Cập nhật nội dung chi tiết về Định Luật Avogadro (Chỉ Áp Dụng Cho Chất Khí Hay Hơi) mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các thể tích khí hay hơi bằng nhau sẽ chứa số phân tử khí hay hơi bằng nhau (hay số mol bằng nhau)”
Chi tiết khái niệm
Định luật Avogadro (chỉ áp dụng cho chất khí hay hơi)
“Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các thể tích khí hay hơi bằng nhau sẽ chứa số phân tử khí hay hơi bằng nhau (hay số mol bằng nhau)”
Thí dụ:
Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí H2 có chứa 6,022.1022 phân tử H2 hay 0,1 mol H2
Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí CH4 có chứa 6,022.1022 phân tử CH4 hay 0,1 mol CH4
Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít hơi nước (H2O) có chứa 6,022.1022 phân tử H2O hay 0,1 mol H2O
Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí heli (He) có chứa 6,022.1022 phân tử He hay 0,1 mol He
Tại sao có phân tử khí hay hơi kích thước lớn nhỏ khác nhau, mà cùng thể tích lại chứa cùng số phân tử, hơi khó hiểu.
Đáng lẽ phân tử có kích thước lớn thì số phân tử phải ít hơn, còn phân tử có kích thước nhỏ thì phải có số phân tử nhiều hơn chứ (trong cùng một thể tích bình chứa bằng nhau). Điều thắc mắc này đúng với chất lỏng hay chất rắn, vì khi ở dạng lỏng hay rắn thì các phân tử tiếp xúc nhau, nên nếu phân tử kích thước lớn thì chiếm thể tích lớn, còn phân tử kích thước nhỏ thì chiếm thể tích nhỏ, nên nếu hai thể tích bình chứa bằng nhau, bình chứa phân tử kích thước nhỏ sẽ chứa số phân tử nhiều hơn so với số phân tử có kích thước lớn. Tuy nhiên khi ở dạng khí thì các các phân tử ở cách xa nhau, khoảng cách giữa hai phân tử rất lớn so với kích thước của phân tử. Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, coi như khoảng cách trung bình giữa các phân tử khí bằng nhau, không phụ thuộc vào kích thuớc lớn hay nhỏ của phân tử, nên trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các thể tích khí bằng nhau sẽ chứa số phân tử bằng nhau. Giống như khi để tiếp xúc nhau thì khoảng cách giữa hai trái banh tennis sẽ nhỏ, còn khoảng cách hai trái banh dùng trong bóng đá sẽ lớn. Nhưng nếu đặt hai quá banh tennis mỗi trái đặt ở một góc sân xa nhau, tương tự đặt hai trái banh bóng đá, mỗi trái đặt ở mỗi góc sân xa nhau (cùng một sân), thì coi như khoảng cách giữa hai trái banh tennis và khoảng cách giữa hai trái banh bóng đá là bằng nhau.
Trong cách nói của tiếng Việt thì khi nói “khí” hiểu là bình thường (điều kiện thường, 25ºC, 1 atm) chất này hiện diện ở dạng khí, còn khi nói “hơi” thì hiểu là bình thường chất này có thể không ở dạng khí mà ở dạng lỏng hay rắn. Thí dụ người ta nói khí hydrogen, khí cacbonic (không nói hơi hydrogen, hơi cacbonic, vì ở điều kiện thường, hydrogen, cacbonic hiện diện ở dạng khí) trong khi người ta nói hơi nước, hơi thủy ngân (không nói khí nước, khí thủy ngân, vì bình thường nước cũng như thủy ngân hiện diện chủ yếu ở dạng lỏng). Tuy nhiên khi nói hơi, hiểu là lấy dạng khí của nó.
Hệ quả của định luật Avogadro
Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, 1 mol bất kỳ khí hay hơi nào củng đều chiếm thể tích bằng nhau. Đặc biệt ở điều kiện tiêu chuẩn (0ºC, 1atm) 1 mol bất kỳ khí, hơi hay hỗn hợp khí hơi nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau, bằng 22,4 lít hay 22 400 mL hay 22 400 cm3.
Thí dụ:
Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol khí CH4 chiếm thể tích 24,64 lít.
Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol khí H2 chiếm thể tích 24,64 lít.
Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol hơi nước (H2O) chiếm thể tích 24,64 lít
Ở điều kiện tiêu chuẩn (0ºC, 1atm), 1 mol khí CH4, 1 mol khí H2, 1 mol hơi nước đều chiếm thể tích bằng nhau, đều bằng 22, 4 lít
Tìm hiểu thêm Định luật Avogadro (chỉ áp dụng cho chất khí hay hơi)
Advertisement
Áp Dụng Định Luật Coulomb
Áp dụng định luật Coulomb
Chúng tôi trích giới thiệu với các bạn một số bản dịch từ tác phẩm Những câu hỏi và bài tập vật lí phổ thông của hai tác giả người Nga L. Tarasov và A. Tarasova, sách xuất bản ở Nga năm 1968. Bản dịch lại từ bản tiếng Anh xuất bản năm 1973.
§26. Áp dụng định luật Coulomb
HS A: Lực tương tác giữa hai điện tích tỉ lệ thuận với tích của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
GV: Em phát biểu định luật này chưa hoàn chỉnh; em đã bỏ sót một số điểm.
HS B: Có lẽ nên nên bổ sung thêm rằng lực tương tác đó tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi Ke của môi trường. Đúng không thầy?
HS A: Giờ thì em hiểu rồi. Có phải ý thầy muốn chúng em bổ sung rằng lực tương tác giữa hai điện tích có phương là đường nối giữa hai điện tích?
GV: Như thế vẫn chưa đủ. Trên phương đó có tới hai chiều mà.
HS A: Vậy thì chúng em phải nói là các điện tích đẩy nhau nếu chúng có cùng dấu và hút nhau nếu chúng trái dấu.
GV: Tốt. Bây giờ nếu gom hết những bổ sung này thì các em sẽ có một phát biểu hoàn chỉnh của định luật Coulomb. Cũng cần nhấn mạnh rằng định luật này nói về tương tác giữa các điện tích điểm.
HS B: Phương trình của định luật Coulomb có thể được viết sao cho nó chứa đầy đủ thông tin về định luật được không thầy? Dạng bình thường
Trong đó hệ số B tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn.
HS A: Nhưng trong phương trình này lực tỉ lệ, không phải với bình phương, mà với lập phương khoảng cách giữa các điện tích!
HS A: Ý thầy nói là em chỉ việc viết ra phương trình (158) nếu được yêu cầu viết định luật Coulomb đúng không? Không cần thêm gì nữa phải không?
GV: Em sẽ chỉ phải giải thích kí hiệu trong phương trình.
HS A: Vậy nếu em viết phương trình (157) thay vì (158) thì sao?
GV: Thì em sẽ phải dùng lời mô tả chiều của lực Coulomb.
HS A: Làm thế nào phương trình (158) cho thấy các điện tích hút hay đẩy nhau?
HS A: Thầy hãy giải thích chúng ta nên biết gì về hệ số B.
GV: Hệ số này tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn. Nếu các em sử dụng hệ đơn vị tĩnh điện tuyệt đối (cgse), thì B = 1; nếu các em sử dụng hệ đơn vị quốc tế (SI), thì B = 1/(4πe0), trong đó hằng số e0 = 8,85.10-12 C2/Nm2 (coulomb bình phương trên newton-mét bình phương).
Chúng ta hãy giải vài bài toán về định luật Coulomb.
Bài toán 1. Bốn điện tích điểm q giống hệt nhau đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông. Hỏi phải đặt điện tích Q có dấu ngược lại và bằng bao nhiêu tại tâm của hình vuông để toàn hệ ở trong trạng thái cân bằng?
HS A: Trong hệ gồm năm điện tích, bốn điện tích đã biết và một điện tích chưa biết. Vì hệ cân bằng, nên tổng lực tác dụng lên từng điện tích trong hệ bằng không. Nói cách khác, chúng ta phải xét sự cân bằng của từng điện tích.
GV: Xét như thế là thừa. Các em có thể dễ dàng thấy rằng điện tích Q ở trạng thái cân bằng, bất kể độ lớn của nó, do vị trí hình học của nó. Do đó, điều kiện cân bằng cho điện tích này chẳng góp ích gì cho bài giải. Do sự đối xứng của hình vuông, bốn điện tích q còn lại là hoàn toàn tương đương. Như vậy, chỉ cần xét điều kiện cân bằng cho một trong bốn điện tích này là đủ, dù là điện tích nào cũng vậy. Chúng ta có thể chọn, ví dụ, điện tích tại điểm A (Hình 100). Có những lực nào tác dụng lên điện tích này?
HS A: Lực F1 do điện tích tại điểm B, lực F2 do điện tích tại điểm D và, cuối cùng, lực do điện tích cần tìm nằm tại tâm của hình vuông.
GV: Tôi thấy không ổn chút nào, tại sao em không xét lực tác dụng bởi điện tích đặt tại C?
HS A: Nó đã bị che khuất bởi điện tích tại tâm của hình vuông.
GV: Đây là một cái sai ngớ ngẩn. Hãy nhớ: trong một hệ điện tích, mỗi điện tích chịu lực tác dụng bởi mọi điện tích khác trong hệ, không có ngoại lệ nào hết. Do đó, em sẽ phải cộng thêm lực F3 tác dụng lên điện tích tại A do điện tích tại C gây ra. Sơ đồ lực cuối cùng được thể hiện ở Hình 100.
HS A: Giờ thì mọi thứ đã rõ. Em chọn phương CA và chiếu toàn bộ các lực tác dụng lên điện tích tại A lên phương này. Tổng đại số của tất cả các hình chiếu lực phải bằng không, tức là
GV: Khá chính xác. Sự cân bằng của hệ điện tích này có bền không?
HS B: Không bền. Đây là cân bằng không bền. Chỉ cần một trong các điện tích hơi lệch một chút, toàn bộ các điện tích sẽ bắt đầu chuyển động và hệ sẽ bị phá vỡ.
GV: Em nói đúng. Thật sự khó nghĩ ra một cách sắp xếp cân bằng bền của các điện tích đứng yên.
Bài toán 2. Hai quả lắc hình cầu có cùng khối lượng và bán kính, có điện tích bằng nhau và được treo bên dưới hai sợi dây cùng chiều dài và treo vào cùng một điểm, được nhúng trong một điện môi lỏng có hằng số điện môi Ke và khối lượng riêng r0. Hỏi khối lượng riêng r của chất liệu làm con lắc phải bằng bao nhiêu để cho góc lệch giữa hai sợi dây trong không khí và trong điện môi đó là như nhau?
HS B: Góc lệch giữa hai sợi dây là do lực đẩy Coulomb giữa hai quả lắc. Gọi Fe1 là lực đẩy Coulomb trong không khí và Fe2 là lực đẩy Coulomb trong điện môi.
GV: Hai lực này khác nhau ra sao?
HS B: Vì, theo điều kiện của bài toán, góc lệch giữa hai sợi dây là như nhau trong cả hai trường hợp, nên khoảng cách giữa hai quả lắc cũng là như nhau. Do đó, độ chênh lệch lực Fe1 và Fe2 chỉ là do hằng số điện môi. Như vậy
Fe1 = KeFe2 (160)
Ta hãy xét trường hợp hai quả lắc nằm trong không khí. Từ sự cân bằng của hai quả lắc, ta kết luận rằng tổng vector của các lực Fe1 và trọng lực sẽ hướng theo phương của sợi dây bởi vì nếu không nó không thể trực đối với phản lực của sợi dây (Hình 101a). Ta suy ra
Fe1/P = tan α
trong đó α là góc hợp bởi sợi dây và phương thẳng đứng. Khi hai quả lắc nhúng chìm trong điện môi, lực Fe1 được thay bằng lực Fe2, và trọng lực P được thay bằng hiệu (P – Fb), trong đó Fb là lực nổi. Tuy nhiên, tỉ số của hai lực mới này, giống như phần trước, phải bằng tanα (Hình 101b). Như vậy
GV: Đáp số của em đúng rồi.
Bài toán 3. Hai quả lắc hình cầu cùng khối lượng m tích điện giống hệt nhau được treo dưới hai sợi dây cùng chiều dài l và treo vào cùng một điểm. Tại điểm treo có một quả cầu thứ ba mang cùng điện tích. (Hình 102). Tính điện tích q của mỗi quả lắc và quả cầu nếu góc hợp bởi hai sợi dây khi quả lắc cân bằng là α.
HS B: Ta sẽ xét quả lắc A. Có bốn lực tác dụng lên nó (Hình 102). Vì quả lắc ở trạng thái cân bằng, nên em sẽ phân tích những lực này ra các thành phần hướng theo hai phương…
GV (cắt ngang): Trong trường hợp đã cho, có một cách giải đơn giản hơn. Lực do điện tích tại điểm treo tác dụng không có ảnh hưởng nào đối với vị trí cân bằng của sợi dây: lực Fe2 tác dụng theo phương của sợi dây và bị triệt tiêu ở mọi vị trí bởi phản lực của sợi dây. Do đó, bài toán đã cho có thể được giải như là không có điện nào tại điểm treo của sợi dây. Các thí sinh thường không biết điều này.
HS B: Như vậy ta sẽ bỏ qua lực Fe2. Vì tổng vector của các lực Fe1 và P phải hướng theo phương của sợi dây nên ta có
Fe1 /P = tan (α/2) (162)
GV: Lưu ý rằng kết quả này không phụ thuộc vào chuyện có mặt hay không có mặt của một điện tích tại điểm treo dây.
HS B: Vì
GV: Đáp số của em đúng rồi.
HS A: Khi nào thì sự có mặt của một điện tích tại điểm treo dây là có nghĩa?
GV: Chẳng hạn, khi cần tìm lực căng dây.
Bài tập
50. Các điện tích +q giống hệt nhau nằm tại các đỉnh của một lục giác đều. Phải đặt tại tâm của lục giác đó một điện tích bằng bao nhiêu để toàn bộ hệ điện tích cân bằng?
51. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q treo bên dưới một sợi dây chiều dài l quay xung quanh một điện tích cố định giống hệt với điện tích của quả lắc (Hình 103). Góc giữa sợi dây và phương thẳng đứng là α. Tính vận tốc góc của chuyển động đều của quả lắc và lực căng của sợi dây.
52. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q có thể quay trong một mặt phẳng thẳng đứng tại đầu của một sợi dây chiều dài l. Tại tâm quay có một quả cầu thứ hai có điện tích cùng dấu và độ lớn với điện tích của quả lắc. Phải truyền cho quả lắc một vận tốc nằm ngang tối thiểu bằng bao nhiêu tại vị trí thấp nhất của nó để cho phép nó quay trọn vòng?
Nếu thấy thích, hãy Đăng kí để nhận bài viết mới qua email
Bài 8. Áp Suất Chất Lỏng. Áp Suất Khí Quyển
Bài giảng Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển sẽ giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng nhất:
– Khái niệm về áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển
– Công thức tính áp suất chất lỏng
Nội dung bài học I. Tóm tắt lý thuyết trong bài giảng 1. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng a. Thí nghiệm * Thí nghiệm 1
Dụng cụ: Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B được bịt bằng một màng cao su mỏng
Tiến hành: Đổ đầy nước vào bình và quan sát hiện tượng
Kết quả: Các màng cao su bị biến dạng (phình ra)
Như vậy:
+ Chất lỏng đã tác dụng áp suất lên đáy bình và thành bình
+ Chất lỏng tác dụng áp suất lên bình theo mọi phương
* Thí nghiệm 2
Dụng cụ: Một bình trụ có đáy là đĩa D tách rời
Tiến hành: Dùng dây giữ đĩa D làm đáy bình và nhấn chìm đáy bình xuống nước, sau đó buông dây giữ đĩa D, dịch chuyển bình theo các phương khác nhau
Kết quả: Đĩa D không rời khỏi đáy
Như vậy:
+ Chất lỏng đã tác dụng áp suất lên đĩa D
+ Chất lỏng tác dụng áp suất lên đĩa D theo mọi phương
* Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình, mà cả lên đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
b. Công thức tính
Công thức p = d.hTrong đó:
p – áp suất chất lỏng (Pa)
d – trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3)
h – chiều cao của cột chất lỏng (m)
* Chứng minh công thức:
Dựa vào công thức tính áp suất đã học, xét khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S, chiều cao h
Áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên bề mặt
Áp lực F = P – trọng lượng của khối chất lỏng
Ta có P = V.d = S.h.d
Suy ra (đpcm)
* Công thức tính áp suất chất lỏng này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, của cột chất lỏng cũng là của điểm đó so với mặt thoáng.
2. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
– Trái đất được bao bọc bởi lớp không khí dày gọi là khí quyển
– Không khí có trọng lượng nên Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh trái đất.
– Áp suất này được gọi là Áp suất khí quyển
Đặc điểm: Áp suất khí quyển tác động theo mọi phương
* Thí nghiệm nhận biết:
– Hút bớt không khí trong hộp sữa vỏ bằng giấy: ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía
– Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, dùng ngón tay bịt 1 đầu và nhấc ống ra khỏi nước: ta thấy nước trong ống không bị chảy ra khỏi ống. Khi bỏ ngón tay thì nước lại chảy ra khỏi ống
II. Ví dụ trong bài giảng Câu 1:
Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000[N/{{m}^{3}}]?
Lời giải:
Áp dụng công thức p = d.h
* Áp suất tại đáy thùng
[{{p}_{1}}=d.{{h}_{1}}=10000.1,2=12000left( Pa right)]
* Tại điểm cách đáy thùng 0,4 m thì
[{{h}_{2}}=1,2-0,4=0,8m]
Áp suất chất lỏng tại điểm này:
[{{p}_{2}}=d.{{h}_{2}}=10000.0,8=8000left( Pa right)]
Câu 2:
Một tàu ngầm đang di duyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất [2,{{02.10}^{6}}N/{{m}^{2}}]. Một lúc sau áp kế chỉ [0,{{86.10}^{6}}N/{{m}^{2}}].
Tàu đã nổi hay lặn xuống?
Tính độ sâu của tàu ngầm trong hai trường hợp trên. Biết nước biển có [d=10300N/{{m}^{3}}]
Lời giải:
1. Áp dụng công thức p = d.h
Áp suất lúc đầu [{{p}_{1}}] lớn hơn áp suất lúc sau [{{p}_{2}}] nên [{{h}_{1}}] lớn hơn [{{h}_{2}}], vì vậy tàu đã nổi lên
2. Độ sâu của tàu trong hai thời điểm trên
[{{h}_{1}}=frac{{{p}_{1}}}{d}=frac{2,{{02.10}^{6}}}{10300}approx 196m]
[{{h}_{2}}=frac{{{p}_{2}}}{d}=frac{0,{{86.10}^{6}}}{10300}approx 83,5m]
Câu 3:
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m
Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3
Tính trọng lượng của không khí trong phòng?
Lời giải:
Thể tích của căn phòng:
V = 4.6.3 = 72 [{{m}^{3}}]
Khối lượng không khí trong phòng:
m = V.D = 72.1,29 = 92,88 kg
Trọng lượng của không khí trong phòng:
P = 10.m = 10. 92,88 = 928,8 N
Khí Áp Là Gì Lớp 6? Tại Sao Có Khí Áp?
Khái niệm khí áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới khí áp?
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau.
Trên trái đất khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp vừa xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể như sau:
Ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam là đai áp cao. Và đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để dễ hình dung, chúng ta có thể quan sát hình vẽ sau:
Nguyên nhân dẫn đến thay đổi khí áp
Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng và sức nén càng nhỏ khí áp giảm. Và ngược lại càng xuống thấp sức nén càng nặng dẫn đến khí áp tăng.
Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm, tỷ trọng tăng dẫn đến khí áp tăng. Và ngược lại, nhiệt độ tăng, tỷ trọng giảm thì khí áp thấp.
Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Khi không khí chứa nhiều hơi nước khiến khí áp giảm. Đồng thời khi nhiệt độ cao hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm cho khí áp giảm.
Tại sao có khí áp?
Do đó không những tồn tài một cách thiết thực mà không khí còn có chất lượng. Chất lượng này tạo ra áp lực lên Trái Đất và các vật thể của Trái Đất và chúng ta gọi đó là khí áp.
Tại sao có khí áp? Vì không khí có trọng lượng. Tuy có trọng lượng nhẹ ( 1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng khí quyền có chiều dày trên 60.000km nên trọng lượng đó cũng tạo nên sức ép lớn vào bề mặt Trái Đất.
Câu hỏi: Khí áp tại một điểm là gì?Trả lời: Khí áp của cột không khí thẳng đứng có tiết diện 1cm2 và chiều cao bằng bề dày khí quyển được chọn là khí áp tại một điểm.
Câu hỏi: Khái niệm khí áp trung bình chuẩn:Trả lời: Khí áp trung bình chuẩn là khí áp ở ngang mặt biển bằng đúng trọng lượng cột thủy ngân tiết diện 1cm2 và chiều cao 760mm.
Câu hỏi: Dụng cụ đo khí áp là gì? Đơn vị đo khí áp là gì?Trả lời: Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. Có hai đơn vị đo khí áp là milimet thủy ngân (mmHg) và Bar (1 bar = 1.000 milibar).
Câu hỏi: Các đai áp cao phân bố vùng vĩ độ cao, các đai áp thấp phân bố ở vĩ độ thấp. Đúng hay saiĐáp án: Sai. Vì các đai áp cao phân bố không liên tục, xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp sinh đạo.
Câu hỏi: Vào ban đêm, vùng biển có khí áp cao hơn vùng đất liền kề cận là đúng hay sai?Đáp án: Sai
3.6
/
5
(
7
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Định Luật Avogadro (Chỉ Áp Dụng Cho Chất Khí Hay Hơi) trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!