Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Thi Môn Tư Pháp Quốc Tế mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Tư pháp quốc tế
1. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp CLC35
Cập nhật ngày 22/03/2013.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Đề thi môn: Chất lượng cao 35
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn? (3 điểm)
1 – Khi các bên trong một hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật của quốc gia A để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thì pháp luật của quốc gia A được áp dụng.
2 – Một bản án của tòa án nước ngoài khi được tuyên hợp pháp và đúng thẩm quyền ở quốc gia đó thì được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
3 – Xung đột pháp luật phát sinh khi nội dung pháp luật của hai hoặc nhiều nước khác nhau.
Lý thuyết
2 – Phân tích thuật ngữ tư pháp quốc tế (private international law) và thuật ngữ luật xung đột (Conflicts of law).
Bài tập
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Thành Công (Quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán linh kiện xe hơi với công ty Blue Sky. Công ty Blue Sky được thành lập tại Indonesia, có chi nhánh tại Singapore và Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện tại Singapore. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng công ty Thành Công đã nộp đơn kiện Công ty Blue Sky tại tòa án Việt Nam.
1 – Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Hãy nêu cơ sở pháp lý. Biết rằng Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào được ký kết với Indonesia và Singapore.
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, có phải pháp luật của Việt Nam sẽ đương nhiên được áp dụng để giải quyết về nghĩa vụ thanh toán của các bên?
2. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Quốc tế 35 – ĐH Luật TPHCM
Cập nhật ngày 23/03/2013.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Đề thi môn: Chất lượng cao 35
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Bài tập
Ông Minh (quốc tịch Việt Nam), bà Sakura (quốc tịch Nhật Bản).
Câu hỏi 1
Năm 2005, Ông Minh và bà Sakura tiến hành đăng ký kết hôn tại Nhật bản.
Anh chị hãy cho biết trong những trường hợp nào Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam có thể được áp dụng để điều chỉnh điều kiện kết hôn của bà Sakura (yêu cầu giải thích rõ tại sao)? (2 điểm)
Câu hỏi 2
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng Ông Minh và bà Sakura quy về Việt Nam sinh sống, làm việc ổn định từ tháng 06/2005 (có ghi chú kết hôn tại Việt Nam). Đến tháng 03/2007, hai vợ chồng phát sinh mẫu thuẫn và yêu cầu Tòa án Nhật Bản giải quyết ly hôn.
Hãy cho biết:
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay không? Vì sao? (1.5 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Có nhận định cho rằng: “Pháp luật nước ngoài không thể được Tòa án Việt nam áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn trên”. Quan điểm của anh chị về nhận định này? (1.5 điểm)
Câu 3
Năm 2010, Công ty Nam Việt (Quốc tịch Việt Nam – do ông Minh làm đại diện) ký kết hợp đồng thuê công ty Amikawa (Quốc tịch Nhật Bản – do bà Sakura làm đại diện) vận chuyển một lô hàng điện tử từ Nhật Bản về Việt Nam. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, các bên yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.
Nhận định
1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a – Tòa án Việt Nam luôn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là doanh nghiệp Việt Nam. (1.5 điểm)
Lý thuyết
2 – Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Anh chị hãy liệt kê theo thứ tự ưu tiên các loại nguồn mà Tòa án Việt Nam có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp đó. (2 điểm)
3. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 35
Cập nhật ngày 28/03/2013.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 35
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)
1 – Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh khi có quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
2 – Khi một người Đức kết hôn với công dân Việt Nam thì người đó phải tuân thủ những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Đức và pháp luật Việt Nam.
3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bên là cá nhân trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài có thể lựa chọn một hệ thống pháp luật của một quốc gia để điều chỉnh năng lực hành vi dân sự của mình.
4 – Một điều ước quốc tế sẽ trở thành là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam khi điều ước quốc tế đó được Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Lý thuyết
Anh chị hãy phân tích thành phần của quy phạm xung đột căn cứ vào tiêu chí hình thức, nguồn và tính chất, hãy phân loại quy phạm xung đột sau đây:
“Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung của quyền sở hữu đối tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Khoản 1 Điều 766 BLDS Việt Nam. (3 điểm)
Bài tập
Tại Việt Nam, công ty TNHH Cầu Vồng (Quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán linh kiện xe hơi với công ty Happiness. Công ty Happiness được thành lập tại Indonesia, có chi nhánh tại Singapore và Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện tại Singapore. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng công ty Cầu Vồng đã nộp đơn kiện công ty Happiness tại Tòa án Việt Nam. (3 điểm)
1 – Theo anh chị, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Hãy nêu cơ sở pháp lý. (Biết rằng Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào được ký kết với Indonesia và Singapore). (1.5 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, theo anh chị có phải tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết về nghĩa vụ thanh toán của các bên? (1.5 điểm)
4. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 36B – ĐH Luật TPHCM
Cập nhật ngày 20/06/2013.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự 36B
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Bài tập
Anh A (vừa đủ 22 tuổi) và chị B (vừa đủ 20 tuổi) cùng là công dân Trung Quốc cư trú tại Trung Quốc và đang du học tại Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu, anh A và chị B quyết định cùng nhau đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 1:
Quan hệ kết hôn giữa anh A và chị B tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam hay không? Giải thích. (1 điểm).
Câu hỏi 2:
Hãy phân tích nội dung và ưu – nhược điểm của các phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (2 điểm).
Tình tiết bổ sung 1:
Giả sử A và B được phép kết hôn tại Việt Nam, sau khi kết hôn A và B ký kết hợp đồng với C (Công dân Việt Nam, cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) để thuê một căn hộ chung cư tại Quận 7, chúng tôi Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê căn hộ này, giữa các bên có phát sinh tranh chấp.
Câu hỏi 3:
Anh chị hãy cho biết cách thức xác định thẩm quyền của Tòa án để giải quyết tranh chấp nói trên giữa các bên. (1 điểm)
Tình tiết bổ sung 2:
Trong một diễn biến khác, A trước đây đã là một bên của tranh chấp về quyền thừa kế tài sản với những người thân trong gia đình tại Trung Quốc. Tranh chấp này được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Trung Quốc. Tòa án Trung Quốc đã tuyên một bản án về vụ tranh chấp này, trong đó có bao gồm cả phần định đoạt về tài sản của A, vốn là phần di sản mà A được hưởng từ quan hệ thừa kế nói trên, đang có mặt tại Việt Nam. A muốn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án này trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu hỏi 4:
Với tư cách là luật sư tư vấn cho A, anh chị hãy phác thảo sơ lược quy trình công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành. (1.5 điểm)
Câu hỏi 5:
Anh chị hãy cho biết để được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, bản án nói trên của Tòa án Trung Quốc phải đáp ứng các điều kiện gì? (2 điểm)
Tình tiết bổ sung 3:
A vốn là người đại diện được ủy quyền của một Công ty được thành lập theo pháp luật Trung Quốc (Công ty D). A thay mặt Công ty D ký kết hợp đồng mua 10.000 tấn cà phê hạt của Công ty E (Công ty liên doanh được thành lập theo pháp luật Việt Nam) trong đó cổ đông Singapore nắm giữ 42% Vốn điều lệ). Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận chọn pháp luật Singapore làm nguồn luật điều chỉnh nội dung hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đặt bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm cơ quan giải quyết tranh chấp.
Câu hỏi 6:
Hãy cho biết trong trường hợp nào thì Tòa án của Việt Nam có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp nói trên của các bên? (1 điểm)
Câu hỏi 7:
Hệ thống pháp luật Singapore có được áp dụng đương nhiên để điều chỉnh nội dung của hợp đồng giữa các bên không? Hãy giải thích? (1.5 điểm).
5. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Quốc tế 36B
Cập nhật ngày 06/08/2013.
Trường ĐH Luật TP. HCM
Lớp: Quốc tế 36B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Trần Thị Bảo Nga
Nhận định
Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân là hệ thuộc luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn.
2 – Pháp luật các nước đều thống nhất áp dụng luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài đối với tài sản là động sản và bất động sản.
3 – Theo pháp luật Việt Nam, hình thức di chúc của công dân Việt Nam lập ở nước ngoài phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.
4 – Áp dụng quy phạm xung đột là gián tiếp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.
Lý thuyết
Theo anh chị vấn đề bảo lưu trật tự công cộng có phải là cơ chế từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài hợp pháp không? Giải thích tại sao? (3 điểm)
Bài tập
Doanh nghiệp A (Quốc tịch Canada) giao kết hợp đồng mua 1000 MT hạt điều với Doanh nghiệp B (Quốc tịch Việt Nam). Hợp đồng được ký kết tại trụ sở của A ở Vancouver.
Theo hợp đồng, toàn bộ lô hàng trên sẽ được giao tại kho hàng của B ở Quận 12, TP. HCM. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Canada để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Do A không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam. (4 điểm)
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao?
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền:
a – Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh hình thức của hợp đồng.
b – Pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên.
6. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 36B
Cập nhật ngày 22/01/2014.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 36B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh: (4.5 điểm)
1.1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật của nước ban hành ra quy phạm cần được áp dụng.
1.2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.
1.3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Lý thuyết
Chứng minh rằng: Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc tế phải bao hàm hai đặc điểm: “Là những quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài”. (1.5 điểm)
Bài tập
Giải quyết tình huống (4 điểm):
M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế.
Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng:
3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.
3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.
Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.
7. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp AUF 37 – CLC36B
Cập nhật ngày 31/02/2014.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF 37 – CLC36B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh? (6 điểm)
1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật nước ngoài nào cần được áp dụng.
2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.
3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
5 – Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự do Nhà nước Việt Nam ban hành luôn được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
6 – Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết mọi vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Giải quyết tình huống
M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế. (4 điểm)
Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng:
3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.
3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.
Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.
8. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 37A
Cập nhật ngày 01/02/2014.
Trường Đại học Luật TP. HCM
Lớp: Chất lượng cao 37A
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (6 điểm)
1 – Xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự nhằm mục đích duy nhất là xác định quan hệ đó thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
2 – Mục đích của việc áp dụng bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế là nhằm từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài để áp dụng pháp luật của chính quốc gia có tòa án.
3 – Bản án của tòa án nước ngoài về vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
4 – Hệ thuộc Luật Tòa án luôn được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật.
5 – Theo pháp luật Việt Nam, thừa kế theo pháp luật luôn phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết, không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản.
6 – Theo pháp luật Việt Nam, các bên trong hợp đồng luôn được quyền chọn pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tất cả các hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Bài tập
Công dân A (Quốc tịch Pháp ) tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ năm 2010. Để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, A có chuyển vào Việt Nam một số lượng lớn tiền mặt cùng các trang thiết bị, máy móc và đã tiến hành xây dựng nhà máy tại một khu công nghệ cao TP.HCM.
1 – Anh chị hãy cho biết, pháp luật nước nào sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với tài sản của A tại Việt Nam trong tình huống trên? Yêu cầu giải thích?.
3 – Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là có thẩm quyền, Tòa án Việt Nam có đương nhiên áp dụng pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc Luật tòa án không? Tòa án Việt Nam cần xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp trên như thế nào?./.
9. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 37B
Cập nhật ngày 11/05/2014.
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 37B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)
1 – Để giải quyết quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chỉ cần áp dụng một hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật nơi thực hiện hợp đồng.
2 – Theo pháp luật Việt Nam, xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo PL của nước nơi có tài sản đối với bất động sản và pháp luật của nước mà chủ sở hữu mang quốc tịch đối với động sản.
3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, di sản không người thừa kế là động sản được giải quyết theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết.
Lý thuyết
Anh chị hãy phân tích các điều kiện chọn luật trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. (3 điểm)
Bài tập
Công ty Sóng Mới (là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam và có trụ sở tại chúng tôi ký hợp đồng thuê Công ty New Wave (là công ty của Singapore và có trụ sở tại Singapore) để vận chuyển 1000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam sang Liên bang Nga. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận chọn Tòa án Singapore giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giữa các bên phát sinh tranh chấp. Công ty Sóng Mới khởi kiện Công ty New Wave tại Tòa án Việt Nam, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo về việc Tòa án Việt Nam đã thụ lý vụ án trên, Công ty New Wave khởi kiện ngược lại Công ty Sóng Mới tại Tòa án Singapore yêu cầu Công ty Sóng Mới phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. (4 điểm)
Anh chị hãy cho biết:
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên hay không? Giải thích rõ lý do và nêu cơ sở pháp lý?
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên.
Biết rằng giữa Việt Nam, Nga và Singapore chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
10. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 37C
Cập nhật ngày 16/06/2014.
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 37C
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (6 điểm)
1 – Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế luôn có hiệu lực được ưu tiên áp dụng so với pháp luật Việt Nam.
2 – Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt.
3 – Bản án của tòa án nước ngoài về vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
4 – Không thể áp dụng quy phạm pháp luật xung đột nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
5 – Theo pháp luật Việt Nam, Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước nơi có tài sản đối với bất động sản, theo pháp luật quốc tịch của chủ sở hữu đối với động sản.
6 – Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.
Bài tập
Công dân A (Quốc tịch Việt Nam) ký một hợp đồng mua bán với công dân B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng trên được ký kết tại Việt Nam, thực hiện tại Singapore. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận chọn Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp nếu chúng phát sinh. Cho rằng B không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, A khởi kiện B tại Tòa án Việt Nam.
Anh chị hãy cho biết:
1 – Vụ việc trên có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không? Cơ sở pháp lý?.
2 – Việc các bên chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên có bao gồm việc chọn pháp luật Việt Nam hay không? Tại sao?.
3 – Trong những trường hợp nào pháp luật của Singapore có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp hợp đồng trên? Hãy phân tích điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?./.
11. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 37
Cập nhật ngày 29/07/2014.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự 37
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó, được áp dụng.
2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Câu hỏi ngắn
1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất. (1 điểm)
2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)
3 – Bà Linh Chi (Việt Nam) nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng là ông Hulbert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích? (2 điểm)
Bài tập
William (Đức và Thụy Sĩ) 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan (Việt Nam) 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân chúng tôi William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại chúng tôi sau khi kết hôn. (4 điểm)
Hỏi:
1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. (1 điểm)
2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? (2 điểm)
3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)
Biết rằng giữa Việt Nam, Đức và Thụy Sĩ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
12. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp AUF 38
Cập nhật ngày 11/12/2014.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF 38
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh: (4.5 điểm)
1.1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật của nước ban hành ra quy phạm cần được áp dụng.
1.2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.
1.3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Lý thuyết
Vì sao đối tượng điều chỉnh của ngành luật Tư pháp quốc tế phải bao hàm 2 đặc điểm:
“Là những quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài”. (1.5 điểm)
Bài tập
M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế.
Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng. (4 điểm)
3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.
3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.
Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.
13. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Hình sự 38A
Cập nhật ngày 22/01/2015.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Hình sự 38A
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Bà Xuân Mai (quốc tịch Việt Nam), ông Nagaki (quốc tịch Nhật Bản).
Phần I
Năm 2015, Ông Nagaki và bà Xuân Mai tiến hành đăng ký kết hôn tại Nhật bản. Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1 – Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 không thể được áp dụng để điều chỉnh điều kiện kết hôn của ông Nagaki? (1.5 điểm)
2 – Quan hệ hôn nhân của ông Nagaki và bà Xuân Mai đương nhiên được công nhận hợp pháp tại Việt Nam (nếu họ kết hôn hợp pháp tại Nhật Bản). (1.5 điểm)
Phần II
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng ông Nagaki và bà Xuân Mai sinh sống, làm việc ổn định tại chúng tôi Tháng 01/2016, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án Nhật Bản giải quyết ly hôn. Tháng 04/2016, bà Xuân Mai yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Bản án ly hôn của Tòa án Nhật Bản.
Theo anh, chị Bản án của Tòa án Nhật Bản có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không? (1.0 điểm)
Phần III
Năm 2016, Công ty Hồng Hoa (Quốc tịch Việt Nam – do bà Xuân Mai làm đại diện) ký kết hợp đồng thuê công ty Mitsu (Quốc tịch Nhật Bản, có chi nhánh tại Việt Nam – do ông Nagaki làm đại diện) vận chuyển thiết bị điện tử từ Nhật Bản về Việt Nam. Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, các bên yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a – Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên vì các bên thỏa thuận chọn pháp luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp. (1.5 điểm)
b – Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn được áp dụng để điều chỉnh tất cả các vấn đề bao gồm hình thức hợp đồng, tư cách chủ thể của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. (1.5 điểm)
c – Tại khoản 1 Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”. Đây là quy phạm xung đột? (1.5 điểm)
Lý thuyết
Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền
a – Pháp luật tố tụng của Việt nam đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề tố tụng trong vụ việc trên (1 điểm).
b – Anh chị hãy đưa ra những giả thiết để Luật Thương mại Việt Nam 2005 được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong tình huống trên? Vì sao? (1.5 điểm)
14. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Quốc tế 38B
Cập nhật ngày 01/02/2015.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Quốc tế 38B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Giảng viên ra đề: ThS Trần Thị Bảo Nga
Nhận định
Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)
2 – Xung đột pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trong Tư pháp quốc tế được giải quyết theo hệ thuộc luật nơi có tài sản.
3 – Các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đều chịu sự điều chỉnh của Incoterms do pháp luật các quốc gia gần như không quy định về vấn đề này.
Lý thuyết
Có quan điểm cho rằng di sản không người thừa kế sẽ chịu sự điều chỉnh của luật nơi có di sản đó. (3 điểm)
Theo anh chị, nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Bài tập
Minh Việt (Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam) đi công tác tại Nga trong thời hạn 4 năm từ (2006 – 2010) theo hợp đồng lao động đã ký kết với công ty Bắc Sơn. Tại đây Việt có mua một xe hơi để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của mình trong quá trình công tác của Toàn (là công dân Việt Nam cư trú tại Nga). (4 điểm)
1 – Anh chị hãy xác định tính hợp pháp của hình thức của hợp đồng mua bán xe hơi nói trên ?(1.5 điểm)
2 – Trong thời hạn lưu trú tại Nga, Việt đã gây tai nạn cho Natasha. Anh chị hãy xác định tòa án nào có khả năng có thẩm quyền giải quyết quan hệ trên và tòa án có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật nào để giải quyết? (1.5 điểm)
3 – Giả sử Natasha là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam và sang Nga du lịch, anh chị hãy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng cho quan hệ trên. (1 điểm).
15. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp CLC39B năm 2017
Cập nhật ngày 22/01/2016.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Lớp Chất lượng cao 39B
Thời gian: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao và nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
1 – Nhận định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Theo pháp luật Việt Nam, Quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
2 – Nhận định về xác định pháp luật áp dụng
Xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thừa kế nhằm mục đích duy nhất là xác định đúng hệ thống pháp luật cần được áp dụng trong điều chỉnh quan hệ đó.
3 – Nhận định về hệ thuộc luật
Tòa án luôn áp dụng pháp luật của nước mình trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo hệ thuộc luật Tòa án
Lý thuyết
Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định:
“Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.
Anh chị hãy phân tích quy phạm pháp luật trên theo các tiêu chí sau đây:
1 – Xác định loại quy phạm (một bên hay hai bên, mệnh lệnh hay tùy nghi).
2 – Cơ cấu của quy phạm và nêu đặc điểm cơ bản của loại quy phạm pháp luật đó.
Bài tập
Công ty A (Việt Nam, trụ sở Thành phố Hồ Chí Minh) ký hợp đồng mua một lô hàng thiết bị y tế của Công ty B (Nhật Bản, trụ sở tại Tokyo). Hợp đồng được đàm phán và ký kết tại trụ sở của Công ty B ở Tokyo – Nhật Bản. Cho rằng bên B đã giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng và số lượng hàng hóa, A đã khởi kiện B tại Tòa án Việt Nam.
Câu hỏi
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên hay không? Cơ sở pháp lý?
2- Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là Tòa án có thẩm quyền. Anh chị hãy xác định pháp luật áp dụng cho các quan hệ hợp đồng sau và phân tích cơ sở pháp lý của việc xác định pháp luật áp dụng:
Hình thức của hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
16. Đề thi môn Chất lượng cao Quản trị luật khóa 38
Cập nhật ngày 22/03/2016.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Quản trị luật K38
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật
GV ra đề: Tiến sĩ Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1 – Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế chỉ có thể là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc hôn nhân và gia đình có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Lý thuyết
Trả lời các câu hỏi sau đây
Câu 1
Điều 674 (2) Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người nước ngoài, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại VN, NLHVDS của người nước ngoài đó được xác định theo PLVN”.
Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột? Phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức dẫn chiếu và tính chất.
Câu 2
Công dân Kim Lân (VN) sinh sống tại Nga, mất đi không để lại di chúc. Di sản của ông để lại là một chiếc xe hơi và tài khoản ngân hàng Matxcơva tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải được giải quyết như thế nào?
Câu 3
Bà Hoàng Sa (Việt Nam), bên phải thi hành nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng và là ông Albert (Đức). Theo bạn, ông Albert phải nộp đơn cho cơ quan nào để yêu cầu công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước Đức? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này. Biết rằng Việt Nam và Đức chưa có điều ước quốc tế về vấn đề này.
Bài tập
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Dòng Sông Xanh (Việt Nam) ký kết hợp đồng cho CTCP Blue River (Thái Lan) thuê 2 nhà xưởng của mình tại Bình Dương để chứa hành hóa. Hợp đồng được xác lập tại Thái Lan. Hai bên thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật của nước Ý để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vị của các bên trong hợp đồng. Khi có tranh chấp công ty Dòng Sông Xanh đã khởi kiện công ty Blue River tại Tòa án Việt Nam.
Câu 1
Vụ tranh chấp nói trên có thể được Tòa án của Việt Nam thụ lý và giải quyết không? Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết, bạn hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này.
Câu 2
Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thì tòa án phải áp dụng luật của nước Ý để giải quyết tranh chấp, bởi vì các bên đã thỏa thuận và lựa chọn pháp luật của Ý là pháp luật được áp dụng trong vấn đề giải quyết tranh chấp. Nhận định này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3
Hãy xác định hệ thống pháp luật áp dụng giải quyết vụ việc trên bằng kiến thức pháp luật tư pháp quốc tế Việt Nam?
17. Đề thi môn tư pháp quốc tế năm 2017 lớp CLC 39D
Cập nhật ngày 02/06/2016.
Trường Đại học Luật TP. HCM
Lớp Chất lượng cao 39D
Thời gian làm bài 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL và Điều ước quốc tế
Giảng viên ra đề: Thầy Tâm
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai?. Giải thích ngắn gọn tại sao?.
1 – Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu nước ngoài đó là thành viên của Công ước New York 1958
2 – Theo quy định của pháp luật Việt nam, khi phải áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam không áp dụng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước ngoài đó.
3 – Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ có thể xảy ra trong các quan hệ mang bản chất dân sự và có yếu tố nước ngoài.
Tự luận
Thế nào là bảo lưu trật tự công cộng trong Tư pháp quốc tế?. Phân tích ưu điểm và hạn chế của nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng?.
Bài tập
Công ty A (bên bán) mang quốc tịch nước M ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B (bên mua) mang quốc tịch nước N. Hợp đồng ký kết tại nước P. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh tranh chấp do người bán đã không giao đủ số hàng như đã thỏa thuận và người mua từ chối nhận hàng. Tranh chấp được đưa ra xét xử tại Tòa án của nước Q
Bằng kiến thức về Tư pháp quốc tế đã học, anh chị hãy cho biết
1 – Làm thế nào để xác định xem Tòa án của nước Q sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp nói trên hay không?
2 – Hệ thống pháp luật nào có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nói trên?
3 – Giả sử các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng này, hãy xác định các điều kiện để luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nói trên?
18. Đề thi Tư pháp quốc tế lớp Hình sự 39
Cập nhật ngày 02/07/2016.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hình sự 39 – 2
Sinh viên được sử dụng VBPL
GV ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, Giải thích tại sao? (2 điểm)
1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước người thì pháp luật nước ngoài đó được áp dụng.
2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chính quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Lý thuyết
1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy định theo tiêu chí hình thức và tính chất (1.5 điểm)
2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại tài sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo Pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)
3 – Bà Hoàng Sa (Việt Nam) bên phải thi hành nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng bà là ông Albert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền có tiến hành xem xé đơn yêu cầu này hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (1.5 điểm)
Bài tập
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Đông Tây (Quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán linh kiện xe hơi với công ty Morning Star. Công ty Morning Star được thành lập tại Indonesia, có chi nhánh tại Singapore và Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện tại Singapore. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng công ty Đông Tây đã nộp đơn kiện Công ty Morning Star tại tòa án Việt Nam. (4 điểm)
1 – Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Nếu tòa án có thẩm quyền, hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này.
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, do hợp đồng được ký kết tại Việt Nam, theo anh chị có phải Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết về nghĩa vụ thanh toán của các bên?
Biết rằng Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào được ký kết với Indonesia và Singapore.
19. Đề thi Tư pháp quốc tế lớp Hành chính 39
Cập nhật ngày 06/06/2016.
Trường Đại học Luật TP. HCM
Lớp: Hành chính 39
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng Văn bản pháp luật
GV ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3.5 điểm)
1 – Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được xác định theo điều 758 của Bộ luật Dân sự Việt Nam. (1 điểm)
2 – “Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” là quy phạm xung đột hai bên. (1 điểm)
3 – Bản chất của việc công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài là công nhận thẩm quyền của tòa án nước ngoài đã tuyển bản án đó. (1.5 điểm)
Lý thuyết
1 – Hãy phân tích thành phần và phân loại quy phạm xung đột sau đây theo tiêu chí hình thức và tính chất:
“Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng”. (Điều 771, Bộ luật Dân sự Việt Nam). (2 điểm)
2 – Chị Sao Bắc (VN) kết hôn với ông Kahn (Nga) và theo chồng sang Nga sinh sống từ năm 2002. Sau 10 năm chung sống không hạnh phúc, năm 2012 Chị Sao Bắc về nước một mình và nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án Việt Nam. Theo bạn, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)
Bài tập
Tại Việt Nam, công ty TNHH Hồng Minh (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán lô hàng mỹ phẩm với công ty cổ phần Blue Moutain (Canada). Hợp đồng được xác lập và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật của nước Pháp để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Khi có tranh chấp công ty Hồng Minh đã khởi kiện công ty Blue Moutain tại Tòa án Việt Nam. (3.5 điểm)
Hỏi:
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, bạn hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này? (1.5 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án phải áp dụng luật của nước Pháp để giải quyết tranh chấp vì đó là sự lựa chọn của các bên. Nhận định này đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)
3 – Với kiến thức về tư pháp quốc tế Việt Nam, bạn hãy xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc trên? (1 điểm)
Biết rằng giữa Việt Nam và Canada chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
20. Đề thi Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 38B
Cập nhật ngày 13/07/2016.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự 38B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1 – Ý nghĩa duy nhất của yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.(1 điểm)
2 – “Thẩm quyền giải quyết vụ việc nuôi con nuôi thuộc về Tòa án của nước người con nuôi có quốc tịch” là quy phạm xung đột.(1 điểm)
3 – Theo pháp luật Việt Nam, khi có đơn yêu cầu không công nhận bản án dân sự về tài sản của Tòa án nước ngoài, Tòa án Việt Nam sẽ xem xét đơn yêu cầu đó.(2 điểm)
Lý thuyết
1 – Hãy phân tích thành phần của quy phạm xung đột và căn cứ vào tiêu chí hình thức và tính chất, hãy phân loại quy phạm xung đột sau đây:
“Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi đây thiệt hại”. Khoản 1 Điều 773 BLDS 2005. (1 điểm)
2 – Công dân Nga sinh sống tại Việt Nam, mất đi để lại di sản là một chiếc xe hơi tại Việt nam.
Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? Tại sao? (1 điểm)
Bài tập
John Brown (Úc và Canada) cư trú, sinh sống và làm ăn lâu dài tại Việt Nam, không có tài sản tại Việt Nam. Minh Minh và John ký kết một hợp đồng mua bán tài sản. Hợp đồng trên được ký kết và thực hiện tại Singapore. Do John không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng nên Minh Minh khởi kiện John trước Tòa án của Việt Nam. (4 điểm)
Hỏi:
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó. (2 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, Tòa án Việt Nam đương nhiên áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Nhận định này đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)
3 – Để xác định hiệu lực của hợp đồng, tòa án Việt Nam phải xem xét năng lực hành vi dân sự khi ký kết hợp đồng của John, theo bạn, pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý? Biết rằng Minh Minh và John có thỏa thuận chọn pháp luật của Canada để giải quyết về năng lực hành vi dân sự của các bên). (1 điểm)
Biết rằng giữa Việt Nam, Úc và Canada chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
21. Đề thi Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 38A
Cập nhật ngày 04/12/2016.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự 38A
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó, được áp dụng.
2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Lý thuyết
1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất. (1 điểm)
2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)
3 – Bà Linh Chi (Việt Nam) nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng là ông Hulbert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích? (2 điểm)
Bài tập
William (Đức và Thụy Sĩ) 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan (Việt Nam) 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân chúng tôi William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại chúng tôi sau khi kết hôn. Hỏi:
1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. (1 điểm)
2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? (2 điểm)
3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)
Biết rằng giữa Việt Nam, Đức và Thụy Sĩ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
22. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38B
Cập nhật ngày 12/12/2016.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 38B
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Nhận định
Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.
2 – Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được cho thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành,
3 – Khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác”. Đây là quy phạm xung đột.
Lý thuyết
1 – Trình bày khái niệm, mục đích, hệ quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng. (1 điểm)
2 – Tại Điều 673 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:
“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được áp dụng:
b – Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, pháp luật Việt Nam được áp dụng.”
Anh chị hãy chỉ ra những điểm mới của quy định này so với quy định trong BLDS 2005 hiện hành. Theo anh chị việc sửa đổi như trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam. (2 điểm)
Bài tập
Công ty A (Quốc tịch Canada) có văn phòng đại diện tại chúng tôi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B (quốc tịch Việt Nam). Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn tại Canada. Tranh chấp phát sinh, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam. (4 điểm)
1 – Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên vì hợp đồng không được thực hiện một phần hoặc toàn bộ tại Việt Nam”.
Quan điểm của anh chị về ý kiến trên? (1.0 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.
a – Anh chị hãy đặt giả thiết để pháp luật Việt Nam có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp nói trên? (1.5 điểm)
b – Giả sử các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật Canada để điều chỉnh hợp đồng và việc chọn luật của các bên thỏa mãn các điều kiện chọn luật. Có nhận định cho rằng: “Tòa án Việt Nam phải áp dụng cả luật tố tụng và luật nội dung của Canada để giải quyết tranh chấp trên”. Anh chị có ý kiến gì về nhận định trên? (1.5 điểm)
23. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38A
Cập nhật ngày 02/01/2017.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 38A
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Nhận định
Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)
1 – Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ công dân, Tòa án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
2 – Quy phạm xung đột có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.
3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Lý thuyết
1 – Trình bày các quan điểm về thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu? Liên hệ với pháp luật Việt Nam. (1 điểm)
2 – Tại Điều 671 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:
“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này.
Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”
Anh chị hãy cho biết điểm khác biệt giữa quy định này với quy định về dẫn chiếu trong BLDS 2005 hiện hành. Hãy nêu quan điểm của anh chị về sự khác biệt đó. (2 điểm)
Bài tập
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.
a – Có nhận định cho rằng: “Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng đầy đủ, trọn vẹn hệ thống pháp luật nước ngoài thì Pháp luật Anh do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải được áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột”. Quan điểm của anh, chị về nhận định trên? (1 điểm)
b – Theo anh chị pháp luật Việt Nam có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trường hợp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
24. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Hành chính K40
Cập nhật ngày 22/12/2017.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hành chính 40
Thời gian làm bài: 75 phút
Sử viên được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Ths Nguyễn Lê Hoài
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (4 điểm)
1 – Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong các Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia.
2 – Khi các quốc gia ký kết Điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa công dân, pháp nhân giữa các quốc gia thành viên với nhau thì Điều ước quốc tế đó luôn được ưu tiên áp dụng.
3 – Tất cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
4 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn chỉ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Bài tập
Bài tập 1
Tại Hoa Kỳ, June (quốc tịch Hoa Kỳ) kết hôn với Hồng (Quốc tịch Việt Nam, định cư tại Hoa Kỳ). Năm 2015, hai vợ chồng về Việt Nam sinh sống và làm việc ổn định tại Việt Nam.
1 – Quan hệ hôn nhân giữa June và Hồng có đương nhiên có hiệu lực tại Việt Nam không? Vì sao?
2 – Năm 2017, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn. Sau khi xem xét vụ việc Tòa án Việt Nam ra quyết định: “không công nhận họ là vợ chồng, toàn bộ các tranh chấp về tài sản sẽ được giải quyết bằng pháp luật dân sự”. Anh chị có nhận định gì về quyết định trên?
3 – Giả sử năm 2017 trong một lần về Hoa Kỳ thăm gia đình, June gửi đơn yêu cầu Tòa án Hoa Kỳ giải quyết ly hôn. Sau khi Bản án ly hôn của Tòa án Hoa Kỳ có hiệu lực pháp luật, June yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Bản án trên có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam không? Vì sao?
Bài tập 2
Công ty Miami (Quốc tịch Hồng Kông) ký hợp đồng bán giấy in cho Công ty Việt Đức (quốc tịch Việt Nam). Hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Hồng Kông.
Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận rằng “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết tại Tòa án Hồng Kông”. Khi Công ty Việt Đức nhận hàng và kiểm tra hàng hóa thì phát hiện lô hàng bị ẩm ướt, không đảm bảo chất lượng. Công ty Việt Đức đã khởi kiện đến Tòa án Việt Nam.
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không? Vì sao?
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Có nhận định cho rằng: “Pháp luật Hồng Kông được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên vì các bên có thỏa thuận chọn Tòa án Hồng Kông”.
25. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 40D
Cập nhật ngày 01/02/2018.
Ngày cập nhật: 18/06/2018
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 40D
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: Ths Nguyễn Lê Hoài
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (4 điểm)
1 – Pháp luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài tại Việt Nam nếu không có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2 – Khoản 2, Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”. Đây là quy phạm xung đột.
3 – Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đang trên đường vận chuyển.
4 – Tất cả phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
Bài tập
Bài tập 1
Trinh Gia (Quốc tịch Singapore, cư trú tại Việt Nam). Trinh Gia bị tai nạn và mất. Ông để lại tài sản là một khản tiền trong tài khoản ngân hàng Việt Nam. Các con của ông tranh chấp về quyền thừa kế đối với tài sản trên. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.
1 – Hãy xác định pháp luật áp dụng để giải quyết số di sản trên.
2 – Giả sử, sau khi xem xét Tòa án Việt Nam quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vụ việc trên? Quan điểm của anh chị về việc áp dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam.
Bài tập 2
Ông Jung Book (quốc tịch Hàn Quốc, cư trú tại Việt Nam) ký hợp đồng vay tài sản với Bà Mai (quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam). Theo đó, ông Jung Book cho bà Mai vay một số tiền là 1,3 tỷ đồng. Hợp đồng này được công chứng tại Văn phòng công chứng số 1 TP. Hồ Chí Minh. Sau khi hết thời hạn vay, bà Mai không chịu hoàn trả số tiền vay và lãi vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho ông Jung Book. Ông Jung Book nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Việt Nam yêu cầu bà Mai trả tiền.
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên hay không? Vì sao?
2 – Theo anh chị Tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tranh chấp trên? Vì sao?
26. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 41B
Cập nhật ngày 22/12/2018.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất l/ợng cao 41B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng VBQPPL
Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (4 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài là một trong các dấu hiệu của yếu tố nước ngoài của quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế.
2 – Trường hợp có điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, pháp luật Việt Nam và tập quán quốc tế cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng hệ quả khác nhau, chỉ điều ước quốc tế luôn luôn được áp dụng.
Lý thuyết
1 – Điều 678 (2) BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột? Nếu là quy phạm xung đột, hãy phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức dẫn chiếu và cách thức.
2 – Công dân Anna (Nga) sinh sống tại Việt Nam mất đi không để lại di chúc. Di sản của bà để lại tài sản là một nông trại tại Nga và tài khoản ngân hàng Sacombank tại Việt Nam. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải được giải quyết như thế nào?
3 – Bạn hãy phân tích về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo khoản 2 và khoản 3 Điều 676 BLDS:
“2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều này.
3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”.
Bài tập
Công ty Blue River (Australia) giao kết hợp đồng bán máy lạnh cho Công ty Sông Xanh (Việt Nam). Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam và được thực hiện tại Australia. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Singapore để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Do Công ty Blue River không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, công ty Sông Xanh đã khởi kiện công ty Blue River tại Tòa án của Việt Nam.
1 – Theo anh chị, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng nêu trên hay không?
2 – Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, bạn hãy nêu đặc điểm của thẩm quyền này?
3 – Nhận định: Tòa án Việt Nam đương nhiên phải áp dụng pháp luật của Singapore do pháp luật Việt Nam có quy định cho các bên quyền chọn luật để điều chỉnh nội dung của hợp đồng. (điều 683 (1) BLDS 2015). Bằng kiến thức về tư pháp quốc tế, anh chị hãy nêu quan điểm về nhận định trên.
27. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp Dân sự 41
Cập nhật ngày 31/12/2018.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Dân sự 41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng VBPL
GV ra đề: ThS. GVC. Trịnh Anh Nguyên
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ ràng, lập luận chặt chẽ (4,5 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết mọi vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. (1,5 điểm)
2 – Các hệ thuộc: Luật nhân thân; Luật quốc tịch của pháp nhân; Luật nơi có tài sản – mỗi hệ thuộc có vai trò nhất định trong việc giải quyết xung đột pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. (1,5 điểm)
3 – Văn bản pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hàng có thể được áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.(1,5 điểm)
Bài tập
Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty B (quốc tịch Việt Nam).
Ông C cho rằng: Có xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng này.
Ông D cho rằng: Không có xung đột pháp luật trong quan hệ nêu trên.
1 – Giả sử ông C và ông D có thể đúng. Hãy chứng minh? Giải thích vì sao phải xác định có hay không xung đột pháp luật trong một quan hệ hợp đồng? (2 điểm)
2 – Việc điều chỉnh một quan hệ hợp đồng không có yếu tố nước ngoài có gì khác so với điều chỉnh một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài? (1,5 điểm)
Giả sử hợp đồng này được ký tại nước M. Hiệp định giữa nước M và Việt Nam có nội dung quy định:
“Hợp đồng mua bán tài sản phải lập thành văn bản, có chứng thực của cơ quan công chứng nơi lập”.
“Việc xác định hình thức hợp pháp của hợp đồng sẽ căn cứ vào pháp luật nước nơi hợp đồng được ký kết”.
3 – Hãy phân tích những phương pháp điều chỉnh của ngành Luật tư pháp quốc tế được thể hiện qua 2 trường hợp trên? (4 điểm)
Lưu ý: Làm bài sạch sẽ, không dài dòng.
28. Đề thi môn Tư pháp quốc tế lớp CLC41A
Cập nhật ngày 31/12/2018.
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 41A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng VBPL
GV: Phùng Hồng Thanh
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn vì sao? (4 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2 – Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu các bên đương sự đều cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại nước ngoài.
3 – Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi có hiệu lực pháp luật tại nước đã tuyên sẽ luôn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
4 – Quy phạm xung đột một bên có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Lý thuyết
Điều 677 BLDS năm 2015 quy định: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. (2 điểm)
1 – Đây có phải là quy phạm xung đột không? Tại sao?
2 – Nếu đây là quy phạm xung đột, hãy phân tích thành phần của quy phạm này và phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất?
Bài tập
Minh Thông (Công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam) làm việc tại văn phòng đại diện của Công ty Bắc Hải (Việt Nam) tại Đức trong thời hạn 03 năm (từ năm 2014 đến năm 2017) theo hợp đồng lao động mà Minh Thông đã ký với Công ty Bắc Hải. Đầu năm 2015, trong một chuyến đi công tác tại một thành phố của Đức, Minh Thông đã bị tai nạn giao thông và thiệt hại về sức khỏe và tài sản do lỗi bất cẩn của ông Kool (Công dân Đức, cư trú tại Đức) gây ra. Minh Thông đã khởi kiện ông Kool ra trước Tòa án của Việt Nam để yêu cầu bồi thường những thiệt hại ngoài hợp đồng.
1 – Anh chị hãy cho biết, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc nói trên không?
2 – Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nào để giải quyết vụ việc nói trên?
3 – Giả sử ông Kool là người có 02 quốc tịch (Việt Nam và Đức). Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc về đòi bồi thường thiệt hại, anh chị hãy xác định pháp luật áp dụng đối với trường hợp này.
29. Đề thi môn: Tư pháp quốc tế phần chung
Cập nhật ngày 01/03/2019.
Thời gian làm bài 75 phút
Học viên được sử dụng tài liệu
Nhận định
Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao? (3 điểm)
1 – Theo pháp luật Việt Nam, bản án, quyết định dân sự (theo nghĩa rộng) của Tòa án nước ngoài bất kỳ đều được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thụ lý để xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
2 – Mục đích của bảo lưu trật tự công cộng là để tránh việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
3 – Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên không thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Lý thuyết
1 – Điều 676 (1) BLDS năm 2015 quy định: “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.
2 – Quy phạm này có phải là quy phạm xung đột?
3 – Nếu là quy phạm xung đột, anh chị hãy phân loại quy phạm xung đột này theo tiêu chí hình thức dẫn chiếu và tính chất.
4 – Anh chị hãy phân tích Điều 674 (1) (2) BLDS năm 2015.
Bài tập
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Và nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, anh chị hãy cho biết là loại thẩm quyền gì và nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này?
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Singapore để giải quyết tranh chấp nêu trên vì tôn trọng thỏa thuận của các bên. Quan điểm của anh chị về nhận định này.
30. Đề thi môn Tư pháp quốc tế có đáp án lớp 11AB2CQ – Lần 1
Cập nhật ngày 29/12/2019.
Lớp 11AB2CQ – Lần 1
Thời gian làm bài 75 phút
Học viên được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài
Giảng viên: ThS Nguyễn Lê Hoài
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1 – Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải căn cứ vào sự chỉ dẫn của các quy phạm xung đột.
2 – Tất cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam chỉ khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
3 – Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam quy định các bên có quyền chọn luật thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn là pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn.
4 – Tòa án Việt Nam không thể áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật của nước ngoài để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Bài tập
Bài tập 1
Bà Diễm Lệ (quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh, ông Longbeach (quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington)
Ông Longbeach ký hợp đồng mua một căn hộ chung cư tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh của bà Diễm Lệ. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án Hoa Kỳ là cơ quan giải quyết tranh chấp và đồng thời chọn pháp luật Hoa Kỳ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ hợp đồng.
1 – Giả sử Tòa án Hoa Kỳ thụ lý và giải quyết. Bản án của Tòa án Hoa Kỳ có được công nhận và cho thì hành án tại Việt Nam hay không? Vì sao?
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết, pháp luật Hoa Kỳ sẽ được Tòa án Việt Nam áp dụng vì nguyên tắc ưu tiên được áp dụng trong hợp đồng đó là theo sự thỏa thuận của các bên. Nhận xét của anh chị về ý kiến này.
Bài tập 2
Bản án số …/…/HN-ST của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về vụ việc ly hôn giữa nguyên đơn là bà Quế (quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh) và bị đơn là ông Long (Quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington). Theo lời khai tại Tòa, bà Quế và ông Long kết hôn vào năm 2015 tại UBND TP. Hồ Chí Minh. Sau khi kết hôn, ông Long quay về Hoa Kỳ, họ có liên lạc với nhau nhưng thường xuyên mâu thuẫn và tranh cãi. Đến năm 2016, bà Quế gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh giải quyết ly hôn. Anh chị hãy xác định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền để giải quyết vụ việc ly hôn trên hay không? Vì sao?
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Chia sẻ bài viết:
Đề Cương Ôn Tập Môn Tư Pháp Quốc Tế (Có Đáp Án)
100838
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế
Download đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế .DOC
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 1: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
b) Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế:
– Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ( theo nghĩa rộng là bao gồm cả tố tụng dân sự).
Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người VN định cư ở nước ngoài;
Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: Ví dụ: DS thừa kế ở nước ngoài;
Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài: Ví dụ: Kết hôn ở nước ngoài.
c) Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế:
– TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Có hai phương pháp điều chỉnh của TPQT:
– Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội.
– Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ TPQT.
– Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.
– Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ TPQT được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế.
Ưu điểm: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hẹ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp.
Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT.
– Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng.
– Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước) ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các ĐƯQT (quy phạm xung đột thống nhất).
Ưu điểm: việc xây dựng các QPXD đơn giản dẽ dàng hơn QPTC vì nó hài hòa được lợi ích của các quóc gia có tính bao quát và toàn diện hơn. Mang tính đặtc thù QHTPQT giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định được hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài đó.
Nhược điểm: – không giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ của tư pháp quóc tế mà chỉ làm động tác trung gian là dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật của 1 nước khác.
– Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước ngoài thì tòa án các cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt với những vấn đề hết sức phức tạp như xác định nội dung luật nước ngoài giải thích,…..
– Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không phải lúc nào cơ quan có thẩm quyền cũng xác đinh được hệ thóng pháp luật cần dược áp dụng mà có thể dẫn đến ác trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 hay các nước vận dụng bảo lưu trật tự công cộng.
– Trong thực tiễn TPQT số lượng các quy phạm thực chất ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ TPQT phát sinh ngày càng đa dạng trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do có nhiều quy phạm xung đột nên đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ TPQT.
Áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật: phương pháp này đặt ra trường hợp hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh các nước hữu quan chưa kí kết các điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật trong nước không có quy phạm cũng không có quy phạm xung đột để chọn luật.
Nhược điểm: quan hệ dân sự quốc tế phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh mà phải áp dụng quy phạm khác để điều chỉnh 1 loại quan hệ tương tự sẽ làm cho két quả giải quyết thiếu chính xác.
Câu 2: Nguồn cơ bản của tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm nguồn của tư pháp quốc tế
Nguồn của tư pháp quốc tế (TPQT) là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy phạm của tư pháp quốc tế.
b) Các loại nguồn của tư pháp quốc tế
– Luật pháp của mỗi quốc gia:
Hiện nay nguồn của TPQT gồm các loại sau đây:
Do mối nước có điều kiện riêng về chính trị, kinh tế, xã hội..do vậy để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình các quy phạm xung đột trong nước.
– Điều ước quốc tế:
VN: Hiến pháp 2013 là nguồn quan trọng nhất của TPQT, ngoài ra còn trong bộ luật khác như: BLDS 2015 Phần VII, Luật HN&GĐ 2014, Luật Đầu tư 2014…
Với tư cách là nguồn của TPQT ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực: các ĐƯQT về thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự …
VN: trước tiên phải kể đến các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp mà cho tới nay nước ta đã kí với hàng loạt các nước: nga vào năm 1998; séc và slovakia 1982, Cu ba 1984; Hungari 1985..Ngoài ra nước ta còn kí rất nhiều các ĐƯQT song phương cũng như đa phương: Công ước Pari 1983 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( 1981); 1995 gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại …
Các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.
Ở Anh – Mỹ thì thực tiễn tòa án là nguồn của cơ bản của pháp luật.
Ở Việt Nam thì án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là nguồn của TPQT nói riêng.
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Câu 3: Xung đột pháp luật là gì, cho ví dụng minh họa?
a) Khái niệm xung đột pháp luật:
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.
b) Nguyên nhân xung đột pháp luật:
Do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.
Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử…
Ví dụ:
Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nu công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ – 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.
– Phạm vi của xung đột pháp luật: xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như HS, HC… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:
Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế vì:
Luật HS, HC mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt(quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ).
Luật HS, HC không bao giờ có các QPXĐ và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài;
Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có ĐƯQT do quốc gia đó đã tham gia kí kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
Chỉ khi các quan hệ TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.
Câu 4: Trình bày các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật?
Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật, gồm có:
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia. Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các QPTC thống nhất. Các nước cùng nhau kí kết các ĐƯQT để xây dựng lên các QPXĐ thống nhất.
Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia.Các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT, tập quán quốc tế.
– Các QPTC thống nhất hiện nay chủ yếu có trong ĐƯQT về các lĩnh vực thương mại, hằng hải quốc gia hoặc các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Becnơ 1886 về bảo vệ quyền tác giả; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.
– Các QPTC còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và hằng hải quốc tế: Tập hợp các quy tắc tập quán INCOTERMS 2000 về các điều kiện mua bán mua bán hàng hóa quốc tế.
– Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia ( luật quốc nội): quy phạm thực chất được quy định trong luật đầu tư, luật về chuyển giao công nghệ…
– Ngoài ra trong trường hợp khi TPQT xảy ra không có QPTC và QPXĐ, vấn đề điều chỉnh quan hệ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc luật điều chỉnh các quan hệ xã hội.
– Theo quan điểm chung hiện nay, trong trường hợp quan hệ TPQT xảy ra mà không có QPTC thống nhât cũng như QPXĐ nếu các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ đó phát sinhtrên cơ sở pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó trừ khi hậu quả của việc áp dụng đó trái với những nguyên tắc kể trên.
Câu 5: Quy phạm xung đột và phân tích cơ cấu của một quy phạm xung đột?
a) Khái niệm quy phạm xung đột:
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.
Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu: khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa QPTC với QPXĐ trong điều chỉnh pháp luật.
Ví dụ: K1 Điều 766 lds 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu tài sản được xác định theo pháp luật của nước có tài sản”. Như vậy tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật nước đó.
b) Cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột:
– QPXĐ được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm vi và hệ thuộc.
Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…
Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.
– Ví dụ: trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các vấn đề về dân sự và hình sự Việt Nam – Liên Bang Nga năm 1998 tại Điều 39 có ghi:
1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của bên kí kết mà người đề lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. Quan hệ pháp luật về thừa kếbất động sản do pháp luật của bên kí kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh.
– Phân loại: Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại:
Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. Ví dụ: Khoản 4 Điều 683 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.”.
Quy phạm xung đột hai bên ( hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng. Ví dụ: Khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.
Câu 6: Khái niệm “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rông của yếu tố nước ngoài có quy định về hành vi lẩn tránh không? Anh (chị) đánh giá thế nào về vấn đề này?
– Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dung những biện pháp cũng như thủ đoạn để thóat khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.
– Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…
Ví dụ: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn
Các nước đều coi đây là hiện tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm…
Ví dụ: Ở Anh – Mỹ nếu các hợp đồng giữa các bên kí kết mà lẩn tránh pháp luật của các nước này thì sẽ bị Tòa án hủy bỏ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận.
Ví dụ: K1 Điều 20 Nghị định 68 Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 7: Khái niệm và phân loại người nước ngoài?
a) Khái niệm người nước ngoài:
Hiện nay, thuật ngữ người nước ngoài được sử dụng rộng rãi ở các nước khác cũng như ở Việt Nam hiện nay và nó được hiểu rất rộng bao hàm như sau:
Người mang một quốc tịch nước ngoài;
Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài.
Người không quốc tịch.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 138 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thì 2. “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
b) Phân loại người nước ngoài:
– Dựa vào dấu hiệu quốc tịch: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch;
– Dựa vào nơi cư trú: người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ việt nam.
– Dựa vào thời hạn cư trú: người nước ngoài thường trú và tạm trú.
– Dựa vào quy chế pháp lý: người hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại.
Quy chế pháp lý của người nước ngoài
+ Đặc điểm: Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.
+ Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài:
– Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.
Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú.
– Theo quy định của Pháp luật Việt Nam.:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.”
Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài:
“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.”
– Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài:
– Đối với nguời hai hay nhiều quốc tịch:
– Áp dụng nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú;
– Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý cho người nước ngoài
– Áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở nước mà mình có quốc tịch.
+ Chế độ đãi ngộ quốc gia: Theo chế độ này người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, lao động cũng như các nghĩa vụ khác ngang hoặc tương đương với các quyền và nghĩa vụ của công dân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Nhằm cân bằng hóa về mặt pháp lý dân sự giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Thường được quy định trong pháp luật các nước hoặc trong các ĐƯQT mà quốc gia tham gia kí kết.
– Hạn chế: Quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử…chỉ dành cho công dân hưởng, quyền cư trú bị hạn chế, quyền hành nghề, học tập cũng có hạn chế…
– Chế độ tối huệ quốc: Là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì một nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Nhằm cân bằng hóa năng lực pháp lý giữa người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có quốc tịch khác nhau khi làm ăn sinh sống ở nước sở tại.
Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Theo chế độ này thì người nước ngoài và cả pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc quyền mà cả những người nước ngoài khác hay công dân nước sở tại cũng không được hưởng.
Ví dụ: Quy chế ưu đãi và miễn trừ đặc biệt dành cho viên chức ngoại giao, lãnh sự.
– Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc: Chế độ có đi có lại: một nước sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân những chế độ pháp lý nhất định trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
– Chế độ có đi có lại có hai loại:
Chế độ có đi có lại hình thức Chế độ có đi có lại thực chất
– Theo chế độ này thì nước sở tại sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài những ưu đãi trên cơ sở pháp luật nước mình.
Áp dụng cho những nước có sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế. Cho phép người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng những quyền lợi ưu đãi đúng như đã giành cho cá nhân, pháp nhân nước mình.
Áp dụng cho những nước có sự tương đồng về chế độ kinh tế, chính trị.
Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở cùa chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia.
– Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa: nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa nư hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó.
– Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam: Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.
– Quyền cư trú đi lại trong pháp lệnh nhập cảnh xuất cảnh 2000 cho phép người nước ngoài tự do đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh..
– Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng.
– Được quyền sở hữu và thừa kế.
– Quyền được học tập: cho họ tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quán đến anh ninh quốc phòng.
– Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: thể hiện rõ Điều 774 và Điều 775.
– Lĩnh vực hôn nhân – gia đình cho phép họ kết hôn nuôi con nuôi bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
– Quyền tố tụng dân sự; áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia theo Điều 465 BLTTDS 2015 thì người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.
Nghĩa vụ:Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của VN và khi Người nước ngoài vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 8: Pháp nhân trong tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm pháp nhân trong tư pháp quốc tế:
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người được pháp luật nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Theo pháp luật Việt Nam, Điều 74 BLDS 2015 pháp nhân phải là tổ chức có đủ 4 điều kiện sau đây:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đăng kí hoặc công nhận;
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.
Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.
c) Quốc tịch của pháp nhân:
Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa pháp nhân với một nhà nước nhất định.
d) Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đặt trung tâm quản lý pháp nhân, trụ sở chính của pháp nhân.
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng kí điều lệ pháp nhân;
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi thành lập pháp nhân.
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo công dân nước nào lắm quyền quản lý pháp nhân sẽ có quốc tịch của nước đó.
Câu 9. Khái niệm chủ thể của tư pháp quốc tế và các điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm chủ thể của tư pháp quốc tế:
Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.
Cá nhân trong tư pháp quốc tế: là thực thể tự nhiên của xã hội, cá nhân là một con người cụ thể có thể là người mang quốc tịch của một nước, hoặc người không mang quốc tịch của nước nào.
Tổ chức trong tư pháp quốc tế: có thể là nhà nước pháp nhân, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp…
b) Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế:
Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.
– Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của TPQT: Quan hệ pháp luật thực chất là qan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cá nhân và tổ chức. Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
Câu 10: Tại sao quốc gia lại là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế?
Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt.
* Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế.
Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Theo nguyên tắc này, Nhà nước này hoặc bất kì cơ quan nào của nhà nước này không có quyền xét xử nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác.
Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. được ghi nhận: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.
* Nội dung:
– Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử – toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc gia kia không cho phép.
– Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý.
– Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ này. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ.
CHƯƠNG 8: VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 13: Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế?
Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.Hợp đồng kí kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở). Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.
CHƯƠNG 9: TỐ TỤNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 14: Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế:
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức luật định.
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Nam thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc ” a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.” (khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015).
b) Đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế:
Thuộc lĩnh vực công;
Tính chất quốc tế của loại vụ việc;
Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy đinh của luật tố tụng dân sự quốc gia.
Sơ đồ trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong nước và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Trong nước: thụ lý – điều tra – xét xử – thi hành án;
Quốc tế: xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế – ủy thác tư pháp – xét xử – công nhận – thi hành bản án, quyết định của TA.
c) Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự:
Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau;
Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
Bảo đảm quyền bình đẳng cùa các bên tham gia tố tụng
Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi;
Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori): đây là nguyên tắc chủ đạo của tố tụng dân sự quốc tế. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật từng nước hoặc trong các ĐƯQT mà nước đó tham gia).
Ở Việt Nam: khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhan, gia đình, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài về mặt nguyên tắc, tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì TAVN khi thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật của nước kí kết với cơ quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật của Việt Nam.
Câu 15: Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế?
Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền.
– Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của tòa án tư pháp một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sư quốc tế cụ thể.
– Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là tình trạng có hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể để làm rõ tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết vụ việc tư pháp quốc tế đã phát sinh.
b) Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự trong vụ án dân sự quốc tế: theo nguyên tắc luật quốc tịch;
Xác theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.
Xác định theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn dân sự hoặc tài sản của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước có tòa án giải quyết vụ tranh chấp và khả năng thực tế (trên cở sở sự hiện diện của bị đơn hoặc tài sản của bị đơn) khởi kiện vụ án chống bị đơn nói trên tại nước này hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm việc giải quyết sơ thẩm vụ án tại nước này.
Xác định theo dấu hiệu nơi đang có vật đang tranh chấp;
Nếu tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tòa án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế vụ tranh chấp có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổ thất hoặc nơi thi hành án.
CHƯƠNG 10: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Câu 16: Khái niệm và giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân gia đình trong tư pháp quốc tế?
a) Khái niệm hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.
Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
b) Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn
+ Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước
* Điều kiện kết hôn:
– Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể. Song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cứ trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
+ Nghi thức kết hôn.
– Để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên cũng có nước quy định bổ sung:
Câu 17: Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?
Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
Theo Điều 103 LHNGĐ và Điều 10 NĐ 68 trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam – Người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch. Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn ( Điều 9 và 10 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn).
Câu 18: Phân biệt phương pháp điều chỉnh của tư pháp với phương pháp qiai quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế?
Mục đích
Để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài bao gồm 2 loại: – QHDS có yếu tố nước ngoài làm phát sinh xung đột pháp luật quan hệ sơ hữu . thừa kế. hợp đồng. hôn nhân gia đinh . lao động . QHDS có yếu tố nước ngoài không làm phát sinh xung đột pháp luật quan hệ sở hữu trí tuệ.
Ø Hướng tới diều kiện cả 2 loại quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài đó.
Để giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ có yếu tố nước ngoài có làm nảy sinh xung đột pháp luật .
Ø Chỉ hướng tới giải quyết 1 loại quan hệ dân sự có yếu tố nức ngoài đó là: QHDS có yếu tố nước ngoài làm nảy sinh xung đột pháp luật.
Phương pháp sử dụng
Gồm 3 phương pháp:
– Phương pháp thực chất.
– Phương pháp xung đột.
– Áp dụn tập quán tương tự pháp luật
Gồm 2 phương pháp:
– Phương pháp thực chất
– Phương pháp xung đột.
Câu 19: Phân biệt xung đột pháp luật với xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế?
Xung đột pháp luật là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khấc nhau cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Xung đột thẩm quyền XXDSQT là trường hợp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cơ quan tài phán của 2 hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.
Mục đích
Để điều chỉnh 1 QHQT cụ thể phát sinh trong lĩnh vực dân sự kinh tế hôn nhân gia đình lao động và 1 số lĩnh vực khác
Vấn đề chọn các qp xác định thẩm quyền xx dân sự quốc tế để làm rõ tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thực chất vụ việc TPQT cụ thể đã phát sinh.
Việc xác đinh
Xác đinh sau
Xác định trước.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế .DOC
Đề Thi Luật Thương Mại Quốc Tế
1. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Hành chính 34B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hành chính 34B – Hình sự 34B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Bài tập 1
Công ty TNHH Hoàng Long – Việt Nam nhập một lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan do nhà xuất khẩu Đài Loan – Công ty Manilla cung cấp theo Hợp đồng được hai bên ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.
1 – Đây có phải là Hợp đồng mua bán Quốc tế hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
2 – Lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan khi nhập vào Việt Nam có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi? Nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
Bài tập 2
Quốc gia A và Quốc gia B là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Quốc gia B yêu cầu tham vấn với Quốc gia A về quy định đối với “Phí ô nhiễm môi trường” do A ban hành ngày 25/8/2011 trong đó có quy định áp 2 loại phí đối với hàng nhập khẩu:
a – Các mặt hàng nhập khẩu có chứa các chất mà khi sử dụng sẽ gây tổn hại tới môi trường bị áp phí từ 0,5 – 5% trị giá hàng nhập khẩu, và
b – Thu phí đối với bao bì hộp hoặc nhựa của sản phẩm (trừ các sản phẩm sữa) với mức phí 0,80 – 3,00 USD/bao bì.
Sinh viên hãy trả lời những câu hỏi sau (có nêu cơ sở pháp lý)
1 – Tham vấn là gì?
2 – Biện pháp của Quốc gia A đã gây ra hệ quả pháp lý gì dẫn đến việc quốc gia B yêu cầu tham vấn?
3 – Hãy tư vấn cho quốc gia A để áp dụng biện pháp này hợp pháp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO./.
2. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
Lý thuyết
Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối kháng)?
Bài tập
Quốc gia A cho rằng mình có tranh chấp với quốc gia B về chủ quyền đối với vùng biển và quần đảo P. Năm 2014, A đặt giàn khoan dầu ở vùng biển, nhiều tàu của A kéo đến chủ động đâm va vào tầu của B ở khu vực quanh quần đảo, trong khi tàu của B đến tuyên truyền, phản đối hành vi của A ở khu việc này. Trên đất liền, một số phần tử quá khích ở B đập phá một số công ty do công dân của A đầu tư tại B. Chính quyền của B đã có những hành động bảo vệ nhà đầu tư của A và xét xử những phần tử quá khích này.
Theo luật WTO, A có thể viện dẫn tình trạng mâu thuẫn trên để cấm nhập khẩu các mặt hàng của B, cấm sử dụng các dịch vụ của B hoặc cấm xuất khẩu hàng từ A sang B được không? Nếu không, tại sao? Nếu có, dựa trên cơ sở nào? B có thể có những cách phản ứng thế nào?./.
3. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
Lý thuyết
Nêu và phân tích các ngoại lệ chính đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và tự vệ?
Bài tập
Thị trường của quốc gia A tràn ngập nông sản và thực phẩm kém chất lượng nhập khẩu từ quốc gia B.
A có thể hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm này hay không? Nếu có, dựa trên cơ sở nào?
Có thể dùng những biện pháp nào (kể cả biện pháp pháp lý và biện pháp khác)?
Biện pháp pháp lý nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ, nếu được áp dụng, phải thỏa mãn điều kiện nào để phù hợp với luật WTO?./.
4. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp AUF K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
Lý thuyết
Trình bày sự khác biệt giữa các Hiệp định thương mại đa phương (multilateral) và các hiệp định thương mại đa biên (plurilateral) của WTO? Nêu ví dụ? (1 điểm)
Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định sản phẩm tương tự theo quy định tại Điều I và III của GATT là gì? (2 điểm)
Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định GATT và trong hiệp định GATS khác nhau ở điểm nào? (1 điểm)
Nêu 3 điểm khác nhau giữa biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (biện pháp đối kháng)? (2 điểm)./.
5. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Dân sự K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó. (1 điểm)
Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày ngắn gọn và cho ví dụ về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Viên năm 1980 (CISG).
Bài tập
Tháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập khẩu vào A từ mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành viên WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).
Hãy cho biết:
Câu hỏi 1
Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?./.
Câu hỏi 2
Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương. Tháng 01/2015, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A yêu cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.
Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà (20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn (năm 2015).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không những bị mất thị phần mà còn có khả năng phá sản nếu tình hình không được cải thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các Doanh nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000 tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường hợp nào?./.
6. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị luật K37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Quản trị luật K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan. (1 điểm)
Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. (1 điểm)
Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt. (1 điểm)
Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày hậu quả pháp lý của miễn trách theo quy định của Công ước viên 1980.
Bài tập
Ngày 24/3/2015 Công ty A của Canada gửi email đến công ty B của Mỹ – nhà sản xuất clathrate (thành phần nguyên liệu hóa học chính để sản xuất thuốc chống đông máu wafarin sodium) đề ngị công ty B gửi 1 số lượng nhỏ clathrate để A nghiên cứu và nếu được sẽ lấy hàng với giá X số lượng Y.
Ngày 26/3/2015, Công ty B một mặt gửi số lượng nhỏ clathrate mà A yêu cầu đồng thời gửi thư đến cơ quan thuộc chính phủ Mỹ Food and Drug Administration xác nhận mình sẽ là nhà cung cấp clathrate cho công ty của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, A nhận thấy clathrate không đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nên ngày 29/3/2015. A fax cho B thông báo rằng họ không lấy hàng với số lượng lớn Y. Công ty B khởi kiện công ty A vi phạm hợp đồng, yêu cầu Tòa án buộc công ty A tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách mua hàng và thanh toán tiền cho B.
Biết rằng việc gửi thư lên cơ quan quản lý dược phẩm FDA thể hiện sự chấp nhận giao kết hợp đồng theo tập quán ngành hàng dược phẩm.
1 – CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng.
2 – Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
7. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi. (1 điểm)
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. (1 điểm)
Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên. (1 điểm)
Lý thuyết
“Thương mại tự do” có mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kẻ thắng và người thua trong thương mại quốc tế ngày nay? (2 điểm)
Bài tập
Bên bán (nhà cung cấp thịt gia súc sơ chế – Anh) và bên mua (Công ty VISSAN – Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thịt bò vào ngày 14/4/2015. Ngày giao hàng là 15/5/2015 + 1 – 2 tuần, theo hợp đồng, hàng phải được gửi đến kho của VISSAN tại TPHCM, Việt Nam.
Sau khi hợp đồng được giao kết thành công, giá thịt bò tại Anh tăng đột biến và nhà cung cấp của bên bán không thể giao hàng cho họ trong thời điểm dự kiến vì vậy bên bán cũng khó đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cho VISSAN.
Vào đầu tháng 6/2015, chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò vì phát hiện thịt bò xuất xứ từ Anh nhiễm vi rút gây bệnh bò điên.
Theo lệnh cấm này, thịt bò nhập khẩu có xuất xứ từ tất cả các nước thuộc châu Âu sau ngày 7/6/2015 sẽ không được thông quan.
Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển cập cảng trong vòng 5 ngày kể từ ngày 2/6 sẽ vẫn được phép đưa hàng vào bên trong biên giới.
Vì hàng hóa không được giao đúng hạn nên lệnh cấm nhập khẩu khiến cho bên bán không thể tiếp tục giao hàng. Bên mua lúc này đề nghị bên bán gửi hàng đến kho hàng thứ hai của họ tại Cambodia.
Người bán từ chối đề nghị này với lý do hợp đồng vô hiệu do lệnh cấm của chính phủ Việt Nam thuộc trường hợp bất khả kháng.
Anh chị hãy cho biết
1 – Lệnh cấm này của Chính phủ Việt Nam có phù hợp với Luật WTO mà nước này là thành viên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
2 – Biết rằng Anh không tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), xác định giao dịch trên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG không và CISG có thể được áp dụng điều chỉnh giao dịch này trong trường hợp nào? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
3 – Giả sử CISG được áp dụng, người bán có được miễn trách trong trường hợp này hay không?
8. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38C
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38C
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng. (1 điểm)
Lý thuyết
Theo anh chị, trong khuôn khổ WTO, các nước đang và kém phát triển có nên được phép duy trì mức thuế quan cao hơn hiện nay để hạn chế sự thiệt hại đối với nền kinh tế vốn kém sức cạnh tranh hơn các thành viên WTO khác khi mở cửa thị trường không? Vì sao? (2 điểm)
Bài tập
Trước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc gia A (ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng là 50%. Khi đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống còn 30% theo lộ trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của WTO. Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý: (5 điểm)
1 – Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
2 – Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép dùng trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay không?
3 – Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C. Liệu A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
4 – Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản phẩm thép tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động này của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy định của WTO?
9. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp HS38B – HC38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: HS38B – HC38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae. (1 điểm)
Lý thuyết
Phân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh? (2 điểm)
Bài tập
Ngày 23/5/2015 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines – chưa là thành viên của CISG) gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá 100 USD/bếp. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày Gila nhận được chào hàng.
Trường hợp 1
Các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này? (1 điểm)
Trường hợp 2
Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2015 Gila nhận được chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ thể như sau: (1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp, (2) bổ sung điều khoản bên bán có trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể từ ngày bên mua nhận hàng, (3) giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010, (4) yêu cầu Nexo giao hàng vào ngày 5/7/2015. Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày 05/07/2015, Gila thông báo với Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện đòi bồi thường do hành vi không giao hàng đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao? (3 điểm)
10. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị kinh doanh K38
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Quản trị kinh doanh K38
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980. (1 điểm)
Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với dòng sản phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là 10%. Tuy nhiên trên thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu sữa tươi được áp dụng đối với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật Bản mức thuế là 8%.
1 – Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO hay không? Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được xem là phù hợp?
2 – Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc gia trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi phạm WTO không? Trường hợp nào thì được áp dụng?
11. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Ths Lê Tấn Phát
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu hàng hóa (so với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) là 2% thì được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ thương mại. (1.5 điểm)
Khi cam kết kết quả của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức. (1.5 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Công ty VILIX của Việt Nam gửi thư chào bán một số mẫu túi da cho Công ty Hagu của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2013).
Nhận được chào hàng ngày 10/1/2013, Công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ thuộc về trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Anh chị hãy cho biết:
1 – Trong trường hợp nào, CISG được áp dụng?
2 – Giả sử CISG được áp dụng trong tình huống này:
a – Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
b – Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận được vào 23/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
12. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lợi chấp nhận trễ hạn của người được chào hàng gửi đến cho người chào hàng ban đầu không được coi là một chấp nhận chào hàng. (1 điểm)
Theo ADA, một trong những biện pháp chống bán phá giá mà WTO cho phép các quốc gia áp dụng đối với hàng hóa bị kết luận đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là biện pháp tạm thời không được thông quan vào quốc gia tiến hành điều tra. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. (1 điểm)
Bài tập
Sau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo điều kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó, QG A quyết định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ô tô nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet trong khi không áp dụng chính sách tương tự đối với ô tô nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh tranh nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho ngành sản xuất ô tô nội địa.
Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định của WTO./.
13. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39 Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms. (1 điểm)
Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO. (1 điểm)
Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT. (1 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Công ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi chào hàng bán 10 tấn hạt hồ tiêu có xuất xứ Brazil cho công ty B có trụ sở tại Trung Quốc. Chào hàng ghi rõ: “Chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi là 12/03/2014. Giá cả sẽ được các bên thỏa thuận sau khi bên mua chấp nhận chào hàng. Thời hạn giao hàng là ngày 15/8/2014”.
Câu hỏi 1
Vào ngày 27/3/2014, công ty B gửi lại chấp nhận chào hàng cho bên bán, trong đố bổ sung thêm điều khoản sau: “Điều kiện giao hàng FOB Los Angeles Incoterms 2010, giá cả sẽ được tính theo giá thị trường vào thời điểm bên mua nhận được hàng hóa”. Công ty A đồng ý ngay và tiến hành thực hiện hợp đồng. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp và công ty A cho rằng giữa các bên không tồn tại hợp đồng vì quy định về giá cả không phù hợp với quy định của CISG.
Hỏi hợp đồng giữa các bên có được giao kết theo quy định của CISG không?
Câu hỏi 2
Giả sử Công ty A có giao kết hợp đồng với nhà cung cấp hạt hồ tiêu là công ty C có trụ sở tại Brazil để giao hàng cho công ty B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do giá cả hạt hồ tiêu tăng cao vì mưa lớn tại Tanzania làm nguồn cung khan hiếm, công ty C gửi yêu cầu tăng giá bán hàng cho công ty A vào ngày 12/6/2014.
Công ty A không đồng ý tăng giá hàng hóa, công ty C tuyên bố hủy hợp đồng và không cung cấp hàng hóa cho công ty A ngày 01/7/2014.
Vào ngày 12/8/2014, công ty A gửi email thông báo cho công ty rằng không thể cung cấp hạt hồ tiêu do trường hợp bất khả kháng từ phía nhà cung cấp. Công ty B hủy hợp đồng với công ty A và yêu cầu bồi thường thiệt hại, công ty A không đồng ý vì cho rằng mình được miễn trách theo CISG.
Hỏi Công ty A có được miễn trách trong trường hợp này?.
14. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 39D
Cập nhật ngày: 18/12/2017
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 39D
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Hiền
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO. (1 điểm)
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc. (1 điểm)
Điều XX GATT 1994 cho phép quốc gia có thể làm trái nghĩa vụ WTO nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người, động thực vật nếu quốc gia đó chứng minh biện pháp dưa ra là cần thiết. (1 điểm)
WTO cấm hoàn toàn mọi hình vi bán phá giá. (1 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Ngày 25/05/2014 Công ty BMA (trụ sở tại Thái Lan – chưa là thành viên CISG) gửi chào hàng cho công ty Fimeco (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 7000 chai rượu vang trắng Chardonary với giá 20 USD/chai. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày chào hàng gửi đi.
Trường hợp 1. Các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp, và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng này? (1,5 điểm).
Trường hợp 2. Các bên có thoả thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2014 Fimeco nhận được chào hàng này và fax sang chi BMA cùng ngày , yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 18 USD/chai, bổ sung điều khoản giao hàng theo CIF Singapore port, Incoterm 2010 đồng thời yêu cầu BMA giao hàng vào ngày 5/6/2014. Nhận được fax của Fimeco, BMA không trả lời. Ngày 5/6/2014 Fimeco thông báo với BMA rằng Fimeco đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ BMA. Fimeco yêu cầu BMA phải giao hàng ngay nếu không Fimeco sẽ khởi kiện do hành vi không giao hàng đúng hạn của BMA. Anh/chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của BMA có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao (2,5 điểm).
15. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF41
Cập nhật ngày: 24/12/2018
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Vy, Cô Thúy.
Bài tập 1
Doanh nghiệp X là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, có trụ sở và nhà máy đặt tại quốc gia A, một thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm trở lại đây, X vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có quốc gia B, cũng là thành viên WTO. Để bảo vệ nền công nghiệp thép, dưới sự vận động hành lang ráo riết từ X, A đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác. (6 điểm)
Quan ngại trước những tác động xấu từ biện pháp trên của A. Hiệp hội ngành Thép nước B đã khiếu nại biện pháp của A lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Hỏi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý hay không? Tại sao?.
Biện pháp của A có vi phạm quy định của WTO hay không? Tại sao?
Giả sử cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thụ lý vụ việc trên, A có thể dựa vào những điều khoản nào của WTO để không bị thua kiện trước quốc gia B?
Bài tập 2
Công ty A không trả lời. Công ty B gửi email yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty B theo hợp đồng đã được giao kết, nếu không sẽ khởi kiện công ty A. Công ty A trả lời rằng không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và B nên không có nghĩa vụ giao hàng.
CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng. (2 điểm)
Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên. (2 điểm)
16. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41E
Cập nhật ngày: 14/06/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41E
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên. (1 điểm)
Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
Lý thuyết
Phân tích về quy tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) Hiệp định GATT.
Bài tập
Công ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh Công ty ABC (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty ABC liên hệ trực tiếp với Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty ABC đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu công ty ABC giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng. Do đó, Công ty Fuji Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các Fuji Food và ABC?
Nếu CISG được áp dụng, công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
17. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Dân sự 41
Cập nhật ngày: 17/06/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự K41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó. (1 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định GATT, thành viên WTO chỉ dành các ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tương tự xuất xứ từ các quốc gia thành viên trong khi các quy định luật lệ nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày về nguyên tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) trong Hiệp định GATT.
Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
18. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41A
Cập nhật ngày: 10/07/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận là phương thức thông qua quyết định duy nhất ở Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc MFN, chính phủ các quốc gia phải dành những ưu đãi như nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, cá nhân mang quốc tịch của một trong hai thành viên WTO đang tranh chấp sẽ không thể trở thành hội thẩm viên của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp cho các thành viên này.
Lý thuyết
Phân tích điều kiện áp dụng ngoại lệ về thiết chế thương mại khu vực trong WTO. (2 điểm)
Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
19. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế VB2
Cập nhật ngày: 16/01/2020
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: VB2
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thuận Giang.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm hàng hóa của các thành viên khác. (1 điểm)
Lý thuyết
Tình huống 1: Cam kết của Trung Quốc đối với các thành viên WTO về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%.
Giả sử Trung Quốc và Mỹ là thành viên WTO, còn Bắc Triều Tiên thì không. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 12% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Giả sử Trung Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên đều là thành viên của WTO. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 10% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Tình huống 2: Ngày 28/11/2016 thương nhân A (trụ sở tại Pháp – Quốc gia thành viên CISG 1980) gửi cho thương nhân B (trụ sở tại Việt Nam – quốc gia thành viên CISG 1980) qua đường bưu điện một chào hàng có ấn định thời gian trả lời là từ 05/12/2016 đến 15/12/2016. Tuy nhiên, ngày 01/12/2016, do giá cả đột ngột tăng cao nên A không muốn tiếp tục chào hàng của mình. B sẽ nhận được chào hàng ngày 05/12/2016. Căn cứ vào CISG 1980, A có thể làm gì để chấm dứt hiệu lực của chào hàng trong trường hợp này. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 15/3/2016, Công ty A (có trụ sở tại TP. HCM) gửi cho Công ty B (trụ sở tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD, trả lời trước ngày 28/3. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả lời lại trước ngày 17/4. A đã nhận được trả lời này vào ngày 27/3. Ngày 14/4, công ty B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông báo cho công ty A về việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày 15/4, Công ty A gửi fax trả lời đồng ý với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu cầu công ty B bán hàng theo đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa thuận vì howpjd dồng đã được ký kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài quốc tế VIAC để giải quyết tranh chấp và chọn luật Đức làm pháp luật áp dụng.
Anh chị hãy:
Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2017, Đức là thành viên từ ngày 01/01/1991. (1.5 điểm)
Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích. (2.5 điểm)
1. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Hành chính 34B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hành chính 34B – Hình sự 34B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Bài tập 1
Công ty TNHH Hoàng Long – Việt Nam nhập một lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan do nhà xuất khẩu Đài Loan – Công ty Manilla cung cấp theo Hợp đồng được hai bên ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.
1 – Đây có phải là Hợp đồng mua bán Quốc tế hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
2 – Lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan khi nhập vào Việt Nam có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi? Nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
Bài tập 2
Quốc gia A và Quốc gia B là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Quốc gia B yêu cầu tham vấn với Quốc gia A về quy định đối với “Phí ô nhiễm môi trường” do A ban hành ngày 25/8/2011 trong đó có quy định áp 2 loại phí đối với hàng nhập khẩu:
a – Các mặt hàng nhập khẩu có chứa các chất mà khi sử dụng sẽ gây tổn hại tới môi trường bị áp phí từ 0,5 – 5% trị giá hàng nhập khẩu, và
b – Thu phí đối với bao bì hộp hoặc nhựa của sản phẩm (trừ các sản phẩm sữa) với mức phí 0,80 – 3,00 USD/bao bì.
Sinh viên hãy trả lời những câu hỏi sau (có nêu cơ sở pháp lý)
1 – Tham vấn là gì?
2 – Biện pháp của Quốc gia A đã gây ra hệ quả pháp lý gì dẫn đến việc quốc gia B yêu cầu tham vấn?
3 – Hãy tư vấn cho quốc gia A để áp dụng biện pháp này hợp pháp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO./.
2. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
Lý thuyết
Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối kháng)?
Bài tập
Quốc gia A cho rằng mình có tranh chấp với quốc gia B về chủ quyền đối với vùng biển và quần đảo P. Năm 2014, A đặt giàn khoan dầu ở vùng biển, nhiều tàu của A kéo đến chủ động đâm va vào tầu của B ở khu vực quanh quần đảo, trong khi tàu của B đến tuyên truyền, phản đối hành vi của A ở khu việc này. Trên đất liền, một số phần tử quá khích ở B đập phá một số công ty do công dân của A đầu tư tại B. Chính quyền của B đã có những hành động bảo vệ nhà đầu tư của A và xét xử những phần tử quá khích này.
Theo luật WTO, A có thể viện dẫn tình trạng mâu thuẫn trên để cấm nhập khẩu các mặt hàng của B, cấm sử dụng các dịch vụ của B hoặc cấm xuất khẩu hàng từ A sang B được không? Nếu không, tại sao? Nếu có, dựa trên cơ sở nào? B có thể có những cách phản ứng thế nào?./.
3. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
Lý thuyết
Nêu và phân tích các ngoại lệ chính đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và tự vệ?
Bài tập
Thị trường của quốc gia A tràn ngập nông sản và thực phẩm kém chất lượng nhập khẩu từ quốc gia B.
A có thể hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm này hay không? Nếu có, dựa trên cơ sở nào?
Có thể dùng những biện pháp nào (kể cả biện pháp pháp lý và biện pháp khác)?
Biện pháp pháp lý nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ, nếu được áp dụng, phải thỏa mãn điều kiện nào để phù hợp với luật WTO?./.
4. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp AUF K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
Lý thuyết
Trình bày sự khác biệt giữa các Hiệp định thương mại đa phương (multilateral) và các hiệp định thương mại đa biên (plurilateral) của WTO? Nêu ví dụ? (1 điểm)
Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định sản phẩm tương tự theo quy định tại Điều I và III của GATT là gì? (2 điểm)
Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định GATT và trong hiệp định GATS khác nhau ở điểm nào? (1 điểm)
Nêu 3 điểm khác nhau giữa biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (biện pháp đối kháng)? (2 điểm)./.
5. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Dân sự K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó. (1 điểm)
Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày ngắn gọn và cho ví dụ về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Viên năm 1980 (CISG).
Bài tập
Tháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập khẩu vào A từ mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành viên WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).
Hãy cho biết:
Câu hỏi 1
Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?./.
Câu hỏi 2
Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương. Tháng 01/2015, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A yêu cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.
Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà (20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn (năm 2015).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không những bị mất thị phần mà còn có khả năng phá sản nếu tình hình không được cải thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các Doanh nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000 tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường hợp nào?./.
6. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị luật K37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Quản trị luật K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan. (1 điểm)
Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. (1 điểm)
Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt. (1 điểm)
Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày hậu quả pháp lý của miễn trách theo quy định của Công ước viên 1980.
Bài tập
Ngày 24/3/2015 Công ty A của Canada gửi email đến công ty B của Mỹ – nhà sản xuất clathrate (thành phần nguyên liệu hóa học chính để sản xuất thuốc chống đông máu wafarin sodium) đề ngị công ty B gửi 1 số lượng nhỏ clathrate để A nghiên cứu và nếu được sẽ lấy hàng với giá X số lượng Y.
Ngày 26/3/2015, Công ty B một mặt gửi số lượng nhỏ clathrate mà A yêu cầu đồng thời gửi thư đến cơ quan thuộc chính phủ Mỹ Food and Drug Administration xác nhận mình sẽ là nhà cung cấp clathrate cho công ty của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, A nhận thấy clathrate không đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nên ngày 29/3/2015. A fax cho B thông báo rằng họ không lấy hàng với số lượng lớn Y. Công ty B khởi kiện công ty A vi phạm hợp đồng, yêu cầu Tòa án buộc công ty A tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách mua hàng và thanh toán tiền cho B.
Biết rằng việc gửi thư lên cơ quan quản lý dược phẩm FDA thể hiện sự chấp nhận giao kết hợp đồng theo tập quán ngành hàng dược phẩm.
1 – CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng.
2 – Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
7. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi. (1 điểm)
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. (1 điểm)
Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên. (1 điểm)
Lý thuyết
“Thương mại tự do” có mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kẻ thắng và người thua trong thương mại quốc tế ngày nay? (2 điểm)
Bài tập
Bên bán (nhà cung cấp thịt gia súc sơ chế – Anh) và bên mua (Công ty VISSAN – Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thịt bò vào ngày 14/4/2015. Ngày giao hàng là 15/5/2015 + 1 – 2 tuần, theo hợp đồng, hàng phải được gửi đến kho của VISSAN tại TPHCM, Việt Nam.
Sau khi hợp đồng được giao kết thành công, giá thịt bò tại Anh tăng đột biến và nhà cung cấp của bên bán không thể giao hàng cho họ trong thời điểm dự kiến vì vậy bên bán cũng khó đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cho VISSAN.
Vào đầu tháng 6/2015, chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò vì phát hiện thịt bò xuất xứ từ Anh nhiễm vi rút gây bệnh bò điên.
Theo lệnh cấm này, thịt bò nhập khẩu có xuất xứ từ tất cả các nước thuộc châu Âu sau ngày 7/6/2015 sẽ không được thông quan.
Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển cập cảng trong vòng 5 ngày kể từ ngày 2/6 sẽ vẫn được phép đưa hàng vào bên trong biên giới.
Vì hàng hóa không được giao đúng hạn nên lệnh cấm nhập khẩu khiến cho bên bán không thể tiếp tục giao hàng. Bên mua lúc này đề nghị bên bán gửi hàng đến kho hàng thứ hai của họ tại Cambodia.
Người bán từ chối đề nghị này với lý do hợp đồng vô hiệu do lệnh cấm của chính phủ Việt Nam thuộc trường hợp bất khả kháng.
Anh chị hãy cho biết
1 – Lệnh cấm này của Chính phủ Việt Nam có phù hợp với Luật WTO mà nước này là thành viên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
2 – Biết rằng Anh không tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), xác định giao dịch trên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG không và CISG có thể được áp dụng điều chỉnh giao dịch này trong trường hợp nào? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
3 – Giả sử CISG được áp dụng, người bán có được miễn trách trong trường hợp này hay không?
8. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38C
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38C
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng. (1 điểm)
Lý thuyết
Theo anh chị, trong khuôn khổ WTO, các nước đang và kém phát triển có nên được phép duy trì mức thuế quan cao hơn hiện nay để hạn chế sự thiệt hại đối với nền kinh tế vốn kém sức cạnh tranh hơn các thành viên WTO khác khi mở cửa thị trường không? Vì sao? (2 điểm)
Bài tập
Trước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc gia A (ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng là 50%. Khi đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống còn 30% theo lộ trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của WTO. Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý: (5 điểm)
1 – Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
2 – Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép dùng trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay không?
3 – Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C. Liệu A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
4 – Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản phẩm thép tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động này của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy định của WTO?
9. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp HS38B – HC38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: HS38B – HC38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae. (1 điểm)
Lý thuyết
Phân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh? (2 điểm)
Bài tập
Ngày 23/5/2015 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines – chưa là thành viên của CISG) gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá 100 USD/bếp. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày Gila nhận được chào hàng.
Trường hợp 1
Các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này? (1 điểm)
Trường hợp 2
Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2015 Gila nhận được chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ thể như sau: (1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp, (2) bổ sung điều khoản bên bán có trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể từ ngày bên mua nhận hàng, (3) giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010, (4) yêu cầu Nexo giao hàng vào ngày 5/7/2015. Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày 05/07/2015, Gila thông báo với Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện đòi bồi thường do hành vi không giao hàng đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao? (3 điểm)
10. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị kinh doanh K38
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Quản trị kinh doanh K38
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980. (1 điểm)
Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với dòng sản phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là 10%. Tuy nhiên trên thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu sữa tươi được áp dụng đối với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật Bản mức thuế là 8%.
1 – Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO hay không? Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được xem là phù hợp?
2 – Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc gia trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi phạm WTO không? Trường hợp nào thì được áp dụng?
11. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Ths Lê Tấn Phát
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu hàng hóa (so với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) là 2% thì được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ thương mại. (1.5 điểm)
Khi cam kết kết quả của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức. (1.5 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Công ty VILIX của Việt Nam gửi thư chào bán một số mẫu túi da cho Công ty Hagu của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2013).
Nhận được chào hàng ngày 10/1/2013, Công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ thuộc về trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Anh chị hãy cho biết:
1 – Trong trường hợp nào, CISG được áp dụng?
2 – Giả sử CISG được áp dụng trong tình huống này:
a – Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
b – Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận được vào 23/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
12. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lợi chấp nhận trễ hạn của người được chào hàng gửi đến cho người chào hàng ban đầu không được coi là một chấp nhận chào hàng. (1 điểm)
Theo ADA, một trong những biện pháp chống bán phá giá mà WTO cho phép các quốc gia áp dụng đối với hàng hóa bị kết luận đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là biện pháp tạm thời không được thông quan vào quốc gia tiến hành điều tra. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. (1 điểm)
Bài tập
Sau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo điều kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó, QG A quyết định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ô tô nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet trong khi không áp dụng chính sách tương tự đối với ô tô nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh tranh nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho ngành sản xuất ô tô nội địa.
Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định của WTO./.
13. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39 Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms. (1 điểm)
Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO. (1 điểm)
Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT. (1 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Công ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi chào hàng bán 10 tấn hạt hồ tiêu có xuất xứ Brazil cho công ty B có trụ sở tại Trung Quốc. Chào hàng ghi rõ: “Chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi là 12/03/2014. Giá cả sẽ được các bên thỏa thuận sau khi bên mua chấp nhận chào hàng. Thời hạn giao hàng là ngày 15/8/2014”.
Câu hỏi 1
Vào ngày 27/3/2014, công ty B gửi lại chấp nhận chào hàng cho bên bán, trong đố bổ sung thêm điều khoản sau: “Điều kiện giao hàng FOB Los Angeles Incoterms 2010, giá cả sẽ được tính theo giá thị trường vào thời điểm bên mua nhận được hàng hóa”. Công ty A đồng ý ngay và tiến hành thực hiện hợp đồng. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp và công ty A cho rằng giữa các bên không tồn tại hợp đồng vì quy định về giá cả không phù hợp với quy định của CISG.
Hỏi hợp đồng giữa các bên có được giao kết theo quy định của CISG không?
Câu hỏi 2
Giả sử Công ty A có giao kết hợp đồng với nhà cung cấp hạt hồ tiêu là công ty C có trụ sở tại Brazil để giao hàng cho công ty B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do giá cả hạt hồ tiêu tăng cao vì mưa lớn tại Tanzania làm nguồn cung khan hiếm, công ty C gửi yêu cầu tăng giá bán hàng cho công ty A vào ngày 12/6/2014.
Công ty A không đồng ý tăng giá hàng hóa, công ty C tuyên bố hủy hợp đồng và không cung cấp hàng hóa cho công ty A ngày 01/7/2014.
Vào ngày 12/8/2014, công ty A gửi email thông báo cho công ty rằng không thể cung cấp hạt hồ tiêu do trường hợp bất khả kháng từ phía nhà cung cấp. Công ty B hủy hợp đồng với công ty A và yêu cầu bồi thường thiệt hại, công ty A không đồng ý vì cho rằng mình được miễn trách theo CISG.
Hỏi Công ty A có được miễn trách trong trường hợp này?.
14. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 39D
Cập nhật ngày: 18/12/2017
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 39D
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Hiền
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO. (1 điểm)
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc. (1 điểm)
Điều XX GATT 1994 cho phép quốc gia có thể làm trái nghĩa vụ WTO nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người, động thực vật nếu quốc gia đó chứng minh biện pháp dưa ra là cần thiết. (1 điểm)
WTO cấm hoàn toàn mọi hình vi bán phá giá. (1 điểm)
Lý thuyết
Bài tập
Ngày 25/05/2014 Công ty BMA (trụ sở tại Thái Lan – chưa là thành viên CISG) gửi chào hàng cho công ty Fimeco (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 7000 chai rượu vang trắng Chardonary với giá 20 USD/chai. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày chào hàng gửi đi.
Trường hợp 1. Các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp, và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng này? (1,5 điểm).
Trường hợp 2. Các bên có thoả thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2014 Fimeco nhận được chào hàng này và fax sang chi BMA cùng ngày , yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 18 USD/chai, bổ sung điều khoản giao hàng theo CIF Singapore port, Incoterm 2010 đồng thời yêu cầu BMA giao hàng vào ngày 5/6/2014. Nhận được fax của Fimeco, BMA không trả lời. Ngày 5/6/2014 Fimeco thông báo với BMA rằng Fimeco đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ BMA. Fimeco yêu cầu BMA phải giao hàng ngay nếu không Fimeco sẽ khởi kiện do hành vi không giao hàng đúng hạn của BMA. Anh/chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của BMA có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao (2,5 điểm).
15. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF41
Cập nhật ngày: 24/12/2018
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Vy, Cô Thúy.
Bài tập 1
Doanh nghiệp X là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, có trụ sở và nhà máy đặt tại quốc gia A, một thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm trở lại đây, X vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có quốc gia B, cũng là thành viên WTO. Để bảo vệ nền công nghiệp thép, dưới sự vận động hành lang ráo riết từ X, A đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác. (6 điểm)
Quan ngại trước những tác động xấu từ biện pháp trên của A. Hiệp hội ngành Thép nước B đã khiếu nại biện pháp của A lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Hỏi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý hay không? Tại sao?.
Biện pháp của A có vi phạm quy định của WTO hay không? Tại sao?
Giả sử cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thụ lý vụ việc trên, A có thể dựa vào những điều khoản nào của WTO để không bị thua kiện trước quốc gia B?
Bài tập 2
Công ty A không trả lời. Công ty B gửi email yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty B theo hợp đồng đã được giao kết, nếu không sẽ khởi kiện công ty A. Công ty A trả lời rằng không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và B nên không có nghĩa vụ giao hàng.
CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng. (2 điểm)
Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên. (2 điểm)
16. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41E
Cập nhật ngày: 14/06/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41E
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên. (1 điểm)
Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
Lý thuyết
Phân tích về quy tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) Hiệp định GATT.
Bài tập
Công ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh Công ty ABC (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty ABC liên hệ trực tiếp với Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty ABC đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu công ty ABC giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng. Do đó, Công ty Fuji Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các Fuji Food và ABC?
Nếu CISG được áp dụng, công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
17. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Dân sự 41
Cập nhật ngày: 17/06/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự K41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó. (1 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định GATT, thành viên WTO chỉ dành các ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tương tự xuất xứ từ các quốc gia thành viên trong khi các quy định luật lệ nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Lý thuyết
Trình bày về nguyên tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) trong Hiệp định GATT.
Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
18. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41A
Cập nhật ngày: 10/07/2019
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Thầy Hy.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận là phương thức thông qua quyết định duy nhất ở Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc MFN, chính phủ các quốc gia phải dành những ưu đãi như nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, cá nhân mang quốc tịch của một trong hai thành viên WTO đang tranh chấp sẽ không thể trở thành hội thẩm viên của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp cho các thành viên này.
Lý thuyết
Phân tích điều kiện áp dụng ngoại lệ về thiết chế thương mại khu vực trong WTO. (2 điểm)
Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2019. Ngày 18 tháng 02 năm 2019, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
19. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế VB2
Cập nhật ngày 16/01/2020.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: VB2
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thuận Giang.
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm hàng hóa của các thành viên khác. (1 điểm)
Lý thuyết
Tình huống 1: Cam kết của Trung Quốc đối với các thành viên WTO về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%.
Giả sử Trung Quốc và Mỹ là thành viên WTO, còn Bắc Triều Tiên thì không. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 12% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Giả sử Trung Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên đều là thành viên của WTO. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 10% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Tình huống 2: Ngày 28/11/2016 thương nhân A (trụ sở tại Pháp – Quốc gia thành viên CISG 1980) gửi cho thương nhân B (trụ sở tại Việt Nam – quốc gia thành viên CISG 1980) qua đường bưu điện một chào hàng có ấn định thời gian trả lời là từ 05/12/2016 đến 15/12/2016. Tuy nhiên, ngày 01/12/2016, do giá cả đột ngột tăng cao nên A không muốn tiếp tục chào hàng của mình. B sẽ nhận được chào hàng ngày 05/12/2016. Căn cứ vào CISG 1980, A có thể làm gì để chấm dứt hiệu lực của chào hàng trong trường hợp này. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 15/3/2016, Công ty A (có trụ sở tại TP. HCM) gửi cho Công ty B (trụ sở tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD, trả lời trước ngày 28/3. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả lời lại trước ngày 17/4. A đã nhận được trả lời này vào ngày 27/3. Ngày 14/4, công ty B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông báo cho công ty A về việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày 15/4, Công ty A gửi fax trả lời đồng ý với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu cầu công ty B bán hàng theo đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa thuận vì howpjd dồng đã được ký kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài quốc tế VIAC để giải quyết tranh chấp và chọn luật Đức làm pháp luật áp dụng.
Anh chị hãy:
Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2017, Đức là thành viên từ ngày 01/01/1991. (1.5 điểm)
Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích. (2.5 điểm)
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Tuyển Tập Nhận Định Môn Công Pháp Quốc Tế
1 – Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có thể mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với quy định của Công ước viên 1961 nếu như nước cử đại diện và nước nhận đại diện thỏa thuận với nhau.
2 – Để một quốc gia có thể tiến hành bảo hộ ngoại giao thì điều kiện quan trọng nhất là phải có sự vi phạm pháp luật rõ ràng từ phía quốc gia nơi người được bảo hộ cư trú..
3 – Nguồn của Luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế – (1đ)
4 – Theo pháp luật Việt Nam, văn bản ký Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam và Nghị viện Cộng hòa Pháp là điều ước quốc tế.
5 – Luật quốc tế chỉ khác luật quốc gia ở đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh – (1đ)
6 – Vùng nước biển phía trên thềm lục địa có chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế
7 – Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia thành viên sau khi được chuyển hóa vào pháp luật quốc gia – (1đ)
8 – Bảo hộ công dân chính là hoạt động giúp đỡ công dân gặp khó khăn ở nước ngoài – (1đ)
9 – Khi có tranh chấp, các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp đó trước Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc.
10 – Tòa án Công lý quốc tế không thể tiến hành phân xử một vụ tranh chấp nếu không có đủ các bên tranh chấp đồng ý về thẩm quyền của Tòa..
11 – Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận nhưng không phải mọi thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế đều là các điều ước quốc tế.
12 – Quyền đi lại không gây hại không phải là một quyền tự do đi lại tuyệt đối của các tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển.
13 – Ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển.
14 – Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được coi là hợp pháp phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
15 – Thềm lục địa địa chất chính là thềm lục địa pháp lý.
16 – Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế – (1đ)
17 – Công nhận quốc tế được đặt ra khi có xuất hiện của Chính phủ mới.
18 – Tiếp giáp lãnh hải thực chất là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Thi Môn Tư Pháp Quốc Tế trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!