Đề Xuất 5/2023 # Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? # Top 6 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Câu hỏi: Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội phạm về môi trường được pháp luật quy định như thế nào?

Định nghĩa

Các tội phạm về môi trường là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) hoặc pháp nhân thương mại (trong một số tội cụ thể) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

   Nhóm tội phạm

Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX BLHS bao gồm 12 Điều được chia thành 2 nhóm:

     Nhóm các tội phạm gây ô nhiễm môi trường chung (có 4 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 235, Điều 236, 237 và Điều 239.

    Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người hoặc pháp nhân thương mại (các Điều 235, 237 và 239) có những hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất, các chất thải nguy hại theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Những người, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chất thải nguy hại thải ra môi trường đạt mức BLHS quy định.

     Nhóm các tội phạm hủy hoại tài nguyên môi trường và các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường (có 8 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 238 và từ Điều 240 đến Điều 246.

    Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên), pháp nhân thương mại (các Điều 238, 242, 243, 244, 245, 246) có những hành vi cố ý huỷ hoại tài nguyên môi trường, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người, động thực vật, xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường và huỷ hoại các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường. Những cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án tù về một trong những tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người Được Quy Định

Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được pháp luật quy định như thế nào?

Các tội phạm xâm phạm, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) thực hiện những hành vi một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ.

Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu qảu đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ngược lại với lỗi vô ý là lỗi cố ý.

Các tội này được quy định từ Điều 123 đến Điều 156 chương XIV Bộ luật Hình sự 2015; có thể được chia thành ba nhóm:

Nhóm các tội xâm phạm tính mạng (có 13 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 148, 149 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 128, Điều 129 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.

Hành vi phạm tội của nhóm này được thể hiện ở hình thức hành động hoặc không hành động (trường hợp người phạm tội có đủ khả năng và điều kiện để hành động để đảm bảo an toàn về tính mạng của người khác nhưng đã không thực hiện và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân).

Trong nhóm tội này, hậu quả chết người chỉ là dấu hiệu bắt buộc của một số CTTP (Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 132 BLHS); ở các CTTP còn lại thì hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng trong đó có 2 CTTP đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả là hành vi tự sát của nạn nhân (Điều 130,131 BLHS).

Ví dụ: đối với tội giết người (Điều 123) hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhin, ở một số trường hợp, nạn nhân không chết những căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Nhóm các tội xâm phạm sức khỏe (có 7 tội thuộc nhóm này):được quy định tại các Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 138, Điều 139 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.

Hậu quả nhóm tội này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ thương tật là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 123 BLHS.

Tỷ lệ thương tật của người bị hại được lấy làm cở sở truy cứu trách nhiệm hình sự phải do chủ thể có thẩm quyền giám định tư pháp tiến hành trên cơ sở đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng.

Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm (có 14 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS (hậu quả của những tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự).Trong có thể được chia thành 3 nhóm sau:

Các tội trực tiếp xâm phạm thân thể: được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147.

Trong nhóm tội này, hành vi phạm tội không những đến danh dự, nhân phẩm thậm chí có thể xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại. Vì khi thực hiện những hành vi phạm tội trong nhóm này đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của người bị hại đồng thời danh dự, nhân phẩm cũng bị ảnh hưởng.

Trong nhóm tội này, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý; CTTP không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người bị hại; người bị hại có thể đồng tình hoặc không đồng tình, có thể biết hoặc không biết, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi theo như quy định trong BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác (Điều 155 BLHS) có thể hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (ảnh hưởng về tâm lý)…

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bắt Người Phạm Tội Quả Tang Được Quy Đinh Như Thế Nào Theo Pháp Luật Hiện Hành ?

Bắt người phạm tội quả tang được quy đinh như thế nào theo pháp luật hiện hành ?, Khi bắt người phạm tội quả tang nếu như người phạm tội có vũ khí hay…

Bắt người phạm tội quả tang được quy đinh như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Kiến thức của bạn:

Xin luật sư cho biết: Bắt người phạm tội quả tang được quy đinh như thế nào theo quy định hiện hành. Xin cảm ơn luật sư

Kiến của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Bắt người phạm tội quả tang được quy đinh như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về bắt người phạm tội quả tang như sau:

Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt; cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an; Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này; phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”

Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt

“1 .Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang; Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai; Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.

Sau khi nhận người bị bắt; cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay; người bị bắt thì sau khi lấy lời khai; Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo; cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.”

1. Thế nào là người phạm tội quả tang ?

Theo quy định tại điều 82 BLTTHS năm 2003 quy đinh người phạm tội quả tang là ngươi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Người đang thực hiện tội phạm là: Người đang thực hiện hành vi phạm tội là người đang thực hiện hành vi phạm tội cụ thể; được mô tả trong 1 cấu thành tội phạm; xâm phạm khách thể nhất định; được luật hình sự bảo vệ.

Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Đây là trường hợp người phạm tội vừa thực hiện xong tội phạm; chưa kịp chạy trốn; xoá dấu vết thì bị phát hiện.

Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt: đây là trường hợp người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc vừa thực hiện xong tội phạm thì bị phát hiện phải bỏ chạy; người bị hại hoặc người khác có mặt tại nơi xảy ra tộ phạm phát hiện đã hô hoán mọi người cùng đuổi theo bắt giữ.

2. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định của BLTTTS; đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm; thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt; thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an; Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này; phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang; nếu như người phạm tội có vũ khí hay hung khí thì bất kỳ ai cũng có quyền tức bỏ; vũ khí hay hung khí đó của người phạm tội.

3. Thủ tục bắt người phạm tội quả tang

Đối với trường hợp phạm tội quả tang khi bắt không cần phải có lệnh; quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người đã bắt người phạm tội quả tang; phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an; viện kiểm sát nhân dân hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải tiếp nhận; lập biên bản giữ người bị bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Cơ quan điều tra khi tiếp nhận người bị bắt phải lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định. Phải lấy ngay lời khai của người bị bắt và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị bắt phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2022 Được Quy Định Như Thế Nào?

Tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Như vậy, theo quy định này thì khái niệm tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 đã được mở rộngbao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn với Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, qua đó tạo cơ sở vững chắc để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại.

Cần lưu ý, vì khái niệm tội phạm trong Bộ Luật Hình sự 2015 đã được mở rộng nên dấu hiệu đặc trưng của tội phạm theo định nghĩa này cũng có sự thay đối, cụ thể là: Ngoài bốn đặc trưng truyền thống của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính phải chịu hình phạt thì đối với pháp nhân còn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật Hình sự 2015 (phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XI; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương XI).

Về phân loại tội phạm: Theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Trân trọng!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!