Cập nhật nội dung chi tiết về Giá Trị Gia Đình Từ Tiếp Cận Lý Thuyết Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Với Việt Nam Trong Bối Cảnh Xã Hội Đang Chuyển Đổi* mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ
»
Nghiên cứu Khoa học Xã hội Và Nhân Văn
Giá trị gia đình từ tiếp cận lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi*
Trần Thị Minh Thi*
Tóm tắt:
Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng. Trong những thập niên vừa qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới, thiết chế gia đình đã và đang có những biến đổi về cấu trúc – chức năng, trong đó cần kể đến sự thay đổi đáng kể về khía cạnh giá trị gia đình. Bài viết tập trung phân tích giá trị gia đình từ các cách tiếp cận lý thuyết, cũng như xem xét cách tiếp cận lý thuyết về giá trị gia đình ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia đình có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều cạnh như: truyền thống và hiện đại, tính cá nhân và tính tập thể, bình đẳng giới và chế độ gia trưởng… đặc biệt là khía cạnh hôn nhân và mối quan hệ gia đình. Các giá trị gia đình cũng chịu tác động của nhiều nhân tố mang tính cấu trúc như các đặc điểm nhân khẩu xã hội cá nhân và các đặc điểm cấu trúc của gia đình, đặt trong bối cảnh của những thay đổi về chính sách, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Gia đình; Giá trị gia đình; Tiếp cận lý thuyết; Gia đình Việt Nam.
1.Khái niệm
Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng, ảnh hưởng đến các quá trình chính trị, kinh tế, xã hội nói chung. Trong những thập niên qua, gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi như sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong kinh tế, chính trị; giảm sinh, tăng tỷ lệ ly hôn và sống chung không kết hôn và đặc biệt là nhiều giá trị gia đình đang có những biến đổi nhanh chóng. Thiết chế xã hội này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các quốc gia châu Á. Với ảnh hưởng của Khổng giáo, thời kỳ chiến tranh, và vai trò lãnh đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa, gia đình Việt Nam mang cả những đặc điểm tương đồng với các quốc gia có nền tảng văn hóa tương đồng và cả những đặc trưng riêng có.
Rokeach (1973) cũng đưa ra một định nghĩa khác về giá trị, ít được trích dẫn hơn nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình hình thành giá trị của con người: “Giá trị là sự đại diện và truyền tải nhận thức của những nhu cầu (Rokeach, 1973:20). Có nghĩa là, những gì quan trọng với con người trong cuộc sống phụ thuộc vào việc họ cần điều gì. Giá trị không đơn thuần là cấu trúc nhận thức mà còn bắt nguồn từ nhu cầu.
Rokeach (1979) nhấn mạnh giá trị đi theo thứ bậc ưu tiên, và mỗi giá trị có mối tương quan chặt chẽ với một hệ thống phức tạp các niềm tin và thái độ. Vì thế, hệ thống niềm tin có thể tương đối bền vững, nhưng sự biến đổi một giá trị có thể dẫn đến sự thay đổi của những giá trị khác và trong cả xã hội nói chung. Cá nhân thường có xu hướng duy trì một quan điểm nhất quán, phản ánh chuẩn mực đạo đức và quyền hạn của họ. Khi hành động hay niềm tin của họ mâu thuẫn với tự nhận thức này, cá nhân cảm thấy thất vọng và có thể thay đổi nhằm điều chỉnh hành vi hay niềm tin theo đúng nhận thức đã có. Nội dung, cấu trúc, và tổ chức hệ giá trị con người có sự ổn định tương đối về văn hóa giữa các quốc gia (Schwartz, 1992, 1996), có nghĩa là giá trị có thể thống nhất và mâu thuẫn theo các xã hội và nền văn hóa.
Một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn đến các xu hướng nghiên cứu về giá trị trên thế giới gần đây là Schwartz. Theo Schwartz, việc phân biệt giá trị này với giá trị kia phụ thuộc vào mục tiêu và động lực mà nó thể hiện. Lý thuyết giá trị (Schwartz, 1992, 2006) đưa ra khái niệm giá trị với 6 đặc trưng chính được thể hiện như sau:
Giá trị là niềm tin được kết nối chặt chẽ với mức độ ảnh hưởng. Khi giá trị được hình thành, chúng trở thành những cảm nhận, tình cảm. Những người cho độc lập là một giá trị quan trọng sẽ tức giận khi độc lập của họ bị đe họa, ảnh hưởng khi họ không thể bảo vệ giá trị đó, và sẽ hạnh phúc khi có nó.
Giá trị là những mục tiêu mong ước làm động lực cho hành động. Những người coi trật tự xã hội, công bằng, và có ích là những giá trị quan trọng thì sẽ có động lực để đạt những mục tiêu này.
Giá trị vượt lên trên các hành vi cụ thể hay bối cảnh cụ thể. Sự vâng lời, lòng trung thực, ví dụ, có thể được mong đợi ở nơi làm việc, ở trường học, trong kinh doanh cũng như chính trị, với bạn bè cũng như người lạ. Đặc trưng này phân biệt giá trị với những tập quán và thái độ mà thường chỉ những hành động, mục tiêu hay hoàn cảnh cụ thể.
Giá trị đóng vai trò chuẩn mực hay tiêu chuẩn. Giá trị hướng dẫn việc lựa chọn và đánh giá hành vi, chính sách, con người và sự kiện. Con người quyết đinh cái gì là tốt và cái gì là xâu, chính đáng và không chính đáng, đáng làm và nên từ bỏ, dự trên những hệ quả có thể xảy ra của những giá trị. Những anh hướng của giá trị trong các quyết định hàng ngày là khá rõ nét. Giá trị đưa vào nhận thức khi các hành động hay đánh giá được cho là có những tác động mãu thuân với những giá trị mà người đó yêu mến.
Giá trị có trật tự theo mức độ quan trọng. Giá trị của con người hình thành nên một hệ thống trật tự các ưu tiên theo từng đặc điểm cá nhân. Trật tự thứ bậc này của giá trị cũng góp phần phân biệt giá trị với phong tục hay thái độ.
2.Lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi gia đình
Trong thập niên vừa qua, lý thuyết hiện đại hóa thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Trong đó, quan điểm của Inglehart coi hiện đại hóa là quá trình biến đổi xã hội gắn liên với công nghiệp hóa (Inglehart và Welzel, 2009) là có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Quan điểm chính của lý thuyết này là việc phát triển kinh tế và công nghệ gắn liền với những biến đổi từ các giá trị và phong tục cũ sang một xu hướng hợp lý, khoan dung, tin cậy và có sự tham gia hơn, tạo nên sự thay đổi về chính trị-xã hội (Inglehart &Baker, 2000).
Một khái niệm trung tâm và quan trọng của lý thuyết hiện đại hóa là công nghiệp hóa tạo ra những hệ quả xã hội và văn hóa, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực xã hội. Ví dụ, công nghiệp hóa tạo ra những thành tựu văn hóa xã hội như tăng trình độ học vấn, thay đổi vai trò giới. Công nghiệp hóa được xem như một thành tố chính của quá trình hiện đại hóa, ảnh hưởng đến các thành tố của đời sống xã hội. Một cách ngắn gọn, các nhà nghiên cứu tin rằng phát triển kinh tế gắn liền sau nó những hệ quả văn hóa, chính trị được dự báo trước và mang tính hệ thống (Inglehart and Baker, 2000). Phát triển kinh tế đưa các xã hội vào một định hướng khá rõ ràng, theo đó, công nghiệp hóa dẫn đến chuyên môn hóa nghề nghiệp, tăng trình độ học vấn, thu nhập, và cuối cùng là mang lại những thay đổi xã hội, chẳng hạn như những thay đổi về vai trò, thái độ về quyền lực và tình dục, giảm mức sinh, sự tham gia chính trị rộng rãi, v.v…(Inglehart, 1997; 2008; Inglehart and Baker,2000).
Những khía cạnh chính yếu nhất của quá trình hiện đại hóa bao gồm một số đặc trưng cơ bản như sự hình thành của những giá trị đặc trưng của hiện đại như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực dụng.Những thay đổi nhân khẩu học làm thay đổi tận gốc những lối sống từ thế hệ trước và sự tập trung của dân cư đô thị với sự phân công theo chức năng phức tạp, đa dạng văn hóa, và không đồng nhất. Việc tư nhân hóa của cuộc sống gia đình, cách biệt nó khỏi những kiểm soát xã hội của cộng đồng, tách biệt môi trường làm việc và gia đình, và phụ nữ đã được tự do hơn khỏi chế độ gia trưởng. Nói cách khác, tính cá nhân đã thống trị trước tính cộng đồng và tập thể.
Sự chuyển đổi kinh tế, xã hội và chính trị vừa ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Các giả định cơ bản của lý thuyết hiện đại hoá là có một xã hội truyền thống trải qua sự phát triển đến một giai đoạn mới của nhà nước phát triển, với nhiều chỉ báo của giá trị phương Tây và chủ nghĩa vật chất.
Lý thuyết hiện đại hóa tìm hiểu sự thay đổi về các đặc điểm của cá nhân với những thay đổi của gia đình và xã hội bên ngoài nhưng dường như không dự đoán được các đặc điểm của các gia đình đương đại (Barbieri and Belanger, 2009). Các gia đình hiện đại, với những đặc trưng là tính cá nhân cao, vị thế phụ nữ tăng lên, hôn nhân tự do tự nguyện, sự độc lập của thế hệ trẻ cao, quy mô gia đình nhỏ mức sinh thấp; và xã hội hiện đại, với những đặc điểm là công nghiệp hóa, đô thị hóa, trình độ học vấn cao, công nghệ cao (Thornton, 2001[U1] ); không chỉ được lý giải đơn thuần bởi lý thuyết hiện đại hóa. Những thay đổi xã hội tạo nên biến đổi gia đình, và biến đổi gia đình tạo nên những biến đổi của xã hội.
Những thay đổi về hôn nhân, gia đình và ly hôn được cho là có quan hệ chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa. Ví dụ, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, hiện đại hóa dường như có hai tác động trái ngược nhau đến ly hôn. Sự phát triển kinh tế, cùng với hiện đại hóa và đô thị hóa, trong một giai đoạn ban đầu có thể làm giảm ly hôn trước khi góp phần làm tăng ly hôn ở những giai đoạn hiện đại hóa sau. Những thay đổi xã hội đi cùng với hiện đại hóa làm giảm ly hôn bao gồm hôn nhân tự nguyện, tình yêu, tăng tuổi kết hôn, mở rộng cơ hội giáo dục (Goode 1963, 1971, 1993; Hirschman and Teerawichitchainan, 2003; John, 2003, 1997; Lee, 1982). Tuy nhiên các nhà lý thuyết chỉ rõ, xét về lâu dài, xu hướng phát triển đồng đều trong quá trình hiện đại hóa và sự suy giảm của chế độ gia trưởng sẽ mang tác động ngược lại. Goode (1963 and 1993) khẳng định rằng hiện đại hóa là nguyên nhân sâu xa của tỷ lệ ly hôn tăng. Vị thế phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ tăng lên tạo ra những môi trường văn hóa xã hội làm cho ly hôn trở nên dễ dàng và được chấp nhận hơn. Sự độc lập về kinh tế của phụ nữ, quy mô gia đình nhỏ hơn, những tư tưởng về sự chủ động trong cuộc sống có thể làm cho các mối quan hệ trở nên kém bền vững hơn. Công nghiệp hóa có thể làm giảm quy mô gia đình, vì thế, làm tăng khả năng ly hôn, vì nó giúp tăng vị trí độc lập xã hội của phụ nữ. Những hôn nhân hiện đại dựa trên tình yêu và cảm xúc có thể ít bền vững hơn những hôn nhân dựa trên những mối quan hệ kinh tế xã hội. Những định kiến hay kỳ thị về ly hôn giảm dần và đến lượt nó làm tăng mức độ ly hôn ở xã hội.
Ngoài những tác động của hiện đại hóa, các giá trị truyền thống và phong tục về hôn nhân và gia đình cũng góp phần quan trọng hình thành nên những khuôn mẫu chuẩn mực mới. Những yếu tố này có thể điều chỉnh những tác động của hiện đại hóa đến hôn nhân và gia đình ở nhiều xã hội. Việc bảo lưu những giá trị truyền thống trong quá trình hiện đại hóa là quan trọng trong bảo vệ hệ thống gia đình khỏi những áp lực của hiện đại hóa (Cho and Yada, 1994).
Tuy nhiên, với trình độ giáo dục ngày càng tăng, các cơ hội việc làm nhiều hơn với phụ nữ, quan điểm về kết hôn muộn hay phụ nữ làm việc trở nên bao dung hơn, vai trò giới theo truyền thống trong hôn nhân dường như đã trở nên lỗi thời. Lý tưởng giới tác động đến quan hệ quyền lực vợ chồng trong hôn nhân trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiều phụ nữ ngày nay thích sự độc lập về xã hội và kinh tế mà họ đạt được từ công bằng giới trong giáo dục và thị trường lao động.
3.Lý thuyết biến đổi văn hóa và duy trì giá trị truyền thống
Hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi văn hóa. Mối quan hệ này được giải thích trên nhiều tiếp cận khác nhau. Một trường phái nhấn mạnh sự hội tụ của các giá trị như là kết quả của hiện đại hóa, hay những nguồn lực kinh tế chính trị dẫn đến thay đổi văn hóa. Theo đó, trong quá trình hiện đại hóa, những giá trị truyền thống bị suy giảm và được thay bằng những giá trị hiện đại.
Những xã hội chịu ảnh hưởng mạnh của các giá trị truyền thống thường cho thấy mức độ chấp nhận thấp với một số hiện tượng như nạo hút thai, li hôn, tình dục đồng giới, không chăm sóc cha mẹ, không quan tâm đến con cái. Vai trò truyền thống khuyến khích mọi người kết hôn. Các cặp vợ chồng có quan điểm truyền thống luôn có kế hoạch để có con sớm sau khi kết hôn, v.v. Trong truyền thống, tính tập thể, tính cộng đồng là khá rõ nét. Mục tiêu chính của xã hội truyền thống là làm cha mẹ tự hào về bản thân – cá nhân phải luôn yêu thương, tôn trọng cha mẹ, bất kể họ cư xử như thế nào. Ngược lại, cha mẹ phải có trách nhiệm làm hết sức vì con cái dù có phải vất vả thế nào. Con người trong các xã hội truyền thống thích gia đình quy mô lớn (Inglehart & Baker, 2000; Tarkhnishvili & Tevzadze, 2013). Nhìn chung, có thể nói rằng, xã hội này có xu hướng ưa chuộng các hình thức quản trị mang tính quyền lực, thứ bậc và rất chú trọng và quan tâm tới đời sống tâm linh, tôn giáo (Tarkhnishvili & Tevzadze, 2013).
Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi giá trị diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, vai trò của người cao tuổi đã giảm sút, ngay cả ở những quốc gia có nền tảng Nho giáo coi trọng đạo hiếu như Hàn Quốc (Inglehart, 1997).
Bên cạnh đó, có trường phái khác nhấn mạnh sự bền vững của các giá trị truyền thống dưới tác động của thay đổi kinh tế, chính trị. Trường phái này cho rằng các giá trị phụ thuộc một cách tương đối vào các điều kiện kinh tế (Inglehart, 1997; Haller, 2002; Tarkhnishvili and Tevzadze, 2013). Theo đó, khó có thể có sự thống trị hoàn toàn của hệ giá trị hiện đại, mà các giá trị truyền thống sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa dưới tác động của phát triển kinh tế. Những di sản văn hóa lớn của xã hội như Khổng giáo, Thiên chúa giáo, v.v. để lại những dấu ấn giá trị khá vững bền ngay cả trong hiện đại hóa. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng Nho giáo chi phối khá rõ nét các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và nhà nước, ví dụ như quan điểm coi trọng nam giới trong khi phụ nữ ở vị thế thấp kém. Hơn nữa, những khác biệt về giá trị của các cá nhân thuộc các nhóm nhỏ trong xã hội thường nhỏ hơn các khác biệt giá trị liên quốc gia. Một khi đã được hình thành, những khác biệt liên văn hóa trở thành nền văn hóa của dân tộc được nền giáo dục và truyền thông truyền tải (Inglehart & Baker, 2000).
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sự thay đổi văn hóa không diễn ra theo đường thẳng. Theo Inglehart và Baker (2000), khi quá trình công nghiệp hóa được gắn liền với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, các xã hội sẽ dần quan tâm đến chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và những giá trị tự thể hiện bản ngã. Nói cách khác, sẽ xuất hiện những hệ quả an sinh xã hội của phát triển kinh tế.
4.Lý thuyết về giá trị gia đình
Giá trị gia đình và các mối quan hệ gia đình là thiết chế quan trọng. Các quyết định kinh tế, vốn đầu tư con người, thị trường lao động, thị trường tín dụng, chẳng hạn như loại hình công việc, tiền lương và cơ hội nghề nghiệp, sở hữu nhà ở và tài sản tài chính – được diễn ra trong gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào giá trị gia đình.
Mặc dù trong vài thập kỷ qua, ở nhiều xã hội đã chứng kiến nhiều thay đổi trong gia đình về quy mô, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình, và các giá trị gia đình; thì gia đình vẫn là một thiết chế, là cốt lõi của hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội. Ở nhiều xã hội, nhất là những xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại, từ nông nghiệp sang công nghiệp, gia đình là một thiết chế được tin là chịu ảnh hưởng lớn từ thay đổi xã hội. Nói cách khác, gia đình đang thay đổi mạnh mẽ trên mọi phương diện.
Điểm đặc trưng trong sự biến đổi giá trị về các quan hệ gia đình chính là những thay đổi căn bản về vai trò giới trong phân công lao động trong gia đình. Xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và nam giới chia sẻ làm việc nhà đang tăng lên. Những thay đổi về cách ứng xử của nam giới và phụ nữ ở nhà và nơi làm việc đã có tác động đến đời sống gia đình nói chung và hệ giá trị quan hệ vợ chồng nói riêng. Khi độc lập về kinh tế, người phụ nữ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống cá nhân mình hơn: kết hôn, kết hôn và làm mẹ, sống một mình, làm mẹ đơn thân, hoặc theo đuổi sự nghiệp cá nhân. Mối quan hệ vợ chồng cũng thay đổi khi người phụ nữ phải cố gắng để cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc. Điều này có nghĩa là họ phải đối mặt với những vai trò mới trong hôn nhân, hoàn toàn khác xa với mô hình hôn nhân truyền thống. Điều đó đòi hỏi những người phụ nữ này có những chiến lược phù hợp để giải quyết xung đột trong hôn nhân nhằm duy trì chất lượng và sự bền vững của cuộc hôn nhân (Rhoden, 2003).
Chẳng hạn, một khảo sát ở Australia năm 1989 cho thấy đã có sự thay đổi về quan niệm đối với việc đi làm bên ngoài của phụ nữ. Theo quan điểm trước đây thì gia đình và người con nhỏ sẽ chịu những thiệt thòi nếu người mẹ đi làm kiếm tiền bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả điều tra chỉ ra rằng, mặc dù vẫn còn một bộ phận đáng kể người Australia cho rằng khó mà nuôi con nhỏ tốt nếu cả cha và mẹ đều đi làm cả ngày, phần lớn người trả lời khẳng định mối liên hệ tình cảm, tình yêu thương với con cái sẽ không bị ảnh hưởng nếu người mẹ đi làm (Vandenheuvel, 1991).
Những thay đổi về niềm tin đối với cách ứng xử của nam giới và phụ nữ ở nhà và nơi làm việc đã có tác động đến đời sống gia đình. Hôn nhân là một thiết chế truyền thống nên người ta cho rằng thái độ đối với vai trò giới sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết hôn. Becker[U2] (1991) cho rằng vai trò truyền thống khuyến khích mọi người kết hôn. Phụ nữ và nam giới theo quan điểm truyền thống cũng muốn có con. Các cặp vợ chồng có quan điểm truyền thống luôn có kế hoạch để có con sớm sau khi kết hôn. Ngược lại, những người có quan điểm giới cởi mở hơn thường ít có áp lực sinh con hơn so với những người có quan điểm truyền thống (Kaufman, 2000).[U3]
Các lý thuyết về giới đề cập đến quan hệ xã hội của nữ giới và nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mối quan hệ đó thể hiện ở vai trò với những chức năng và nhiệm vụ nhất định của nam và nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Sự phân công vai trò xuất phát từ sự thuận lợi về mặt sinh học và sự phân công của xã hội. Ngoài ra phân công lao động theo giới còn gắn liền với các giá trị và chuẩn mực xã hội, đặc trưng về văn hóa và thích nghi với những thay đổi của điều kiện gia đình. Vì vậy, việc đảm bảo cho hai giới có những cơ hội và điều kiện thực hiện các chức năng của mình chính là cơ sở của công bằng xã hội và hiệu quả xã hội.
5.Hiện đại “rút ngắn” ở Việt Nam
Xã hội Việt nam truyền thống thường chỉ giai đoan phong kiến thuộc địa trước năm 1945 và xã hội Việt Nam hiện đại thường chỉ quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một nền hiện đại “rút ngắn”, vì không chỉ mang đặc điểm là bỏ qua một giai đoạn phát triển trong lịch sử, là chủ nghĩa tư bản, mà còn chỉ những đặc điểm cơ bản của hiện đại hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam, là chiến lược “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian, một quá trình chuyển đổi nhanh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tận dụng lợi thế của “người đi sau” để phát triển nền kinh tế xã hội. Trong một thời gian khá dài, tốc độ hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam bị chậm lại do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế xã hội đầu những năm 1980, và quá trình này đã được đẩy nhanh và mạnh hơn từ sau đổi mới năm 1986. Cụm từ công nghiệp hóa và hiện đại hóa trở thành một khái niệm phổ biến và quen thuộc trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng nhưng trong các phương tiện truyền thông đại chúng (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hình thành và điều chỉnh những khuôn mẫu hôn nhân và gia đình bằng việc ban hành những văn bản pháp luật và những chính sách phát triển kinh tế xã hội. Luật pháp, quy định, các phong trào xã hội, các chiến dịch tuyên truyền về hôn nhân đã trực tiếp tác động đến hành vi hôn nhân của cá nhân, trong khi các chính sách kinh tế xã hội có những tác động gián tiếp. Các yếu tố hiện đại hóa ảnh hưởng đến khuôn mẫu hôn nhân và li hôn chủ yếu thông qua sự phát triển kinh tế, phát triển hệ thống giáo dục và việc làm, giao lưu văn hóa dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam đang chứng kiến sự duy trì của những giá trị truyền thống và sự xuất hiện của những giá trị hiện đại mới (Trịnh Duy Luân và cộng sự, 2011). Từ cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đầu năm 1980 đến Đổi mới sang nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa những năm cuối 1980, những chính sách của nhà nước với gia đình đã thích nghi với những quá trình tồn tại và thỏa hiệp trong đó gia đình trải qua những chuyển biến quan trọng làm thay đổi các mối quan hệ và hành vi của gia đình, trong đó, gia đình vừa thay đổi,vừa bảo lưu các giá trị cũ. Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dòng họ, quá trình hiện đại hóa bao gồm cả việc duy trì những giá trị truyền thống và sự xuất hiện của những giá trị mới. Nói cách khác, gia đình, như một đơn vị xã hội cơ bản của xã hội Việt Nam, đang trong giai đoạn chuyển đổi, có nghĩa là gia đình phải điều chỉnh, thích nghi, tương thích, và làm quen với những bối cảnh và đặc điểm mới của cuộc sống (Barbieri and Belanger, 2009). Chẳng hạn, gia đình hạt nhân đang tăng lên trong khi gia đình mở rộng cũng không mất đi hoàn toàn.
6.Tiếp cận lí thuyết về giá trị gia đình ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam đã được đề cập tương đối sớm và nằm rải rác trong các nghiên cứu, khảo sát về hôn nhân, gia đình Việt Nam theo từng thời kỳ khác nhau. Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi quan trọng, từ mô hình truyền thống đến những đặc điểm hiện đại và cởi mở hơn.
Gia đình Việt Nam thường được chia làm hai dạng cơ bản: gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Gia đình truyền thống là một cụm từ khá quen thuộc, chỉ những kiểu gia đình trong thời kỳ phong kiên, khoảng trước 1950. Hôn nhân gia đình hiện đại bắt đầu xuất hiện từ năm 1959, với sự ra đời của bộ luật đầu tiên về hôn nhân gia đình, với những đặc trưng như bình đẳng giới và hôn nhân tự nguyện.
Ở Việt Nam, hiện đại hóa là một quá trình biến đổi xã hội từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, để đạt được những tăng trưởng và phát triển kinh tế, để cải cách thể chế và cấu trúc xã hội hướng tới một nền kinh tế xã hội phát triển, đã làm tăng tự do cá nhân. Hiểu khái niệm về tính tập thể, tính cộng đồng (collectivism)] và tính cá nhân (individualism) trong tương quan với gia đình và hiện đại hóa là hết sức cần thiết trong việc lý giải những hành vi hôn nhân, gia đình và ly hôn ở Việt Nam. Gia đình là một đơn vị cơ bản của xã hội Việt nam và là trung tâm của các mối quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng và nhà nước. Văn hóa tập thể của Việt nam có nguồn gốc từ hệ tư tưởng Nho giáo, vốn coi trọng gia đình và cộng đồng. Khái niệm tập thể trong hầu hết các khía cạnh đời sống được đẩy lên cao hơn trong nhiều thế hệ do nhu cầu cần có sức mạnh và ý chí tập thể trong cuộc kháng chiến gian khổ dành độc lập và tự do dân tộc trong nhiều thập kỷ. Theo Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương (2002), mặc dù có những tương tác văn hóa với những dân tộc khác, tính tập thể vẫn trội hơn tính cá nhân ở người Việt nam so với nhiều dân tộc khác, tính tập thể của phụ nữ cao hơn nam giới, cho dù hệ thống giá trị và hành vi của người Việt khác nhau trong từng hoàn cảnh và trong từng nền văn hóa của mỗi dân tộc.
Tính cá nhân là một chiều cạnh so sánh văn hóa với chủ nghĩa gia đình. Nền tảng cơ bản của tính cá nhân nằm ở chỗ quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân. Mưu cầu này cần có sự tự do, chủ động, và tự chịu trách nhiệm. Về mặt chính trị, tính cá nhân thực sự là nhận ra mỗi người có quyền có cuộc sống và hạnh phúc riêng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa kết hợp với những cá nhân khác để đấu tranh và bảo vệ các thể chế cho phép quyền đó. Tính cá nhân đánh giá cao sự độc lập, riêng tư và tôn trọng người khác. Tính cá nhân coi mỗi người như một cá thể độc lập, một thực tế tối cao chiếm hữu quyền không thể chuyển nhượng với chính cuộc sống của mình, quyền được sống một cách hợp lý theo lẽ tự nhiên. Trong một nền văn hóa đề cao tính cá nhân, gia đình trở nên mờ hơn vì không còn giữ vị trí trung tâm và nhiều chức năng của gia đình đã bị mất đi. Gia đình hiện đại, cũng từ bỏ nhiều chức năng vốn được hình thành trước đây (Trần Thị Minh Thi, 2014, 2015).
Thể chế và nhà nước thiết lập lại những khuôn mẫu gia đình để phù hợp với những bối cảnh chính trị và kinh tế. Với Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy những biện pháp khác nhau mà nhà nước thực hiện để tái cấu trúc các hình thức gia đình, quan hệ gia đình và chức năng gia đình trong quá trình thay đổi và phát triển xã hội.
Những đổi thay trong giá trị và chuẩn mực đã tác động mạnh mẽ đến thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội ngày nay. Ví dụ, theo truyền thống văn hóa Việt Nam, ly hôn không được khuyến khích, thậm chí bị hạn chế. Hiện nay, ly hôn đang tăng lên nhanh chóng sau Đổi mới từ cuối những năm 1980 với những nguyên do và hậu quả khác nhau. Việc tồn tại cùng lúc các mức độ khác nhau của các giá trị truyền thống và hiện đại trong bối cảnh cái mới chưa hoàn thiện và cái cũ chưa mất hoàn toàn là khuôn mẫu chung của nhiều khía cạnh hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Giá trị gia đình có thể được nhìn nhận từ chiều cạnh truyền thống và hiện đại, tính cá nhân và tính tập thể, bình đẳng giới và chế độ gia trưởng, v.v. trên một số khía cạnh như ý nghĩa của hôn nhân và gia đình; giá trị kinh tế (việc làm, sự giàu có, tài sản, v.v); giá trị con cái (số con, giới tính của con, ý nghĩa của việc có con, đạo hiếu, v.v); giá trị hạnh phúc (tình yêu, trinh tiết, sự chung thủy; sự quan tâm, tôn trọng, trách nhiệm và cam kết); giá trị của các mối quan hệ vợ chồng, người cao tuổi và con cháu, và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình, đặt trong bối cảnh của những thay đổi về chính sách, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Tài liệu trích dẫn
Barbieri, Magali and Belanger Daniele. 2009. Reconfiguring Families in Contemporary Vietnam. Contemporary Issues in Asia and the Pacific. Stanford University Press.
Becker, G. S. 1991. A treatise on the family (enlarged ed.). Cambridge, MA: Harvard University Press White, L. (1991). Determinants of divorce: A review of research in the eighties. In A. BoothEd. Contemporary families: Looking forward, looking back (pp. 141-149). Minneapolis, MN: National Council on Family Relations.
Cho, Lee-Jay and Yada, Moto. 1994. Tradition and change in the Asian family. Honolulu: East West Center. University of Hawaii Press.
Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương. 2002. Collectivism, Individualism and “the self” of the Vietnamese Today. Edited by. 316 pages, Hanoi: Chinh Tri Quoc Gia Publisher.
Goode, William J. 1971. “Family disorganization” Pp. 467-544 in Robert K. Merton and Robert Nisbet eds., Contemporary Social Problems 3rd ed.. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
Goode, W.J. 1970. World Revolution and Family Patterns: New York; Free Press. Pp. 92-98
Goode, W.J. 1993. World Changes in Divorce Patterns. New Haven: Yale University Press.
Goode, William J. 1963. World Revolution and Family Patterns. New York: Free Press.
Haller, Max. 2002. Theory and Method in the Comparative Study of Values: Critique and Alternative to Inglehart. European Sociological Review, Vol.18, No.2, 2002.
Hechter, M. 1993. Values research in the social and behavioral sciences. In M. Hechter, L. Nadel, & R. E. Michod (Eds.), The origin of values (pp. 1–28). New York: Aldine de Gruyter.
Hirschman, C and Teerawichitchainan, Bussarawan. 2003. Cultural and Socioeconomic Influences on Divorce during Modernization: Southeast Asia: 1940s to 1960s. Population and Development Review, Vol. 29, No. 2, pp. 215-253
Homer, Pamela M. 1993. GeneticTransmission of human values: A cross-cultural investigation of generalization and reciprocal influence effects.Social, and General Psychology Monographs, Vol 119(3), Aug 1993, 343-367.
Inglehart and Welzel. 2009. Development and Democracy: What We Know about Modernization Today. Foreign Affairs, March, 2009
Inglehart, R. 1997. Modernization and Postmodernization: Cultural, Economic and Political Change in Societies. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Inglehart, Ronald F. 2000. Globalization and Postmodern Values. The Washington Quarterly, Vol.23, No.1, 2000.
Inglehart, Ronald F. 2008. Changing Values among Western Publics from 1970-2006. Western European Politics, Vol 31, Nos 1-2, pp.130-146, Routledge, 2008.
Inglehart, Ronald F. and Baker, Wayne E. 2000. Modernization, Cultural Change, and the Persistance of Traditional Values. American Sociological Review, Vol 65, Feb 2000.
Jones, G. W. 2003. The ‘Flight from Marriage’ in South-East and East Asia pp.14. Singapore: Asian MetaCentre for Population and Sustainable Development Analysis.
Jones, Gavin W. 1997. Modernization and Divorce: Contrasting Trends in Islamic Southeast Asia and the West. Population and Development Review, Vol. 23, No. 1, pp. 95-114.
Kaufman, G. (2000). Do Gender Role Attitudes Matter?: Family Formation and Dissolution Among Traditional and Egalitarian Men and Women. Journal of Family Issues, Vol21, pp.128-144.
Lee, Gary. 1982. Family Structure and Interaction: A Comparative Analysis 2nd ed.. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Rhoden, J. L. (2003). Marital Cohesion, Flexibility, and Communication in the Marriages of Nontraditional and Traditional Women. The Family Journal: Conselling and Therapy for Couples and Families, Vol11, pp.248-256.
Rohan, M. J., & Zanna, M. P. 1996. Value transmission in families. In C. Seligman, J. M. Olson, & M. P. Zanna (Eds.), The Ontario symposium: The psychology of values (Vol. 8, pp. 253–276). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates, Inc.
Rokeach, Milton (1973). The Nature of Human Values. New York: Free Press.
Rokeach, Milton 1979. Understanding Human Values: Individual and Societal, New York: Free Press.
Schwartz, S. H. 1992. Universals in the content and structure of values: Theory and empirical tests in 20 countries. In M. Zanna (Ed.), Advances in experimental social psychology (Vol. 25, pp. 1-65). New York: Academic Press
Schwartz, S. H. 2005. Basic human values: Their content and structure across countries. In A. Tamayo & J. B. Porto (Eds.), Valores e comportamento nas organizacões [Values and behavior in organizations] pp. 21-55. Petrópolis, Brazil: Vozes.
Schwartz, S. H. 2006. Value orientations: Measurement, antecedents and consequences across nations. In Jowell, R., Roberts, C., Fitzgerald, R. & Eva, G. (Eds.) Measuring attitudes cross-nationally – lessons from the European Social Survey (pp.169-203). London, UK: Sage.
Schwartz, S.H. 1996. Value priorities and behavior: Applying a theory of integrated value systems. In C. Seligman, J. M. Olson, & M. P. Zanna (Eds.), The psychology of values: The Ontario symposium (Vol. 8, pp. 1-24). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.
Schwartz, Shalom H. 2012. An Over view of the Schwartz Theory of BasicValues. Online Readings in Psychology and Culture. http://dx.doi.org/10.9707/2307-0919.1116
Tarkhnishvili, Levan and Tevzadze, Gigi. 2013. Theoretical Aspects of World Value Survey: Main Principles, Challenges and Critics. Asian Social Science; Vol. 9, No. 11.
Thornton, Arland. 2001. The Development Paradigm: Reading History Sideways, and Family Change. Demography 38:449-465.
Trần Thị Minh Thi. 2014. “Một số tiếp cận lý thuyết về giá trị hiện nay”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 4.
Tran Thi Minh Thi. 2015. Divorce prevalence under the forces of individualism and collectivism in ‘shortcut’ modernity in Vietnam. In Atsufumi, Kato (ed). Weaving Women’s Spheres in Vietnam: The Agency of Women in Family, Religion and Community. Brill Publishers Asian Studies. The Netherlands.
Trịnh Duy Luân, Helle Rydstroom, and Wil Burhoorn (editors). 2011. Rural Families in Doimoi period, English and Vietnamese Edition. Publishing House of Social Sciences. 2011
Vandenheuvel, A. 1991. The Most Important Person in the World: A Look at Contemporary Family Values. Family Matters, pp.7-13.
* Viện Nghiên cứu gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 1,2017, tr33-45
Các tin đã đưa ngày:
Giá Trị Gia Đình Từ Tiếp Cận Lý Thuyết Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Với Việt Nam Trong Bối Cảnh Xã Hội Đang Chuyển Đổi
Trang chủ
»
Nghiên cứu Khoa học Xã hội Và Nhân Văn
Giá trị gia đình từ tiếp cận lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi
Trần Thị Minh Thi, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Tóm tắt:
Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng. Trong những thập niên vừa qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới, thiết chế gia đình đã và đang có những biến đổi về cấu trúc – chức năng, trong đó cần kể đến sự thay đổi đáng kể về khía cạnh giá trị gia đình. Bài viết tập trung phân tích giá trị gia đình từ các cách tiếp cận lý thuyết, cũng như xem xét cách tiếp cận lý thuyết về giá trị gia đình ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia đình có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều cạnh như: truyền thống và hiện đại, tính cá nhân và tính tập thể, bình đẳng giới và chế độ gia trưởng… đặc biệt là khía cạnh hôn nhân và mối quan hệ gia đình. Các giá trị gia đình cũng chịu tác động của nhiều nhân tố mang tính cấu trúc như các đặc điểm nhân khẩu xã hội cá nhân và các đặc điểm cấu trúc của gia đình, đặt trong bối cảnh của những thay đổi về chính sách, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Gia đình; Giá trị gia đình; Tiếp cận lý thuyết; Gia đình Việt Nam.
1.Khái niệm
Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng, ảnh hưởng đến các quá trình chính trị, kinh tế, xã hội nói chung. Trong những thập niên qua, gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi như sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong kinh tế, chính trị; giảm sinh, tăng tỷ lệ ly hôn và sống chung không kết hôn và đặc biệt là nhiều giá trị gia đình đang có những biến đổi nhanh chóng. Thiết chế xã hội này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các quốc gia châu Á. Với ảnh hưởng của Khổng giáo, thời kỳ chiến tranh, và vai trò lãnh đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa, gia đình Việt Nam mang cả những đặc điểm tương đồng với các quốc gia có nền tảng văn hóa tương đồng và cả những đặc trưng riêng có.
Rokeach (1973) cũng đưa ra một định nghĩa khác về giá trị, ít được trích dẫn hơn nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình hình thành giá trị của con người: “Giá trị là sự đại diện và truyền tải nhận thức của những nhu cầu (Rokeach, 1973:20). Có nghĩa là, những gì quan trọng với con người trong cuộc sống phụ thuộc vào việc họ cần điều gì. Giá trị không đơn thuần là cấu trúc nhận thức mà còn bắt nguồn từ nhu cầu.
Rokeach (1979) nhấn mạnh giá trị đi theo thứ bậc ưu tiên, và mỗi giá trị có mối tương quan chặt chẽ với một hệ thống phức tạp các niềm tin và thái độ. Vì thế, hệ thống niềm tin có thể tương đối bền vững, nhưng sự biến đổi một giá trị có thể dẫn đến sự thay đổi của những giá trị khác và trong cả xã hội nói chung. Cá nhân thường có xu hướng duy trì một quan điểm nhất quán, phản ánh chuẩn mực đạo đức và quyền hạn của họ. Khi hành động hay niềm tin của họ mâu thuẫn với tự nhận thức này, cá nhân cảm thấy thất vọng và có thể thay đổi nhằm điều chỉnh hành vi hay niềm tin theo đúng nhận thức đã có. Nội dung, cấu trúc, và tổ chức hệ giá trị con người có sự ổn định tương đối về văn hóa giữa các quốc gia (Schwartz, 1992, 1996), có nghĩa là giá trị có thể thống nhất và mâu thuẫn theo các xã hội và nền văn hóa.
Một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn đến các xu hướng nghiên cứu về giá trị trên thế giới gần đây là Schwartz. Theo Schwartz, việc phân biệt giá trị này với giá trị kia phụ thuộc vào mục tiêu và động lực mà nó thể hiện. Lý thuyết giá trị (Schwartz, 1992, 2006) đưa ra khái niệm giá trị với 6 đặc trưng chính được thể hiện như sau:
Giá trị là niềm tin được kết nối chặt chẽ với mức độ ảnh hưởng. Khi giá trị được hình thành, chúng trở thành những cảm nhận, tình cảm. Những người cho độc lập là một giá trị quan trọng sẽ tức giận khi độc lập của họ bị đe họa, ảnh hưởng khi họ không thể bảo vệ giá trị đó, và sẽ hạnh phúc khi có nó.
Giá trị là những mục tiêu mong ước làm động lực cho hành động. Những người coi trật tự xã hội, công bằng, và có ích là những giá trị quan trọng thì sẽ có động lực để đạt những mục tiêu này.
Giá trị vượt lên trên các hành vi cụ thể hay bối cảnh cụ thể. Sự vâng lời, lòng trung thực, ví dụ, có thể được mong đợi ở nơi làm việc, ở trường học, trong kinh doanh cũng như chính trị, với bạn bè cũng như người lạ. Đặc trưng này phân biệt giá trị với những tập quán và thái độ mà thường chỉ những hành động, mục tiêu hay hoàn cảnh cụ thể.
Giá trị đóng vai trò chuẩn mực hay tiêu chuẩn. Giá trị hướng dẫn việc lựa chọn và đánh giá hành vi, chính sách, con người và sự kiện. Con người quyết đinh cái gì là tốt và cái gì là xâu, chính đáng và không chính đáng, đáng làm và nên từ bỏ, dự trên những hệ quả có thể xảy ra của những giá trị. Những anh hướng của giá trị trong các quyết định hàng ngày là khá rõ nét. Giá trị đưa vào nhận thức khi các hành động hay đánh giá được cho là có những tác động mãu thuân với những giá trị mà người đó yêu mến.
Giá trị có trật tự theo mức độ quan trọng. Giá trị của con người hình thành nên một hệ thống trật tự các ưu tiên theo từng đặc điểm cá nhân. Trật tự thứ bậc này của giá trị cũng góp phần phân biệt giá trị với phong tục hay thái độ.
2.Lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi gia đình
Trong thập niên vừa qua, lý thuyết hiện đại hóa thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Trong đó, quan điểm của Inglehart coi hiện đại hóa là quá trình biến đổi xã hội gắn liên với công nghiệp hóa (Inglehart và Welzel, 2009) là có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Quan điểm chính của lý thuyết này là việc phát triển kinh tế và công nghệ gắn liền với những biến đổi từ các giá trị và phong tục cũ sang một xu hướng hợp lý, khoan dung, tin cậy và có sự tham gia hơn, tạo nên sự thay đổi về chính trị-xã hội (Inglehart &Baker, 2000).
Một khái niệm trung tâm và quan trọng của lý thuyết hiện đại hóa là công nghiệp hóa tạo ra những hệ quả xã hội và văn hóa, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực xã hội. Ví dụ, công nghiệp hóa tạo ra những thành tựu văn hóa xã hội như tăng trình độ học vấn, thay đổi vai trò giới. Công nghiệp hóa được xem như một thành tố chính của quá trình hiện đại hóa, ảnh hưởng đến các thành tố của đời sống xã hội. Một cách ngắn gọn, các nhà nghiên cứu tin rằng phát triển kinh tế gắn liền sau nó những hệ quả văn hóa, chính trị được dự báo trước và mang tính hệ thống (Inglehart and Baker, 2000). Phát triển kinh tế đưa các xã hội vào một định hướng khá rõ ràng, theo đó, công nghiệp hóa dẫn đến chuyên môn hóa nghề nghiệp, tăng trình độ học vấn, thu nhập, và cuối cùng là mang lại những thay đổi xã hội, chẳng hạn như những thay đổi về vai trò, thái độ về quyền lực và tình dục, giảm mức sinh, sự tham gia chính trị rộng rãi, v.v…(Inglehart, 1997; 2008; Inglehart and Baker,2000).
Những khía cạnh chính yếu nhất của quá trình hiện đại hóa bao gồm một số đặc trưng cơ bản như sự hình thành của những giá trị đặc trưng của hiện đại như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực dụng.Những thay đổi nhân khẩu học làm thay đổi tận gốc những lối sống từ thế hệ trước và sự tập trung của dân cư đô thị với sự phân công theo chức năng phức tạp, đa dạng văn hóa, và không đồng nhất. Việc tư nhân hóa của cuộc sống gia đình, cách biệt nó khỏi những kiểm soát xã hội của cộng đồng, tách biệt môi trường làm việc và gia đình, và phụ nữ đã được tự do hơn khỏi chế độ gia trưởng. Nói cách khác, tính cá nhân đã thống trị trước tính cộng đồng và tập thể.
Sự chuyển đổi kinh tế, xã hội và chính trị vừa ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Các giả định cơ bản của lý thuyết hiện đại hoá là có một xã hội truyền thống trải qua sự phát triển đến một giai đoạn mới của nhà nước phát triển, với nhiều chỉ báo của giá trị phương Tây và chủ nghĩa vật chất.
Lý thuyết hiện đại hóa tìm hiểu sự thay đổi về các đặc điểm của cá nhân với những thay đổi của gia đình và xã hội bên ngoài nhưng dường như không dự đoán được các đặc điểm của các gia đình đương đại (Barbieri and Belanger, 2009). Các gia đình hiện đại, với những đặc trưng là tính cá nhân cao, vị thế phụ nữ tăng lên, hôn nhân tự do tự nguyện, sự độc lập của thế hệ trẻ cao, quy mô gia đình nhỏ mức sinh thấp; và xã hội hiện đại, với những đặc điểm là công nghiệp hóa, đô thị hóa, trình độ học vấn cao, công nghệ cao (Thornton, 2001[U1] ); không chỉ được lý giải đơn thuần bởi lý thuyết hiện đại hóa. Những thay đổi xã hội tạo nên biến đổi gia đình, và biến đổi gia đình tạo nên những biến đổi của xã hội.
Những thay đổi về hôn nhân, gia đình và ly hôn được cho là có quan hệ chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa. Ví dụ, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, hiện đại hóa dường như có hai tác động trái ngược nhau đến ly hôn. Sự phát triển kinh tế, cùng với hiện đại hóa và đô thị hóa, trong một giai đoạn ban đầu có thể làm giảm ly hôn trước khi góp phần làm tăng ly hôn ở những giai đoạn hiện đại hóa sau. Những thay đổi xã hội đi cùng với hiện đại hóa làm giảm ly hôn bao gồm hôn nhân tự nguyện, tình yêu, tăng tuổi kết hôn, mở rộng cơ hội giáo dục (Goode 1963, 1971, 1993; Hirschman and Teerawichitchainan, 2003; John, 2003, 1997; Lee, 1982). Tuy nhiên các nhà lý thuyết chỉ rõ, xét về lâu dài, xu hướng phát triển đồng đều trong quá trình hiện đại hóa và sự suy giảm của chế độ gia trưởng sẽ mang tác động ngược lại. Goode (1963 and 1993) khẳng định rằng hiện đại hóa là nguyên nhân sâu xa của tỷ lệ ly hôn tăng. Vị thế phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ tăng lên tạo ra những môi trường văn hóa xã hội làm cho ly hôn trở nên dễ dàng và được chấp nhận hơn. Sự độc lập về kinh tế của phụ nữ, quy mô gia đình nhỏ hơn, những tư tưởng về sự chủ động trong cuộc sống có thể làm cho các mối quan hệ trở nên kém bền vững hơn. Công nghiệp hóa có thể làm giảm quy mô gia đình, vì thế, làm tăng khả năng ly hôn, vì nó giúp tăng vị trí độc lập xã hội của phụ nữ. Những hôn nhân hiện đại dựa trên tình yêu và cảm xúc có thể ít bền vững hơn những hôn nhân dựa trên những mối quan hệ kinh tế xã hội. Những định kiến hay kỳ thị về ly hôn giảm dần và đến lượt nó làm tăng mức độ ly hôn ở xã hội.
Ngoài những tác động của hiện đại hóa, các giá trị truyền thống và phong tục về hôn nhân và gia đình cũng góp phần quan trọng hình thành nên những khuôn mẫu chuẩn mực mới. Những yếu tố này có thể điều chỉnh những tác động của hiện đại hóa đến hôn nhân và gia đình ở nhiều xã hội. Việc bảo lưu những giá trị truyền thống trong quá trình hiện đại hóa là quan trọng trong bảo vệ hệ thống gia đình khỏi những áp lực của hiện đại hóa (Cho and Yada, 1994).
Tuy nhiên, với trình độ giáo dục ngày càng tăng, các cơ hội việc làm nhiều hơn với phụ nữ, quan điểm về kết hôn muộn hay phụ nữ làm việc trở nên bao dung hơn, vai trò giới theo truyền thống trong hôn nhân dường như đã trở nên lỗi thời. Lý tưởng giới tác động đến quan hệ quyền lực vợ chồng trong hôn nhân trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiều phụ nữ ngày nay thích sự độc lập về xã hội và kinh tế mà họ đạt được từ công bằng giới trong giáo dục và thị trường lao động.
3.Lý thuyết biến đổi văn hóa và duy trì giá trị truyền thống
Hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi văn hóa. Mối quan hệ này được giải thích trên nhiều tiếp cận khác nhau. Một trường phái nhấn mạnh sự hội tụ của các giá trị như là kết quả của hiện đại hóa, hay những nguồn lực kinh tế chính trị dẫn đến thay đổi văn hóa. Theo đó, trong quá trình hiện đại hóa, những giá trị truyền thống bị suy giảm và được thay bằng những giá trị hiện đại.
Những xã hội chịu ảnh hưởng mạnh của các giá trị truyền thống thường cho thấy mức độ chấp nhận thấp với một số hiện tượng như nạo hút thai, li hôn, tình dục đồng giới, không chăm sóc cha mẹ, không quan tâm đến con cái. Vai trò truyền thống khuyến khích mọi người kết hôn. Các cặp vợ chồng có quan điểm truyền thống luôn có kế hoạch để có con sớm sau khi kết hôn, v.v. Trong truyền thống, tính tập thể, tính cộng đồng là khá rõ nét. Mục tiêu chính của xã hội truyền thống là làm cha mẹ tự hào về bản thân – cá nhân phải luôn yêu thương, tôn trọng cha mẹ, bất kể họ cư xử như thế nào. Ngược lại, cha mẹ phải có trách nhiệm làm hết sức vì con cái dù có phải vất vả thế nào. Con người trong các xã hội truyền thống thích gia đình quy mô lớn (Inglehart & Baker, 2000; Tarkhnishvili & Tevzadze, 2013). Nhìn chung, có thể nói rằng, xã hội này có xu hướng ưa chuộng các hình thức quản trị mang tính quyền lực, thứ bậc và rất chú trọng và quan tâm tới đời sống tâm linh, tôn giáo (Tarkhnishvili & Tevzadze, 2013).
Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi giá trị diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, vai trò của người cao tuổi đã giảm sút, ngay cả ở những quốc gia có nền tảng Nho giáo coi trọng đạo hiếu như Hàn Quốc (Inglehart, 1997).
Bên cạnh đó, có trường phái khác nhấn mạnh sự bền vững của các giá trị truyền thống dưới tác động của thay đổi kinh tế, chính trị. Trường phái này cho rằng các giá trị phụ thuộc một cách tương đối vào các điều kiện kinh tế (Inglehart, 1997; Haller, 2002; Tarkhnishvili and Tevzadze, 2013). Theo đó, khó có thể có sự thống trị hoàn toàn của hệ giá trị hiện đại, mà các giá trị truyền thống sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa dưới tác động của phát triển kinh tế. Những di sản văn hóa lớn của xã hội như Khổng giáo, Thiên chúa giáo, v.v. để lại những dấu ấn giá trị khá vững bền ngay cả trong hiện đại hóa. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng Nho giáo chi phối khá rõ nét các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và nhà nước, ví dụ như quan điểm coi trọng nam giới trong khi phụ nữ ở vị thế thấp kém. Hơn nữa, những khác biệt về giá trị của các cá nhân thuộc các nhóm nhỏ trong xã hội thường nhỏ hơn các khác biệt giá trị liên quốc gia. Một khi đã được hình thành, những khác biệt liên văn hóa trở thành nền văn hóa của dân tộc được nền giáo dục và truyền thông truyền tải (Inglehart & Baker, 2000).
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sự thay đổi văn hóa không diễn ra theo đường thẳng. Theo Inglehart và Baker (2000), khi quá trình công nghiệp hóa được gắn liền với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, các xã hội sẽ dần quan tâm đến chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và những giá trị tự thể hiện bản ngã. Nói cách khác, sẽ xuất hiện những hệ quả an sinh xã hội của phát triển kinh tế.
4.Lý thuyết về giá trị gia đình
Giá trị gia đình và các mối quan hệ gia đình là thiết chế quan trọng. Các quyết định kinh tế, vốn đầu tư con người, thị trường lao động, thị trường tín dụng, chẳng hạn như loại hình công việc, tiền lương và cơ hội nghề nghiệp, sở hữu nhà ở và tài sản tài chính – được diễn ra trong gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào giá trị gia đình.
Mặc dù trong vài thập kỷ qua, ở nhiều xã hội đã chứng kiến nhiều thay đổi trong gia đình về quy mô, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình, và các giá trị gia đình; thì gia đình vẫn là một thiết chế, là cốt lõi của hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội. Ở nhiều xã hội, nhất là những xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại, từ nông nghiệp sang công nghiệp, gia đình là một thiết chế được tin là chịu ảnh hưởng lớn từ thay đổi xã hội. Nói cách khác, gia đình đang thay đổi mạnh mẽ trên mọi phương diện.
Điểm đặc trưng trong sự biến đổi giá trị về các quan hệ gia đình chính là những thay đổi căn bản về vai trò giới trong phân công lao động trong gia đình. Xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và nam giới chia sẻ làm việc nhà đang tăng lên. Những thay đổi về cách ứng xử của nam giới và phụ nữ ở nhà và nơi làm việc đã có tác động đến đời sống gia đình nói chung và hệ giá trị quan hệ vợ chồng nói riêng. Khi độc lập về kinh tế, người phụ nữ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống cá nhân mình hơn: kết hôn, kết hôn và làm mẹ, sống một mình, làm mẹ đơn thân, hoặc theo đuổi sự nghiệp cá nhân. Mối quan hệ vợ chồng cũng thay đổi khi người phụ nữ phải cố gắng để cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc. Điều này có nghĩa là họ phải đối mặt với những vai trò mới trong hôn nhân, hoàn toàn khác xa với mô hình hôn nhân truyền thống. Điều đó đòi hỏi những người phụ nữ này có những chiến lược phù hợp để giải quyết xung đột trong hôn nhân nhằm duy trì chất lượng và sự bền vững của cuộc hôn nhân (Rhoden, 2003).
Chẳng hạn, một khảo sát ở Australia năm 1989 cho thấy đã có sự thay đổi về quan niệm đối với việc đi làm bên ngoài của phụ nữ. Theo quan điểm trước đây thì gia đình và người con nhỏ sẽ chịu những thiệt thòi nếu người mẹ đi làm kiếm tiền bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả điều tra chỉ ra rằng, mặc dù vẫn còn một bộ phận đáng kể người Australia cho rằng khó mà nuôi con nhỏ tốt nếu cả cha và mẹ đều đi làm cả ngày, phần lớn người trả lời khẳng định mối liên hệ tình cảm, tình yêu thương với con cái sẽ không bị ảnh hưởng nếu người mẹ đi làm (Vandenheuvel, 1991).
Những thay đổi về niềm tin đối với cách ứng xử của nam giới và phụ nữ ở nhà và nơi làm việc đã có tác động đến đời sống gia đình. Hôn nhân là một thiết chế truyền thống nên người ta cho rằng thái độ đối với vai trò giới sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết hôn. Becker[U2] (1991) cho rằng vai trò truyền thống khuyến khích mọi người kết hôn. Phụ nữ và nam giới theo quan điểm truyền thống cũng muốn có con. Các cặp vợ chồng có quan điểm truyền thống luôn có kế hoạch để có con sớm sau khi kết hôn. Ngược lại, những người có quan điểm giới cởi mở hơn thường ít có áp lực sinh con hơn so với những người có quan điểm truyền thống (Kaufman, 2000).[U3]
Các lý thuyết về giới đề cập đến quan hệ xã hội của nữ giới và nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mối quan hệ đó thể hiện ở vai trò với những chức năng và nhiệm vụ nhất định của nam và nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Sự phân công vai trò xuất phát từ sự thuận lợi về mặt sinh học và sự phân công của xã hội. Ngoài ra phân công lao động theo giới còn gắn liền với các giá trị và chuẩn mực xã hội, đặc trưng về văn hóa và thích nghi với những thay đổi của điều kiện gia đình. Vì vậy, việc đảm bảo cho hai giới có những cơ hội và điều kiện thực hiện các chức năng của mình chính là cơ sở của công bằng xã hội và hiệu quả xã hội.
5.Hiện đại “rút ngắn” ở Việt Nam
Xã hội Việt nam truyền thống thường chỉ giai đoan phong kiến thuộc địa trước năm 1945 và xã hội Việt Nam hiện đại thường chỉ quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một nền hiện đại “rút ngắn”, vì không chỉ mang đặc điểm là bỏ qua một giai đoạn phát triển trong lịch sử, là chủ nghĩa tư bản, mà còn chỉ những đặc điểm cơ bản của hiện đại hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam, là chiến lược “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian, một quá trình chuyển đổi nhanh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tận dụng lợi thế của “người đi sau” để phát triển nền kinh tế xã hội. Trong một thời gian khá dài, tốc độ hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam bị chậm lại do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế xã hội đầu những năm 1980, và quá trình này đã được đẩy nhanh và mạnh hơn từ sau đổi mới năm 1986. Cụm từ công nghiệp hóa và hiện đại hóa trở thành một khái niệm phổ biến và quen thuộc trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng nhưng trong các phương tiện truyền thông đại chúng (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hình thành và điều chỉnh những khuôn mẫu hôn nhân và gia đình bằng việc ban hành những văn bản pháp luật và những chính sách phát triển kinh tế xã hội. Luật pháp, quy định, các phong trào xã hội, các chiến dịch tuyên truyền về hôn nhân đã trực tiếp tác động đến hành vi hôn nhân của cá nhân, trong khi các chính sách kinh tế xã hội có những tác động gián tiếp. Các yếu tố hiện đại hóa ảnh hưởng đến khuôn mẫu hôn nhân và li hôn chủ yếu thông qua sự phát triển kinh tế, phát triển hệ thống giáo dục và việc làm, giao lưu văn hóa dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam đang chứng kiến sự duy trì của những giá trị truyền thống và sự xuất hiện của những giá trị hiện đại mới (Trịnh Duy Luân và cộng sự, 2011). Từ cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đầu năm 1980 đến Đổi mới sang nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa những năm cuối 1980, những chính sách của nhà nước với gia đình đã thích nghi với những quá trình tồn tại và thỏa hiệp trong đó gia đình trải qua những chuyển biến quan trọng làm thay đổi các mối quan hệ và hành vi của gia đình, trong đó, gia đình vừa thay đổi,vừa bảo lưu các giá trị cũ. Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dòng họ, quá trình hiện đại hóa bao gồm cả việc duy trì những giá trị truyền thống và sự xuất hiện của những giá trị mới. Nói cách khác, gia đình, như một đơn vị xã hội cơ bản của xã hội Việt Nam, đang trong giai đoạn chuyển đổi, có nghĩa là gia đình phải điều chỉnh, thích nghi, tương thích, và làm quen với những bối cảnh và đặc điểm mới của cuộc sống (Barbieri and Belanger, 2009). Chẳng hạn, gia đình hạt nhân đang tăng lên trong khi gia đình mở rộng cũng không mất đi hoàn toàn.
6.Tiếp cận lí thuyết về giá trị gia đình ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam đã được đề cập tương đối sớm và nằm rải rác trong các nghiên cứu, khảo sát về hôn nhân, gia đình Việt Nam theo từng thời kỳ khác nhau. Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi quan trọng, từ mô hình truyền thống đến những đặc điểm hiện đại và cởi mở hơn.
Gia đình Việt Nam thường được chia làm hai dạng cơ bản: gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Gia đình truyền thống là một cụm từ khá quen thuộc, chỉ những kiểu gia đình trong thời kỳ phong kiên, khoảng trước 1950. Hôn nhân gia đình hiện đại bắt đầu xuất hiện từ năm 1959, với sự ra đời của bộ luật đầu tiên về hôn nhân gia đình, với những đặc trưng như bình đẳng giới và hôn nhân tự nguyện.
Ở Việt Nam, hiện đại hóa là một quá trình biến đổi xã hội từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, để đạt được những tăng trưởng và phát triển kinh tế, để cải cách thể chế và cấu trúc xã hội hướng tới một nền kinh tế xã hội phát triển, đã làm tăng tự do cá nhân. Hiểu khái niệm về tính tập thể, tính cộng đồng (collectivism)] và tính cá nhân (individualism) trong tương quan với gia đình và hiện đại hóa là hết sức cần thiết trong việc lý giải những hành vi hôn nhân, gia đình và ly hôn ở Việt Nam. Gia đình là một đơn vị cơ bản của xã hội Việt nam và là trung tâm của các mối quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng và nhà nước. Văn hóa tập thể của Việt nam có nguồn gốc từ hệ tư tưởng Nho giáo, vốn coi trọng gia đình và cộng đồng. Khái niệm tập thể trong hầu hết các khía cạnh đời sống được đẩy lên cao hơn trong nhiều thế hệ do nhu cầu cần có sức mạnh và ý chí tập thể trong cuộc kháng chiến gian khổ dành độc lập và tự do dân tộc trong nhiều thập kỷ. Theo Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương (2002), mặc dù có những tương tác văn hóa với những dân tộc khác, tính tập thể vẫn trội hơn tính cá nhân ở người Việt nam so với nhiều dân tộc khác, tính tập thể của phụ nữ cao hơn nam giới, cho dù hệ thống giá trị và hành vi của người Việt khác nhau trong từng hoàn cảnh và trong từng nền văn hóa của mỗi dân tộc.
Tính cá nhân là một chiều cạnh so sánh văn hóa với chủ nghĩa gia đình. Nền tảng cơ bản của tính cá nhân nằm ở chỗ quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân. Mưu cầu này cần có sự tự do, chủ động, và tự chịu trách nhiệm. Về mặt chính trị, tính cá nhân thực sự là nhận ra mỗi người có quyền có cuộc sống và hạnh phúc riêng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa kết hợp với những cá nhân khác để đấu tranh và bảo vệ các thể chế cho phép quyền đó. Tính cá nhân đánh giá cao sự độc lập, riêng tư và tôn trọng người khác. Tính cá nhân coi mỗi người như một cá thể độc lập, một thực tế tối cao chiếm hữu quyền không thể chuyển nhượng với chính cuộc sống của mình, quyền được sống một cách hợp lý theo lẽ tự nhiên. Trong một nền văn hóa đề cao tính cá nhân, gia đình trở nên mờ hơn vì không còn giữ vị trí trung tâm và nhiều chức năng của gia đình đã bị mất đi. Gia đình hiện đại, cũng từ bỏ nhiều chức năng vốn được hình thành trước đây (Trần Thị Minh Thi, 2014, 2015).
Thể chế và nhà nước thiết lập lại những khuôn mẫu gia đình để phù hợp với những bối cảnh chính trị và kinh tế. Với Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy những biện pháp khác nhau mà nhà nước thực hiện để tái cấu trúc các hình thức gia đình, quan hệ gia đình và chức năng gia đình trong quá trình thay đổi và phát triển xã hội.
Những đổi thay trong giá trị và chuẩn mực đã tác động mạnh mẽ đến thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội ngày nay. Ví dụ, theo truyền thống văn hóa Việt Nam, ly hôn không được khuyến khích, thậm chí bị hạn chế. Hiện nay, ly hôn đang tăng lên nhanh chóng sau Đổi mới từ cuối những năm 1980 với những nguyên do và hậu quả khác nhau. Việc tồn tại cùng lúc các mức độ khác nhau của các giá trị truyền thống và hiện đại trong bối cảnh cái mới chưa hoàn thiện và cái cũ chưa mất hoàn toàn là khuôn mẫu chung của nhiều khía cạnh hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trần Thị Minh Thi, 2014).
Giá trị gia đình có thể được nhìn nhận từ chiều cạnh truyền thống và hiện đại, tính cá nhân và tính tập thể, bình đẳng giới và chế độ gia trưởng, v.v. trên một số khía cạnh như ý nghĩa của hôn nhân và gia đình; giá trị kinh tế (việc làm, sự giàu có, tài sản, v.v); giá trị con cái (số con, giới tính của con, ý nghĩa của việc có con, đạo hiếu, v.v); giá trị hạnh phúc (tình yêu, trinh tiết, sự chung thủy; sự quan tâm, tôn trọng, trách nhiệm và cam kết); giá trị của các mối quan hệ vợ chồng, người cao tuổi và con cháu, và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình, đặt trong bối cảnh của những thay đổi về chính sách, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Tài liệu trích dẫn
Barbieri, Magali and Belanger Daniele. 2009. Reconfiguring Families in Contemporary Vietnam. Contemporary Issues in Asia and the Pacific. Stanford University Press.
Becker, G. S. 1991. A treatise on the family (enlarged ed.). Cambridge, MA: Harvard University Press White, L. (1991). Determinants of divorce: A review of research in the eighties. In A. BoothEd. Contemporary families: Looking forward, looking back (pp. 141-149). Minneapolis, MN: National Council on Family Relations.
Cho, Lee-Jay and Yada, Moto. 1994. Tradition and change in the Asian family. Honolulu: East West Center. University of Hawaii Press.
Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương. 2002. Collectivism, Individualism and “the self” of the Vietnamese Today. Edited by. 316 pages, Hanoi: Chinh Tri Quoc Gia Publisher.
Goode, William J. 1971. “Family disorganization” Pp. 467-544 in Robert K. Merton and Robert Nisbet eds., Contemporary Social Problems 3rd ed.. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
Goode, W.J. 1970. World Revolution and Family Patterns: New York; Free Press. Pp. 92-98
Goode, W.J. 1993. World Changes in Divorce Patterns. New Haven: Yale University Press.
Goode, William J. 1963. World Revolution and Family Patterns. New York: Free Press.
Haller, Max. 2002. Theory and Method in the Comparative Study of Values: Critique and Alternative to Inglehart. European Sociological Review, Vol.18, No.2, 2002.
Hechter, M. 1993. Values research in the social and behavioral sciences. In M. Hechter, L. Nadel, & R. E. Michod (Eds.), The origin of values (pp. 1–28). New York: Aldine de Gruyter.
Hirschman, C and Teerawichitchainan, Bussarawan. 2003. Cultural and Socioeconomic Influences on Divorce during Modernization: Southeast Asia: 1940s to 1960s. Population and Development Review, Vol. 29, No. 2, pp. 215-253
Homer, Pamela M. 1993. GeneticTransmission of human values: A cross-cultural investigation of generalization and reciprocal influence effects.Social, and General Psychology Monographs, Vol 119(3), Aug 1993, 343-367.
Inglehart and Welzel. 2009. Development and Democracy: What We Know about Modernization Today. Foreign Affairs, March, 2009
Inglehart, R. 1997. Modernization and Postmodernization: Cultural, Economic and Political Change in Societies. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Inglehart, Ronald F. 2000. Globalization and Postmodern Values. The Washington Quarterly, Vol.23, No.1, 2000.
Inglehart, Ronald F. 2008. Changing Values among Western Publics from 1970-2006. Western European Politics, Vol 31, Nos 1-2, pp.130-146, Routledge, 2008.
Inglehart, Ronald F. and Baker, Wayne E. 2000. Modernization, Cultural Change, and the Persistance of Traditional Values. American Sociological Review, Vol 65, Feb 2000.
Jones, G. W. 2003. The ‘Flight from Marriage’ in South-East and East Asia pp.14. Singapore: Asian MetaCentre for Population and Sustainable Development Analysis.
Jones, Gavin W. 1997. Modernization and Divorce: Contrasting Trends in Islamic Southeast Asia and the West. Population and Development Review, Vol. 23, No. 1, pp. 95-114.
Kaufman, G. (2000). Do Gender Role Attitudes Matter?: Family Formation and Dissolution Among Traditional and Egalitarian Men and Women. Journal of Family Issues, Vol21, pp.128-144.
Lee, Gary. 1982. Family Structure and Interaction: A Comparative Analysis 2nd ed.. Minneapolis: University of Minnesota Press.
Rhoden, J. L. (2003). Marital Cohesion, Flexibility, and Communication in the Marriages of Nontraditional and Traditional Women. The Family Journal: Conselling and Therapy for Couples and Families, Vol11, pp.248-256.
Rohan, M. J., & Zanna, M. P. 1996. Value transmission in families. In C. Seligman, J. M. Olson, & M. P. Zanna (Eds.), The Ontario symposium: The psychology of values (Vol. 8, pp. 253–276). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates, Inc.
Rokeach, Milton (1973). The Nature of Human Values. New York: Free Press.
Rokeach, Milton 1979. Understanding Human Values: Individual and Societal, New York: Free Press.
Schwartz, S. H. 1992. Universals in the content and structure of values: Theory and empirical tests in 20 countries. In M. Zanna (Ed.), Advances in experimental social psychology (Vol. 25, pp. 1-65). New York: Academic Press
Schwartz, S. H. 2005. Basic human values: Their content and structure across countries. In A. Tamayo & J. B. Porto (Eds.), Valores e comportamento nas organizacões [Values and behavior in organizations] pp. 21-55. Petrópolis, Brazil: Vozes.
Schwartz, S. H. 2006. Value orientations: Measurement, antecedents and consequences across nations. In Jowell, R., Roberts, C., Fitzgerald, R. & Eva, G. (Eds.) Measuring attitudes cross-nationally – lessons from the European Social Survey (pp.169-203). London, UK: Sage.
Schwartz, S.H. 1996. Value priorities and behavior: Applying a theory of integrated value systems. In C. Seligman, J. M. Olson, & M. P. Zanna (Eds.), The psychology of values: The Ontario symposium (Vol. 8, pp. 1-24). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.
Schwartz, Shalom H. 2012. An Over view of the Schwartz Theory of BasicValues. Online Readings in Psychology and Culture. http://dx.doi.org/10.9707/2307-0919.1116
Tarkhnishvili, Levan and Tevzadze, Gigi. 2013. Theoretical Aspects of World Value Survey: Main Principles, Challenges and Critics. Asian Social Science; Vol. 9, No. 11.
Thornton, Arland. 2001. The Development Paradigm: Reading History Sideways, and Family Change. Demography 38:449-465.
Trần Thị Minh Thi. 2014. “Một số tiếp cận lý thuyết về giá trị hiện nay”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 4.
Tran Thi Minh Thi. 2015. Divorce prevalence under the forces of individualism and collectivism in ‘shortcut’ modernity in Vietnam. In Atsufumi, Kato (ed). Weaving Women’s Spheres in Vietnam: The Agency of Women in Family, Religion and Community. Brill Publishers Asian Studies. The Netherlands.
Trịnh Duy Luân, Helle Rydstroom, and Wil Burhoorn (editors). 2011. Rural Families in Doimoi period, English and Vietnamese Edition. Publishing House of Social Sciences. 2011
Vandenheuvel, A. 1991. The Most Important Person in the World: A Look at Contemporary Family Values. Family Matters, pp.7-13.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 1, 2017, trang 33-45.
Các tin đã đưa ngày:
Các Nguyên Tắc Quản Lý Xã Hội Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Quản Lý Xã Hội Ở Việt Nam
Thứ năm, 26 Tháng 4 2018 17:22
(LLCT) – Quản lý xã hội là vấn đề được quan tâm trên cả hai phương diện: nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả bước đầu của hoạt động nghiên cứu và thực tiễn, quản lý xã hội ở nước ta đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Nghiên cứu quản lý xã hội ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các định hướng vĩ mô; các cấp độ, đối tượng của hoạt động quản lý xã hội bị phân chia, tách rời, không được xem xét như một chỉnh thể; quản lý xã hội được nhìn nhận mang tính một chiều… Do đó, quản lý ở Việt Nam cần phải dựa trên các nguyên tắc, cấp độ và công cụ quản lý xã hội hiện đại.
1. Các nguyên tắc quản lý xã hội hiện đại
Để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý xã hội cần quán triệt thực hiện đồng bộ một số nguyên tắc sau:
Một là, thực hiện chuyên môn hóa trong quản lý xã hội, hình thức tinh giản, quản lý có chọn lọc các lĩnh vực của đời sống xã hội, phân cấp, trao quyền, xã hội hóa nhiều lĩnh vực quản lý và cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy dân chủ cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý và các dịch vụ hành chính công. Vai trò của Chính phủ và các cơ quan chính phủ chuyển từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền”(1).
Ba là, quản lý xã hội dựa trên quyền lực xã hội và có sự điều chỉnh bởi thể chế chính thức và phi chính thức, trong đó các thể chế phi chính thức (của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng,…) đóng vai trò quan trọng(3).
Bốn là, đề cao sự tôn trọng lợi ích của cá nhân, các nhóm xã hội – đối tượng trực tiếp của quản lý xã hội. Đề cao sự vận động, thuyết phục, tạo điều kiện để người dân, tổ chức xã hội và doanh nghiệp làm theo pháp luật hơn là canh chừng sai phạm và áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Sáu là, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu quản lý xã hội dài hạn và ngắn hạn. Việc thực hiện ổn định các chính sách lớn giúp quản lý xã hội hiệu quả nhưng cũng cần linh hoạt trong việc phản ứng với các tín hiệu của thị trường, gắn tính kỷ luật với những biện pháp cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn.
Chín là, đề cao việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý xã hội, đặc biệt là áp dụng tin học vào quản lý. Đồng thời, thực hiện dân chủ hóa, quản lý xã hội từ chủ yếu dựa trên quy định của pháp luật sang dựa trên giám sát. Chấp nhận tính đa dạng, mềm mỏng, uyển chuyển của thực tế quản lý xã hội.
Mười là, đề cao mục tiêu hiệu quả của hoạt động quản lý xã hội hơn trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý, sự bình đẳng về giới và tuổi tác trong công việc.
Một trong những nguyên tắc, yêu cầu bức thiết của quản lý xã hội ở Việt Nam chính là nỗ lực đẩy lùi những hạn chế sau: (1) Không có phân biệt giữa việc công và việc tư dẫn đến hậu quả là có xu hướng sử dụng các nguồn lực công cho các mục đích tư lợi; (2) Không thiết lập được sự rõ ràng về pháp luật đối với hành vi của các chủ thể quản lý; (3) Nhiều quy tắc và quy định gây khó khăn cho sự vận hành bình thường của đời sống xã hội; (4) Các ưu tiên phát triển không nhất quán, dẫn đến việc lãng phí và đầu tư sai các nguồn lực của xã hội; (5) Quá trình ra quyết định không minh bạch, thiển cận, thiếu hệ thống, toàn diện; (6) Thiếu tiêu chuẩn đạo đức trách nhiệm cá nhân trong hoạt động quản lý xã hội; (7) Thiếu các giả định/tình huống trong quá trình hoạch định chính sách(4).
2. Các cấp độ quản lý xã hội hiện đại
Căn cứ vào cấp độ quản lý xã hội có thể chia quản lý xã hội thành 5 nhóm vấn đề: quản lý biến đổi xã hội; quản lý phát triển xã hội; quản lý các vấn đề xã hội; quản lý sai lệch xã hội và quản lý tình huống bất thường (Bảng 1).
3. Thiết chế xã hội – công cụ của quản lý xã hội
Thiết chế xã hội (Social Institations) là một hệ thống các cách thức, các quy tắc chính thức và phi chính thức được con người tạo ra để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, nhóm, tổ chức nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội(5). Trong quản lý xã hội, thiết chế xã hội được xem là công cụ để thực hiện việc quản lý.
Như vậy,thiết chế xã hội là hệ thống các quan hệ ổn định, tạo nên các khuôn mẫu xã hội biểu hiện sự thống nhất, được xã hội công khai thừa nhận. Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực xã hội, vị thế, vai trò xã hội với nhóm xã hội chính thức và phi chính thức; vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội. Sự tồn tại và phát triển củathiết chế xã hội là do điều kiện khách quan, biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế – xã hội. Nhưngthiết chế xã hộicũng có sự độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở kinh tế – xã hội.Xu hướng tác động chi phối và quy định lẫn nhau được xem là bản chất của các thiết chế xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi trong một thiết chế xã hội đều có thể đưa đến sự thay đổi đáng kể của một thiết chế xã hội khác. Thí dụ một sự thay đổi tích cực của thiết chế giáo dục sẽ dẫn đến những tác động tích cực của thiết chế kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, gia đình… hiện hành và ngược lại.
Mọi thiết chế xã hội có đặc điểm chung là thực hiện các chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người, thực hiện quản lý và kiểm soát xã hội.
Chẳng hạn, chức năng điều hòa các quan hệ xã hội và kiểm soát xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội có sự cố kết bởi các giai tầng xã hội; đảm bảo cho các hành vi của các cá nhân, nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng,thúc đẩycác hành vi lệch chuẩn vào khuôn phép hay trật tự.
Chức năng trậttự hóahành động của các thành viêntrong nhóm của thiết chếxã hội đảm bảo cho các hoạt động với các kiểu hành vi xã hội được chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau.Đồng thời, với sự hoạt động của các thiết chế, các cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi và thực hiện theo các khuôn mẫu đó tùy theo từng tình huống cụ thể.
Chức năng xã hội hóa vai trò cá nhân của thiết chế xã hội xác định cho cá nhân vai trò của họ trong xã hội. Từ đó, các cá nhân có thể lựa chọn vai trò phù hợp.
Chức năng áp đặt và duy trì mô hình văn hóa của thiết chế xã hội thực hiện sự thừa nhận/chấp nhận giá trị, chuẩn mực xã hội, khuôn mẫu hành vi nhằm củng cố nhận thức, thống nhất hành động của mọi thành viên trong xã hội.
Trong thời kỳ phát triển “bình thường” của xã hội, các thiết chế xã hội có tính ổn định và vững chắc, có khả năng tổ chức các lợi ích xã hội, làm cho xã hội phát triển ổn định, hài hòa và bền vững. Khi các thiết chế xã hội không ổn định, sẽ tác động và làm rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội. Tính không hiệu quả của các thiết chế xã hộiđược biểu hiện ởsự tác động không hài hòa, không cókhả năng tổ chức các lợi ích xã hội, không thu xếp theo trật tự vận hành của các mối liên hệ xã hội… Ngược lại, khi thiết chế xã hội có vai trò tích cực,đáp ứng các nhu cầuthì xã hội càng phát triển.Do đó, sự biến đổi tích cực của các thiết chế xã hội chính là thành tố của biến đổi, phát triển xã hội chứ không chỉ là điều kiện để biến đổi, phát triển xã hội… Đồng thời, thiết chế xã hội luôn có chức năng kiểm soát các vấn đề xã hội, sai lệch xã hội và khả năng quản lý sự biến đổi, phát triển xã hội theo mục tiêu chung. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng của quản lý xã hội là phải thông qua hệ thống các thiết chế xã hội, như: chính trị, kinh tế, pháp luật, gia đình, văn hóa, giáo dục, tôn giáo một cách đồng thời, nhất quán… Tức là quá trình quản lý xã hội phải phát huy việc tối ưu hóa sự tham gia của hệ thống các thiết chế xã hội.
4. Một số vấn đề đặt ra đối với quản lý xã hội ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả ban đầu của hoạt động nghiên cứu và thực tiễn, quản lý xã hội ở nước ta đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có những giải pháp để thay đổi. Đó là:
Nghiên cứu quản lý xã hội ở Việt Nam chủ yếu dừng lại ở việc đưa ra các định hướng vĩ mô. Trong khi đó, các cấp độ của hoạt động quản lý xã hội: quản lý biến đổi xã hội, quản lý phát triển xã hội, quản lý các vấn đề xã hội… thường bị tách rời, đơn lẻ, do đó chưa xây dựng được hệ thống lý luận vững chắc, cùng các phạm trù và khái niệm cơ bản cho lĩnh vực xã hội chỉnh thể. Đối tượng của quản lý xã hội thường bị phân chia, tách rời thành từng vấn đề cụ thể nên các vấn đề xã hội không được xem xét như một chỉnh thể trong sự phát triển. Đây là điều còn “để ngỏ” và thiếu hụt trong 30 năm đổi mới đất nước, do vậy dẫn đến việc điều hành, quản lý xã hội thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận quản lý xã hội theo hướng tổng thể, hệ thống xã hội chưa được chú trọng.
Trong các chiến lược và cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước chưa xác định được rõ mô hình và phương thức quản lý xã hội cụ thể trong các thời kỳ, đặc biệt trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, chưa có sự kết hợp hài hòa giữa ba cơ chế: Nhà nước, thị trường và cộng đồng. Thực tế, ba cơ chế này luôn tồn tại một cách chính thức hoặc không chính thức trong mọi mặt đời sống xã hội, nhưng chưa có sự kết hợp hài hòa giữa ba cơ chế trong một mô hình, do đó chưa phát huy được tối đa nguồn lực xã hội và hạn chế được những tác động tiêu cực, lạc hậu, mâu thuẫn.
Quản lý xã hội vẫn chỉ được nhìn nhận chủ yếu một chiều là vai trò của các cơ quan thuộc quyền lực nhà nước, mang tính chất chính thức, từ trên xuống dưới, pháp quy và bị động. Trong khi đó, vai trò của cộng đồng tham gia quản lý xã hội, mang tính chất phi chính thức, từ dưới lên, chủ động, tự quản… chưa được chú ý đúng mức. Tầm quan trọng của việc xây dựng cơ chế quản lý xã hội/cộng đồng hiện đại (nhất là ở đô thị), thay thế cho cơ chế quản lý mang tính làng xã truyền thống chưa được nhận thức và quan tâm đúng mức. Điều này phần nhiều là hậu quả của việc thiếu mô hình quản lý xã hội có sự kết hợp hài hòa giữa ba cơ chế (Nhà nước, thị trường và cộng đồng).
Trong tổ chức và quản lý xã hội chưa xem trọng vai trò của các thiết chế xã hội. Những rào cản của truyền thống vẫn đang tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý xã hội hiện đại một cách khá phổ biến… Đây chính là những lý do dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong việc triển khai hệ thống luật pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, do chưa có nhận thức thống nhất về mô hình cụ thể, phát triển xã hội ở Việt Nam đã được ghi nhận ở nhiều khía cạnh/chỉ báo, nhưng mang tính rời rạc, chắp vá chứ chưa thực sự là phát triển bền vững, hài hòa của cả hệ thống.
Cơ chế giám sát, phản biện chính sách chưa hiệu quả, còn nặng về hình thức. Chưa phát huy tích cực vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội thường có xu hướng bị nhà nước hóa, chính trị hóa, hoặc thị trường hóa. Mặc dù đã có những thay đổi nhất định, tuy nhiên thực tế cho thấy chưa có nhận thức đủ về sự cần thiết phải phát huy chức năng, vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý xã hội.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên tư duy và hành động máy móc, sự thiếu linh hoạt trong tổ chức và quản lý xã hội đang là một rào cản lớn ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, ở tầm vĩ mô, có sự đồng nhất giữa mục tiêu và phương thức quản lý xã hội. Ngược lại, ở tầm trung mô và vi mô, hoạt động quản lý xã hội có xu hướng quá nặng về mục tiêu, thành tích, thi đua, phòng trào, trong khi những nguyên tắc và đạo lý nhân văn cơ bản không được chú trọng đúng mức. Việc chỉ tập trung vào những động lực bên ngoài (phấn đấu để đạt chỉ tiêu, thành tích, khen thưởng, bằng cấp, chức vụ…) hơn là những động lực thực chất bên trong, tức là các động lực tinh thần và đạo đức. Điều này dễ dẫn đến hành vi và ứng xử lệch chuẩn.
Mặc dù đã có những chuyển biến nhưng năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật của mọi chủ thể xã hội còn yếu; bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, quan liêu, thiếu hiệu quả; cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; phân cấp chức năng, nhiệm vụ chưa rành mạch giữa các cơ quan đảng với chính quyền và doanh nghiệp, giữa Trung ương và địa phương. Chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu(6)… Chính vì vậy, nhiều vấn đề biến đổi xã hội, phát triển xã hội chưa được nhận diện và đưa vào đối tượng quản lý xã hội. Các vấn đề xã hội bức xúc vẫn tồn tại khá phổ biến và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các hành vi sai lệch xã hội theo chiều hướng tiêu cực, các tình huống bất thường ngày càng xuất hiện nhiều, để lại hệ quả xã hội nặng nề, trong khi đó các biện pháp ứng phó chưa kịp thời và hiệu quả.
Như vậy, quản lý xã hội ở Việt Nam cần phải dựa trên các nguyên tắc, cấp độ và công cụ quản lý xã hội hiện đại. Thực hiện tốt quản lý xã hội tức là góp phần đảm bảo tính định hướng và sự thành công của mục tiêu xây dựng phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân ta đã xác định: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 11-2017
(1), (2), (4) Vũ Mạnh Lợi: Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 4/2012.
(3) Đoàn Minh Huấn: Quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử http://www.tapchicongsan.org.vn, 2016.
(5) Lê Ngọc Hùng: Xã hội học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr.219.
(6) Đặng Nguyên Anh và cộng sự: Biến đổi xã hội ở Việt Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, tr.528.
PGS, TS Nguyễn Tất Giáp
TS Đỗ Văn Quân
Viện Xã hội học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Một Số Vấn Đề Về Giai Cấp Công Nhân Và Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Với quan niệm, chủ nghĩa Mác chỉ có thể được bảo tồn và làm giàu một cách sáng tạo trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học hiện đại và những đánh giá đúng những thay đổi của thế giới, một số nhận định của Mác về giai cấp công nhân, về chủ nghĩa xã hội cần được bổ sung, bởi: giai cấp công nhân hiện đã có nhiều biến đổi so với thế kỷ XIX, như nguồn gốc xuất thân từ đô thị, cơ cấu giai cấp đa dạng… Thực tế cũng làm nảy sinh yêu cầu nhận thức mới về vấn đề sở hữu tư nhân và chế độ người bóc lột người; về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và chủ nghĩa dân tộc; về những điều kiện khách quan cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển rút ngắn, vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,…
Nhiều quan niệm cho rằng, chủ nghĩa Mác chỉ có thể được bảo tồn và làm giàu một cách sáng tạo trong thời đại ngày nay trên cơ sở những thành tựu mới của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và đánh giá đúng những thay đổi lớn của thế giới. Những nhận định về giai cấp công nhân (GCCN), đảng cộng sản, những đặc trưng, điều kiện hình thành xã hội XHCN và xã hội CSCN… của Mác đặt trong bối cảnh hiện nay đã có nhiều điểm không còn phù hợp, cần bổ sung, phát triển. Quan niệm này đã hàm ý biện luận cho những tư tưởng của C.Mác về tương lai nhưng lại được tư duy bằng vật liệu đương thời và nó thuộc về tính tương đối của chân lý. Tính phức tạp của việc nghiên cứu là ở chỗ, hình thái này chưa tới, tất cả các dữ liệu để tư duy lại đều đang vận động và thay đổi. Và có thể, có những cái chưa đúng, chưa có hiện nay nhưng sẽ đúng, xuất hiện trong tương lai. Vì vậy, cần có những phân tích, đánh giá, dự báo để bổ sung nhận thức mới, nhằm hoàn thiện, phát triển và vận dụng các luận điểm đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
1. Về giai cấp công nhân hiện đại
Nguồn gốc xuất thân
Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân, nông thôn. Nhưng khoảng giữa thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của GCCN khiến cho quá trình đô thị hóa trên thế giới có sự khác biệt so với những thế kỷ trước. Trước đây, các vùng tụ cư trong lịch sử nhân loại thường ở lưu vực các con sông lớn, nơi thuận tiện cho canh tác nông nghiệp và có nguồn nước cho sinh hoạt. Ngày nay, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những thành phố lớn trên sa mạc như Las Vegas hay nhiều đô thị ở Trung Đông… Chúng hầu như được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên lý mới: khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên, nhân tạo hóa các điều kiện sống bằng khoa học và công nghệ hiện đại. Đây là một quá trình gắn liền với phát triển văn minh và công nghệ. Đó là những thành phố được dịch vụ bởi công nghệ hiện đại. Nó cần đến công nghệ mới, công nghiệp và công nhân. Hiện nay, khu vực có mức đô thị hóa cao nhất là Bắc Mỹ với 82% dân số sống ở đô thị, tiếp đó là Mỹ Latinh, Caribean (80%) và châu Âu (73%). Báo cáo “Nhìn lại triển vọng đô thị hóa thế giới” của Liên Hợp quốc năm 2005, mô tả “thế kỷ XX đã chứng kiến quá trình đô thị hóa nhanh chóng của cư dân thế giới” với tỷ lệ cư dân đô thị tăng từ 13% (220 triệu người) năm 1900 lên 29% (732 triệu người) năm 1950 và 49% (3,2 tỷ người) năm 2005. Báo cáo này cũng ước tính rằng vào năm 2030 con số đó sẽ là 60% (4,9 tỷ người). Một nhà nghiên cứu nhận định: “Chúng ta đã chưa bao giờ có một cuộc cách mạng nhân khẩu học nhanh và triệt để như cuộc cách mạng của 100 năm qua. Vào năm 1900 hay khoảng đó, gần 95% người ở khắp thế giới làm công việc chân tay. Và cũng chỉ có gần 5% người đã sống ở đô thị có dân cư trên 100.000 dân. Hiện nay, khu vực có mức đô thị hóa cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ với 82% dân số sống ở đô thị, tiếp đó là Mỹ La tinh, Caribean (80%) và châu Âu (73%). Ở các nước phát triển, tỷ lệ người làm công việc chân tay đã giảm xuống còn 20 – 25% trong lực lượng lao động và gần 50% dân cư sống ở đô thị”([1]1).Lối sống đô thị khá gần gũi với tác phong lao động công nghiệp đã giúp người lao động bắt nhịp nhanh hơn với phương thức sản xuất công nghiệp. Cơ cấu xuất thân của công nhân đa dạng hơn: công nhân truyền thống, trí thức – công chức, tiểu thương, dịch vụ…
Đô thị hóa làm xuất hiện đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê, vốn có mặt từ thời Mác viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, như: bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học… và họ “đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê…”(2). Hiện nay, bộ phận này đông đúc, đa dạng hơn bởi được bổ sung thêm lực lượng lao động dịch vụ xã hội với hàng nghìn ngành, nghề khác nhau. Xét về cơ cấu xã hội, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới. Họ là những người kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc. Ở các quốc gia phát triển đã xuất hiện cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, công nhân tri thức. Piter Druke cho biết: “Người làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lý thuyết đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ năm 1980 (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa, v.v..”)(3).Bởi vậy, ở nhiều nước phát triển hiện nay, liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân đã không còn cơ sở xã hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những người lao động mà chủ yếu là hai nhóm ngành lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công nghiệp và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp.
Đô thị là nơi đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của nó.Ph.Ăngghen từng viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời…”(4).
Phân hóa sâu sắc của xã hội đô thị khiến các điểm nóng xã hội, xung đột chính trị xuất hiện thường xuyên hơn. Cuốn sách Thế kỷ của những cuộc cách mạng 1789 – 1848 (xuất bản năm 1962 và tái bản 2005) của nhà sử học Eric Hobsbawm đã chỉ rõ “Phát triển đô thị trong giai đoạn 1789 – 1848 là một quá trình chia tách giai cấp khổng lồ, đã đẩy những người lao động nghèo vào các vũng lầy khổng lồ của tình trạng khốn cùng bên ngoài các trung tâm của chính phủ, của các doanh nghiệp và của các khu dân cư của giai cấp tư sản”… Mô tả này tương tự như quan sát và phân tích của Ăngghen về mặt trái của các đô thị công nghiệp trong Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Hiện nay Liên Hợp quốc nhận định: “Quản lý đô thị đã trở thành một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất trong thế kỷ XXI”(5). Theo đó, trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội hiện nay, sát cánh cùng giai cấp công nhân là các tầng lớp cư dân đô thị và các nhóm lao động dịch vụ. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, GCCN không thể không quan tâm tới lực lượng xã hội to lớn này.
Cơ cấu giai cấp
Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng cách tổ chức xã hội hiện đại đã làm cơ cấu của GCCN hiện đại đa dạngtới mức nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh, mở rộng theo nhiều hướng như: theo lĩnh vực (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ); theo trình độ công nghệ (công nhân áo xanh tức công nhân công nghiệp truyền thống; công nhân áo trắng tức công nhân có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu làm công việc điều hành, quản lý sản xuất; công nhân áo vàng tức công nhân của các ngành công nghệ mới, công nhân áo tím tức công nhân dịch vụ – lao động đơn giản như gác cầu thang, vệ sinh đô thị…); theo sở hữu tư liệu sản xuất (công nhân có cổ phầnvà công nhân không có cổ phần); theo chế độ chính trị (công nhân ở các nước phát triển theo định hướng XHCN, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển) v.v..
Vì vậy, đã có rất nhiều khái niệm về giai cấp lao động và có nhiều điểm khác nhau về nội hàm. Sự mở rộng nội hàm đã khiến khái niệm GCCN với các đặc điểm lao động và bị bóc lột sức lao động (được dùng từ thời Mác) là còn phù hợp trong thực tiễn hiện nay. Các tiêu chí, phẩm chất khác như: gắn liền với máy móc công nghiệp, lao động mang tính xã hội hóa, có tính tổ chức, kỷ luật và triệt để cách mạng, có tinh thần quốc tế và bản sắc dân tộc… trong thực tiễn là tương đối khó nhận diện.
Việc mở rộng nội hàm khái niệm dẫn đến nhiều vấn đề trong việc phân định các thành phần trong cơ cấu GCCN còn nhiều điểm chưa thống nhất: (1)Trí thức là người lao động, song có thực sự nên coi họ là bộ phận của GCCN hiện nay hay không? Thí dụ Trung Quốc đã ghép bộ phận trí thức vào GCCN. Song khái niệm GCCN hiện đại cũng thật khó bao chứa những nhóm lao động này, nếu không muốn nói tới nguy cơ là làm tan loãng, xóa nhòa GCCN; (2) Một giai cấp có nhiều nhóm, đội ngũ, tầng lớp với các bộ phận có trình độ giác ngộ khác nhau thì sự thống nhất, đoàn kết về ý chí và tổ chức sẽ diễn ra như thế nào? Đã có tình trạng người lao động công nghiệp cũng không tự coi mình là GCCN! Họ coi mình là “giai cấp trung lưu”, vừa làm thuê lại vừa “hữu sản” thông qua chế độ cổ phần…
Những vấn đề khách quan trên đặt ra nhu cầu bổ sung nhận thức mới về GCCN – giai cấp luôn phát triển cùng với sự phát triển của công nghiệp và cách mạng khoa học và công nghệ.
2. Về sở hữu tư nhân và chế độ người bóc lột người
Mác nghiên cứu sở hữu tư nhân TBCN rất sâu sắc và đưa ra những dự báo về sự chấm dứt vai trò lịch sử của nó, do không còn phù hợp với tính chất xã hội của lực lượng sản xuất và tính chất bất công, phi nhân tính của bóc lột.
Tổng kết nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Việt Nam và nhiều nước khác (trên cơ sở lý luận của Mác và thực tiễn đổi mới cải cách) thừa nhận tính tất yếu, sự tồn tại lâu dài của sở hữu tư nhân cùng khả năng liên kết với các hình thức sở hữu khác và đóng góp của nó trong quá trình xây dựng CNXH. Ở nhiều nơi đã có tính đột phá, thể hiện trong việc khuyến khích sự phát triển kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực ngành nghề mà nhà nước không cấm. Vấn đề bóc lột sức lao động đã được nhìn nhận biện chứng hơn. Hiện nay người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất đã có thêm nhiều lợi ích chứ không đơn thuần chỉ bị bóc lột sức lao động như thời Mác sống. Với những công nhân (như ởViệt Nam) xuất thân từ nông dân, họ có nghề nghiệp, kỹ năng lao động mới, thu nhập tăng hơn, được tiếp cận môi trường lao động hiện đại với phương thức lao động và quản lý mới… Người sử dụng lao động cũng phải chia sẻ bí quyết công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, chấp nhận sự nguy hiểm của đồng vốn khi đầu tư v.v. chứ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Nguyên tắc hai bên, các bên cùng có lợi là một yêu cầu khách quan và đã diễn ra trên thực tế(6). Nhà nước thu được thuế, tiếp cận với công nghệ mới, kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa hiện đại, qua đó mà phát triển sản xuất và “làm bạn, là đối tác” và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế thế giới.
Mác và Ăngghen cắt nghĩa sự hình thành sở hữu tư nhân bằng 2 nguyên nhân: phân công lao động và dư thừa của cải trên cơ sở của phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã đưa lại năng suất lao động ngày một cao và xuất hiện của cải dư thừa. Đây là điều kiện khách quan làm xuất hiện sự chiếm đoạt của cải ở một số người có quyền lực và sự phân hóa xã hội thành những giai cấp đối kháng. Sự hình thành nhà nướcvới tư cách là bộ máy cai trị và áp bức để duy trì quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế – quyền định đoạt quá trình phân phối sản phẩm sản xuất được Mác và Ăngghen coi như một nhân tố duy trì và làm phát triển sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, vai trò của giai cấp tư sản trong quản lýsản xuất và quản lý xã hội thì rõ ràng ở thời Mác và Ăngghen không thể có được luận cứ thực tiễn đầy đủ như hiện nay. Tuy đó là những yếu tố thuộc về quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, song thực tiễn hiện đại xác định rằng, nó cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình phát triển sản xuất và văn minh nhân loại và là nhân tố hợp lý cần được GCCN kế thừa (ở những mặt như kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất, kinh nghiệm sử dụng động lực lợi ích vật chất…) trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Mác cũng chưa tiên lượng được rằng, lao động bị tha hóa vẫn có thể tái diễn trong chế độ XHCN ở thời kỳ quá độ. Nguyên nhân của sự tha hóa vẫn bắt nguồn từ trình độ của lực lượng sản xuất. Thực tế của Việt Nam hiện nay cho thấy, cơ chế quản lý yếu kém và trình độ quản lý và quản lý xã hội bất cập cùng quan liêu, tham nhũng là nguyên nhân trực tiếp để lao động không được trả công xứng đáng. Điều nghịch lý là tình trạng này lại xuất hiện trong chế độ coi công hữu là nền tảng và đôi khi ngay trong thành phần kinh tế nhà nước.
Như vậy, trong quá trình phát triển của nhân loại, để xóa bỏ sở hữu tư nhân thì bên cạnh phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, làm cho “nhà nước trở thành nửa nhà nước” thì vai trò quản lý sản xuất và quản lý nhà nước cần được coi là nhân tố trực tiếp để hạn chế và xóa bỏ tận gốc tình trạng này.
3. Về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và chủ nghĩa dân tộc
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen quan niệm rằng, “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác là trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản…”(7).Quan điểm này vẫn chưa được chứng minh thông qua thực tiễn cách mạng XHCN ở thế kỷ XX và đặc biệt là trong điều kiện phức tạp của chính trị thế giới hiện nay.
Chủ nghĩa quốc tế của GCCN đóng vai trò tích cực trong cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng XHCN và vai trò này đang tiếp tục phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay(8). Nhưng thực tế cách mạng giải phóng dân tộc trước đây và toàn cầu hóa hiện nay còn chỉ ra rằng “chủ nghĩa dân tộc còn là một động lực lớn” cho sự nghiệp giải phóng. Như vậy, một vấn đề có tính quy luật là: Tất cả các đảng cộng sản cầm quyền và các đảng đang đấu tranh để cầm quyền đều cần có tính dân tộc (không phải ở mức độ là “hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp” mà cần được coi là bản chất của đảng). Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đảng là phải giải quyết hài hòa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
Mác nêu nguyên tắc: “Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản không chỉ thể hiện bằng tinh thần, lời nói, “tình hữu nghị” suông… mà phải có “chức năng quốc tế”, phải có sự phối hợp hành động thực tế”(9). Nhưng Mác lại không có điều kiện thực tế để chiêm nghiệm chủ nghĩa quốc tế trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, khi mà chủ nghĩa quốc tế không hài hòa với lợi ích quốc gia. Và hiển nhiên cùng với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân như vậy sẽ xuất hiện “những hình thức tập hợp lực lượng mới”(10). Hiện thực này không có trong kinh điển Mác – Lênin nhưng lại tồn tại trong thực tiễn đương thời. Do đó cần có những bổ sung nhận thức về chủ nghĩa quốc tế hiện nay nhằm xử lý hài hòa mối quan hệ giữa chủ nghĩa quốc tế và lợi ích quốc gia, dân tộc.
4. Về những điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội
– Điều kiện khách quan cho CNXH và phát triển rút ngắn
Khi nghiên cứu về triển vọng phát triển của chủ nghĩa cộng sản, Mác trừu tượng hóa hình thái TBCN như là hình thái duy nhất và quan hệ sản xuất thống trị kiểu TBCN đã phát triển đến giai đoạn tới hạn của nó. Tình thế của cách mạng XHCN theo dự kiến của Mác sẽ diễn ra ở các nước tư bản phát triển trình độ cao và đối với một số quốc gia, với những điều kiện nhất định, có thể bỏ qua hình thái kinh tế – xã hội TBCN để xây dựng CNXH, thực hiện phát triển rút ngắn.
Nhưng cách mạng XHCN ở thế kỷ XX đã không nổ ra ở các nước TBCN phát triển, nơi mà lực lượng sản xuất xã hội hóa ở mức cao và quan hệ sản xuất tư nhân TBCN bộc lộ rõ tính bất cập của nó. Cách mạng XHCN ở thế kỷ XX đã chủ yếu diễn ra thông qua các cuộc cách mạng “kép”: từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới hoặc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên CNXH. Nó diễn ra ở những nước mà quan hệ sản xuất TBCN mới chỉ manh nha hoặc phát triển ở giai đoạn đầu.
Các cuộc cách mạng XHCN ở thế kỷ XX chủ yếu thực hiện theo phương thức phát triển rút ngắn. Trên thực tế, CNXH hiện thực đã được xây dựng không phải là kết quả của sự phủ định trực tiếp CNTB. Nó được thực hiện ở những nước CNTB kém phát triển hoặc chưa qua giai đoạn phát triển TBCN. Có nhiều nước đi lên CNXH từ tình trạng kinh tế lạc hậu, chế độ chính trị là phong kiến hoặc thực dân nửa phong kiến. Thành công ban đầu của việc xác lập quyền lực chính trị cùng với những hạn chế trong nhận thức về tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của cách mạng XHCN có thể là những tác nhân làm nảy sinh tư tưởng duy ý chí và sai lầm trong cách phát triển rút ngắn.
Các cuộc cải cách, đổi mới ở nhiều quốc gia đã xác nhận nhận thức mới về thực hiện phát triển rút ngắn là: không phải bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN hay toàn bộ hình thái kinh tế – xã hội TBCN mà chỉ bỏ qua từng phần (ở Việt Nam là bỏ qua việc xác lập chế độ TBCN); tiến thẳnglên CNXH nhưng kế thừa những thành tựu của CNTB để phát triển (như kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và một số vấn đề khác nữa…). Bản chất của nhận thức mới về kiểu phát triển rút ngắn để đi lên CNXH là vừa làm rõ tính chất khách quan – lịch sử tự nhiên của sự phát triển, vừa làm rõ tính chất chủ động lựa chọn để kế thừa những gì bỏ qua những gì.
– Vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng CNXH
Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều điểm cần được bổ sung, phát triển lý luận về đảng cộng sản – nhân tố chủ quan quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng CNXH. “Việc tổ chức giai cấp công nhân thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và giành được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai cấp”(11).
Trong tất cả các nghiên cứu của mình, Mác đều thể hiện sự tin tưởng vào tính tất yếu, phát triển mạnh mẽ của chính đảng vô sản trong quá trình cách mạng. Mác tin tưởng vào sự phát triển của các đảng thông qua đấu tranh giai cấp và đấu tranh tư tưởng trong nội bộ để giữ vững lập trường của một đảng chân chính của GCCN. Nhưng Mác chưa có điều kiện lịch sử để nghiên cứu về những bất cập, hạn chế của các đảng khi cầm quyền như quan liêu, tham nhũng, thao túng quyền lực, xa rời lập trường của GCCN.
Mác cho rằng những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào khác tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, vấn đề lợi ích của đảng viên với toàn thể giai cấp đã có nhiều biến đổi mà Mác chưa tiên lượng được. Mác chưa có điều kiện để nói về suy thoái chính trị – tư tưởng và đạo đức của một đảng cộng sản cầm quyền. Mác không có điều kiện lịch sử để chứng kiến sự biến dạng lý luận và tư tưởng trong một đảng cộng sản là như thế nào. Sự suy thoái ấy có thể làm biến dạng nền dân chủ XHCN, làm cho chính những người xây dựng CNXH cũng mắc phải các căn bệnh kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí, quan liêu và tham nhũng… Mác cũng chưa lường trước được những xung đột về quan điểm chính trị, bất đồng về tư tưởng, phân liệt về tổ chức giữa các đảng, các nước XHCN, tác động bất lợi đến đoàn kết quốc tế và sự phát triển lý luận về CNXH. Trong nhận thức hiện đại, suy thoái chính trị, tư tưởng của một đảng cộng sản cầm quyền và sự suy yếu của chủ nghĩa quốc tế vô sản là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng của CNXH.
Mác tin rằng: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”(12). Nhưng Mác không có điều kiện thực tế để thấy rằng, đôi khi do cơ chế tổ chức và hoạt động, đảng đã lựa chọn lầm những nhân vật không tiêu biểu cho cả thực tiễn và lý luận, không là đại biểu trung thành cho lợi ích GCCN. Họ có thể lợi dụng sự “xơ cứng” của cơ chế tập trung dân chủ trong bầu cử để làm biến dạng dân chủ trong đảng. Cơ chế làm tha hóa con người, con người làm tha hóa tổ chức và chế độ là điều có thật.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2016
(1), (3) http:vanhoanghean.com.vn:”P.Druke: Thời đại biến đổi xã hội”, bản dịch của Nguyễn Quang A.
(2), (7), (9), (11), (12) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.600, 614, 484, 484, 614.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, t.2, tr.485.
(5) https:// chúng tôi “Ngày dân số Thế giới11/7: Hơn một nửa dân số sống ở đô thị”, ngày 11-07-2014.
(10) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời báo chí quốc tế tại Philíppin về tình hình Biển Đông, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, 22-5-2014.
PGS, TS Nguyễn An Ninh
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị – http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1859-mot-so-van-de-ve-giai-cap-cong-nhan-va-chu-nghia-xa-hoi-trong-boi-canh-hien-nay.html)
Vai Trò Của Giáo Dục Đối Với Xã Hội Việt Nam Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện….
1. Khái niệm giáo dục là gì?
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhưng ít hữu hình hơn như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội.
Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này).
Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn là họ nhận ra, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không có tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
Vậy vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
2. Vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh hiện nay
Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng, lợi thế so sánh dựa trên số lượng lao động và giá nhân công rẻ cũng ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Do đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta cũng nhất quán quan điểm khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp đồng bộ về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát triển văn hóa tạo ra động lực kích thích tính tích cực ở con người.
Không chỉ trong điều kiện hiện nay, mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lúc đương thời đã rất coi trọng vai trò của giáo dục,luôn đặt giáo dục, đào tạo ở vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, V.I. Lênin viết: “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào cuộc đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền… thì trọng tâm công tác của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo dục”.
Người cũng giải thích rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại có tầm quan trọng đặc biệt như vậy. Đó là vì cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp và để có được cơ sở đó, không có cách nào khác là nước Nga phải tiến hành điện khí hóa toàn quốc.
Nhưng công việc điện khí hóa toàn quốc lại “không thể do những người mù chữ mà thực hiện được, mà chỉ biết chữ thôi thì cũng không đủ. Công việc tiến hành điện khí hóa toàn quốc chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, nền học vấn mà thiếu nó thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi”.
Và để có được nền học vấn đó thì cũng chỉ có một cách duy nhất là tập trung vào phát triển giáo dục, đào tạo. Từ những chỉ dẫn của các nhà kinh điển và yêu cầu của thực tiễn, Đảng ta đã coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bởi lẽ, “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Đồng thời, Đảng xác định ba mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo phải đạt tới là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong đó phát triển nhân lực là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng và được ưu tiên hơn.
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, kinh nghiệm sống, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn, tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng để nguồn lực này đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ nội dung của phát triển nguồn nhân lực như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực thực chất là làm gia tăng về chất lượng của nguồn nhân lực và đảm bảo cơ cấu về số lượng lao động một cách hợp lý trong từng ngành, lĩnh vực.
Những vai trò trên, giáo dục cần phải được coi trọng và đầu tư hơn nữa, vì mục tiên phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Nguồn:Tri Thức Cộng Ðồng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giá Trị Gia Đình Từ Tiếp Cận Lý Thuyết Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Với Việt Nam Trong Bối Cảnh Xã Hội Đang Chuyển Đổi* trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!