Đề Xuất 3/2023 # Đề Thi Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Học Kì 1 Có Đáp Án # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Đề Thi Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Học Kì 1 Có Đáp Án # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Thi Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Học Kì 1 Có Đáp Án mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để giúp các bạn cũng cố lại kiến thức để phục vụ cho việc kiểm tra,, Kiến Guru giới thiệu đến các em đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1. Đề thi gồm 20 câu phân loại theo từng mức độ từ cơ bản đến nâng cao.

Đề kiểm tra dưới dây mang tính tham khảo để các bạn có thể làm quen với cấu trúc đề và giúp cho bạn ôn tập lại 1 số kiến thức quan trọng trong học kì 1 

I. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần câu hỏi ( Gồm 20 câu )

Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động có thể coi là chất điểm?

A. Chiếc ô tô tải đi qua một cái cầu.

B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

C. Chiếc máy bay đang chuyển động trên một đoạn đường băng.

D. Một con sâu bò từ đầu đến cuối một chiếc lá.

Câu 2: Chuyển động của một vật là sự thay đổi

A. vị trí của vật đó so với vật làm mốc theo thời gian.

B. vị trí của vật đó so với một vật khác

C. khoảng cách của vật đó so với vật

D. vị trí của vật đó theo thời gian.

Câu 3: Trong các vật dưới đây vật có thể chuyển động thẳng đều là:

A. Quả táo chín rơi từ cành cây cao xuống đất.

B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang.

C. Pít-tông chạy đi, chạy lại trong xilang.

D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao.

Câu 4: Tìm câu sai.

A. Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần theo thời gian.

B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.

D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức

(a và v0 cùng dấu )

Câu 5: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. vật đó chuyển động theo chiều dương.

D. có tích gia tốc với vận tốc A.v không đổi.

Câu 6: Chuyển động tròn đều không có đặc điểm

A. quỹ đạo là đường tròn.

B. véctơ vận tốc dài không đổi.

C. độ lớn vận tốc dài không đổi.

D. vectơ gia tốc luông hướng vào tâm.

Câu 7: Chuyển động của vật nào sau đây có thể được xem là chuyển động rơi tự do?

A. Một hòn đá được thả từ trên đỉnh tòa tháp cao xuống.

B. Một máy bay đang hạ cánh.

C. Một chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.

D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn cầu nhảy xuống nước.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng.

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đó phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Một vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 9: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn

A. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau.

B. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn bằng nhau.

C. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn khác nhau.

D. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn khác nhau.

Câu 10: Trong các hình dưới đây, hình biểu diễn chuyển động thẳng đều là

Câu 11: Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc giảm đi thì hệ số ma sát giữa hai mặt đó sẽ

A. tăng lên.

B. giảm đi.

C. không thay đổi.

D. có thể tăng hoặc giảm.

Câu 12: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 6 km/h và trên quãng đường sau là 9 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là

A. 6 km/h.

B. 7,5 km/h.

C. 7,2 km/h.

D. 15 km/h.

Câu 13: Một người đi trong nửa giờ thời gian đầu với tốc độ trung bình 2,5 km/h, nửa thời gian sau với tốc độ trung bình là 4,5 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là

A. 3 km/h.

B. 3,5 km/h.

C. 4,5 km/h.

D. 7 km/h.

Câu 14: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 10 – 5t (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Chọn phát biểu đúng.

A. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

B. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

C. Thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa độ.

D. Chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương.

Câu 15: Cứ sau mỗi giây, một chất điểm lại chuyển động quãng đường là 5 m. Chọn phát biểu đúng.

A. Chất điểm chuyển động thẳng đều.

B. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

C. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

D. Tốc độ tức thời của chất điểm luôn luôn bằng 5 m/s.

Câu 16: Tại thời điểm ban đầu, một chất điểm qua vị trí cách gốc tọa độ 20 m về phía âm của trục tọa độ và đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 4 m/s về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là

A. x = 20 + 4t.

B. x = -20 + 4t.

C. x = 20 – 4t.

D. x = -20 – 4t.

Câu 17: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 8 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 64 m. Gia tốc của ô tô là

A. – 0,5 m/s2.

B. 0,2 m/s2.

C. – 0,2 m/s2.

D. 0,5 m/s2.

Câu 18: Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc cảu Trái Đất đối với trục quay của nó là

A. 7,27.10-4 rad/s.

B. 7,27.10-5 rad/s.

C. 6,20.10-6rad/s.

D. 5,42.10-5 rad/s.

Câu 19: Một hành khách ngồi trong toa A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều đang chuyển động như nhau. So với sân ga thì

A. tàu A đứng yên, tàu B chạy.

B. tàu A chạy, tàu B đứng yên.

C. cả hai đều chạy.

D. cả hai tàu đều đứng yên.

Câu 20: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Coi chuyển động ném ngang của viên bi là tổng hợp của hai chuyển động đồng thời: chuyển động thẳng đều theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Sau giây đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của viên bi đối với mặt đất la

A. 21,8 m/s.

B. 10,9 m/s.

C. 7,75 m/s.

D. 15,5 m/s.

II. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần Đáp án 

Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần hướng dẫn giải chi tiết

Kiến xin gửi tới bạn đọc lời giải chi tiết một số câu hay và ứng dụng nhiều trong đề. 

Câu 4: C

Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì gia tốc a luôn cùng phương, chiều với vận tốc.

Khi vật chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a luôn cùng phương, ngược chiều với vận tốc.

Câu 11: C

Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không phụ thuốc vào lực ép, chỉ phụ thuộc vào bản chất vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc.

Câu 12: C

Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là:

(km/h)

Câu 13: B

Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là:

(km/h)

Câu 14: D

Vật chuyển động thẳng đều: x = xo + vt, v = – 5m/s < 0, nên vật chuyển động ngược chiều dương.

Câu 16: C

Vật chuyển động về phía âm của trục tọa độ nên v = -4 m/s.

Ban đầu (t = 0) thì x0 = 20.

Vậy phương trình chuyển động của chất điểm là x = 20 – 4t (m)

Câu 17: A

Ta có: v2 – v02 = 2as

(m/s)

Câu 18: B

Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là:

Câu 19: B

Tàu A chạy, tàu B đứng yên. Vì ta thấy toa tàu B và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau mà gạch lát sân ga thì đứng yên nên tàu B sẽ đứng yên còn tàu A chuyển động.

Câu 20: D

Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Hóa Có Đáp Án 2022

 Kiến Guru chia sẻ tới các em học sinh mẫu đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa có đáp án 2020. Mẫu đề thi bao gồm 12 câu trắc nghiệm và 3 bài tập tự luận, làm trong vòng 90 phút. Đề thi bám sát với chương trình của Bộ Giáo Dục năm học 2019-2020. Kèm theo đấy là hướng dẫn phương pháp, lời giải chi tiết giúp các em ôn tập tốt cho kì thi sắp tới.

I. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa có đáp án (Thời gian: 90 phút) 

Phần 1: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1.  Có bao nhiêu anion các ion sau: Na+, 

 A.  5.                B.  3.                  C.  1.                 D.  2.

Câu 2.  Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi điều gì?

A. Sự góp chung các electron độc thân.

B. Sự cho nhận cặp electron hoá trị.

C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 3.  Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

A.  0                 B.  2+                  C.  1-                D.  1+.

Câu 4.  Trong phân tử của hợp chất nào sau đây có liên kết ion?

Câu 5.  Phân tử Br2 có liên kết hóa học thuộc loại liên kết nào sau đây:

A. Liên kết cộng hóa trị không cực.                   B.  Liên kết cộng hóa trị có cực.

B. Liên kết ion.                                                      D.  Liên kết hiđro.

Câu 6.  Trong phân tử HF, HCl, HBr, HI đều có chung 1 dạng liên kết đó là:

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực.

D. Liên kết đôi.

Câu 7.  Cho độ âm điện của các nguyên tố sau: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

Câu 8.   Trong phân tử S, số oxi hóa của S là:

A.  +2               B.  +4                 C.  +6                  D.  -1

Câu 9.  Trong phản ứng  tác dụng với  tạo ra sản phẩm , NO và  thì một phân tử  sẽ

A.  Nhường 1 electron.

B.  Nhận 1 electron.

C.  Nhường 3 electron.

D.  Nhường 2 electron.

Câu 10. Trong phản ứng: CO   +    →  Fe   +   

CO đóng vai trò là:

A. Chất oxi hóa.

B. Vừa chất oxi hóa, vừa là chất khử.     

C. Oxit trung tính.

D. Chất khử.

Câu 11.  Cho các phản ứng sau:

Các phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. (2) và (3).

B. (1) và (2).

C. (1) và (4).

D. (3) và (4).

Câu 12. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) trong phương trình là bao nhiêu:

A.  26         B.  28            C.  27          D.  29

Phần 2: TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1: (2,5 điểm) 

Cho biết:

Kí hiệu nguyên tố

O (Z=8)

Ca (Z=20)

Cl (Z=17)

H (Z=1)

Độ âm điện

3,44

1,00

3,16

2,20

1. Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi, canxi và clo.

2.  Xét phân tử 

– Tính hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử Ca và Cl. Cho biết loại liên kết trong phân tử .

– Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử 

3.  Xét hai phân tử HCl và . Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy cho biết phân tử nào có liên kết liên kết cộng hóa trị phân cực? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.

Câu 2 (3 điểm): Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hóa, chất khử trong mỗi phản ứng.

Câu 3 (1,5 điểm). Hàm lượng khối lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30%. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 g nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng vừa đủ với 12,5 ml dung dịch M. Sản phẩm phản ứng thu được sau phản ứng có 

a/ Viết phương trình hóa học giữa S và dung dịch 

b/ Tính hàm lượng phần trăm (về khối lượng) của lưu huỳnh trong loại nhiên liệu nói trên. Nhiên liệu đó có được phép sử dụng không?

II. Đáp án chi tiết đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa có đáp án

Phần 1: TRẮC NGHIỆM

1.B

2.C

3.C

4.A

5.A

6.B

7.A

8.B

9.A

10.D

11.A

12.D

Câu 1:

Phương pháp:

– Anion là các ion mang điện tích âm

– Cation là các ion mang điện tích dương

Cách giải:

Các anion là 

Câu 2:

Phương pháp:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 3:

Phương pháp:

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Cách giải:

Trong hợp chất ion, Cl nhận 1e tạo thành 

→ Cl có điện hóa trị là 1-

Câu 4:

Phương pháp:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Cách giải:

Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion NH4+ và Cl-

Câu 5:

Phương pháp:

– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

→ Liên kết hóa học trong phân tử  là liên kết cộng hóa trị không cực

Câu 6:

Phương pháp:

– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị phân cực.

→ Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI đều là các liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 7:

Phương pháp:

– Nếu 0≤ΔX<0,4 thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị không cực

– Nếu 0,4≤ΔX<1,7 thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực

– Nếu ΔX≥1,7 là liên kết ion

Với ΔX là hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố.

Cách giải:

Δ = 2,55−2,2 = 0,35<0,4 → liên kết trong phân tử  là liên kết cộng hóa trị không cực.

Δ = 3,44−2,2 = 1,24 → 0,4≤Δ<1,7 → liên kết trong phân tử  là liên kết cộng hóa trị có cực.

Δ=3,44−2,55=0,89 → 0,4≤Δ<1,7 → liên kết trong phân tử  là liên kết cộng hóa trị có cực

Câu 8:

Phương pháp:

– Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.

– Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.

– Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

– Trong hầu hết hợp chất, số oxi hóa của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, ,…). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp  và peoxit 

Cách giải:

Gọi số oxi hóa của S trong phân tử  là x

→ x+2.(−2) = 0 → x = +4.

Câu 9:

Phương pháp:

Viết các quá trình trao đổi electron và kết luận.

Cách giải:

trong CO nhường 2e tạo thành  nên CO đóng vai trò là chất khử.

Câu 11:

Phương pháp:

– Chất khử là chất nhường electron.

– Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Cách giải:

(1) HCl là chất khử

(2) HCl là chất oxi hóa

(3) HCl là chất oxi hóa

(4) HCl là chất khử

Câu 12:

Phương pháp:

– Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

– Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

– Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

– Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Cách giải:

Vậy tổng hệ số = 5 + 12 + 5 + 1 + 6 = 29

Phần 2: TỰ LUẬN

Bài 1:

Phương pháp:

1. Các bước viết cấu hình electron nguyên tử

– Điền lần lượt các electron vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.

– Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài

– Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hòa hoặc bán bão hòa thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp (chủ yếu là d và f)

2.

– Xét quá trình hình thành cation và anion tương ứng.

– Hai ion tạo thành mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân tử.

Cách giải:

1. Viết cấu hình electron của các nguyên tử

– O (z = 8): 

– Ca (z = 20): 

– Cl (z = 17): 

2.

– Δ=3,16−1=2,16≥1,7 → liên kết trong phân tử  là liên kết ion.

– Nguyên tử Ca nhường 2 electron tạo thành cation 

Ca→+2e

Nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-

Cl+1e→Cl−

Cation  liên kết với 2 anion Cl- tạo thành phân tử 

+2Cl−→

3.

Xét phân tử HCl:

0,4 <  = 3,16 – 2,2 = 0,96 < 1,7 → liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực.

Xét phân tử H2O:

0,4 <  = 3,44 – 2,2 = 1,24 < 1,7 → liên kết trong phân tử  là liên kết cộng hóa trị có cực

Phân tử

Công thức electron

Công thức cấu tạo

HCl

H – Cl

H2O

H – O – H

Bài 2:

Phương pháp:

– Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

– Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

– Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

– Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Cách giải:

Bài 3:

Phương pháp:

a. Viết phương trình phản ứng

b.

– Tính số mol của , từ phương trình suy ra số mol  có trong 10 ml dung dịch

– Lập tỷ lệ, tính được số mol  có trong 500 ml dung dịch

– Bảo toàn nguyên tố S, số mol S trong 100 gam nhiên liệu bằng số mol  có trong 500 ml dung dịch

– Tính hàm lượng % về khối lượng của S trong 100 gam nhiên liệu.

Cách giải:

a.  5+2+2→+2+2

b.  =5.10−3.0,0125= mol

Theo phương trình: = 5/2.= 5/2. = (mol)

Vậy số mol S trong 10 ml dung dịch tác dụng với dung dịch  là mol

Suy ra số mol S trong 500 ml dung dịch là

Vậy số mol S có trong 100 gam nhiên liệu là  mol

Vậy nhiên liệu trên được phép sử dụng.

Trắc Nghiệm Gdqp 11 Bài 3 (Có Đáp Án) – Đề Số 1

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 bài 3 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 11 bài 3 chọn lọc hay nhất.

Đề bài Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 3

1. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào?

a. Lãnh thổ; dân cư; nhà nước

b. Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật

c. Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp

d. Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc

2. Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, quyết định nhất?

a. Dân cư

b. Lãnh thổ

c. Nhà nước

d. Hiến pháp, pháp luật

3. Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào?

a. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân

b. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội

c. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

d. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội

4. Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao gồm những bộ phận nào?

a. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng

b. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

c. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

d. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng

5. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào?

a. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải

b. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa

c. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế

d. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất

6. Vùng lòng đất quốc gia là:

a. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia

7. Vùng trời quốc gia là:

a. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia

b. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia

c. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia

d. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia

8. Vùng nước quốc gia bao gồm:

a. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

b. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới

c. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

d. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải

9. Vùng lãnh hải là vùng biển

a. Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia

b. Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

c. Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

d. Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia

10. Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

a. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế

d. 12 hải lí tính từ đường bờ biển

11. Vùng nội thủy là vùng nước:

a. Nằm ngoài đường cơ sở

b. Bên trong đường cơ sở

c. Nằm trong vùng lãnh hải

d. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải

12. Vùng đất của quốc gia bao gồm:

a. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

13. Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:

a. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới

b. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển

c. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền

14. Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm:

a. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia

b. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia

c. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia

15. Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn

a. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

d. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải

16. Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?

a. Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau

b. Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao

c. Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia

d. Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất

17. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?

a. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

b. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

c. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

d. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

18. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là

a. Văn hóa, là ý chí của dân tộc

b. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc

c. Truyền thống của quốc gia, dân tộc

d. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia

19. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?

a. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối

b. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới

c. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới

d. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ

20. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải còn có những vùng biển nào?

a. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa

b. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa

c. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa

d. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

21. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

b. Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

c. Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí

d. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí

22. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lí là vùng lãnh hải

b. Từ mép ngoài lãnh hải ra ngoài 12 hải lí là vùng tiếp giáp lãnh hải

c. Từ mép ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển là vùng đặc quyền kinh tế cách 200 hải lí so với đường cơ sở

d. Tính từ vùng lãnh hải ra biển 200 hải lí lãnh hải là vùng thềm lục địa

23. Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là:

a. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế

b. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế

c. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ

d. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực

24. Đường biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam dài bao nhiêu km?

a. 4540 km

b. 4530 km

c. 4520 km

d. 4510 km

25. Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma

b. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

c. Trung Quốc, Lào, Campuchia

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia

26. Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin

b. Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia

d. Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài loan

27. Biến Đông được bao bọc bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

b. Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singgapo, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin, Đài Loan

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Đài Loan

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin

28. Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

a. Là đường lãnh thổ của một quốc gia

b. Là giới hạn ngoài của mặt đất quốc gia

c. Là mặt phẳng giới hạn không gian của một quốc gia

d. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

29. Một trong những nội dung về chủ quyền biên giới quốc gia là gì?

a. Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đối với lãnh thổ

b. Chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

c. Là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ

d. Thuộc chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

30. Tên gọi nào sau đây không chuẩn về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?

a. Đường biên giới trên bộ

b. Biên giới trên không

c. Biên giới trên biển

d. Biên giới quốc gia trên đất liền

Đáp án 

Trắc nghiệm: 1a; 2b; 3c; 4a; 5d; 6b; 7c; 8c; 9d; 10a; 11b; 12c; 13d; 14a; 15c; 16a; 17c; 18d; 19c; 20b; 21c; 22d; 23a; 24d; 25c; 26a; 27b; 28d; 29c; 30a

Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Tin Học 12 Có Đáp Án (Đề 1).

Đề kiểm tra Tin học 12 – Học kì 2

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm(5 điểm) Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Biểu mẫu được thiết kế để:

A. Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu

B. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh

C. Lưu trữ dữ liệu

D. Câu A và B đúng

Câu 2: Trong chế độ biểu mẫu, muốn lọc các bản ghi theo ô dữ liệu đang chọn, sau khi đã chọn ô dữ liệu, ta nháy nút lệnh nào sau đây?

A.

B.

C.

D.

Câu 3: Mọi thao tác như xem, tạo, sửa, xóa liên kết đều được thực hiện trong cửa sổ nào sau đây?

A. Show Table

B. Form Wizard

C. Relationship

D. Design View

Câu 4: Hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi là:

A. Chế độ thiết kế, chế độ trang dữ liệu

B. Chế độ trang dữ liệu, chế độ mẫu hỏi

C. Chế độ mẫu hỏi, chế độ biểu mẫu

D. Chế độ biểu mẫu, chế độ thiết kế

Câu 5: Trong CSDL QuanLi_HS, để tìm các học sinh nữ có địa chỉ ở Hà Nội, ta sử dụng biểu thức lọc nào sau đây?

A. [GT]= “Nữ” OR [DiaChi] = “Hà Nội”

B. GT= [Nữ] AND DiaChi = [Hà Nội]

C. GT: “Nữ” NOT DiaChi = ” Hà Nội “

D. [GT]= “Nữ” AND [DiaChi] = “Hà Nội”

Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau?

A. Chọn trường đưa vào báo cáo

B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó

C. Gộp nhóm dữ liệu

D. Thay đổi kích thước các trường trong báo cáo

Câu 7: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

B. Bảng

C. Hàng

D. Cột

Câu 8: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần:

A.Thường xuyên sao chép dữ liệu

B.Thường xuyên thay đổi các yếu tố của hệ thống bảo vệ

C.Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm

D. Giảm số lần đăng nhập vào hệ thống

B. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường

C. Đổi tên một trường

D. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có

Câu 10: Các yếu tố của hệ thống bảo vệ có thể thay đổi trong quá trình khai thác hệ CSDL gọi là:

A. Các tham số bảo vệ

B. Biên bản hệ thống

C. Bảng phân quyền truy cập

D. Mã hóa thông tin

II. Tự luận:(5 điểm)

Bài 1.(1 điểm) Hãy cho biết sự khác nhau giữa chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế của biểu mẫu?

Bài 2.(1 điểm) Mẫu hỏi là gì? Nêu các ứng dụng của mẫu hỏi?

Bài 3.(3 điểm) Hãy cho biết đối tượng cần quản lý và thông tin cần lưu trữ trong bài toán quản lý thư viện? Khi nào thông tin trong CSDL nói trên cần được cập nhật và cập nhật những gì?

Đáp án & Thang điểm

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Thi Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Học Kì 1 Có Đáp Án trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!