổn định thì có thể sử dụng như đất ở. Trường hợp cho thuê lâu dài thì thời hạn có thể không quá 50 năm hoặc 70 năm.

Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ hay chứng nhận sở hữu không

Đất thương mại dịch vụ có thể xây nhà, bởi đây được xác định như đất ở kết hợp kinh doanh. Thế nên chủ hộ có thể xây nhà theo quy định của pháp luật và quy hoạch của nơi đó. Đất thương mại dịch vụ có thể chuyển hẳn thành đất thổ cư nhưng phải được nhà nước cấp phép.

Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ thì có thể mua bán chuyển nhượng. Nếu như đó là đất bồi thường của nhà nước, không phải đất cho thuê dài hạn hoặc đó là đất dịch vụ được chuyển thành đất ở.

Rủi ro khi mua bán đất thương mại dịch vụ

Bất động sản nói chung và đất thương mại dịch vụ nói riêng. Khi tiến hành chuyển nhượng hay mua bán đều phải dựa trên sổ đỏ. Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ mới được mua bán. Khi đã có sổ đỏ, giấy tờ mua bán phải được pháp luật công nhận. Mọi giấy tờ viết tay đều không có giá trị.

Nếu mua bán đất thương mại dịch vụ thông qua người ủy quyền. Thì người ủy quyền đó phải là người không đứng tên trên sổ đỏ của đất thương mại dịch vụ đó. Người nhận chuyển nhượng cũng phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật đưa ra thì mới được nhận chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ.

Yêu cầu khi sử dụng đất thương mại dịch vụ là gì

Trong luật đất đai 2013 có ghi rõ ở Điều 153 về việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Sử dụng đúng mục đích quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn..  đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình xây dựng kinh doanh thương mại dịch vụ.. Hoặc để ở đều phải đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường”.

Như chúng ta đã biết pháp luật Việt Nam đã phân loại thành các loại đất khác nhau. Mỗi loại đất phù hợp và có mục đích sử dụng khác nhau. Đảm bảo việc sử dụng đất một cách thuận lợi, nhất là trong quá trình quản lý về đất đai. Đất thương mại dịch vụ cũng không phải ngoại lệ.

Đất thương mại dịch vụ nghĩa là gì

Như vậy, chỉ mua bán đất thương mại dịch vụ khi đã tìm hiểu kĩ về lô đất mình muốn mua. Đất phải có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Như vậy việc mua bán mới được thuận lợi. Không những có thể nhận biết loại đất mà còn nắm được những rủi ro, cơ hội khi mua đất đầu tư..

Đất Thương Mại, Dịch Vụ Là Gì? Có Được Xây Nhà, Cấp Sổ Đỏ Không?

Giao dịch mua bán đất dịch vụ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh những lợi ích về giá thì cũng sẽ tồn tại những rủi ro.

Vậy đất thương mại là gì?

Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?

Đất dịch vụ có được chuyển đổi không?

Những vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ giúp bạn hiểu rõ về loại đất dịch vụ là gì? Quy chế pháp lý của nó nhằm có lựa chọn phù hợp nhất.

Đất dịch vụ là gì?

Đất thương mại, dịch vụ là gì?

Theo chính sách thu hồi đất thì nếu không bồi thường được loại đất nông nghiệp tương ứng với diện tích đất nông nghiệp thu hồi thì nhà nước sẽ cần bồi thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho người, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp sản xuất.

Trong đó, có cách thức thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ bằng cách giao đất tại vị trí quy hoạch khác có thể làm mặt bằng để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.

Quy chế pháp lý của đất thương mại, dịch vụ là gì

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trên ⅓ (trên 30%) diện tích đất nông nghiệp mà không được nhà nước đền bù, bồi thường bằng diện tích đất nông nghiệp tương ứng diện tích, loại đất… thì sẽ được cấp đất gọi là đất dịch vụ hay còn được gọi là đất thương mại dịch vụ.

Ngoài những phần đất hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nông nghiệp nêu trên thì có 1 loại đất dịch vụ khác đó là phần đất đấu thầu ở các khu công công như bến xe, chợ…

Thế nào là đất thương mại dịch vụ? Như vậy có thể hiểu đất dịch vụ, thương mại là đất phi nông nghiệp được đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp hoặc là đất đấu thầu ở các khu công công như bến xe, chợ… thuộc quỹ đất công cộng.

Đồng thời loại đất thương mại, đất dịch vụ sẽ bao gồm đất xây dựng các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình phụ trợ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật đất đai.

Đất quy hoạch thương mại dịch vụ, đất thổ cư là gì? Nhìn chung chúng đều là loại đất phi nông nghiệp có thể ở và kinh doanh.

Phận loại đất dịch vụ, thương mại

Đất thương mại hay đất dịch vụ có 2 loại đó là:

– Đất dịch vụ đấu thầu ở các khu vực công cộng như chợ, bến xe

– Đất dịch vụ được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án.

Đối với khái niệm đất dịch vụ 5%, 7%, 10% là cách gọi về tỉ lệ bồi thường hoặc giao đất theo số đất nông nghiệp bị thu hồi. Luật không có khái niệm về đất dịch vụ 10% hay đất 5%… mà chỉ có phân loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Tuy nhiên đất dịch vụ 10% tức là người bị thu hồi đất sẽ được đền bù bằng 10% diện tích đất bị thu hồi theo quy định của từng địa phương.

Đối với các loại đất 5%, 7%… thì theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai năm 2013 thì mỗi xã phường, địa phương, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp phục vụ cho công ích là 5% hoặc hơn 5% tùy theo quỹ đất của địa phương.

Do đó không có khái niệm đất dịch vụ 5%, 7% mà thực tế đó là tên gọi của loại đất trước kia chỉ đất công quỹ 5% và được giao cho các hộ gia đình canh tác hoặc sau khi hộ dân đưa đất vào hợp tác thì được giữ lại 5% đất để tự chủ sản xuất. Tỉ lệ phần trăm này sẽ phụ thuộc vào quỹ đất của từng địa phương.

Đất dịch vụ là loại đất được nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật. Thường loại đất này có diện tích không lớn chỉ 40 – 50m2 nhưng lại có được vị trí đẹp.

Thường có vị trí nằm sát các khu đô thị và thuận lợi cho kinh doanh thương mại và dịch vụ tạo thu nhập bởi mục đích bồi thường đất này là để giúp người bị mất đất có thể có việc làm tăng thu nhập.

Đất được quy hoạch ở vị trí đẹp nhưng có giá rẻ hơn ½ giá đất dự án.

Các diện tích đất nông nghiệp thu hồi để phát triển các dự án khu đô thị và những lô đất này thường được chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng mới mới bàn giao đất. Bởi vậy có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường rộng thuận lợi giao thông đi lại.

Đất được cấp lâu dài, và có thể sẽ được cấp giấy CNQSDĐ và được phép xây nhà cao tầng để ở hoặc kinh doanh. Điều 125 Luật Đất đai 2013 khoản 4 quy định: “Nếu đất thương mại, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì được sử dụng ổn định lâu dài như đất ở”. Đồng thời đối với đất thương mại, dịch vụ, đất làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước cho thuê hoặc giao sử dụng có thời hạn thì thời hạn có thể là không quá 50 năm hoặc 70 năm.

Các hộ gia đình được giao sử dụng đất dịch vụ sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và sẽ được bồi thường theo giá nhà nước nếu phải thu hồi.

Quy định về đất dịch vụ cấp sổ, xây nhà, chuyển nhượng

Các quy định mới về đất dịch vụ

Đất thương mại dịch vụ được làm gì, có được xây nhà không, có được cấp sổ đỏ không, thủ tục cấp sổ đỏ đất dịch vụ,…

Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?

Nhiều người băn khoăn đất dịch vụ có sổ đỏ không? Về mặt pháp lý, đất dịch vụ là đất mà nhà nước giao bồi thường cho người bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình. Loại đất này được giao sử dụng lâu dài nhưng chưa có sổ đỏ và người sử dụng đất không thể chuyển nhượng do chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

Đất dịch vụ là loại đất được cấp để hỗ trợ cho người mất đất sản xuất chuyển đổi sang kinh doanh dịch vụ thương mại mà không phải mục đích để ở. Và đất dịch vụ có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nếu đảm bảo các loại giấy tờ theo quy định.

Nếu muốn chuyển mục đích quyền sử dụng đất dịch vụ, thương mại thành đất ở thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất này cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ sang đất ở được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013:

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. 2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. 3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

Đất thương mại dịch vụ có được xây nhà ở không?

Quy chế sử dụng đất dịch vụ của người sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thương mại dịch vụ tương tự như đất ở. Pháp luật hiện này không có quy định về việc xây nhà trên đất dịch vụ nhưng loại đất này được xác định là đất ở kết hợp kinh doanh nên có thể xây nhà. Đồng thời pháp luật không cấm xây nhà trên đất thương mại dịch vụ nên hoàn toàn thực hiện việc xây nhà ở kiên cố, cao tầng.

Tuy nhiên việc xây nhà và phải xin giấy phép xây dựng cho căn nhà đó theo quy định về cấp phép xây dựng.

Thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất dịch vụ thương mại là gì?

Đất dịch vụ có được chuyển nhượng mua bán không?

Đất dịch vụ có thể được giao dịch mua bán chuyển nhượng, có được thế chấp nếu đó không phải là đất thuê, đấu thầu mà là đất được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất… 2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này. 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Tuy nhiên, đất dịch vụ có loại đã có quyết định giao đất và có loại đất dịch vụ chưa có quyết định giao đất bởi đang chờ cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện mặt bằng và thủ tục.

Đối với đất dịch vụ có quyết định giao đất, cấp sổ đỏ thì người sở hữu quyền sử dụng đất này có thể chuyển nhượng, mua bán và thực hiện các thủ tục sang tên như các loại đất thông thường.

Trong khi đó, nếu đất dịch vụ chưa có giấy tờ giao đất, chứng nhận quyền sử dụng thì không thể công chứng mà chỉ có thể làm hợp đồng viết tay. Chính vì vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự nay sẽ không đảm bảo về mặt hình thức văn bản có công chứng nên không có hiệu lực.

Thủ tục mua bán loại đất dịch vụ

Đất dịch vụ có thể chuyển nhượng được và an toàn nếu có giấy giao đất, chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định về thủ tục mua bán loại đất dịch vụ thương mại này sẽ tuân theo quy định về thủ tục sang tên, chuyển nhượng đất của Luật đất đai 2013 hiện hành và Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn.

Cụ thể, thủ tục chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất dịch vụ đảm bảo quy định tại điều 9.2 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đó là người chuyển nhượng nộp 1 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng trừ trường hợp 1 bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản;

Giấy chứng nhận đã được cấp (bản gốc);

Rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ

Một số rủi ro khi mua bán, nhận chuyển nhượng đất dịch vụ

Có nên mua đất thương mại dịch vụ không? Mua bán, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất dịch vụ ngoài những lợi ích về giá, vị trí sinh lời cao thì việc chuyển nhượng mua bán đất dịch vụ cũng tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt với các giao dịch đất dịch vụ chưa có quyết định giao đất dịch vụ của cơ quan nhà nước. Những rủi ro này bao gồm:

– Giấy tờ thủ tục mua bán đất dịch vụ: Nhiều mảnh đất dịch vụ chưa có sổ đỏ nên việc mua bán chỉ thực hiện bằng giấy tờ viết tay thì về pháp lý không có giá trị.

– Nếu mua bán đất dịch vụ thông qua người nhận ủy quyền thì người nhận ủy quyền không thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đất chờ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Và người nhận chuyển nhượng chỉ có thể xác lập quyền sử dụng đất đứng tên trên giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện để lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định chung. Thời gian chờ này dễ phát sinh các vấn đề pháp lý.

Quy Hoạch Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì?

Chia sẻ đất thương mại dịch vụ là gì và những quy định quy hoạch đất thương mại dịch vụ theo quy định hiện hành.

I. Đất thương mại dịch vụ là gì?

Theo quy định Điểm đ, Khoản 2 điều 10 Luật Đất đai, đất thương mại dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. 

Đất thương mại dịch vụ là gì được định nghĩa như sau: “là đất được sử dụng nhằm xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hay xây dựng các công trình khác nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ”. 

Đất thương mại dịch vụ thường không quá lớn và có cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển

Đất thương mại dịch vụ thường không quá lớn chỉ khoảng 40-50m2 và có vị trí đẹp. Đặc điểm nổi bật của những lô đất này thường đã được chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng rồi mới bàn giao. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đường xá vô cùng phát triển. 

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ không quá 50 năm theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai 2013. Khi hết kỳ hạn, nếu muốn tiếp tục sử dụng Nhà nước sẽ xem xét gia hạn.

II. Quy định về quy hoạch đất thương mại dịch vụ là gì?

Đất thương mại dịch vụ thực chất là những lô đất được Nhà nước sử dụng để đền bù cho những hộ dân, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp hiện đang sử dụng để phục vụ mục đích khác. 

1. Đất thương mại dịch vụ có được cấp sổ đỏ? 

Đất thương mại có thể được cấp sổ đỏ nếu đảm bảo đúng quy định

Về mặt pháp lý, đất nông nghiệp là đất Nhà nước bàn giao, bồi thường cho người bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%. Loại đất này thường được bàn giao sử dụng trong thời gian dài lên tới 50 năm. Tuy nhiên chưa có sổ đỏ và người sử dụng không thể chuyển nhượng do không có giấy tờ pháp lý đầy đủ. 

Đất thương mại, dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp có thể được cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nếu đảm bảo các loại giấy tờ theo quy định. 

2. Đất thương mại dịch vụ có được phép xây nhà? 

Đất thương mại, dịch vụ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tương tự như đất ở. Đồng thời, đây là loại đất được xác định là đất ở kết hợp kinh doanh nên có thể xây nhà ở. Ngoài ra, pháp luật hiện chưa có quy định, điều luật nào cấm xây nhà trên đất thương mại nên người sở hữu hoàn toàn có thể xây nhà ở kiên cố. 

Đất thương mại dịch vụ có thể xây nhà ở nếu được cơ quan cấp phép xây dựng

Tuy nhiên, để được xây nhà, người sở hữu phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định về cấp phép xây dựng. 

3. Có được mua bán đất thương mại, dịch vụ?

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế hoặc người Việt định cư ở nước ngoài nếu sử dụng đất thương mại, dịch vụ được thực hiện quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp,…

Đất dịch vụ thương mại có thể tiến hành mua bán 

Như vậy, theo nguyên tắc chung, người sử dụng đất thương mại, dịch vụ hoàn toàn có thể tiến hành mua bán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền chuyển nhượng sử dụng có thể bị hạn chế. Cụ thể: 

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng sử dụng đất từ cá nhân, hộ gia đình khác; 

Người nước ngoài được chuyển nhượng do việc sử dụng đất từ cá nhân, hộ gia đình khác hoặc từ thừa kế, nhận tặng cho;

Các tổ chức kinh tế có thể chuyển nhượng quyền sử dụng khi nguồn gốc đất do nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn. 

Rate this post

Continue Reading

Dịch Vụ Thương Mại Là Gì? Đặc Trưng Của Dịch Vụ Thương Mại

Dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với quá trình giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa, nhận thanh toán của bên bán và nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận của bên mua.

1. Dịch vụ thương mại là gì

Nếu như tìm hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” theo hướng bóc tách và kết hợp việc tìm hiểu khái niệm “thương mại” và “dịch vụ” ta có thể thấy như sau: Về khái niệm thương mại: Theo quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (được UNCITRAL – Uỷ ban Liên hợp quốc tế Luật thương mại quốc tế thông qua ngày 21/6/1985), những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở: giao dịch thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; hợp đồng phân phối; đại diện hoặc đại lí thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng công trình; tư vấn; thiết kế kĩ thuật; li – xăng; đầu tư, cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Có thể thấy khái niệm thương mại có phạm vi rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau.

Khái niệm dịch vụ: là một loại sản phẩm kinh tế biểu hiện dưới dạng công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức và thương mại. Nói cách khác, dịch vụ là hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không cầm nắm được. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn trong tình huống này thì dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.

Vậy, Dịch vụ thương mại là gì ?

Có thể khái quát khái niệm dịch vụ thương mại là các giao dịch thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh và sản phẩm của nó được kết tinh lại là sản phẩm vô hình, không cầm nắm được.

Tuy nhiên, nếu hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” trong mối quan hệ với các hoạt động thương mại thì “dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa”.

Có thể nói đây là các hiểu khá phổ biến trong pháp luật các nước hiện nay. Ta biết rằng: Mua bán hàng hoá: được định nghĩa tại khoản 3 Điều 8 Luật Thương Mại 2005 (LTM) là: “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”.

Theo đó, dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với quá trình giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa, nhận thanh toán của bên bán và nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận của bên mua.

Dịch vụ thương mại là gì

2. Đặc trưng của dịch vụ thương mại là gì

Dịch vụ thương mại là một khía cạnh trong thương mại hàng hóa, vì vậy nó mang đầy đủ những nét đặc trưng của thương mại hàng hóa. Dịch vụ thương mại cũng như các giao dịch thương mại hàng hóa gắn liền với đối tượng của giao dịch là hàng hóa – các sản phẩm hữu hình.

Hàng hóa là đối tượng của dịch vụ thương mại là những hàng hóa mà luật thương mại có quy định. Theo khoản 2 Điều 3 LTM quy định: “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại; b) Những vật gắn liền với đất đai”.

Về chủ thể, chủ thể của dịch vụ thương mại nói riêng và các hoạt động thương mại khác nói chung chủ yếu là thương nhân. Về hình thức, các giao dịch dịch vụ thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản, hành vi hoặc các hình thức pháp lý khác do pháp luật quy định. Ngoài những đặc điểm của thương mại hàng hóa nói chung như trên, dịch vụ thương mại còn mang những đặc điểm nhất định của các hoạt động dịch vụ.

Dịch vụ thương mại là một loại sản phẩm vô hình, không thể sở hữu cũng như chuyển quyền sở hữu

Dịch vụ thương mại có tính quá trình, không tiêu chuẩn hóa được và không đồng nhất; nó còn mang tính liên hoàn, kết hợp từ sản xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ; không cần nắm được, không lưu kho, lưu bãi được.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến xử lý số liệu SPSS để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này? Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Một số dịch vụ thương mại theo quy định của Luật thương mại.

Dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Với những đặc điểm của dịch vụ thương mại như trên, ta có thể khái quát một số dịch vụ thương mại cơ bản theo quy định của Luật thương mại 2005 như sau:

– Thứ nhất, hoạt động cung ứng dịch vụ.

Theo khoản 9 Điều 3 LTM: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.

Theo đó, cung ứng dịch vụ bao gồm 2 bên chủ thể, mỗi bên có thể có sự tham gia của 1 hay nhiều thương nhân với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ, hình thức có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi. Như vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ) hay cung ứng dịch vụ là một loại dịch vụ thương mại.

– Thứ hai, dịch vụ xúc tiến thương mại.

– Thứ ba, dịch vụ trung gian thương mại

” Dịch vụ trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại” (khoản 11 Điều 3 LTM). Dịch vụ trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại (nhằm mục tiêu lợi nhuận) do một chủ thể trung gian thực hiện. Do đó, nó cũng mang những bản chất pháp lý của cung ứng dịch vụ.

Hơn nữa, nó là hoạt động dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Theo đó, dịch vụ trung gian thương mại là một loại dịch vụ thương mại. Ngoài ra, dịch vụ thương mại còn bao gồm các hoạt động như: vận chuyển, giao nhận hàng hóa, giám định hàng hóa,… Với những kiến thức trên chắc hẳn bạn đã biết “dịch vụ thương mại là gì” rồi đúng không?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!