Cập nhật nội dung chi tiết về Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đầu tiên, bài này dành cho các bạn Feminist, và chống chỉ định với các bạn nữ bị lôi kéo theo phong trào Feminism mà không hiểu thủ đoạn chính trị của bọn giật dây phía sau. Tôi trân trọng mọi phụ nữ. Họ là một nửa thế giới này. Tôi cá rằng bạn sẽ đồng ý với tôi một điều: Phụ nữ luôn xứng đáng được tôn vinh cho những đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào nền văn minh nhân loại. Cũng chính vì vậy, tôi tự thấy mình có trách nhiệm bảo vệ họ khỏi âm mưu thâm độc của phong trào Feminism.
Ở Việt Nam, bọn dịch láo hay gọi Feminism là Chủ nghĩa Nữ quyền. Nhưng QUYỀN nào? QUYỀN ở đâu? Chữ nào trong “Feminism” có chữ RIGHT ở trong đó?
Tôi gọi Feminism là thứ Chủ nghĩa Nữ giới Thượng đẳng
Bọn báo chí, cũng như đám simp đội pussy lên đầu, tung hô thứ chủ nghĩa thổ tả độc hại này làm các chị em tưởng rằng đây là phong trào đấu tranh, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ta nói,
Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Ngay cả hạt mưa còn không có xuất phát điểm như nhau thì trên đời này làm gì có bình đẳng? Ai thử kể tên một quốc gia bình đẳng giúp tôi xem? Không có đúng không. Bọn cánh tả lúc nào mà không vẽ ra hai chữ BÌNH ĐẲNG để chiêu dụ bọn loser trong xã hội. Bình đẳng giới, bình đẳng thu nhập, bình đẳng chủng tộc, bình đẳng giai cấp? Một kịch bản quá quen để chăn dắt bọn cừu ngu muội.
Muốn biết nữ quyền độc hại? Hỏi các Feminist!
Trở về cái thời Mao hay Bolshevik giữa thế kỷ XX, cũng với kịch bản đấu tranh giai cấp để đòi quyền bình đẳng, hàng loạt các tay tư sản bị đấu tố, hành hình rồi xử tử[1][2]. Ngày nay, bình đẳng giới cũng mang màu sắc giống vậy. Sẽ có ngày các đấng mày râu – đối tượng bị tấn công bởi nhóm đấu tranh – sẽ bay màu như bọn tư sản thời cách mạng. Tất nhiên, những cuộc thảm sát tương tự khó mà diễn ra trong thế giới hiện đại, nhưng nó sẽ được thực hiện tinh vi hơn, thấm nhuần từ từ rồi giết các anh như loài Nấm độc. Hãy nhớ, CHƯA một cuộc đấu tranh bình đẳng nào dừng lại ở sự cân bằng quyền lợi, mà nó luôn hướng tới việc bài trừ và loại bỏ đối tượng đó khỏi xã hội. Nếu bạn nghĩ tôi đang nghiêm trọng hóa vấn đề, thì có thể kiểm chứng bằng hashtag #KillAllMen trên các trang mạng xã hội để xem nó có đủ khủng bố chưa. Quá rõ cho sự độc hại của phong trào nữ quyền hiện đại!
Nhìn lại những lời lẽ cay nghiệt mà Feminist dành cho bọn đàn ông, cộng thêm sự cổ vũ của đám truyền thông cánh tả, các anh đã nhìn thấy nguy cơ chưa? Chúng tiêm vào đầu các cô gái trẻ hình ảnh người đàn ông là những tên cặn bã – dâm dục, phụ bạc, khốn nạn,… TẤT CẢ ĐÀN ÔNG ĐỀU TỒI TỆ là mindset bạn dễ dàng bắt gặp ở những cô gái trẻ hiện nay.
1. Phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi khi lấy chồng, sinh con. Đàn ông không đau đẻ nên không bao giờ biết quý trọng sự hi sinh này của phụ nữ.
2. Đàn ông là bọn cưỡng hiếp phụ nữ (all men are rapists)[6].
3. Phụ nữ ngày xưa không được học hành, không được tham gia bầu cử nên luôn thua thiệt so với đàn ông; hơn nữa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi nhiều giáo điều khắt khe, hôn nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào chồng.
Tuy nhiên, KHÔNG MỘT AI nói với các cô rằng:
1. Người đàn ông mang trọng trách quốc gia trên đôi vai. Anh ấy có thể hi sinh, bị gươm đâm, đạn bắn, thiêu sống, phanh thây,… trên chiến trường để bảo vệ người phụ nữ và đứa con của họ nơi quê nhà.
2. Kể cả khi hai người quan hệ hoàn toàn tự nguyện, nếu cô gái tố chàng trai cưỡng hiếp, thì anh ta vẫn phải vào tù bốc lịch[7]. Ngược lại, nếu người đàn ông tố bị phụ nữ cưỡng hiếp, đoán xem bao nhiêu phần trăm anh ta thắng kiện?
3. Người đàn ông mặc nhiên là người chu cấp, bảo vệ gia đình anh ta suốt cả đời, đồng thời là người gánh vác mọi trách nhiệm – đó là thiên mệnh không thể chối bỏ. Anh ta sẽ bị người đời coi thường, xã hội khinh miệt nếu không đủ khả năng chăm lo cho vợ con. Hơn 150 năm trước, nếu người vợ phạm tội, thì chính người chồng sẽ là người bị xử phạt hoặc vào tù dưới luật pháp Coverture. Cũng trong xã hội cũ, phụ nữ không được bỏ phiếu, còn đàn ông thì… cũng làm gì được bỏ phiếu?! Thời phong kiến thì bầu củ khoai à? Vua chúa theo tục cha truyền con nối chứ làm gì có bầu cử. Chỉ có ở xã hội phương Tây thì phụ nữ mới được quyền bỏ phiếu bầu, nhưng dưới luật Coverture, thì người chồng sẽ là người đại diện cho ý chí cả hai.
Không một trường lớp, sách báo nào nói với các chàng trai, cô gái thời nay biết về những điều này. Mà giới trẻ thì dễ bị hấp dẫn bởi những phong trào cấp tiến mới mẻ, kết quả là xã hội sinh ra đám ngợm bên dưới:
Âm mưu đằng sau vỏ bọc bình đẳng giới: Phá bỏ lằn ranh giới tính
Quyền lợi nam nữ vốn cân bằng, chỉ khi rộ lên các phong trào Feminism, cán cân đó dần thiên lệch về một phía. Đáng nói, sự thiên lệch này KHÔNG HỀ CÓ LỢI cho phụ nữ, mà chỉ nhằm làm lợi cho các chính sách và việc kiếm phiếu của bọn tả khuynh. Bằng cách lợi dụng hình ảnh cộng đồng LGBT, các Feminist lập luận rằng không có sự khác biệt nào giữa nam và nữ, từ đó tiến đến phá bỏ lằn ranh giới tính. Kết quả là gì? Đó là PHÁI NỮ, tôi không viết nhầm đâu, PHÁI NỮ là những người lãnh đủ.
Khi vượt khỏi giới hạn quy luật của tự nhiên, việc phá bỏ lằn ranh giới tính gây ra những hậu quả thảm khốc đối với phụ nữ.
Điển hình là Fallon Fox, một võ sĩ MMA nam (đã chuyển giới) được phép thi đấu ở hạng mục nữ, đã khiến nữ võ sĩ Tamikka Brents vỡ sọ và chấn thương não chỉ trong hiệp thi đấu đầu tiên. Một ví dụ khác là Mary Gregory, một người đàn ông chuyển giới đã phá vỡ kỷ lục của bốn nữ vận động viên cử tạ chỉ trong một ngày[8].
Nam nữ vốn dĩ khác biệt
Trở về cái thời khai thiên lập địa, Eva được sinh ra từ cơ thể của Adam. Nàng không được sinh ra từ xương đầu của Adam để nàng cai trị Adam; nàng cũng không sinh ra từ xương chân của Adam để bị Adam chà đạp; mà nàng sinh ra từ xương sườn của Adam để cả hai được bình đẳng, dưới cánh tay của Adam để nàng được che chở, gần trái tim của Adam để nàng được yêu thương.
Cả đàn ông và phụ nữ được sinh ra khác biệt, đảm nhận các vai trò khác nhau trong cuộc sống. Có những lĩnh vực đàn ông làm chủ, thì cũng có lĩnh vực phụ nữ làm chủ. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những khác biệt về tư duy não bộ ở cả hai giới, nhưng các Feminist vẫn cố gắng chối bỏ sự khác biệt này. Nhắc lại, sự khác biệt này là một FACT (sự thật). Cho nên, chối bỏ sự khác biệt này tức là bẻ cong sự thật.
Đúng. Bẻ cong sự thật là những gì Feminist đang làm.
1. Feminist: “Phụ nữ phải được đối xử như nam giới”
Có một câu cửa miệng thế này “Phụ nữ có thể làm được bất cứ điều gì đàn ông có thể”. Tuy nhiên, lịch sử luôn cho thấy điều ngược lại. Phụ nữ ít khi chọn cách đương đầu, chịu trách nhiệm cho các quyết định then chốt. Điều này dễ nhận thấy ngay cả trong mối quan hệ gia đình, người vợ luôn giao quyền quyết định cho chồng mỗi khi có vấn đề quan trọng. Xin nhấn mạnh, hành vi này hoàn toàn KHÔNG XẤU. Vì nó là BẢN NĂNG, là THIÊN TÍNH của người phụ nữ.
Tôi không nói đàn ông hay phụ nữ giỏi hơn, mà từ ngàn xưa, đàn ông đã được xác định là người đứng mũi chịu sào. Anh ta phải CHỊU TRÁCH NHIỆM và ĐỨNG RA GIẢI QUYẾT cho vấn đề của chính mình và của cả người phụ nữ.
Do đó, phụ nữ cần được đối xử như MỌI NGƯỜI, chứ không phải NHƯ ĐÀN ÔNG. Xin nhắc lại, tôi trân trọng mọi phụ nữ. Nhưng nếu các bạn muốn giành được sự tôn trọng của xã hội, các bạn phải học cách chịu trách nhiệm… như một người đàn ông.
2. Feminist: “Phụ nữ phải có mức lương ngang nam giới”
Thực tế không phải nam giới được trả lương cao hơn, mà là phụ nữ luôn chọn những công việc trả lương thấp hơn[9]. Dù vậy, lựa chọn công việc như thế nào, đó hoàn toàn là quyền tự do của mỗi người. Feminist muốn cưỡng ép các cô gái làm việc trái với mong muốn của họ, có thể nói đó là một hành vi phi đạo đức.
Tất cả mọi người đều được trao cơ hội như nhau, nhưng mỗi phái đều có những phẩm chất giúp chúng ta vượt trội hơn một nửa còn lại trong vài lĩnh vực. Với nam giới, đó là sức khỏe thể chất, những công việc lao động nặng nhọc đương nhiên phù hợp với nam giới. Với nữ giới, là khả năng chăm sóc, nên nữ giới thống trị lĩnh vực điều dưỡng. Việc phân chia lao động như vậy nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội. Cho nên, phụ nữ không cần làm việc của đàn ông, mà họ chỉ cần làm công việc mà họ cảm thấy THÍCH và LÀM TỐT.
4. Feminist: “Phụ nữ phải được luật pháp đối xử tương tự như nam giới”
Luật pháp hiện đang “ưu ái” nữ giới hơn, đó là thực trạng, do những áp lực từ các phong trào cực tả. Cụ thể chúng ta có quyền phụ nữ, quyền trẻ em, chứ làm gì có quyền nam giới. Thậm chí tại Mỹ, nói về sự bảo vệ của pháp luật, nam giới còn thua cả chó mèo. Đó chính là sự mất cân bằng do Feminist và bọn cánh tả gây ra.
Nghe thấy vô lý đúng không? Tóm lại, nam nữ vốn dĩ khác biệt. Cả hai phái được sinh ra để LÀM TỐT HƠN những gì phái còn lại không thể phụ trách. Trái cam có ứng dụng riêng của nó, khổ qua cũng vậy. Chúng ta không thể lấy người khác để làm THƯỚC ĐO cho chính mình. Làm vậy chỉ chứng tỏ bạn đang tự hạ thấp giá trị của bản thân.
Nếu đã không đồng đẳng thì đừng bình đẳng
Có một điều nực cười là các Feminist luôn chống đối đàn ông, nhưng lại thèm khát các giá trị của họ. Giá trị là thứ phải mất công xây dựng, chứ không thể yêu cầu người khác công nhận, hay ban phát. Với tôi, giá trị của một người nằm ở sự có ích của họ. Cho nên hãy sống có ích với gia đình, bạn bè và xã hội; hãy học tập và làm việc tử tế; hãy phụng sự và yêu thương cộng đồng. Đừng đem bản thân mình ra so sánh với người khác. Cũng đừng hạ thấp người khác, vì nó không giúp nâng cao giá trị của bản thân. Bởi, chỉ những điều bạn làm mới chứng tỏ được bạn là ai trên thế giới này.
[1] Philip Short (2001). Mao: A Life.
[2] Werth Nicolas (21/3/2008). Crimes and mass violence of the Russian civil wars (1918-1921). Mass Violence & Resistance (MV&R).
[3] Else-Quest, N. M., Higgins, A., Allison, C., & Morton, L. C. (2012). Gender differences in self-conscious emotional experience: A meta-analysis. Psychological Bulletin, 138, 947-982.
[4] Chaplin, T. M., & Aldao, A. (2013). Gender differences in emotion expression in children: A meta-analytic review. Psychological Bulletin, 139, 735-765.
[5] Fischer, A. H., Rodriguez Mosquera, P. M., Van Vianen, A. E., & Manstead, A. S. (2004). Gender and culture differences in emotion. Emotion, 4, 87-94.
[6] Marilyn French (1977). The Women’s Room. Book 5. Chapter 19. “All men are rapists, and that’s all they are.”
[7] https://plo.vn/phap-luat/nam-thanh-nien-bi-ban-gai-to-hiep-dam-3-lan-trong-dem-911973.html
[8] https://www.prageru.com/video/should-trans-women-compete-with-women/
[9] Lisa Chow (11/9/2013). Why Women (Like Me) Choose Lower-Paying Jobs. National Public Radio.
Những Nội Dung Cơ Bản Về Giới Và Bình Đẳng Giới
Tin xem nhiều
Những nội dung cơ bản về giới và bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới (Luật số 73/2006/QH11) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Mục tiêu bình đẳng là “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
* Sự khác biệt căn bản giữa giới và giới tính:
* Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
* Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
– Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
– Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
– Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
– Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
– Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
(Điều 6 – Luật Bình đẳng giới).
4. Vai trò giới: Chỉ những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hoặc phụ nữ.
– Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
– Các định kiến giới thường theo xu hướng thiên lệch, ít tích cực, thậm chí đôi khi còn mang tính tiêu cực, dẫn đến sự sai lệch và hạn chế trong việc nhìn nhận, đánh giá những điều mà cá nhân nam hoặc nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm.
Và trách nhiệm của mỗi chúng ta cũng như của toàn xã hội là phải tìm mọi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm bảo đảm bình đẳng giới một cách hiệu quả, thực chất…
Phát triển bởi
Bình Đẳng Giới Là Gì Và Tại Sao Chúng Ta Cần Bình Đẳng Giới
Tại Mỹ, các tổ chức xã hội phải mất hơn 70 năm (từ năm 1848 cho đến năm 1920) để đấu tranh và tạo cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như: Quyền được bảo hộ; quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu nói riêng và phụ nữ nói chung; cải thiện điều kiện sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ. Một số nhà hoạt động nhân quyền còn hy sinh tính mạng của mình để đấu tranh cho các quyền này. Thế nhưng, ở nhiều nước khác, những bất bình đẳng giới vẫn còn tiếp diễn.
Theo thống kê, có 77% đàn ông trong giữ vai trò là lực lượng lao động chính. Trong khi đó phụ nữ chỉ chiếm khoảng 50% hoặc chưa tới số đó (ở một số nước, số lượng phụ nữ có mặt trong lực lượng lao động chính còn ít hơn rất nhiều). Thu nhập mà phụ nữ nhận được trung bình chỉ bằng khoảng 77% nam giới; tức là vẫn thấp hơn 23%. Với mỗi 1 đô-la một người đàn ông kiếm ra, phụ nữ tại Mỹ La-tin chỉ kiếm được 56 cents và phụ nữ Mỹ-Phi kiếm được khoảng 64 cents (tức là chỉ hơn một nửa). 62 triệu bé gái bị từ chối quyền học hành trên toàn thế giới (số liệu của Liên hợp quốc). Hàng năm, có tới 15 triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi bị ép tảo hôn và hôn nhân sắp đặt sẵn của gia đình. Cứ 5 nạn nhân của nạn buôn người thì có tới 4 là nữ (Số liệu của quỹ Malala). Có tới 125 triệu phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của tục cắt âm vật (Female genital mutilation) trên toàn thế giới. Có ít nhất 1000 vụ giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn Độ và Pakistan. Cứ 5 sinh viên nữ thì có 1 người là nạn nhân của tấn công tình dục tại trường học hay giảng đường. Tại Mỹ, cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có một người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai đánh đập (domestic violence)
Còn tại việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực. Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng hơn một nửa so với nam giới. Mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới. Ví dụ: mức lương bình quân thực tế theo giờ công lao động của phụ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà không được thù lao gấp đôi nam giới. Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho việc nhà lại gấp đôi nam giới, đây là những công việc không được thù lao. Do đó, họ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Chưa kể, điều kiện dinh dưỡng của phụ nữ kém hơn so với nam giới. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới. Ngoài ra, họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại hơn đàn ông trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp như đất đai. Mặc dù luật đất đai ở Việt Nam không phân biệt đối xử với phụ nữ, song những tập quán phổ biến làm cho họ bị yếu thế hơn, bởi quyền sử dụng đất thường chỉ đứng tên người chồng. Ngoài những những thông tin trong báo cáo trên, rõ ràng trên thực tế người phụ nữ vẫn gặp nhiều trở ngại hơn so với nam giới trong việc tham gia vào các công việc cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi (theo báo cáo của UNFP).
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng đàn ông. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị ảnh hưởng theo. Chẳng hạn, quan niệm nam giới phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị dị nghị là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính”. Chưa kể, nếu họ có theo đuổi các ngành nghệ thuật thì sẽ bị miệt thị và nói là “yếu đuối”, “đàn bà”, “gay”…
Do đó, đấu tranh cho quyền phụ nữ (women’s rights) và bình đẳng giới là cần thiết và ý nghĩa trong mọi thời điểm.
Luận Văn: Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Chính Trị
Published on
Download luận văn thạc sĩ ngành luật hiến pháp với đề tài: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, cho các bạn làm luận văn tham khảo
1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀNG HẢI LIÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2018
2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀNG HẢI LIÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: chúng tôi HOÀNG VĂN NGHĨA HÀ NỘI, 2018
3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và được các cơ quan chuyên môn cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Lê Hoàng Hải Liên
4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI……………………………12 1.1 Tổng quan về bình đẳng giới ……………………………………………………….12 1.2 Tổng quan thực hiện pháp luật về bình đẳng giới……………………………20 1.3 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới……………………………………………………………….24 1.4. Nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ………………………………………………………………………………………………………31 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ……………………………………………………………………………..33 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TẠI QUẢNG BÌNH …………….37 2.1 Đặc điểm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Quảng Bình……………………………………………………………………………37 2.2. Thực trạng xây dựng quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ……………………………………………………………………………………41 2.3. Kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình ………………………………………………………………………….46 2.4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế …………………….57 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH……………………………………………..61 3.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng ……………61 3.2 Các nhóm giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình………………………………………..64 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..81
5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations ( Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) BĐG Bình đẳng giới BCH TW Hội LHPN Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ CEDAW Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women ( Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HLHPN Hội Liên hiệp phụ nữ LĐLĐ Liên đoàn Lao động QPPL Quy phạm pháp luật UBND Ủy ban nhân dân
6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ nữ tỉnh Quảng Bình ……………………………………….49 Bảng 2.2. Tỷ lệ nữ tham gia Cấp ủy Đảng các cấp…………………………..51 Bảng 2.3. Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong HĐND, UBND các cấp…..53 Bảng 2.4. Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp ……………………………………………………………………………………………..53 Bảng 2.5. Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội các cấp………………………………………………………………………………………..54 Bảng 2.6. Tỷ lệ cơ quan Đảng, Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội có từ 30 % nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ/ tổng số…………………………….54 Bảng 2.7. Tỷ lệ nữ là Đại biểu Quốc hội …………………………………………56 Bảng 2.8. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp …………………………………….56
7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới, được đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ. Đồng thời, việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt được những kết quả tích cực. Có được những hành công này là do Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Trong Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng đã nêu rõ: “về phương diện xã hội thì: a/ dân chúng được tự do tổ chức; b/ nam nữ bình quyền” [18, tr1]. Là lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thực hiện đấu tranh giải phóng phụ nữ để giành quyền lợi về phía phụ nữ, bởi theo Người: Dân tộc chưa độc lập thì quyền lợi của phụ nữ chưa được giải phóng, quyền phụ nữ gắn liền với quyền dân tộc, quyền của giai cấp và quyền của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”; “Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng giải phóng con người, do đó nếu không giải phóng phụ nữ, một phần nửa xã hội thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại quyền và lợi ích cho phụ nữ”[20,tr260] . Chính vì vậy, ngay sau khi giành độc lập Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm đến việc đảm bảo quyền con người của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng, coi đó là một trong những mục tiêu lớn, một chương trình hành động thiết thực nhằm đảm bảo quyền con người. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ những năm đổi mới (năm 1986), khi Công ước CEDAW Liên hợp quốc (Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) chính thức được thực hiện ở Việt Nam, thì vấn đề bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng đã thu được nhiều kết quả tích cực: nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị đã được cải thiện; phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội thể
8. 2 hiện và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng như các hoạt động chính trị – xã hội; tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý nhà nước tăng lên, hoạt động của các nữ doanh nhân, chủ doanh nghiệp, hoạt động giao lưu đối ngoại khu vực, quốc tế, số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tăng. Quyền của phụ nữ ngày càng được pháp luật, xã hội thừa nhận và tôn trọng bảo đảm thực hiện. Thực tế đã cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thời gian qua có chiều hướng ngày càng tăng. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động nữ tham gia nhiều ngành nghề mới mà trước đây chỉ dành cho nam giới; trong khoa học, công nghệ tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Đặc biệt, trong giáo dục, đào tạo và y tế, cán bộ nữ chiếm tỷ lệ lớn, nhiều người có trình độ cao. Sự trưởng thành của phong trào phụ nữ, những đóng góp xứng đáng của các cấp hội phụ nữ đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Nhiều tập thể, cá nhân nữ được tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng; hàng nghìn chị em được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc ưu tú; nhà giáo, thầy thuốc nhân dân; nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trong bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, tỷ lệ đại biểu nữ trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV là 133/496 người đạt 26,8%; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều địa phương tỷ lệ phụ nữ trúng cử vượt dự kiến như: Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ phụ nữ trúng cử đạt 43%; Đại biểu Hội đồng nhân dân quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội, tỷ lệ phụ nữ trúng cử đạt gần 45%. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, để tăng tỷ lệ phụ nữ trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị. Với vai trò và thiên chức của mình, phụ nữ vẫn luôn đứng trước những đòi hỏi cao và chịu nhiều áp lực. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 đề ra là tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 đạt từ 25% trở lên và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân
9. 3 các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đạt từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 đạt trên 35%. Song qua tìm hiểu quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 -2020 tại tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua, cho thấy: Quảng Bình là một trong những tỉnh có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 còn quá thấp chưa đạt được chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra: cấp tỉnh chiếm 7,5% (so với nhiệm kỳ trước không tăng); cấp huyện, thành phố, thị xã chiếm 20,93% (so với nhiệm kỳ trước tăng 5,83%); cấp cơ sở chiếm 22,71% (so với nhiệm kỳ trước tăng 3,39%); tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 16,66% (so với nhiệm kỳ trước không tăng, không giảm); tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 18% (so với nhiệm kỳ trước không tăng không giảm); cấp huyện, thành phố, thị xã chiếm 29,07% (so với nhiệm kỳ trước tăng 4,59%); cấp cơ sở chiếm 26,30% (so với nhiệm kỳ trước tăng 4,96%). Ngoài ra, theo quy định của Chiến lược, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt 80% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; 70% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 30% trở lên. Tuy nhiên, tính đến nay, tỉnh Quảng Bình các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh (kể cả cấp huyện) có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, chiếm tỷ lệ còn quá thấp. Các kết quả trên cho thấy, hiện còn một khoảng trống khá lớn giữa kỳ vọng và kết quả thực tế. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước ta nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng trong việc tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn tập trung mô tả thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Quảng Bình nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng vẫn
13. 7 họ. Tác giả cũng nhận định sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo là không đều. Tác giả cũng đưa ra bằng chứng rằng sự đại diện của phụ nữ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực văn hóa, giáo sục, y tế và rất thiếu trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải…hoặc cũng rất hiếm hoi trong các ngành công an, quốc phòng. – Nữ trí thức ở vị trí quản lý của Trần Thị Vân Anh (2010). Nghiên cứu này bàn về nữ trí thức tham gia lãnh đạo, quản lý gặp khá nhiều trở ngại từ người có trách nhiệm, gồm cả kiểm tra, đánh giá, từ các quy định chính sách, gồm cơ hội đào tạo – bồi dưỡng; quy định về tuổi và tiêu chuẩn thi đua; từ định kiến và chuẩn mực cũ. – Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đỗ Thị Thạch (2005). Nghiên cứu góp phần làm rõ quá trình hình thành và đặc điểm các nguồn lực nữ trí thức Việt Nam và khẳng định những đóng góp của họ đối với sự phát triển của gia đình và đất nước… Tuy nhiên, do bị giới hạn bởi phạm vi và điều kiện thực hiện, công trình này chưa thể bao quát hết các lĩnh vực hoạt động của nữ trí thức, và chưa đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng, vai trò và những yếu tố tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. – Định kiến giới – “Rào cản” đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam của Phạm Hạnh Sâm (2009). Tác giả đã nghiên cứu bàn về các quan niệm, tư tưởng còn tồn tại trong xã hội nó cản trở vai trò, hạ thấp vị trí của phụ nữ trong xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp xóa bỏ các định kiến giới. – Sự thay đổi vai trò, vị trí của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Kim Oanh (2011). Tác giả đã nhấn mạnh thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức. Nó tạo ra những thuận lợi, đồng thời cũng là những khó khăn, thách thức cho con người khi tham gia hội nhập. Trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng là những người đảm trách nhiệm vụ quan trọng với phát triển bền vững của đất nước. Trong lĩnh vực chính trị họ là những người nghiên cứu sáng tạo tìm ra những giải pháp tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định chính sách, đường lối phát triển đất nước; trong lĩnh vực kinh tế họ là người đi đầu trong hướng dẫn giai cấp nông dân, công nhân tiếp thu, ứng dụng các
16. 10 Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung mô tả thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như công tác bầu cử, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời gian vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Bình. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình. Các số liệu, thông tin làm cơ sở đánh giá được thu thập trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây( từ năm 2006 đến năm 2018). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp phân tích luật học, tổng hợp, thống kê, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Các phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nghiên cứu đề tài được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau từ đó góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Quảng Bình nói riêng, cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Trong thời gian vừa qua, đã có một số các công trình nghiêp cứu khoa học, đề tài, luận văn nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới nói chung và pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Tuy nhiên các đề tài này chỉ đề cập
18. 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Tổng quan về bình đẳng giới 1.1.1 Khái niệm về giới, bình đẳng giới 1.1.1.1. Khái niệm về giới tính và giới Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà, chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó ( Tổ chức Y tế thế giới). Theo đó, khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 cũng quy định: ” Giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và nữ” [30, tr.5]. Giới là phạm trù đề cấp đến vai trò, hành vi, hoạt động và các thuộc tính do xã hội quy định và gán ghép cho nam, nữ ( Tổ chức Y tế thế giới). Khoảng 2 điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 cũng quy định về Giới : ” Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [30,tr.5]. Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình sinh học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do nhiều yếu tố quyết định như yếu tố lịch sử, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa,… Quá trình thay đổi các đặc điểm giới giữa nam và nữ thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người. 1.1.1.2. Các vai trò giới Trong cuộc sống hàng ngày, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các hoạt động là khác nhau do xuất
20. 14 Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình cản trở người phụ nữ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để thể hiện năng lực, đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất. 1.1.1.3. Định kiến giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. [24tr.6] Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới. Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việc làm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm. 1.1.1.4. Nhạy cảm giới Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ. 1.1.1.5. Trách nhiệm giới Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới. 1.1.1.6 Bình đẳng giới Bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm có cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được việc đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống KT-XH và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi. Mục tiêu cơ bản của bình đẳng
22. 16 biệt và hợp lý đối với phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ phải đảm nhận vai trò tái sản xuất bao gồm sinh con, chăm sóc, nuôi dưỡng, vì vậy pháp luật lao động quy định về chế độ thai sản đối với lao động nữ trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng nguyên lương đồng thời được trợ cấp thai sản. Thứ ba, về tính linh hoạt. Sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến, được xem xét dựa trên các đặc điểm về cơ học, yếu tố sức khỏe, yếu tố tâm lý để có những chính sách ưu tiên thích hợp trong lao động đối vơi phụ nữ, đặc biệt là những công việc mang tính chất nặng nhọc, trong môi trường độc hại. Thứ tư, về tính phân loại. Bình đẳng giới không chỉ xem xét vị thế của phụ nữ và nam giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần xã hội khác nhau trong các vùng lãnh thổ khác nhau, trong phạm vi quốc gia và trên thế giới. 1.1.2.2 Vai trò của bình đẳng giới Bình đẳng giới được xem là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Bởi lẽ này, bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thứ nhất, bình đẳng giới có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Là trung tâm của sự phát triển, là mục tiêu phát triển, là yếu tố để nâng cao khả năng tăng cường quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước hiệu quả. Thứ hai, bình đẳng giới được bảo đảm sẽ làm giảm sự chênh lệch giữa nam và nữ trong gia đình, trong xã hội, đảm bảo sự phát triển của từng cá nhân không có sự phân biệt về giới. Thứ ba, bình đẳng giới góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giải phóng phụ nữ – một nửa của xã hội khỏi những suy nghĩ, tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ, tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển về mọi mặt, tham gia vào các hoạt động chính trị, hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội, từng bước nâng cao vị thế của phụ nữ. 1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
23. 17 Các nguyên tắc về bình đẳng giới được cụ thể hoá từ các quy định của Hiến pháp 1992, theo đó, Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới bao gồm sáu nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Bình đẳng nam, nữ có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của nam và nữ được quy định như nhau trong pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong gia đình. Tuy nhiên, từ bình đẳng trước pháp luật đến bình đẳng trong thực tế đời sống còn cả một đoạn đường dài. Sự bình đẳng phải được ghi nhận và từng bước được củng cố với sự phát triển của xã hội, tạo cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội cho việc thực hiện bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Thứ hai, nguyên tắc nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật bình đẳng giới. Việc quy định nam, nữ hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm ngang nhau trong pháp luật là nhằm bảo vệ và thực hiện bình đẳng nam nữ trên thực tế đời sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các hành vi tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ đều được loại trừ. Chính vì vậy cần đưa ra nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới và những quy phạm cụ thể khác quy định về cơ chế thực thi và thúc đẩybình đẳng giới trên thực tế. Theo Điều 5 Khoản 5 Luật Bình đẳng giới đã đưa ra khái niệm “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Như vậy, khái niệm trên thể hiện cách tiếp cận trung tính đối với bình đẳng giới, thay vì có một định nghĩa cụ thể về các hành vi phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Luật Bình đẳng giới thể hiện rõ nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới trong nhiều quy định khác, như Điều 10 quy định các hành vi bị cấm, Điều 40 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, thể thao, y tế. Điều 41 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong gia đình. Thứ ba, nguyên tắc biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ
24. 18 hội ngang nhau để phát huy năng lực của bản thân và bình đẳng trong việc hưởng thụ. Tuy nhiên, bình đẳng giới không tự nhiên mà có. Pháp luật cần quy định bình đẳng nam, nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bình đẳng trong hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, bình đẳng trong các điều kiện và cơ hội cống hiến. Nhưng trên thực tế, việc xây dựng bình đẳng giới xuất phát từ hiện thực không bình đẳng, và từ bình đẳng trong pháp luật đến bình đẳng trên thực tế là một khoảng cách khá lớn và đầythử thách, chông gai. Theo Điều 5 Khoản 6 Luật bình đẳng giới, “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn về vị trí, vai trò, điều kiện cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành công của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục tiêu bình đẳng giới đã đạt được”. Như vậy, theo quy định trên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quy định trong đó điều kiện được áp dụng cho nữ và nam khác nhau, nhằmhạn chế việc xuất phát điểmkhác nhau của nữ và nam. Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Phụ nữ có đặc điểm sinh học riêng, và giới tính của phụ nữ tạo cho họ vai trò làm mẹ, một thiên chức quan trọng nhằm tái sản xuất con người. Phụ nữ phải dành phần không nhỏ cuộc sống của mình để thực hiện vai trò của người mẹ (nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, chăm sóc con cái..), do đó, so với nam giới, họ không có nhiều cơ hội và điều kiện để tham gia các hoạt động khác của đời sống xã hội. Theo Điều 4 Khoản 2 CEDAW, việc các nước tham gia công ước chấp nhận các biện pháp đã có trong công ước nhằm bảo vệ quyền làm mẹ không bị coi là phân biệt đối xử. Đồng thời, tại Điều 11 của Công ước đã quy định về ngăn cấm việc phạt, thải hồi phụ nữ vì có mang hoặc nghỉ đẻ và phân biệt đối xử trong những trường hợp sa thải dựa vào tình trạng hôn nhân; về việc quy định chế độ cho phụ nữ nghỉ đẻ được trả lương hoặc các phúc lợi xã hội tương ứng; về khuyến khích các dịch vụ xã hội có tác dụng phụ trợ cần thiết để tạo điều kiện cho cha mẹ kết hợp được nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm lao động và tham gia vào
25. 19 đời sống cộng đồng; về cung cấp sự bảo hộ đặc biệt khi phụ nữ có mang trong công việc tỏ ra có hại đối với họ. Điều 6 Khoản 4 Luật Bình đẳng giới đã cụ thể hoá các quy định trên của Công ước CEDAW và đưa thành một nguyên tắc: Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Điều 7 Luật Bình đẳng giới quy định “Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam nữ chia sẻ công việc gia đình”. Theo Điều 14, ” Nữ cán bộ, công chức viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của pháp luật”; “Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ” (Điều 17). Thứ năm, nguyên tắc bảo đảm lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ điều chỉnh hành vi của con người một cách hiệu quả nhất. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện với các quy phạm pháp luật bảo đảm bình đẳng giới và việc thi hành nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó là điều kiện cơ bản và tiên quyết để đạt đến bình đẳng giới thực chất. Là Công ước duy nhất hiện nay xác lập các điều luật quốc tế về quyền phụ nữ và trách nhiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp để đạt được sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, Công ước CEDAW đã quy định tại Điều 3: “Chuyển hóa những nội dung cơ bản của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia”. Đây là trách nhiệm lập pháp của các quốc gia thành viên. Cụ thể hoá Công ước CEDAW về vấn đề này không trái với pháp luật Việt Nam, Khoản 5 Điều 6 Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật tức là đưa vấn đề giới, mục tiêu giới và các quá trình nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi hoạt động của các nhóm xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Nhà nước là chủ thể hoạch định chính sách, tiến hành quá trình lập pháp, lập quy. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật của nhà nước cần có quan điểm bình đẳng giới trong khi xem xét những tác động bất lợi về giới có thể xảy ra khi ban hành các quy định của pháp luật. Trong
26. 20 quá trình áp dụng pháp luật cần có quy định rõ cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện bình đẳng giới. Để cụ thể hoá nguyên tắc này, Luật Bình đẳng giới quy định tại Điều 21 về biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Điều 22 về thẩm tra lồng ghép vấn đề giới, các quy định từ Điều 35 đến Điều 42 về tranh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Thứ sáu, nguyên tắc thực hiện bình đẳng giới, trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đồng thời là trách nhiệm của mọi tổ chức, gia đình, cá nhân. Thực hiện bình đẳng giới là vấn đề quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và cá nhân. Các tư tưởng định kiến giới như trọng nam khinh nữ, coi việc nội trợ là việc của phụ nữ… đã ăn sâu vào tư duy của con người, cả nam giới và phụ nữ và là quan niệm xã hội. Muốn thay đổi định kiến giới, không chỉ có vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, mà các cơ quan, tổ chức, công dân cũng phải tiến hành tuân thủ các quy định của pháp luật về vấn đề bình đẳng giới, đồng thời tích cực vận dộng tuyên truyền bình đẳng giới nhằm đạt đến sự thay đổi về bề rộng và bề sâu các tư tưởng, quan niệm bất bình đẳng nam nữ. Chương IV Luật Bình đẳng giới đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới (Từ Điều 25 đến Điều 34). 1.2 Tổng quan thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1.2.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. [12, tr.449] Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định thực hiện pháp luật bao gồm những hình thức sau đây: – Tuân theo ( tuân thủ) pháp luật ( xử sự thụ động) là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
27. 21 – Thi hành ( chấp hành) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực. – Sử dụng ( vận dụng) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình ( thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). – Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứ những quan hệ pháp luật cụ thể. 1.2.1.2 Khái niệm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước không ngừng xây dựng, hoàn thiện pháp luật mà còn có tạo ra khuôn khổ, phạm vi, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất. Các quy phạm pháp luật muốn đi vào đời sống xã hội và có hiệu quả thì phải gắn liền và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, với các chủ thể, được thực hiện qua hoạt động có mục đích của chủ thể. Sau khi được ban hành, pháp luật phải được các chủ thể tiếp nhận, tôn trọng và tự giác thực hiện nhằm phát huy vai trò của mình trong việc điều chỉnh hành vi của chủ thể. Vì thế, thực hiện pháp luật là quá trình các chủ thể khi gặp phải tình huống, sự kiện mà quy phạm pháp luật đã dự tính, từ nhận thức, vận dụng sáng tạo chúng vào các tình huống cụ thể đó bằng hành vi thực tế, hợp pháp của mình. Mặt khác, thực hiện pháp luật còn là nghĩa vụ của tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân và được tiến hành bằng nhiều hình thức với quytrình khác nhau. Pháp luật về bình đẳng giới là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, bảo đảm cho công dân nam, nữ có vai trò, cơ hội phát triển như nhau, được hưởng thụ như nhau những thành quả của sự phát triển, tiến tới bình đẳng giới giữa nam và nữ. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bao gồm nhiều biện pháp tác động trong một quá trình nên có tính liên tục, thường xuyên. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới giúp chủ
29. 23 thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho namvà nữ nhằm tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực. Thứ hai, về phạm vi thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Là môi trường và những giới hạn không gian, địa lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Để có được phạm vi thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đòi hỏi nhà nước phải quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới; chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới mang tính chất quản lý hành chính. Thứ ba, về nội dung thực hiện. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có nội hàm phong phú và bao trùm toàn bộ đời sống xã hội. Nội dung đó được thể hiện thông qua các chiến lược, chính sách, mục tiêu của nhà nước về bình đẳng giới, hướng đến việc thúc đẩy các quyền con người trong các lĩnh vực được tổ chức thực hiện trong thực tiễn. 1.2.2.2 Vai trò của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là cách thức để các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là biện pháp cơ bản, có hiệu lực, hiệu quả nhất để đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhất là chính sách bảo đảm bình đẳng giới trong tham gia hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động xã hội khác đi vào cuộc sống. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo. Sự lãnh đạo đó được thực hiện bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện bình đẳng giới thành pháp luật. Nội dung pháp luật bình đẳng giới là chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng đối với bình đẳng nam – nữ trong xã hội. Thứ hai, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đảm bảo mục tiêu phát triển bình đẳng giữa nam và nữ. Đây là một trong những phương tiện thực hiện mục tiêu của Nhà nước là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực; là phương thức đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, gia đình, công dân trong đảm bảo công bằng chính trị – xã hội. Vì vậy, các cơ quan, cán bộ, công chức, công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp
30. 24 hành và thực hiện đúng pháp luật; tích cực phòng ngừa, đấu tranh và chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Thứ ba, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là phương thức giúp các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Hiện nay, trong xã hội vẫn còn tồn tại một số bộ phận còn mang tư tưởng định kiến về vai trò và vị thế của người phụ nữ, điều này làm hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị, hoạt động xã hội. Thứ tư, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới giúp các chủ thể nhận thức được giới hạn hành vi bị nghiêm cấm, nhờ đó, mỗi chủ thể sẽ tự giác và chủ động thực thi quyền, nghĩa vụ; không vi phạm quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác. Khi phát hiện chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( Điều 42 Luật Bình Đẳng giới). Thứ năm, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế và trách nhiệm của Nhà nước ta trước cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các công ước quốc tế về nhân quyền, đảm bảo và thúc đẩyquyền con người. 1.3 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Hiện nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới; là nước được đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ; đồng thời, việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt được những kết quả tích cực. Có được những thành công này là do Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. 1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: ” Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải
31. 25 phóng phụ nữ là chỉ xây dựng xã hội một nửa.”; “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”[19,tr.165]. Nhận rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người nhận định rằng: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm: “thực hiện nam, nữ bình quyền”. Mục tiêu này đã được Người đưa vào Chương trình của Mặt trận Việt minh. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố với thế giới và quốc dân rằng: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Tư tưởng nam nữ bình quyền của Người còn được ghi trong luận cương của Đảng, được thể chế hoá sớm nhất trong điều 9 Hiến pháp năm 1946. Từ đó, quyền bình đẳng nam nữ được công bố và thừa nhận qua các văn bản quan trọng, Hiến pháp, pháp luật về hôn nhân và gia đình, các Chỉ thị, chính sách… đối với lao động nữ. Tư tưởng của Bác phù hợp với Tuyên bố của thế giới về quyền của con người. Đó là, mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền hưởng tự do và bình đẳng. Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Quyền lợi chính trị của chị em luôn được Bác chú ý. Bác nói Đảng và Chính phủ sẵn sàng tạo điều kiện cân nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng. Chúng ta thật tự hào khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định – một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
32. 26 Có thể nói rằng, tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức lớn lao, tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người. Quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển một cách toàn diện tư tưởng của Bác về bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang đồng thời triển khai hai đạo luật về: Bình đẳng giới và chống bạo hành gia đình chính là thực hiện tư tưởng của Bác Hồ trong sự nghiệp đổi mới – hội nhập, xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. 1.3.2. Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Quan điểm “Nam, nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ được xác định ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930. Theo đó, hơn 88 năm qua, quan điểm đó luôn được quán triệt trong các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ. Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 10/01/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 152-NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận, chỉ rõ: “Tư tưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sẳc trong một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo. Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp hòi, “trọng nam khinh nữ”, chưa tin vào khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấyhết khó khăn trở ngại của phụ nữ…” Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ mới, việc phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân là yêu cầu, đòi hỏi lớn. Chỉ thị số 44- CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ chỉ rõ: “Nhiều cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ…còn tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em…”; “Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước, khi chiêu sinh cần quy định
34. 28 phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu mà Nghị quyết 11-NQ/TƯ đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực”[26]. Đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục xác định phải “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp và chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội”[14]. Tóm lại, các quan điểm của Đảng ta đối với công tác vận động phụ nữ trong suốt mấy mươi năm qua là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình công tác vận động phụ nữ. Việc nắm bắt và vận dụng các quan điểm của Đảng vào thực tế công tác tại cơ sở là yêu cầu quan trọng nhằm chăm lo cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phấn đấu để có bình đẳng giới thực sự. 1.3.3 Chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Địa vị pháp lý của phụ nữ Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Trong các bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 1959, 1980 và 1992 quy định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình. Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nam nữ làm việc như nhau thì hưởng lương như nhau. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63, Hiến pháp năm 1992). Về bình đẳng giới trong chính trị, Điều 54 – Hiến pháp năm 1992 cũng ghi rõ: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
35. 29 Kế thừa Hiến pháp 1992, Điều 26 Hiến pháp 2013 cũng quy định cụ thể: ” 1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.” Để đảm bảo quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ, trước hết phải kể đến quyền bầu cử và ứng cử. Đây là quyền lợi chính trị cực kỳ quan trọng của phụ nữ Việt Nam. Điều 6, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”; Điều 27 quyđịnh: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Điều 8, Điều 9, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do UBTV Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ”. Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về bình đẳng giới, ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) đã biểu quyết thông qua Luật Bình đẳng giới. Điều này thể hiện quyết tâm của Nhà nước và ý chí của toàn dân về vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện quyền phụ nữ. Luật Bình đẳng giới (2006) đã khái quát hóa các quyền bình đẳng của phụ nữ được phản ánh trong các văn bản luật pháp đã có trước đây, đồng thời đã đề cao những nguyên tắc cơ bản như: Nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, nam nữ không bị phân biệt, đối xử về giới, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi luật pháp, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân.
36. 30 Trong đó, tại Điều 11, Luật Bình đẳng giới quy định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị bao gồm: 1) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia bình đẳng giới; 2) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng việc bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Ngày 24/12/2010, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 bằng Quyết định 2351/QĐ-TTg. Có thể thấy chiến lược là một nỗ lực lớn của chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với 7 mục tiêu, 22 chỉ tiêu nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Trong đó, mục tiêu 1 về Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị quy định 3 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%. Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Ngày 16/3/2015 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”. Mục tiêu là thông qua việc triển khai một số giải pháp bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và giảm khoảng cách giới trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Feminism Và Bình Đẳng Giới: Những Ngụy Biện Và Thủ Đoạn Chính Trị Hèn Hạ trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!