Đề Xuất 5/2023 # Định Luật Bảo Toàn Tính Mạng Trong Phim Kinh Dị # Top 11 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Định Luật Bảo Toàn Tính Mạng Trong Phim Kinh Dị # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Định Luật Bảo Toàn Tính Mạng Trong Phim Kinh Dị mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kinh dị – thể loại phim phá vỡ mọi định luật, nhưng thực chất vẫn có một vài nguyên tắc nhất định để bảo toàn tính mạng, chí ít là đến tận phút 89. Liệt kê sơ sơ một vài gạch đầu dòng xem sao, biết đâu một ngày đẹp trời nào đấy lại phải trải qua.

Đừng mập

Những thanh niên mỡ màng này sinh ra để làm bia đỡ đạn là chính, không có tác dụng phụ nào cả. Lý do được đưa ra nghe rất bùi tai: chạy không kịp.

Đừng tóc vàng

Hot girl của bộ phim, đặc biệt là dòng phim chặt chém máu me thì mặc định góp mặt. Thường chết đầu tiên nhưng trong một vài trường hợp sẽ được ưu ái sống lâu hơn đôi chút.

Đừng da đen

Ngoại trừ Get Out (Us mình chưa xem) thì chưa từng có bộ phim nào mà anh da đen trở thành người sống sót sau cùng cả. Kiểu gì cũng tạch trước nhân vật chính. Trong một số tác phẩm nhân vật này lại đóng vai người hùng, vô tình bị cuốn vào dòng sự kiện và giúp cho main thoát chết.

Đừng biết tuốt

Hiếm có trường hợp nào mà mấy ông đầu to mắt cận thoát được kiếp nạn cả. Thường chia sẻ những ý tưởng có ích tuy nhiên chẳng bao giờ hoàn thành được phần thi của mình.

Đừng phản bội

Không có một kết cục tốt đẹp nào dành cho nhân vật này cả. Bảo đảm 100%

Đôi khi chày trật sống được tới áp chót nhưng vẫn phải chấp nhận kiếp làm mồi cho ác nhân, chỉ bởi vía của main quá lớn.

Đừng yếu đuối

Nếu đây là nhân vật phụ thì số phận đã được định đoạt rồi, khỏi lăn tăn làm gì.

Tuy nhiên nếu đây là main thì chắc chắn sẽ có một pha chuyển mình đáng kinh ngạc sau khoảng một nửa thời lượng phim. Đã từng có khá nhiều nhân vật kiểu như này xuất hiện trên màn ảnh, thường là nữ và The Descent chính là một ví dụ tiêu biểu.

Còn nếu vẫn không chịu cứng cỏi hơn thì…bạn biết rồi đấy.

Đừng chần chừ

Những ông thiếu quyết đoán, hay do dự thì cũng tạch là cái chắc. Một trong những tình huống kinh điển của phim kinh dị, đặc biệt là dòng phim quái vật, đó là: mình có nên bắn nó hay không nhỉ?

Đừng phớt lờ những lời cảnh báo

Đáng lẽ cái dòng này phải nằm ở trên kia mới phải. Hầu hết mọi sai lầm tai hại đều bắt nguồn từ việc bước vào khu vực có gắn biển đầu lâu xương chéo, hay tọc mạch vào những đồ vật không thuộc về mình bất chấp lời can ngăn từ người xung quanh.

Đừng ăn mừng quá sớm

Cũng như trong bóng đá vậy. Hậu quả của việc ăn mừng trước khi quả bóng bay vào lưới có thể sẽ là một pha phản công thần tốc đến từ đội bạn. Nhưng hành động này sẽ còn tai hại gấp nhiều lần nếu xảy ra trong phim dị. Cái giá phải trả sẽ luôn là mạng sống, không phải của mình thì cũng của thằng khác.

Trẻ con thì cái gì cũng biết

Có vẻ như các nhà làm phim, không chỉ Hollywood mà bất cứ nền điện ảnh nào khác cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào mầm non tương lai của đất nước, khi mà chúng nó toàn phát hiện ra những thứ không nên thấy. Đáng tiếc là người lớn lại thường bỏ qua những thông điệp của con trẻ bằng câu nói “trẻ con thì biết cái gì”.

Quan trọng nhất, phải là nhân vật chính

Và nếu chỉ là kép phụ thì mấy chục năm cuộc đời cũng coi như bỏ.

Sẵn đây, nhân vật chính trong phim kinh dị thường là một người đàn ông/phụ nữ nhìn có vẻ gì đó chừng mực và tỉnh táo hơn so với các đối tượng còn lại. Đôi khi còn là một cặp đôi nhưng hầu hết trường hợp sẽ tạch một trong hai người, hiếm khi nào cả hai đều vượt cạn thành công.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là đích đến cuối cùng.

Nếu bộ phim này có một cái kết mở thì…

Áp Dụng Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng Và Định Luật Bảo Toàn Động Lượng

Chúng tôi trích giới thiệu với các bạn một số bản dịch từ tác phẩm Những câu hỏi và bài tập vật lí phổ thông của hai tác giả người Nga L. Tarasov và A. Tarasova, sách xuất bản ở Nga năm 1968. Bản dịch lại từ bản tiếng Anh xuất bản năm 1973.

§10. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn động lượng

GV: Để mở đầu, tôi muốn nêu ra một vài bài toán đơn giản. Bài thứ nhất: Hai vật trượt không ma sát xuống hai mặt phẳng nghiêng có độ cao H bằng nhau nhưng với hai góc nghiêng khác nhau 2. Vận tốc ban đầu của hai vật bằng không. Tìm vận tốc của hai vật tại cuối đường đi của chúng. Bài thứ hai: Chúng ta biết công thức biểu diễn vận tốc cuối của một vật theo gia tốc và quãng đường đi v = (2as) dùng cho trường hợp khi không có vận tốc ban đầu. Công thức này sẽ có dạng như thế nào nếu như vật có vận tốc ban đầu v0? Bài thứ ba: Một vật được ném từ một độ cao H với vận tốc nằm ngang v0. Tìm vận tốc của nó khi nó rơi chạm đất. Bài thứ tư: Một vật được ném lên hợp một góc với phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Tìm độ cao cực đại mà vật lên tới.

HS A: Em sẽ giải bài thứ nhất theo cách như sau. Trước tiên, chúng ta xét một trong hai mặt phẳng nghiêng, chẳng hạn mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 1. Có hai lực tác dụng lên vật: trọng lực P và phản lực pháp tuyến . Ta phân tích lực P thành hai thành phần, một thành phần song song với mặt phẳng nghiêng ( P sin 1) và thành phần kia vuông góc với nó ( P cos 1). Sau đó ta viết phương trình cho những lực vuông góc với mặt phẳng nghiêng:

Vì kết quả cuối cùng không phụ thuộc vào góc nghiêng, nên nó cũng áp dụng được cho mặt phẳng nghiêng thứ hai với góc nghiêng 2.

Để giải bài toán thứ hai, em sẽ sử dụng những phương trình động học đã biết

v = v0 + at s = v0t + at2/2

Từ phương trình thứ nhất ta tìm được . Thay vào cho t trong phương trình thứ hai ta được

Để giải bài thứ ba, trước tiên em sẽ tìm thành phần vận tốc nằm ngang và thành phần vận tốc thẳng đứng của vận tốc ban đầu. Vì vật chuyển động với vận tốc không đổi theo phương ngang nên . Theo phương thẳng đứng, vật chuyển động với gia tốc g nhưng không có vận tốc ban đầu. Do đó, ta có thể sử dụng công thức √(2gH). Vì tổng bình phương hai cạnh của một tam giác vuông bằng với bình phương cạnh huyền, nên kết quả cuối cùng là

Bài toán thứ tư đã đề cập trong §5. Ta cần phân tích vận tốc ban đầu thành những thành phần nằm ngang ( cos) và thẳng đứng ( sin). Sau đó ta xét chuyển động thẳng đứng của vật và, trước tiên, ta tìm thời gian đi lên từ công thức sự phụ thuộc của vận tốc vào thời gian trong chuyển động chậm dần đều (sin), biết rằng lúc vận tốc thẳng đứng của vật biến mất. Như vậy sin = 0, từ đó sin. Thời gian đã biết, giờ ta tìm độ cao H từ công thức đường đi phụ thuộc thời gian của chuyển động chậm dần đều. Như vậy

GV: Trong cả bốn trường hợp em đều đã có đáp số đúng. Tuy nhiên, tôi không hài lòng với cách em giải những bài toán này. Chúng có thể được giải đơn giản hơn nhiều nếu em sử dụng định luật bảo toàn năng lượng. Các em có thể tự thấy điều đó.

Bài thứ nhất. Định luật bảo toàn năng lượng có dạng mgH = mv2/2 (thế năng của vật tại đỉnh mặt phẳng nghiêng bằng với động năng của nó tại chân mặt phẳng nghiêng). Từ phương trình này ta dễ dàng tìm được vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng

Bài thứ hai. Trong trường hợp này, định luật bảo toàn năng lượng có dạng , trong đó mas là công thực hiện bởi lực đang truyền gia tốc a cho vật. Biểu thức này lập tức đưa đến , hay

Bài thứ tư. Tại điểm vật được ném lên, năng lượng của nó bằng mv 02/2. Tại điểm trên cùng của quỹ đạo của nó, năng lượng của vật là . Vì vận tốc tại điểm trên cùng bằng cos, cho nên, sử dụng định luật bảo toàn năng lượng

HS A: Vâng, em thấy khá rõ là những bài toán này có thể giải theo một cách đơn giản hơn nhiều. Tiếc là em đã không sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.

GV: Thật không may, các thí sinh thường hay quên định luật này. Cho nên, họ bắt đầu giải những bài toán như vậy bằng những phương pháp rắc rối hơn, do đó làm tăng thêm xác suất sai sót. Lời khuyên của tôi là: hãy linh hoạt hơn và sử dụng rộng rãi định luật bảo toàn năng lượng.

Ở đây nảy sinh vấn đề: Các em có thể sử dụng định luật này thành thạo như thế nào?

HS A: Em thấy dường như không cần kĩ năng đặc biệt nào hết; định luật bảo toàn năng lượng khá đơn giản.

GV: Khả năng áp dụng chính xác một định luật vật lí không được quyết định bởi tính phức tạp hay tính đơn giản của nó. Xét một ví dụ. Giả sử một vật chuyển động với vận tốc không đổi trong một vòng tròn nằm trong mặt phẳng ngang. Không có lực ma sát. Vật chịu một lực hướng tâm. Công thực hiện bởi lực này trong một vòng chuyển động của vật là bao nhiêu?

HS A: Công bằng tích của lực và quãng đường đi mà nó tác dụng. Như vậy, trong trường hợp của chúng ta nó bằng πR = 2, trong đó R là bán kính của vòng tròn, m và v là khối lượng và vận tốc của vật.

GV: Theo định luật bảo toàn năng lượng, công không thể hoàn toàn biến mất. Công em vừa mới tính đã biến thành cái gì?

HS A: Nó dùng để làm quay vật.

GV: Tôi không hiểu. Hãy nói chính xác hơn.

HS A: Nó giữ cho vật chuyển động tròn.

GV: Lí giải của em sai rồi. Không cần có công gì hết để giữ cho vật chuyển động tròn.

HS A: Vậy em không biết làm sao trả lời câu hỏi của thầy.

GV: Năng lượng truyền cho một vật có thể được phân bố, như các nhà vật lí nói, trong các “kênh” sau đây: (1) tăng động năng của vật; (2) tăng thế năng của nó; (3) công thực hiện bởi vật đã cho lên những vật khác và (4) nhiệt sinh ra do ma sát. Đó là nguyên lí chung mà không phải thí sinh nào cũng hiểu rõ.

Giờ hãy xét công của lực hướng tâm. Vật chuyển động với một vận tốc không đổi và do đó động năng của nó không tăng. Như vậy, kênh thứ nhất bị loại. Vật chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang và hệ quả là thế năng của nó không thay đổi. Kênh thứ hai cũng bị loại. Vật đã cho không thực hiện bất cứ công nào lên vật khác, cho nên kênh thứ ba bị loại. Cuối cùng, mọi loại ma sát đã bị loại trừ. Hệ quả là loại luôn kênh thứ tư và là kênh cuối cùng.

HS A: Nhưng khi đó có hay không có công của lực hướng tâm?

GV: Như em thấy đó, không có. Bây giờ vẫn còn cơ hội cho em đưa ra kết luận của mình. Hoặc là em thừa nhận rằng định luật bảo toàn năng lượng không đúng, và khi đó toàn bộ vướng mắc của em không còn nữa, hoặc là em tiếp tục công nhận giá trị của định luật này và rồi… Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm cách loại đi những khó khăn của em.

HS A: Theo em vẫn nên kết luận rằng lực hướng tâm không thực hiện công nào hết.

GV: Đó là một kết luận khá hợp lí. Tôi muốn nói rằng nó chính là hệ quả trực tiếp của định luật bảo toàn năng lượng.

HS B: Mọi thứ đã sáng tỏ rồi, nhưng chúng ta làm gì với công thức cho công thực hiện bởi một vật?

GV: Ngoài lực và quãng đường đi mà nó tác dụng, công thức này còn chứa cosin của góc giữa hướng của lực và vận tốc

A = Fs cos

Trong trường hợp đã cho cos = 0.

HS A: Ồ vâng, em hoàn toàn quên mất lượng cosin này.

GV: Tôi muốn nêu ra một ví dụ nữa. Xét hai bình thông nhau nối lại bằng một cái ống hẹp có van chặn. Giả sử lúc đầu toàn bộ chất lỏng ở bình bên trái và chiều cao của nó là H (Hình 43 a). Sau đó, chúng ta mở van và chất lỏng chảy từ bình bên trái sang bình bên phải. Dòng chảy ngừng lại khi có mức cao bằng nhau H/2 ở mỗi bình (Hình 43 b). Ta hãy tính thế năng của chất lỏng ở vị trí đầu và vị trí cuối. Để tính ta nhân trọng lượng của chất lỏng trong mỗi bình với nửa chiều cao của cột chất lỏng. Ở vị trí ban đầu thế năng bằng PH/2, và ở vị trí cuối thế năng là ( P/2)( H/4) + ( P/2)( H/4) = PH/4. Như vậy, ở trạng thái cuối thế năng của vật hóa ra chỉ bằng một nửa thế năng lúc ban đầu. Vậy một nửa năng lượng đã tiêu tán đi đâu?

HS A: Em sẽ cố gắng lí giải như thầy đã khuyên. Phần thế năng PH/4 có thể đã dùng để thực hiện công lên những vật khác, sinh nhiệt do ma sát, và động năng của chính khối chất lỏng. Đúng không thầy?

GV: Khá chính xác. Hãy nói tiếp đi.

HS A: Trong trường hợp của chúng ta, chất lỏng chảy từ bình này sang bình kia không thực hiện bất kì công nào lên vật khác. Chất lỏng không có động năng ở trạng thái cuối vì nó ở trạng thái tĩnh. Như vậy cái còn lại để kết luận là một nửa thế năng đã chuyển hóa thành nhiệt do ma sát. Thật vậy, em không có khái niệm rõ ràng cho lắm loại ma sát này là gì.

GV: Em đã lí giải chính xác và đi tới kết luận đúng. Tôi muốn bổ sung thêm vài lời về bản chất của lực ma sát đó. Ta có thể tưởng tượng rằng chất lỏng được chia thành từng lớp, mỗi lớp đặc trưng một tốc độ chảy rõ ràng. Lớp càng gần thành bình thì vận tốc của nó càng nhỏ. Có sự hoán đổi phân tử giữa các lớp, hệ quả của những phân tử có vận tốc cao hơn của chuyển động trật tự đi xen vào giữa những phân tử có vận tốc thấp hơn của chuyển động trật tự, và ngược lại. Như vậy, lớp “nhanh” có tác dụng làm tăng tốc lớp “chậm” và, ngược lại, lớp “chậm” có tác dụng làm giảm tốc lớp “nhanh”. Hình ảnh này cho phép chúng ta nói tới sự tồn tại của sự ma sát nội tại giữa các lớp. Sự chênh lệch vận tốc của các lớp ở giữa bình và ở gần thành bình càng lớn thì tác dụng ma sát càng mạnh. Lưu ý rằng vận tốc của các lớp ở gần thành bình bị ảnh hưởng bởi loại tác dụng nội tại giữa các phân tử chất lỏng và các phân tử thành bình. Nếu chất lỏng làm ướt bình chứa thì lớp liền kề với thành bình thật sự là tĩnh.

HS A: Điều này có phải là ở trạng thái cuối nhiệt độ của chất lỏng có phần cao hơn ở trạng thái ban đầu?

GV: Vâng, chính xác thế. Bây giờ chúng ta sẽ thay đổi điều kiện của bài toán đi một chút. Giả sử không có tương tác giữa chất lỏng và thành bình. Do đó, tất cả các lớp sẽ chảy với vận tốc bằng nhau và sẽ không có lực nội ma sát. Khi đó làm thế nào chất lỏng chảy từ bình này sang bình kia?

HS A: Ở đây thế năng sẽ giảm vì chất lỏng cần có động năng. Nói cách khác, trạng thái minh họa ở Hình 43 b không phải là trạng thái nghỉ. Chất lỏng sẽ tiếp tục chảy từ bình bên trái sang bình bên phải cho đến khi nó đạt tới trạng thái như thể hiện ở Hình 43 c. Ở trạng thái này thế năng một lần nữa bằng với ở trạng thái ban đầu (Hình 43 a).

GV: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với chất lỏng sau đó?

HS A: Chất lỏng sẽ bắt đầu chảy về theo hướng ngược lại, từ bình bên phải sang bình bên trái. Như vậy, mực chất lỏng sẽ thăng giáng ở hai bình thông nhau.

GV: Những quan sát như thế có thể quan sát được, chẳng hạn, ở những bình thông nhau thủy tinh chứa thủy ngân. Chúng ta biết rằng thủy ngân không dính ướt thủy tinh. Tất nhiên, những thăng giáng này sẽ bị tắt dần theo thời gian, vì không thể nào loại trừ hoàn toàn sự tương tác giữa các phân tử chất lỏng và các phân tử thành bình.

HS A: Em thấy định luật bảo toàn năng lượng có thể được áp dụng khá tích cực.

GV: Đây là một bài toán khác dành cho các em. Một viên đạn khối lượng m, đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0, đến va chạm với một khối gỗ khối lượng M, treo lơ lửng bên dưới một sợi dây, và dính vào trong gỗ. Hỏi sau khi viên đạn cắm vào, khối gỗ sẽ nâng lên đến độ cao H bằng bao nhiêu, do sự lệch của dây treo khỏi vị trí cân bằng (Hình 44)?

HS A: Ta kí hiệu v1 là vận tốc của khối gỗ và viên đạn ngay sau khi đạn bay vào trong gỗ. Để tìm vận tốc này, ta dùng định luật bảo toàn năng lượng. Như vậy

Biết được vận tốc này, ta đi tính độ cao H bằng cách sắp xếp lại định luật bảo toàn năng lượng

GV (nói với HS B): Em nghĩ gì về cách giải này?

HS B: Tôi không tán thành thế. Chúng ta đã nói ở phần trước rằng trong những trường hợp như vậy cần sử dụng định luật bảo toàn động lượng. Do đó, thay cho phương trình (50), em sẽ dùng một liên hệ khác

mv0 = (m + M)v1(54)

(động lượng của viên đạn trước khi nó va chạm với khối gỗ bằng động lượng của viên đạn và khối gỗ sau đó). Từ biểu thức này ta có

GV: Chúng ta có hai quan điểm và hai kết quả khác nhau. Theo một quan điểm thì áp dụng định luật bảo toàn động năng, còn theo quan điểm kia thì áp dụng định luật bảo toàn động lượng. Quan điểm nào đúng? (nói với HS A) Em có thể nói gì để chứng minh cho quan điểm của mình?

HS A: Em đã không sử dụng định luật bảo toàn động lượng.

GV (nói với HS B): Còn em sẽ nói gì?

HS B: Em không biết làm thế nào chứng minh cho quan điểm của mình. Em nhớ là khi gặp bài toán va chạm thì định luật bảo toàn động lượng luôn luôn có giá trị sử dụng, còn định luật bảo toàn năng lượng không phải lúc nào cũng dùng tốt. Vì trong trường hợp đã cho, những định luật này đưa đến những kết quả khác nhau, nên cách giải của em rõ ràng là đúng.

GV: Trước tiên, cách giải của em thật sự khá chính xác. Tuy nhiên, ta cần xét kĩ hơn vấn đề này. Một va chạm mà sau đó các vật va chạm dính lại với nhau (hay vật này nằm trong vật kia) được gọi là “va chạm hoàn toàn không đàn hồi”. Tiêu biểu trong những va chạm như thế là sự có mặt của sự bố trí vĩnh viễn ở những vật va chạm, hệ quả của nhiệt sinh ra do ma sát. Vì thế, phương trình (50), chỉ nói tới động năng của các vật, là không áp dụng được. Trong trường hợp của chúng ta, cần sử dụng định luật bảo toàn động lượng (54) để tìm vận tốc của khối gỗ và viên đạn sau va chạm.

HS A: Ý thầy nói là định luật bảo toàn năng lượng không có giá trị đối với một va chạm hoàn toàn không đàn hồi chăng? Nhưng định luật này có tính vạn vật mà.

GV: Không ai nghi ngờ chuyện định luật bảo toàn năng lượng có giá trị đối với một va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Động năng không được bảo toàn sau một va chạm như thế. Tôi nói riêng động năng chứ không nói toàn bộ năng lượng. Kí hiệu nhiệt sinh ra trong va chạm là Q, ta có thể viết hệ định luật bảo toàn sau đây cho va chạm hoàn toàn không đàn hồi vừa nói ở trên

Ở đây phương trình thứ nhất là định luật bảo toàn động lượng, và phương trình thứ hai là định luật bảo toàn năng lượng (không chỉ tính cơ năng, mà còn xét cả nhiệt năng).

Hệ phương trình (57) có hai biến: và Q. Sau khi xác định từ phương trình thứ nhất, ta có thể sử dụng phương trình thứ hai để tìm nhiệt lượng Q

Rõ ràng từ phương trình này là khối lượng M càng lớn, thì năng lượng chuyển hóa thành nhiệt càng nhiều. Tính giới hạn, với khối lượng M vô cùng lớn, ta thu được /2, tức là toàn bộ động năng chuyển hóa thành nhiệt. Điều này khá tự nhiên thôi: ví dụ như trường hợp viên đạn bay dính vào tường.

HS A: Có thể có va chạm nào trong đó không có nhiệt sinh ra hay không?

GV: Có, những va chạm như thế là có thể. Chúng được gọi là va chạm “hoàn toàn đàn hồi”. Chẳng hạn, va chạm giữa hai quả cầu thép có thể xem là hoàn toàn đàn hồi với một mức độ gần đúng hợp lí. Sự biến dạng đàn hồi thuần túy của hai quả cầu xảy ra và không có nhiệt sinh ra. Sau va chạm, hai quả cầu trở lại hình dạng ban đầu của chúng.

HS A: Ý thầy nói là trong một va chạm hoàn toàn đàn hồi định luật bảo toàn năng lượng trở thành định luật bảo toàn động năng?

GV: Ừ, tất nhiên rồi.

HS A: Nhưng trong trường hợp này, em không thể nào hiểu làm thế nào thầy dung hòa định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Chúng ta thu được hai phương trình hoàn toàn khác nhau cho vận tốc sau va chạm. Hoặc, có lẽ, định luật bảo toàn động lượng không có ý nghĩa trong một va chạm hoàn toàn đàn hồi.

GV: Cả hai định luật đều có ý nghĩa trong một va chạm hoàn toàn đàn hồi: bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng. Em chẳng có lí do gì để ngần ngại chuyện phối hợp hai định luật này bởi vì sau một va chạm hoàn toàn đàn hồi, các vật bay ra xa nhau ở những vận tốc khác nhau. Trong khi sau một va chạm hoàn toàn không đàn hồi các vật va chạm chuyển động với cùng vận tốc (vì chúng dính vào nhau), thì sau một va chạm đàn hồi mỗi vật chuyển động với một vận tốc xác định riêng của nó. Hai biến chưa biết đòi hỏi có hai phương trình. Ta hãy xét một ví dụ. Giả sử một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc va chạm đàn hồi với một vật khối lượng M đang đứng yên. Giả sử thêm rằng sau va chạm vật đi tới đó bật ngược trở lại. Ta sẽ kí hiệu vận tốc của vật m sau va chạm là và của vật M là . Khi đó định luật bảo toàn năng lượng và động lượng có thể viết ở dạng

Lưu ý dấu trừ trong phương trình thứ nhất. Nó xuất hiện là do giả sử của chúng ta rằng vật đi tới bị bật ngược trở lại.

HS B: Nhưng thầy không phải lúc nào cũng biết trước hướng chuyển động của vật sau va chạm. Phải chăng vật m không thể tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với một vận tốc nhỏ hơn sau va chạm?

GV: Nó có thể chứ. Trong trường hợp như vậy ta sẽ thu được một vận tốc v1 âm khi giải hệ phương trình (59).

HS B: Em nghĩ rằng hướng chuyển động của vật m sau va chạm được xác định bởi tỉ số của khối lượng m và M.

HS B: Chúng ta biết rằng sau va chạm các quả cầu có thể chuyển động ra xa nhau theo hướng hợp với nhau một góc nào đó. Chúng ta đã giả sử rằng chuyển động xảy ra theo một đường thẳng. Rõ ràng đây phải là một trường hợp đặc biệt mà thôi.

GV: Em nói đúng. Chúng ta đã xét cái gọi là va chạm xuyên tâm trong đó các quả cầu chuyển động trước và sau va chạm theo một đường thẳng đi qua tâm của chúng. Trường hợp tổng quát hơn là va chạm lệch tâm sẽ được xét tới sau. Ở đây tôi muốn biết mọi thứ đã khá rõ ràng hay chưa.

HS A: Em nghĩ là mình đã hiểu rồi. Như em thấy, trong mọi va chạm (đàn hồi hay không đàn hồi), có thể áp dụng được hai định luật bảo toàn: động lượng và năng lượng. Chỉ là bản chất khác nhau của các va chạm dẫn tới những phương trình khác nhau mô tả các định luật bảo toàn. Khi xét những va chạm không đàn hồi, cần kể đến nhiệt sinh ra trong va chạm đó.

GV: Nhận xét của em là đúng và ngắn gọn.

HS B: Như em hiểu cho đến đây thì va chạm hoàn toàn đàn hồi và va chạm hoàn toàn không đàn hồi là hai trường hợp cực độ. Chúng có luôn luôn thích hợp để mô tả những trường hợp thực tế hay không?

GV: Em hay đấy khi đưa ra vấn đề này. Những trường hợp va chạm mà chúng ta vừa xét là những trường hợp cực độ. Trong những va chạm thực tế, một lượng nhiệt nhất định luôn luôn được sinh ra (không có sự biến dạng đàn hồi lí tưởng) và các vật va chạm có thể chuyển động ra xa nhau với những vận tốc khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp những va chạm thực tế được mô tả khá tốt theo những mô hình đã giản lược hóa: va chạm hoàn toàn đàn hồi và va chạm hoàn toàn không đàn hồi.

Bây giờ chúng ta hãy xét một ví dụ va chạm đàn hồi lệch tâm. Một vật ở dạng một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 45o đang nằm trên mặt phẳng ngang. Một quả cầu khối lượng m, đang bay ngang với vận tốc v0, đến va chạm với vật (mặt phẳng nghiêng) có khối lượng M. Hệ quả của sự va chạm là quả cầu bật lên theo phương thẳng đứng và vật M bắt đầu trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang. Hãy tìm vận tốc bay lên thẳng đứng của quả cầu ngay sau khi va chạm (Hình 45). Em nào muốn thử giải bài toán này?

HS B: Cho phép em làm thử. Ta kí hiệu vận tốc cần tìm của quả cầu là và của vật M là . Vì va chạm là đàn hồi, nên em có quyền giả sử rằng động năng được bảo toàn. Như vậy

Em cần thêm một phương trình nữa, cái dễ thấy là em nên sử dụng định luật bảo toàn động lượng. Em sẽ viết nó ở dạng

mv0 = Mv2 + mv1(61)

Thật ra em không chắc về phương trình thứ hai vì vận tốc vuông góc với vận tốc .

Với bài toán đã cho, ta có thể chọn phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Đối với phương ngang, định luật bảo toàn động lượng có dạng

mv0 = Mv2(62)

Từ phương trình (60) và (62) ta tìm được vận tốc

HS B: Chúng ta làm gì với phương thẳng đứng?

mv1 – Meve = 0(63)

HS B: Vì trái đất cũng tham gia vào bài toán này, cho nên rõ ràng sẽ cần sửa lại phương trình năng lượng (60).

GV: Vậy em sửa như thế nào cho phương trình (60)?

HS B: Em muốn thêm một số hạng về chuyển động của trái đất sau va chạm

Vì khối lượng trên thực tế hết sức lớn, nên vận tốc của trái đất sau va chạm trên thực tế là bằng không. Bây giờ, ta hãy viết lại số hạng /2 trong phương trình (64) có dạng ()/2. Theo phương trình (63), đại lượng trong tích này có một giá trị hữu hạn. Nếu nhân giá trị này với không (trong trường hợp đã cho là bằng không), thì tích cũng sẽ bằng không. Từ đây ta có thể kết luận rằng trái đất tham gia rất kì cục trong bài toán này. Nó thu một động lượng nhất định, nhưng đồng thời trên thực tế nó không nhận năng lượng nào hết. Nói cách khác, nó tham gia vào định luật bảo toàn động lượng nhưng không tham gia vào định luật bảo toàn năng lượng. Trường hợp này là bằng chứng đặc biệt nổi bật của thực tế rằng định luật bảo toàn năng lượng và động lượng là những định luật khác nhau về cơ bản, và độc lập với nhau.

Bài tập

22. Một vật khối lượng 3 kg rơi từ một độ cao nhất định với vận tốc ban đầu 3 m/s theo phương thẳng đứng. Tìm công thực hiện để thắng lực cản của không khí trong 10 giây, biết rằng vật thu được vận tốc 50 m/s lúc cuối khoảng thời gian 10 giây. Giả sử lực cản của không khí là không đổi.

23. Một vật trượt xuống một mặt phẳng nghiêng góc 30 o sau đó trượt tiếp trên một mặt ngang. Xác định hệ số ma sát, biết rằng quãng đường vật trượt trên mặt phẳng ngang bằng với trên mặt phẳng nghiêng.

24. Tính hiệu suất của một mặt phẳng nghiêng trong trường hợp khi một vật trượt ra khỏi nó với vận tốc không đổi.

25. Một quả cầu khối lượng m và thể tích V thả rơi vào trong nước từ độ cao H, chìm xuống độ sâu h, và sau đó thì nhảy ra khỏi nước (tỉ trọng của quả cầu nhỏ hơn của nước). Tìm lực cản của nước (giả sử nó là không đổi) và độ cao quả cầu lên tới sau khi nó nhảy ra khỏi nước. Bỏ qua sức cản không khí. Tỉ trọng của nước kí hiệu là n.

26. Một đầu tàu hỏa có khối lượng 50 tấn, đang chuyển động với vận tốc 12 km/h, móc vào một toa tàu trần khối lượng 30 tấn đang đứng yên trên cùng đường ray. Tìm vận tốc chuyển động chung của đầu tàu và toa xe ngay sau khi chuyển động ghép nối tự động hoạt động. Tính quãng đường đi được bởi hai xe sau khi ghép nối, biết lực cản bằng 5% trọng lượng.

27. Một khẩu đại bác khối lượng M, đặt tại chân một mặt phẳng nghiêng, bắn ra một viên đạn khối lượng m theo phương ngang với vận tốc ban đầu . Hỏi khẩu đại bác leo lên đến độ cao nào trên mặt phẳng nghiêng do sự giật lùi nếu góc nghiêng của mặt phẳng đó là và hệ số ma sát giữa khẩu đại bác và mặt phẳng nghiêng là k?

28. Hai quả cầu khối lượng M và 2 M treo bên dưới hai sợi dây mảnh chiều dài l buộc cố định tại cùng một điểm. Quả cầu M được kéo về một phía nghiêng một góc và thả ra sau khi truyền cho nó một vận tốc tiếp tuyến v 0 hướng về phía vị trí cân bằng. Hỏi hai quả cầu sẽ nâng lên đến độ cao bao nhiêu nếu: (1) va chạm là hoàn toàn đàn hồi, và (2) va chạm là hoàn toàn không đàn hồi (hai quả cầu dính vào nhau sau va chạm)?

29. Một quả cầu khối lượng M treo dưới một sợi dây chiều dài l. Một viên đạn khối lượng m, đang bay theo phương ngang, đến cắm vào quả cầu và mắc kẹt trong đó. Hỏi viên đạn phải có vận tốc tối thiểu bao nhiêu để cho quả cầu quay trọn một vòng tròn trong mặt phẳng thẳng đứng?

30. Hai cái nêm có cùng góc nghiêng 45 o và mỗi nêm có khối lượng M đang nằm trên một mặt phẳng ngang (Hình 46). Một quả cầu khối lượng m ( m << M) thả tự do từ độ cao H. Quả cầu va chạm với nêm này rồi tới nêm kia, sau đó bật lên theo phương thẳng đứng. Tìm độ cao mà quả cầu bật lên tới. Giả sử cả hai va chạm là đàn hồi và không có ma sát giữa hai cái nêm và mặt phẳng ngang.

31. Một cái nêm có góc nghiêng 30 o và khối lượng M nằm trên một mặt phẳng ngang. Một quả cầu khối lượng m thả tự do từ độ cao H, va đàn hồi với cái nêm và bật lên nghiêng góc 30 o so với phương ngang. Hỏi quả cầu bật lên tới độ cao bao nhiêu? Bỏ qua ma sát giữa cái nêm và mặt phẳng ngang.

Vui lòng ghi rõ “Nguồn chúng tôi khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.

Thêm ý kiến của bạn

Những Phim Kinh Dị Xuất Sắc Về Đề Tài Zombie

Xác chết di động luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi với những người yếu bóng vía. Hiếm có khoảnh khắc nào nghẹt thở hơn cái khoảnh khắc mà con người phải chạy thục mạng còn theo sau là tầng tầng lớp lớp thây ma khát máu. Cũng vì vậy mà xác chết di động trở thành nguồn cảm hứng bất tận với những nhà làm phim kinh dị. Rất nhiều bộ phim xoay quanh đề tài nay đã trở thành bom tấn.

1/ Train to Busan (2016)

Nhân vật chính trong phim là Seok-Woo, một anh giám đốc tài chính bận rộn. Nhân ngày sinh nhật của cô con gái Soo-Ah, Seok-Woo bèn dẫn cháu về thăm mẹ ruột ở Busan. Xui xẻo thay, chuyến tàu của hai bố con lại là một chuyến tàu chứa thây ma. Seok-Woo buộc phải phối hợp với những hành khách còn lại trong cuộc chiến tranh sinh tồn.

Ra mắt chưa lâu, bộ phim kinh dị của xử sở kim chi đã nhận được phản hồi tích cực từ giới chuyên môn và trở thành sát thủ phòng vé. Phim có những cảnh hành động nghẹt thở và kỹ xảo điện ảnh cực kỳ hoành tráng. Nhưng nổi bật trên tất cả là thông điệp nhân văn mà phim muốn gửi gắm.

2/ World War Z (2013)

Đại dịch Zombie đã bùng nổ ở các thành phố lớn trên toàn thế giới. Những ai bị zombie cắn sẽ trở thành zombie trong vòng 12s. Gerry Lane, một cựu nhân viên Liên Hiệp Quốc, nhận nhiệm vụ đi khắp thế giới nhằm tìm cách ngăn chặn đại dịch khủng khiếp này.

Brad Pitt đã thành công với vai diễn Gerry Lane, một người đàn ông phải tạm thời gác lại nỗi buồn lìa xa gia đình để giải cứu thế giới. So với Train to Busan thì World War Z mang yếu tố hành động cao hơn và ở quy mô lớn hơn. Thành công của phim cùng với cái kết mở đã khiến nhà sản xuất nghĩ đến việc làm tiếp các phần sau. Đáng tiếc, do một số trục trặc nhỏ trong khâu đạo diễn mà tới giờ World War Z 2 vẫn đang loay hoay tìm đường ra mắt.

3/ Shaun of the Dead (2004)

Shaun là một người đàn ông hai mươi chín tuổi, nhân viên của một cửa hàng điện tử. Anh ta không hề có định hướng gì trong cuộc đời mình và nhận phải sự chán ghét từ những người xung quanh. Thậm chí, bạn gái anh là Liz cũng quyết định nói lời chia tay. Người bạn thân duy nhất của Shaun là Ed, một anh chàng hiện đang thất nghiệp. Buổi tối sau khi chia tay Liz, người bạn trọ của Shaun là Pete đã cầu xin Shaun hãy kết liễu cuộc đời anh ta. Sáng hôm sau, thành phố chìm trong đại dịch zombie. Shaun với sự trợ giúp của Ed, lên đường tìm kiếm mẹ và bạn gái cũ.

Shaun of the Dead không bắt người xem phải trăn trở quá nhiều về vấn đề nhân sinh vì đây là một bộ phim kinh dị hài! Yếu tố hài hước không khiến phim giảm đi giá trị so với những phim cùng thể loại mà còn tạo ra nét hấp dẫn lạ kỳ. Đạo diễn và biên kịch từng muốn ra tiếp phần hai nhưng lại thôi, vì ở phần một quá nhiều nhân vật chết rồi. Một lý do tưng tửng như chính bộ phim này vậy.

4/ 28 days later (2002)

Ba nhà hoạt động vì quyền tự do của động vật đã đột nhập vào phòng thí nghiệm y khoa ở Cambridge và giải phóng một con khỉ nhiễm virus. Chính lòng tốt của những nhà hoạt động này đã mở ra thảm họa virus vô cùng khủng khiếp. Hai mươi tám ngày sau đó, Jim – một nhân viên giao hàng, tỉnh dậy sau cơn hôn mê dài trong bệnh viện. Jim nhận ra cả thành phố London đã bị nhiễm virus và may mắn thoát chết nhờ sự trợ giúp của hai người bạn. Họ bắt đầu hành trình đi tìm những người còn sống và chấm dứt cơn ác mộng kinh hoàng.

28 days later được xem như cuộc cách mạng về đề tài zombie. Những thây ma không còn chậm chạp như trước đây mà cực kỳ tăng động tới nỗi bạn không thể trở tay kịp. Rất nhiều nhà phê bình đã đưa 28 days later vào danh sách những phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Năm 2007, phần 2 của 28 days later là 28 weeks later đã ra mắt. Nhà làm phim thậm chí còn dự định ra mắt luôn phần 3: 28 months later

5/ The Walking Dead

Đây là bộ phim truyền hình duy nhất trong danh sách, đã bắt đầu phát sóng từ năm 2010 và đến bây giờ – năm 2016, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều gì khiến The Walking Dead – một tựa phim dài hơi, lại gây sức hút đến như vậy? Trước hết, The Walking Dead vẫn tôn trọng những gì làm nên thành công của dòng phim zombie đương đại: Những thây ma di động khát máu, luôn đẩy các nhân vật vào cuộc chiến tranh sinh tồn dai dẳng. Không chỉ vậy, do đặc trưng của phim truyền hình, hệ thống nhân vật trong The Walking Dead vô cùng phong phú và có chiều sâu. Đủ mọi loại người, đủ mọi tính cách, điều mà những đạo diễn tài năng nhất cũng không thể nào đem hết lên màn ảnh rộng. Chính những lý do trên đã khiến phim hạn chế được sự rập khuôn khi phải bước một chặng dài.

6/ Các phim của George A.Romero

Và đây, sau cùng như không kém phần quan trọng. George A. Romero được xem như cha đẻ của dòng phim zombie hiện đại mặc dù ông chưa từng gọi những thây ma ăn thịt người trong phim của mình là zombie. Night of the Living Dead, đứa con đầu lòng của George, đã trở thành bom tấn. Tiếp sau đó là một loạt sáu phim về đề tài Zombie, nhưng Dawn of the Dead vẫn là nổi bật nhất.

Theo các nhà phê bình phim, Dawn of the Dead và Night of the Living Dead trước đấy đã biến sự máu me, hung bạo thành một thứ nghệ thuật đẹp đẽ. Đây là điều mà không bộ phim nào cùng thể loại thời đó đạt được. Đồng thời, phim phản ánh xã hội đương đại dưới góc nhìn châm biếm, chân thực.

Năm 2004, Dawn of the Dead đã được remake dưới bàn tay phù thủy của đạo diễn Zack Snyder. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bộ phim chính là zombie. Trong khi zombie ở phiên bản cũ chậm chạp và áp đảo về mặt số lượng, zombie ở phiên bản mới lại khá nhanh nhẹn. Dù vậy, cả hai phiên bản vẫn được đánh giá là kinh điển trong thể loại zombie.

7/ Dead Alive (1992)

Đa số chúng ta đều biết đạo diễn Peter Jackson qua loạt phim bom tấn Lord of the Rings. Tuy nhiên, tên tuổi của ông đã được khẳng định từ trước đó qua phim hài kinh dị Dead Alive.

Phim kể về Lionel, một gã trai đang sống cùng mẹ và thường xuyên hục hặc với bạn gái. Một con khỉ lai chuột đã cắn người mẹ. Người mẹ trở thành xác sống, tiếp tục truyền nhiễm cho những người khác, tạo thành đội quân zombie hùng hậu.

Bạn sẽ nhận ra giữa Dead Alive và Shaun of the Dead có nhiều điểm tương đồng, từ cách xây dựng nhân vật chính không mấy soái ca cho tới yếu tố hài hước pha kinh dị. Simon Pegg, người bạn thân của Peter Jackson, trong cuốn tự truyện của mình đã thừa nhận chịu ảnh hưởng từ Dead Alive khi viết kịch bản cho Shaun of the Dead.

8/ Re-Animator (1985)

Bộ phim hài kinh dị dựa trên một tác phẩm của tiểu thuyết gia nổi tiếng H.P.Lovecraft và tác phẩm này lại lấy cảm hứng từ huyền thoại Frankenstein. Theo đó, Hebert West và Dan Cain – hai sinh viên trường Y, đã hồi sinh một con mèo chết. Tuy nhiên, giáo sư Alan Hasley – hiệu trưởng trường Y, cho rằng đó là chuyện hoang đường và buộc họ thôi học. Nhằm cứu vãn tương lai, West cùng Cain tiếp tục thí nghiệm lên người chết. Đại họa zombie từ đó mà ra.

Phim có tiết tấu nhanh với những diễn biến khó lường khiến người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Những nhà phê bình phim đồng ý đưa Re-Animator vào danh sách những phim zombie kinh điển nhất.

Tấn Phúc (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)

Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng

Chuyên đề môn Hóa học lớp 8

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Định luật bảo toàn khối lượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Định luật bảo toàn khối lượng

A/ Lý thuyết bài: Định luật bảo toàn khối lượng

1. Định luật

– Do 2 nhà khoa học Lo-mô-nô-xốp (Người Nga, 1711-1765) và La-voa-diê (người Pháp, 1743-1794) phát hiện ra

– Nội dung:

“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phảm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”

2. Áp dụng

Ta có thể tính được khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của các chất còn lại

VD: cho 4g NaOH tác dụng với 8g CuSO 4 tạo ra 4,9g Cu(OH) 2 kết tủa và Na 2SO 4. Tính khối lượng Na 2SO 4

B/ Trắc nghiệm bài: Định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Trong 1 phản ứng hóa học ….. khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

A. Tổng B. Tích C. Hiệu D. Thương

Câu 2: Chon khẳng định sai

A. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử

D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu 4: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi

A. 1,7 g B. 1,6 g C. 1,5 g D. 1,2 g

Câu 5: Cho sắt tác dụng với axit clohidric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượn chất phản ứng

A. 11,1 g B. 12,2 g C. 11 g D. 12,22

A. Vì sản phẩn tạo thành còn có khí hidro

C. HCl có khối lượng lớn nhất

D. Tất cả đáp án

Câu 7: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng

A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống

B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí

C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

D. Không xác định

Câu 8: Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm

A. Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi

B. Vì xuất hiện vôi sống

C. Vì có sự tham gia của oxi

Câu 9: Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohidric. Chon đáp án sai

A.Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hidro

B.Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng

C.Khối lượng magie bằng khối lượng hidro

D.Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm

Câu 10: Tính khối lượng của vôi sống biết 12 g đá vôi và thấy xuất hiện 2,24 l khí hidro

A. 7,6 kg B. 3 mg C. 3 g D. 7,6 g

Đáp án: Hướng dẫn:

⇔3,9+7,2=11,1g

Nhìn vào phương trình ta dễ dàng nhận ra khối lượng của magie không thể bằng khối lượng khí hidro

⇔12 = m CO2 +

Bạn đang đọc nội dung bài viết Định Luật Bảo Toàn Tính Mạng Trong Phim Kinh Dị trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!