Đề Xuất 3/2023 # Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis # Top 5 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khám phá số 4: Định luật rơi tự do

Ảnh: Internet

– Thời gian phát hiện năm 1598.

– Nội dung phát hiện: các vật thể luôn rơi cùng một vận tốc mà không phụ thuộc vào trọng lượng của chúng.

– Người phát hiện: Galileo Galilei.

Tại sao định luật rơi tự do lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Định luật này dường như không có gì đặc biệt, các vật nặng lại không rơi nhanh hơn các vật nhẹ, tại sao phát hiện đó lại được coi là vĩ đại nhất? Bởi vì khoa học trước đó đều được xây dựng trên cơ sở lý luận của hai nhà khoa học Hy Lạp cổ là Aristotle và Ptolemy. Định luật của Galileo ra đời đã chấm dứt thời kỳ thống trị lâu dài của những lý luận đó, đồng xây dựng lên cơ sở của khoa học hiện đại. Phát hiện của Galileo đã đưa vật lý học bước sang giai đoạn hiện đại, đặt nền móng cho sự ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn và định luật vận động của Newton sau này, nó là bộ phận cấu thành nên cơ sở của vật lý học và công trình học hiện đại.

Định luật rơi tự do đã ra đời như thế nào?

Ở tuổi 24, Galileo đã là giáo sư toán học của trường Pisa ở Italia. Mỗi khi gặp những vấn đề hóc búa ông thường ngồi trầm ngâm trong nhà thờ. Những ngọn đèn thắp sáng trong nhà thờ cứ đung đưa nhè nhẹ trên những sợi dây xích dài. Vào một ngày mùa hè năm 1598 Galileo bỗng phát hiện tất cả các ngọn đèn đều dao động với cùng một vận tốc như nhau.

Galileo quyết định tiến hành đo thử thời gian dao động của các ngọn đèn, thế là ông sờ vào động mạch cổ, lắng nghe nhịp đập để tính tốc độ dao động của một ngọn đèn. Ông tiếp tục làm như vậy với một ngọn đèn lớn hơn và kết quả thu được là tốc độ dao động của hai ngọn đèn là như nhau. Ông đã mượn những bấc đèn dài dùng thắp đèn, dùng sức lắc mạnh hai chiếc đèn to nhỏ khác nhau. Sau nhiều ngày miệt mài làm thử nghiệm ông phát hiện ra rằng thời gian dao động theo vòng cung của hai ngọn đèn là như nhau và không phụ thuộc vào trọng lượng, kích thước của chúng cũng như độ dài của dây cung.

Ngọn đèn có kích thước to và nặng hơn lại có tốc độ rơi tương tự như ngọn đèn nhỏ hơn nó, phát hiện này hoàn toàn trái ngược với cơ sở lý luận đã duy trì suốt 2000 năm trước đó. Galileo cảm thấy bị lôi cuốn bởi khám phá này.

Trên giảng đường của đại học Pisa, Galileo một tay cầm một miếng gạch, tay kia cầm hai miếng gạch đã được gắn với nhau bằng vữa, ông làm ra vẻ đang tính toán so sánh trọng lượng của hai bên tay. Ông nói với các sinh viên: “Thưa các bạn, tôi đã quan sát sự dao động qua lại của quả lắc đồng hồ, tôi rút ra một kết luận là quan điểm của Aristotle đã sai lầm”.

Tất cả các sinh viên trong lớp đều không khỏi kinh ngạc: “Aristotle đã sai lầm?”. Đối với sinh viên, ngay từ khi vào trường, bài học tự nhiên đầu tiên học được học là: Học thuyết của nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle là cơ sở của khoa học, định lý của Aristotle đưa ra là: Các vật nặng hơn sẽ rơi với vận tốc nhanh hơn.

Galileo đứng hẳn lên bàn, đưa hai miếng gạch lên cao ngang tầm lông mày sau đó thả tay xuống cùng một lúc, “cạch” một tiếng, cả hai miếng gạch đều rơi xuống đất cùng một lúc. Ông hỏi cả lớp: “Miếng gạch nặng hơn có rơi nhanh hơn không?”.

Cả lớp lắc đầu: “Không, chúng rơi xuống cùng nhau”. Galileo nói to lên: “Lại một lần nữa!”, ông lại thả hai miếng gạch xuống, các sinh viên trong lớp cứ tròn mắt ra quan sát. Sau tiếng “cạch”, Galileo lại hỏi: “Miếng nặng hơn có rơi nhanh hơn không?”, cả lớp ngạc nhiên trả lời: “Không, cả hai miếng cùng rơi xuống như nhau”, Galileo tuyên bố trước lớp: “Kết luận của Aristotle là sai lầm!”.

Thế nhưng, người ta không công nhận phát hiện của Galileo. Khi chứng kiến thí nghiệm hai miếng gạch rơi, một người bạn của Galileo – nhà toán học Ostilio Ricci đã nói: “Tôi công nhận rằng hai miếng gạch đều rơi xuống cùng một vận tốc, nhưng tôi vẫn không thể tin kết luận của Aristotle là sai được, vẫn cần phải có những minh chứng khác thuyết phục hơn”.

Galileo quyết định công khai tiến hành một thí nghiệm khác mang tính thuyết phục hơn để mọi người có thể công nhận phát hiện của ông. Ông đã leo lên nóc tòa nhà tháp nổi tiếng ở Pisa, ở độ cao 191 feet, ông đồng thời thả xuống hai quả cầu bằng chì có khối lượng lần lượt là 10 pound và 1 pound. Mặc dù chúng ta không có những căn cứ chính xác để xác thực sự việc trên nhưng định luật rơi tự do của Galileo đã được chứng minh là chính xác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: 100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử

Tác giả: Kim Anh (Tổng hợp, biên soạn)

Nhà xuất bản Văn hoá thông tin

Nguồn: vnschool.net

“Like” us to know more!

Knowledge is power

Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng – Kipkis

Khám phá số 22: Định luật bảo toàn khối lượng

– Thời gian phát hiện: năm 1789.

– Nội dung phát hiện: Tổng khối lượng của vật luôn được bảo toàn cho dù có những biến đổi vật lý hay biến đổi hóa học.

– Người phát minh: Antoine Lavoisier.

Tại sao định luật bảo toàn khối lượng lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Các nhà khoa học trước đây đều chú ý đến khâu quan sát và miêu tả quá trình diễn ra phản ứng hóa học, nhưng Antoine Lavoisier lại không làm như vậy, ông là nhà hóa học đầu tiên kiên trì phương pháp tiến hành đo tính sau thí nghiệm hoặc trong khi thí nghiệm diễn ra. Quá trình cân đo trọng lượng của từng loại vật chất, Antoine Lavoisier phát hiện ra vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, nhưng bất luận thay đổi thế nào thì khối lượng của vật vẫn luôn được bảo toàn và bất cứ sự chuyển hóa nào cũng đều có thể giải thích được. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn áp dụng theo định luật này của Antoine Lavoisier và gọi nó là định luật bảo toàn khối lượng.

Antoine Lavoisier đã đặt nền móng cho ngành hóa học hiện đại. Ông đã tiến hành thí nghiệm với nhiều loại khí thể, là người đã đặt tên cho khí oxy (Joseph Priestley là người phát hiện ra khí oxy nhưng ông gọi đó là “không khí nguyên chất”), tính ra được rằng lượng oxy trong không khí là 20%, Antoine Lavoisier được mệnh danh là ông tổ của ngành hóa học hiện đại.

Định luật bảo toàn khối lượng đã được ra đời như thế nào?

Mùa xuân năm 1781, vợ của Antoine Lavoisier, bà Marie, đã dịch sang tiếng Pháp luận văn của nhà khoa học người Anh Robert Boyle. Trong luận văn trình bay việc Boyle dùng thiếc để tiến hành thí nghiệm, Boyle phát hiện ra rằng khi thiếc chịu tác động của nhiệt độ thì khối lượng của nó sẽ thay đổi, song ông lại không thể nào giải thích được nguyên nhân của hiện tượng đó. Cũng giống như nhiều nhà khoa học thời bấy giờ, Boyle cho rằng khối lượng sinh ra thêm là do phản ứng hóa học tạo ra và ông không đi sâu vào nghiên cứu thêm về vấn đề này.

Antoine Lavoisier không để ý gì đến quan điểm cho rằng quá trình phản ứng hóa học sẽ làm cho khối lượng (trọng lượng) của vật chất tăng lên hay giảm đi. Ông tin chắc rằng phương pháp thí nghiệm truyền thông của các nhà khoa học vẫn tồn tại nhiều bất cập. Các nhà hóa học lúc đó chỉ chú trọng vào quan sát và ghi chép về sự biến đổi diễn ra trong quá trình thí nghiệm nhưng Antoine Lavoisier lại không nghĩ như vậy, ông cho rằng ghi chép lại kết quả đo tính mới là quan trọng, ông một mực tin rằng trọng lượng là mấu chốt quan trọng của việc cân đo.

Antoine Lavoisier quyết tâm thực hiện lại thí nghiệm của Boyle, sau đó tiến hành cân đo một cách cẩn thận để giải thích nguyên nhân nào đã làm cho trọng lượng của vật tăng lên. Antoine Lavoisier dùng một chiếc cân có độ chính xác cao để cân một miếng thiếc nhỏ, sau đó ông ghi lại trọng lượng của nó. Tiếp theo, ông cho miếng thiếc vào trong một bình đun chịu nhiệt bằng thủy tinh, tất cả các phản ứng đều được tiến hành trong bình thủy tinh này.

Trước khi tăng nhiệt độ, Antoine Lavoisier cẩn thận cân trọng lượng của chiếc bình (bao gồm cả miếng thiếc ở bên trong), đúng như những gì được miêu tả trong luận văn của Boyle, khi cho nhiệt độ vào, trên bề mặt của miếng thiếc lập tức xuất hiện một lớp kim loại màu xám (lớp xỉn có màu xám nhạt).

Antoine Lavoisier tắt lửa đi, ông đợi cho bình nguội hẳn rồi tiến hành cân lại và ông phát hiện ra trọng lượng của bình không có gì thay đổi. Nắp bình vừa được mở ra thì không khí lập tức tràn vào trong như thể nó đang đi vào môi trường nửa chân không vậy. Antoine Lavoisier nhấc miếng thiếc đang được phủ lớp tro kim loại ra khỏi thành bình và đem cân thử, kết quả là trọng lượng miếng thiếc tăng thêm 2g so với lúc đầu (giống như số liệu được miêu tả trong luận văn của Boyle).

Antoine Lavoisier suy luận rằng trọng lượng mới sinh ra chắc chắn là do không khí trong bình, và cũng là nguyên nhân do sau khi mở bình ra thì không khí đã tràn vào. Khi thiếc kết hợp với không khí trong bình tạo thành lớp tro kim loại thì trọng lượng của thiếc đã tăng thêm được 2g nữa. Khi ông mở bình ra, không khí bên ngoài tràn vào trong bình đã bổ sung thêm lượng không khí bị tiêu hao trong khi xảy ra phản ứng với miếng thiếc.

Antoine Lavoisier lấy một mảnh thiếc to hơn và làm lại thí nghiệm, sau đó ông phát hiện ra vẫn chỉ có 2g không khí bị đám tro kim loại hấp thụ. Ông làm thêm một lần nữa và đo thể tích của phần không khí đã bị hấp thu, kết quả là phần không khí này chiếm 20% tổng khối lượng không khí chứa trong bình.

Cuối cùng, Antoine Lavoisier rút ra kết luận rằng chỉ có 20% không khí trong bình mới có thể gây ra phản ứng với thiếc. Ông đoán rằng 20% chất khí này chắc chắn là loại “không khí nguyên chất” mà Priestley đã phát hiện ra năm 1774. Antoine Lavoisier đã đặt ra một cái tên khác cho loại không khí đó là oxy.

Antoine Lavoisier tiếp tục nghiên cứu và ông nhận ra rằng ông đã chứng minh được một thứ quan trọng hơn hết thảy. Nếu Boyle cho rằng trọng lượng hay vật chất được sinh ra trong quá trình thí nghiệm thì Antoine Lavoisier lại chứng minh rằng phản ứng hóa học vừa không thể tự sinh ra vật chất và cũng không làm vật chất bị mất đi, vật chất luôn có nguồn góc từ một chỗ nào đó và nó cũng sẽ di chuyển đến một chỗ khác. Nếu như các nhà khoa học để ý quan sát một cách cẩn thận thì họ chắc chắn sẽ phát hiện ra hướng di chuyển của vật chất. Định luật bảo toàn khối lượng đã ra đời như vậy, thế nhưng mãi cho đến năm 1789, khi cho xuất bản cuốn giáo trình hóa học nổi tiếng của mình, Antoine Lavoisier mới công bố phát hiện này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: 100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử

Tác giả: Kim Anh (Tổng hợp, biên soạn)

Nhà xuất bản Văn hoá thông tin

Nguồn: vnschool.net

“Like” us to know more!

Knowledge is power

Tìm Hiểu Về Hiệp Định Thương Mại Tự Do Evfta?

1.Khái niệm về EVFTA

EVFTA viết tắt là Europe -Vietnam Free Trade Area. Ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA). Hiệp định EVFTA là một trong những FTA lớn nhất Việt Nam từng tham gia, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thể chế chính sách và phát triển nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới khi chính thức được thực thi.

2.1. Thị trường rộng lớn hơn:

Hiệp định EVFTA sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam không gian về mặt thị trường rộng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đó là thị trường EU. EU là một trong những nền kinh tế “mở” nhất trên thế giới. Đây cũng là thị trường lớn nhất thế giới với dân số khoảng 513 triệu người, theo ước tính của Eurostat.

2.2. Phá bỏ hàng rào thuế quan

Sau khi được phê chuẩn và triển khai, EVFTA sẽ loại bỏ gần như tất cả các mức thuế giữa EU và Việt Nam trong suốt một thập kỷ. Nó sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 65% giá trị hàng xuất khẩu của EU khi có hiệu lực, phần còn lại được loại bỏ trong 10 năm sau đó. Trong khi đó, 71% hàng nhập khẩu của EU từ Việt Nam sẽ được miễn thuế kể từ thời điểm EVFTA có hiệu lực, tăng lên hơn 99% trong bảy năm tới. Thuế hải quan sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn trong thời gian chuyển tiếp là bảy năm đối với hàng hóa Việt Nam và 10 năm đối với hàng hóa EU. Điều này thể hiện một chiến thắng cùng có lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, dưới hình thức giá thấp hơn và tăng khả năng cạnh tranh.

2.3. Những lợi ích khác

EVFTA cũng bao gồm các quy định về tiếp cận thị trường cho các dịch vụ.

Thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam: Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2019, các công ty châu Âu đã có khoảng 3.400 dự án đầu tư được đăng ký với mức giá hơn 54 đô la. 8 tỷ tại Việt Nam. Con số này lên tới 11. 8% trong tổng số các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 15. 57% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi nó có hiệu lực, EVFTA và IPA của nó sẽ thấy những con số này tăng lên hơn nữa. Các thỏa thuận này sẽ cung cấp một môi trường an toàn hơn, có thể dự đoán và thân thiện với doanh nghiệp hơn, và một môi trường phù hợp hơn với các quy tắc và thông lệ quốc tế.

EVFTA sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm cho các công ty châu Âu trong ASEAN: EVFTA sẽ mở cửa thị trường, tăng cường thương mại và biến Việt Nam thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn cho các công ty châu Âu ở Đông Nam Á. Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm thương mại và đầu tư trong khu vực, có vị trí tốt để thu hút đầu tư mới từ các công ty muốn hưởng lợi từ những cơ hội mới.

Cải thiện thu nhập cho người lao động: Tiền lương thực tế cho lao động phổ thông được ước tính tăng khoảng 3%, với thu nhập hộ gia đình cũng được thiết lập để tăng (Theo Dự án hỗ trợ đầu tư và chính sách thương mại châu Âu).

Trước những tín hiệu tích cực ở phía trên vậy EVFTA bạn đã sẵn sàng để tham gia vào lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu- Logistics? Tôi cam đoan nghề Xuất Nhập Khẩu-Logistics còn là lĩnh vực Hot trong thời gian tới.

“Vùng Đất Tự Do” Của Âm Nhạc

Âm nhạc Underground đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và được đón nhận bởi đông đảo giới trẻ thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam chúng ta. Vậy Underground là gì?

Thế giới ngầm underground

Bản chất và nguồn gốc Underground

Thuật ngữ này bắt đầu được xuất hiện từ những năm 60 khi những ban nhạc Rock mang theo mình những phong cách rất riêng biệt nhưng không được chào đón bởi phần đông người nghe nhạc lúc bấy giờ như MC5, The Velvet Underground, v.v.. Tuy những ban nhạc này không hề bị cấm, nhưng chỗ biểu diễn của họ đều khó tìm và thường là ở dưới những tầng hầm, dưới lòng đất (underground).

Underground được ví như “vùng đất tự do” của âm nhạc

Underground là “vùng đất tự do” của âm nhạc. Ở đây, những người nghệ sĩ đều có thể tự do sáng tác mà không chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào từ những hãng phát hành như những nghệ sĩ mainstream phải trải qua. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên đặc điểm rất riêng của âm nhạc bắt nguồn từ “vùng đất” này.

Underground tại Việt Nam

Ở Việt Nam, âm nhạc Underground đã sớm hình thành được nền móng của mình vào những năm 2000 và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày hôm nay. Nói đến Underground tại Việt Nam, chắc chắn không thể không nhắc đến Hip Hop hay Rap với rất rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Karik, Da Lab, Suboi, Spacespeaker, v.v.. Không chỉ riêng Hiphop, mà ngoài ra còn rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng xuất thân từ Underground, điển hình có thể nhắc tới đó là Sơn Tùng MTP.

Nơi mà họ có thể sống hết mình vì đam mê

Tất cả những nghệ sĩ kể trên, cùng nhiều nghệ sĩ khác bước ra từ “thế giới ngầm” đều có phong cách âm nhạc in đậm dấu ấn cá nhân, nhưng đều mang theo sự phóng khoáng tự do, bản chất của âm nhạc Underground.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Định Luật Rơi Tự Do – Kipkis trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!