Cập nhật nội dung chi tiết về Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì? – Cách Tạo Ra Dòng Điện Xoay Chiều mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dòng điện xoay chiều là gì? Dụng cụ đo
Định nghĩa dòng điện xoay chiều
Khái niệm dòng điện xoay chiều là gì? Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường sẽ tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Chúng được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều.
Theo kiến thức đại cương về dòng điện xoay chiều, điện xoay chiều có tên viết tắt là AC – Alternating Current, ký hiệu dòng điện xoay chiều bởi hình ~ (dấu ngã). Nghĩa là chiều của dòng điện trong mạch luôn thay đổi theo thời gian và nó đang được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống hiện nay với điện áp hiệu dụng là 220V
Dụng cụ đo dòng điện xoay chiều
Có rất nhiều thiết bị được sử dụng để đo dòng điện xoay chiều nhưng phổ biến nhất hiện nay là các bộ ampe kìm của dân điện.
Trong hệ thống điện thông minh hay trong các nhà máy, xí nghiệp họ cần sử dụng đến các thiết bị khác như bộ đo đếm điện năng thông minh, đồng hồ đo điện đa năng,…lắp trên các hệ thống nguồn vào đảm bảo nguồn điện luôn ổn định, giúp cho các dây chuyền sản xuất hoạt động.
Các công thức về dòng điện xoay chiều
Công suất của dòng điện xoay chiều
Công suất của dòng điện xoay chiều thường phụ thuộc vào cường độ của dòng điện, điện áp và độ lệch pha của chính cường độ với điện áp, nên có công thức điện xoay chiều như sau:
P = U.I.cosα
Trong đó:
P: Công suất của dòng điện xoay chiều (W)
U: Điện áp (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
α: Độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp
Chu kỳ và tần số
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều là khoảng thời gian mà dòng điện xoay chiều trở lại vị trí ban đầu. Được ký hiệu là T, đơn vị tính bằng giây (s),
Tần số điện xoay chiều là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây; ký hiệu là F và có đơn vị tính là Hz
Công thức tính tần số như sau: F=1/T
Công thức dòng điện xoay chiều
Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều có 3 tác dụng chính đó là:
Tác dụng nhiệt
Tác dụng nhiệt là một trong những tác dụng nổi bật của dòng điện xoay chiều. Để hiểu rõ hơn chúng tôi lấy ví dụ về bóng đèn dây tóc. Bạn sẽ cảm nhận được lượng nhiệt từ bóng đèn khi chúng đang hoạt động. Một số sản phẩm khác cũng có tác dụng nhiệt như bàn ủi, lò sưởi điện,…
Tác dụng từ
Để nhận biết tác dụng từ của điện xoay chiều bạn chỉ cần đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây, khi cuộn dây hút đinh sắt, thì đây chính là biểu hiện của tác dụng từ. Ngoài ra, tác dụng từ của cuộn dây lên nam châm cũng sẽ thay đổi khi dòng điện đổi chiều.
Tác dụng sinh lý
Ứng dụng trong việc thăm khám và điều trị bệnh từ tác dụng giật của dòng điện như: châm cứu, kích tim…
Tác dụng quang
Đối với tác dụng này minh chứng rõ nét nhất chính là các loại bóng đèn phát sáng như bóng đèn trên bút thử điện, bóng đèn dây tóc,…
Một số vấn đề khác của dòng điện xoay chiều
Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là gì?
Giá trị hiệu dụng là giá trị được đo từ các đồng hồ, hiểu đơn giản đây là giá trị điện áp ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử. Để hiểu rõ hơn thì chúng tôi có lấy 1 ví dụ: Nguồn 220V AC mà bạn đang sử dụng chính là giá trị hiệu dụng nhưng thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220VAC sẽ là 220V x 1,4 lần = khoảng 300V.
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Để tạo ra dòng điện xoay chiều, người ta thực hiện theo 2 cách đó là:
Cách 1: Cho nam châm quay quanh cuộn dây dẫn kín
Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường nghĩa là cho 1 cuộn dây kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của nam châm.
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Phân biệt dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha
Dòng điện xoay chiều 1 pha là gì? Là dòng trong mạch điện có hai dây nối với nguồn điện áp. Hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC sẽ thay đổi dựa theo tần số của nguồn điện trong mạch. Dòng điện này được sử dụng chủ yếu trong hộ gia đình, có 2 dây đó là dây pha và dây trung tính.
Điện áp xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều gần giống 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau và có chung 1 dây trung tính. Hệ thống điện hiện nay thường có 4 dây 3 dây nóng và 1 dây lạnh.
Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha là P= 3 × pf × I × V
Trong đó:
P: Công suất dòng điện (W)
I: Dòng điện (A).
V: Điện áp đơn vị đo là (V)
pf: Hệ số công suất, thường sẽ từ khoảng 0.85 – 1.
Khi chuyển đổi từ Kw sang Ampe, để tính tổng công suất bằng kW bạn có thể áp dụng công thức sau I= P / (√3 × pf × V)
Ứng dụng của dòng điện xoay chiều
Theo lý thuyết của dòng điện xoay chiều, điện áp xoay chiều sẽ thay đổi tuần hoàn theo thời gian từ dương sang âm và ngược lại nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, cụ thể:
Dòng điện xoay chiều 1 pha: Được sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình, công suất thiết bị nhỏ hoặc các thiết bị không hao phí điện năng nhiều.
Dòng điện xoay chiều 3 pha: Được sử dụng chủ yếu cho việc truyền tải, xưởng sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn, giải quyết vấn đề tiêu hao điện năng sử dụng. Một trong những thiết bị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho xí nghiệp của mình là máy phát điện 3 pha để kết hợp với dòng điện 3 pha. Việc sử dụng máy phát điện 3 pha với dòng điện xoay chiều 3 pha sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động của máy móc, tiết kiệm chi phí cũng như an toàn và hiệu quả cao.
Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều
Dòng điện 1 chiều là dòng điện không có sự thay đổi theo thời gian và theo một hướng cố định. Dòng điện 1 chiều và xoay chiều là khác nhau để phân biệt người dùng có thể dựa vào ứng dụng cũng như biểu hiện của chúng.
Dòng điện xoay chiều được sản xuất bởi các thiết bị máy phát điện xoay chiều nên có khả năng vận chuyển ở các khoảng cách xa. Vậy nên các khu vực đồi núi vẫn có lượng điện năng lớn để sử dụng. Ngược lại, dòng điện 1 chiều chỉ được sản xuất từ pin, ắc quy hay năng lượng mặt trời nên không thể truyền tải đi xa, tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Tần số của dòng điện xoay chiều thường là 50Hz và 60Hz trong khi dòng điện 1 chiều có tần số trực tiếp bằng 0. Trong các bản vẽ mạch điện, các dạng sóng đều biểu hiện dòng điện 1 chiều là đường thẳng trong khi dòng điện xoay chiều lại được hiển thị phong phú hơn là các dạng hình sin, tam giác,…
Gửi đánh giá
Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì?
Phúc Gia® – Cung Cấp Khái Niệm Về Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì Và Các Thông Tin Liên Quan Tới Các Cá Nhân, Đơn Vị, Doanh Nghiệp Trong Và Ngoài Nước. Đây Là Cụm Từ Được Sử Dụng Quen Thuộc Trong Cuộc Sống. Mời Các Bạn Cùng Phúc Gia® Về Vấn Đề Này Trong Bài Viết Sau Đây.
Dòng điện xoay chiều được định nghĩa là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.
2) Chu Kỳ Và Tần Số
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là T) là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, đơn vị được bằng giây (s).
Tần số của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là F) là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây, đơn vị được tính bằng Hz.
Công thức: F = 1/T
3) Pha Của Dòng Điện Xoay Chiều
Nhắc đến pha của dòng xoay chiều, người ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có cùng tần số .
Hai dòng điện xoay chiều cùng pha: là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau;
Hai dòng điện xoay chiều lệch pha: là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau;
Hai dòng điện xoay chiều ngược pha: là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.
4) Biên Độ
Là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều. Biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ.
5) Giá Trị Hiệu Dụng
Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử.
6) Công Suất
Công suất của dòng điện xoay chiều (kí hiệu là P) phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên.
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:
Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan:
Dòng Điện Xoay Chiều, Cách Tạo, Các Đại Lượng Đặc Trưng Và Giá Trị Hiệu Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều
Vậy dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào? Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều là gì? Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều gồm cường độ dòng điện hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết này.
I. Khái niệm dòng điện xoay chiều
* Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin, với dạng tổng quát: i = I0cos(ωt + φ).
° i là giá trị cường độ dòng điện tại thời điểm t, được gọi là giá trị tức thời của i (cường độ tức thời)
được gọi là giá trị cực đại của i (cường độ cực đại).
2. Xác định các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều
– Cường độ cực đại: I 0 = 5A
– Tần số góc: ω = 100π (rad/s)
– Tương tự ta có:
1. trục hoành tại những điểm có tọa độ bằng bao nhiêu T?
2. trục hoành tại điểm có tọa độ bằng bao nhiêu I o?
1) Đồ thị hình sin cắt trục hoành tại những điểm có giá trị
2) trục hoành tại điểm có tọa độ bằng bao nhiêu I o
II. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều
III. Giá trị hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng, hiệu điện thế (điện áp) hiệu dụng.
– Dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng nhiệt Jun-Len-xơ như dòng điện một chiều (làm cho dây dẫn nóng lên).
– Đối với dòng điện xoay chiều, các đại lượng như điện áp, áp suất điện động, cường độ dòng điện,… cũng là hàm số sin hay cosin của thời gian.
– Điện áp hiệu dụng U=220V
– Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=5A
V. Bài tập vận dụng dòng điện xoay chiều
a) giá trị tức thời
b) giá trị cực đại
c) giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin.
a) Giá trị tức thời là giá trị biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin.
b) Giá trị cực đại là giá trị lớn nhất luôn dương của giá trị tức thời khi hàm cos hay sin bằng 1.
c) Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi qua một điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R bởi dòng điện không đổi ấy bằng công suất trung bình tiêu thụ trên R bởi dòng xoay chiều nói trên. Với dòng xoay chiều hình sin hoặc cosin thì gái trị hiệu dụng I = (I 0)/(√2).
– Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều hình sin là: U = (U 0)/(√2).
– Thực tế, khi sản xuất các thiết bị dùng trong dòng điện xoay chiều, người ta đã làm các thiết bị ấy với một quy chuẩn về tần số (ở Việt Nam là f = 50Hz). Như vậy nếu sử dụng dòng điện có tân số khác thì các thiết bị sẽ không hoạt động bình thường.
a) 2sin100πt
b) 2cos100πt
c) 2sin(100πt + π/6)
d) 4sin 2 100πt
e) 3cos(100πt – π/3 )
♦ Đối với các hàm: a) 2sin100πt; b) 2cos100πt; c) 2sin(100πt + π/6); và e) 3cos(100πt – π/3) đều là những hàm điều hòa dạng hình sin theo thời gian, nên giá trị trung bình của chúng bằng 0.
– Ta thấy, số hạng thứ nhất lấy trung bình vẫn bằng 2, số hạng thứ hai là hàm điều hòa dạng sin theo thời gian nên giá trị trung bình bằng 0.
⇒ Giá trị trung bình của hàm 4sin 2 100πt là 2, có thể viết như sau:
a) điện trở của đèn
b) cường độ hiệu dụng qua đèn
c) điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ
a) Bóng đèn có ghi 220V – 100W nên ta có
– Hiệu điện thế hiệu dụng định mức của bóng đèn là: U = 220V;
– Công suất định mức của bóng đèn: P = 100W
c) Điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ:
Q=P.t=100(W).1(h) = 100 (W.h) = 100(W).3600(s) = 360000 (J).
a) công suất tiêu thụ trong mạch điện
b) cường độ dòng điện cung cấp cho mạch điện
– Điện trở của các bóng đèn lần lượt là:
– Vì hai đèn mắc song song nên điện trở tương của toàn mạch là:
+ Lưu ý: Ta có thể tính công suất của mạch bài này như sau:
– Vì hai đèn cùng mắc song song vào nguồn điện có U = U hd1 = U hd2 = 220V nên hai đèn hoạt động đúng công suất định mức.
⇒ Công suất tiêu thụ trong mạch: P = P 1 + P 2 = 115 + 132 = 247(W)
– Trên bóng đèn có ghi 100V – 100W ⇒ U hd = 100V, P = 100W
– Vì U hd (= 100V) < U (= 110V) nên để đèn sáng bình thường với hiệu điện thế hai đầu mạch là 110V thì phải mắc nối tiếp thêm một điện trở R.
– Mạch mắc nối tiếp nên: U = U R + U đèn ⇒ U R = U – U đèn = 110 – 100 = 10V
⇒ Để đèn sáng bình thường thì dòng điện qua bóng đèn là:
* Bài 7 trang 66 SGK Vật Lý 12: Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I 0 theo công thức nào?
– Đáp án đúng: c)I=I 0/(√2)
* Bài 8 trang 66 SGK Vật Lý 12: Điện áp tức thời giữa hai đầu của một đoạn mạch xoay chiều là: u = 80cos(100πt) (V). Hỏi tần số góc của dòng điện là bao nhiêu?
A.100π (rad/s) B. 100 (Hz) C. 50 (Hz) D. 100π (Hz).
– Đáp án đúng: A. 100π (rad/s)
A.1210Ω B.(10/11)Ω C.121Ω D.110Ω
– Đáp án đúng: C.121Ω
Định Nghĩa Công Suất Điện Của Dòng Điện Một Chiều? Xoay Chiều?
Công suất điện của dòng điện một chiều là gì?
là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Hoặc bằng tích Công suất điện của một đoạn mạch hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó .
Công thức: (P= frac{A}{t}= Utimes I)
(P= I^{2}times R= frac{U^{2}}{R})
Công suất tỏa nhiệt trên vật dẫn: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian .
(P=I^{2}times R)
Công suất của nguồn điện: Công suất (P_{ng}) của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch
Công thức: (P_{ng}=frac{A_{ng}}{t}=Etimes I)
Công suất điện của dòng điện xoay chiều là gì?
Định nghĩa công suất của mạch điện xoay chiều là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công (năng lượng điện tiêu thụ) của mạch điện xoay chiều. Trong mạch điện xoay chiều , các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế .
Công thức tính công suất điện xoay chiều
(P=Utimes Itimes Cosleft ( varphi _{u}-varphi t right )=Utimes Itimes Cosvarphi)
P: Công suất của mạch điện xoay chiều (W)
U: Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch điện xoay chiều (V)
I: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
đơn vị của công suất
viết công thức tính công suất
hệ số công suất bằng 1 khi nào
định nghĩa công suất điện lớp 9
công thức tính công suất điện trở
công thức tính công suất định mức
công thức tính công suất điện 1 chiều
công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha
Tác giả: Việt Phương
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì? – Cách Tạo Ra Dòng Điện Xoay Chiều trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!