Đề Xuất 3/2023 # Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Là Gì? # Top 5 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Là Gì? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Là Gì? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung tư vấn đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế kiến trúc tiếp theo

Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.

Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau.

Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì ? Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình ? Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có gì khác với lập Báo cáo nghiên cứu khả thi ? Đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân thì quy định như thế nào?

Lập dự án tư vấn đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn.

Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch đô thị; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung tư vấn đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế kiến trúc tiếp theo. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định số 16/CP. 

Mặt khác, về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng công trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 10, Điều 53 và 54 Nghị định 16/CP. 

4. Theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật Xây dựng khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ của dân chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật mà chỉ lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng.

Dự Án Đầu Tư Là Gì? Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình

Về mặt hình thức

Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Vậy, dự án đầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…

Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng gồm những thành phần chính sau:

Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.

Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.

Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.

Thời gian: Độ dài thực hiện dự án đầu tư cần được cố định.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.

Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.

2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

Dự án đầu tư xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng.

* Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

* Theo nguồn vốn đầu tư:

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn

Việc phân loại dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quản lý dự án, đặc biệt là đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về khái niệm dự án đầu tư là gì, và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Là Gì?

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định mà việc phân loại cũng sẽ khác nhau.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

– Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án như:

Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).

– Khảo sát đầu tư xây dựng trong đó bao gồm:

Khảo sát sơ bộ phục vụ báo cáo đầu tư;

Khảo sát cho tiết phục vụ lập thiết kế;

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

Lựa chọn nhà thầu KSXD;

Thực hiện khảo sát xây dựng;

Khảo sát bổ sung (nếu có);

Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;

Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

– Thi công công trình xây dựng

Chọn nhà thầu thi công, giám sát;

Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế;

Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng

Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định Mục I Phần II Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và tư vấn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành sẽ bao gồm các khoản chi phí sau:

+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: sử dụng để xác định chi phí các công việc tư vấn trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và là cơ sở để xác định giá gói thầu tư vấn phù hợp với trình tự lập dự án đầu tư xây dựng. Giá hợp đồng tư vấn xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

+ Chi phí tư vấn đầu tư dự án: Là phí trả cho người trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác (mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp), thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế VAT.

Chi phí tư vấn được xác định theo cấp công trình theo quy định về phân cấp công trình xây dựng

Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Add:Tell:Hotline: Email: Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. (028) 66 826 954 0935 655 754 hoặc 0909 854 850 contact@dhlaw.com.vn

Phân Loại Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Mới Năm 2022

Bảng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định mới nhất năm 2021: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C?

Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển mạnh mẽ của Ngàng xây dựng của đất nước những năm qua công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành luôn được Nhà nước coi trọng và phát huy hiệu quả trong đó nổi bật nhất là hoạt động đầu tư các dự án xây dựng công trình. Hoạt động đầu tư là nhằm mục đích thu được những kết quả nhất định lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra.

Kết quả này cũng biểu hiện dưới nhiều hình thức: với chủ đầu tư đó là lợi nhuận, với nền kinh tế đó là sự thoả mãn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các thành viên trong xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy trong quá trình phát triển của đất nước hoạt động đầu tư xây dựng công trình đã được phân loại nhằm đảm bảo quá trình quản lý.

Mục đích của phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình là để phân cấp quản lý của cơ quan có thẩm quyền nhằm giám sát quá trình thi công, nhằm quản lý năng lực của tổ chức, cá nhân hành nghề lập dự án và quản lý dự án; ngoài ra còn để quản lý các chi phí phát trình trong quá trình thực hiện dự án.

– Đặc điểm của dự án đầu tư:

+Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Vậy, dự án đầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…

-Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

– Dự án đầu tư xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng.

– Nếu Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, và dự án nhóm C. Trong đó:

Theo tổng mức đầu tư:Dự án sử dụng vốn đầu tư công 10.000 tỷ đồng trở lên. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, không phân biệt tổng mức đầu tư bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Không phân biệt tổng mức đầu tư: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt, Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.Không phân biệt tổng mức đầu tư

Dự án từ 2300 tỷ đồng trở lên bao gồm: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án từ 1500 tỷ đồng trở lên bao gồm:. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án từ 800 tỷ trở lên bao gồm:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

Dự án từ 120 tỷ đến 2300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II phụ lục Nghị định 59/2015 NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau:Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án từ 80 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II.3 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau: Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án từ 60 tỷ đến 1000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực :Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

Dự án từ 45 tỷ đến 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực sau đây:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

Dự án dưới 120 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II phụ lục Nghị định 59/2015 NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau:Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án dưới 80 tỷ đồng thuộc các các lĩnh vực quy định tại Mục II.3 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau: Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực :Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

Dự án dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực sau đây:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

– Nếu dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

-Nếu dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm:

+Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách

+Dự án sử dụng vốn khác.

Quy Trình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Và Thành Lập Ban Quản Lý

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Định nghĩa, khái niệm về dự án đầu tư công trình xây dựng là gì căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 có giải thích từ ngữ như sau:

Lập quy hoạch xây dựng

Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Khảo sát xây dựng

Thiết kế xây dựng

Thi công xây dựng

Giám sát xây dựng

Quản lý dự án

Lựa chọn nhà thầu

Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì

2. Các loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Hiện nay, có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện, quản lý… riêng biệt.

Trong đó, cách phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình về cơ bản được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP – Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất như sau:

Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án:

– Dự án quan trọng quốc gia

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C

Mỗi nhóm dự án sẽ có các tiêu chí cụ thể về quy mô, tính chất, loại công trình chính được quy định cụ thể và chi tiết tại Phụ lục số 01 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Phụ lục 01 phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Loại dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo loại nguồn vốn sử dụng:

Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Dự án đầu tư xây dựng vốn ngoài ngân sách

Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác.

Ngoài ra, có nhiều người phân loại làm dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục như: quy định về lập dự án đầu tư xây dựng chung cư, nhà xưởng cho thuê, chợ, khách sạn, nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trường học (mầm non, tiểu học…) lò gạch, nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, trạm dừng chân, trung tâm thương mại, bệnh viện, nghĩa trang…

3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Xây dựng 2014 thì các bước lập, quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chi tiết các bước thực hiện của một dự án đầu tư có sử dụng đấtbao gồm 3 giai đoạn:

Cụ thể gồm các công việc: xin chủ trương đầu tư, quy hoạch, giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng:

* Quy trình, thủ tục xin đầu tư dự án xây dựng

Đối với quy trình, trình tự thủ tục đầu tư dự án sẽ cần thực hiện như sau:

– Nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án.

– Xin chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố.

Sơ đồ quy trình, trình tự xin chủ trương đầu tư dự án xây dựng * Trình tự, quy trình quy hoạch dự án đầu tư

Đối với quy trình quy hoạch dự án đã được chấp thuận đầu tư sẽ phụ thuộc vào loại dự án đã có quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch để có quy trình khác nhau.

Xem sơ đồ trình tự lập quy hoạch dự án đầu tư xây dựng đối với dự án đã quy hoạch và dự án chưa quy hoạch chi tiết:

Sơ đồ quy trình giao, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng dự án b. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Giai đoạn này các nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện đó là:

Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án: Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)

Khảo sát, đầu tư xây dựng

Thi công xây dựng công trình

Sơ đồ quy trình giao đất, khảo sát và thi công xây dựng dự án Các giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm:

– Chọn nhà thầu thi công, giám sát

– Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế.

– Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c. Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng

Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau:

Hoàn công công trình dự án xây dựng

Quyết toán, kiểm toán hạch toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Chứng nhận sở hữu công trình

Bảo hành công trình xây dựng và đưa vào sử dụng

Xem sơ đồ giai đoạn thi công và kết thúc dự án đầu tư

Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể, những yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng về kỹ thuật có thể thực hiện đúng trình tự hoặc kết hợp đồng thời các nội dung công việc của các giai đoạn thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng.

4. Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án dựng công trình

Mỗi giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ có rất nhiều công việc và trong đó có những công việc mang tính chất then chốt được quy định kỹ càng về quy trình (trình tự, thủ tục) đầu tư dự án cụ thể.

Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định lập dự án đầu tư xây dựng là một nội dung thực hiện dự án đầu tư xây dựng quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Cách lập dự án đầu tư xây dựng mới sẽ phụ thuộc vào loại dự án cụ thể để lập các loại báo cáo.

Trình tự, thủ tục lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng quan trọng quốc gia theo quy định phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình quốc hội thông qua chủ chương và cấp phép đầu tư;

* Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình

– Tính cần thiết của dự án đầu tư xây dựng, thuận lợi, khó khăn…

– Quy mô dự kiến: công suất, diện tích, hạng mục xây dựng công trình chính, phụ..

– Phân tích cơ bản sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, hạ tầng, phương án mặt bằng, tái định cư, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động…

– Hình thức đầu tư: vốn và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ, phân kỳ…

– Thời hạn lấy ý kiến:

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình.

7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập Báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.

Trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Khi nào phải lập dự án đầu tư xây dựng? Theo quy định các dự án đầu tư xây dựng nhóm A phải lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình không phân biệt vốn đầu tư.

Hướng dẫn nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm hai phần: thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.

* Nội dung thuyết minh hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng công trình:

– Sự cần thiết đầu tư dự án (cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật, nhu cầu thị trường, khả năng phát triển…), mục tiêu đầu tư, đánh giá thị trường, các hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm, nhu cầu sử dụng đất…

– Mô tả về quy mô dự án gồm những gì, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình.

– Đưa ra các giải pháp thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng, tái định cư, thiết kế kiến trúc đối với công trình, khai thác dự án, sử dụng lao động, tiến độ, phân kỳ, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

– Tổng mức đầu tư của dự án: nguồn vốn, huy động vốn, phương án hoàn trả vốn đối với dự án cần thu hồi vốn, chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả dự án…

* Nội dung thiết kế cơ sở của dự án

– Giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai dự án.

– Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, thuyết minh công nghệ, xây dựng. Thuyết minh có thể trình bày riêng hoặc chung với bản thiết kế dự án.

Một số nội dung cơ bản báo cáo đầu tư dự án Trình tự thủ tục lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư

Theo quy định đối với các dự án xây dựng công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản (có thể thiết kế mẫu và xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư (gọi tắt là Báo cáo đầu tư). Các dự án thuộc đối tượng chỉ lập báo cáo đầu tư theo quy định bao gồm:

Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân;

Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;

Các dự án xây dựng, sửa chữa, bảo trì sửa chữa vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng hoặc kế hoạch trung và dài hạn có vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng;

Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước cho hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng. Các dự án này phải không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch KT-XH và xây dựng, đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

– Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư

– Tên dự án và hình thức đầu tư (dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, bảo trì)

– Chủ đầu tư: ghi rõ tên cơ quan đơn vị, cá nhân

– Địa điểm và mặt bằng: phường (đường, phố)/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh

– Khối lượng công việc

– Vốn đầu tư và nguồn vốn

– Thời gian khởi công và hoàn thành

Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy… phục vụ sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm các nội dung trong báo cáo đầu tư:

– Sản phẩm, (dịch vụ) và quy mô công suất.

– Thiết bị (ghi rõ giá trị và nguồn cung cấp).

– Nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu.

– Khả năng trả nợ (nếu có vốn vay) và thời hạn hoàn vốn.

– Biện pháp bảo vệ môi trường (nếu có dự án tác động xấu tới môi trường).

Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng dưới 100 triệu đồng không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đầu tư.

Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư xây dựng hiện nay

5. Chi phí dự án đầu tư xây dựng

Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng

Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định Mục I Phần II Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức quy định về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và tư vấn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành sẽ bao gồm các khoản chi phí sau:

+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: sử dụng để xác định chi phí các công việc tư vấn trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và là cơ sở để xác định giá gói thầu tư vấn phù hợp với trình tự lập dự án đầu tư xây dựng. Giá hợp đồng tư vấn xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

+ Chi phí tư vấn đầu tư dự án: Là phí trả cho người trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác (mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp), thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế VAT.

Chi phí tư vấn được xác định theo cấp công trình theo quy định về phân cấp công trình xây dựng

Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

Chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án xây dựng khi được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền lập thẩm định, lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm định thiết kế cơ sở sẽ phải nộp khoản lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Giá, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng) theo quy định sẽ thu theo Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư 209/2016/TT-BTC và tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/dự án.

Biểu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng hiện hành

Căn cứ xác định số chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư được phê duyệt x Mức thu Chi phí quản lý dự án xây dựng công trình

Theo quy định của Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí dự án thì chi phí quản lý dự án xây dựng được xác định tại điểm d, khoản 4, Điều 4 bao gồm:

“Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) chi phí quản lý dự án gồm chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư;”

II. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Ban quản lý dự án là gì?

Khái niệm ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Ban quản lý dự án hay ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng thì đây là một tổ chức sự nghiệp công công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư 16/2016/TT-BXD và do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập.

Hiện nay, theo quy định tại điều 63 LXD năm 2014 thì ban quản lý dự án đầu tư sẽ phân thành các loại:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

Trong đó, các ban quản lý nào đều có các bộ phận cơ bản bao gồm:

Ban giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác

2. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định thì ban quản lý dự án được thành lập để:

Giao làm chủ đầu tư một số dự án

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.

Căn cứ theo quy định luật quản lý dự án đầu tư xây dựng tại khoản 3 Điều 63 Luật Xây dựng 2014 quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và chuyên ngành gồm:

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng;

Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.

Thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 LXD 2014.

3. Thẩm quyền, cách thành lập ban quản lý dự án

Khoản 1 Điều 63 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền thành lập ban quản lý dự án xây dựng công trình bao gồm:

– Thủ trưởng các Cơ quan ngang cấp Bộ thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực.

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thành lập các Ban sau để thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (thuộc quản lý của cấp Tỉnh) trên địa bàn tỉnh bao gồm:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông;

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị (Chỉ áp dụng cho Thành phố trực thuộc TW).

– Chủ tịch UBND quận, huyện thành lập: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc với vai trò là chủ đầu tư và quản lý dự án cấp quận/huyện đầu tư xây dựng.

Tùy thuộc vào mục tiêu, tính chất, quy mô công trình, hạng mục công trình, nơi thực hiện dự án để xác định người có thẩm quyền thành lập ban quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng.

* Lưu ý: Các trường hợp phải thuê Ban quản lý dự án khu vực, chuyên ngành và lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm, đủ điều kiện quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

Dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước mà Người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình làm Chủ đầu tư sẽ phải.

Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thuộc cấp xã, phường, thị trấn mà nằm ngoài phạm vi cho phép Chủ đầu tư tự thực hiện công tác quản lý dự án.

4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Hiện nay, nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Luật xây dựng 2014 như sau:

– Quản lý về phạm vi, kế hoạch, khối lượng công việc; quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng; quản lý tiến độ, gia hạn dự án đầu tư xây dựng;

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Quản lý an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng;

Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định về nội dung quản lý dự án đầu tư tại Điều 66 Luật Xây dựng.

Hiện nay có nhiều những phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng giúp việc quản lý có trình tự, hiệu quả, nhanh chóng, đầy đủ hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Là Gì? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!