Đề Xuất 6/2023 # Giao Tiếp Xã Hội – Phần I # Top 14 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Giao Tiếp Xã Hội – Phần I # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giao Tiếp Xã Hội – Phần I mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I/ Dẫn luận

Ai nói – Bộ phát tin (hay người gửi). Chủ thể giao tiếp là người tham gia vào quá trình giao tiếp với các đặc điểm cá nhân như tri thức và trình độ hiểu biết, các đặc điểm ngoại hình, tâm lý và xã hội. Việc chủ thể giao tiếp có tác động tới hiệu quả giao tiếp ở mức độ nào còn phụ thuộc vào cách anh ta nhìn nhận, đánh giá về chính bản thân mình. Nếu chủ thể giao tiếp có hình ảnh tốt về bản thân, cởi mở, làm chủ được cảm xúc và các phản ứng của mình, chủ thể sẽ tự tin trong giao tiếp, từ đó lý giải một cách tích cực các tác động từ người giao tiếp và có khuynh hướng giao tiếp thành công. Sự thành công trong giao tiếp càng củng cố hình ảnh tốt về bản thân. Ngoài ra, các biểu hiện của hành vi không lời đều tham gia vào quá trình giao tiếp như dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt… thậm chí cả mùi nước hoa.

Bằng cách nào – Kênh truyền tin. Đó là đường truyền dẫn thông điệp giữa những người giao tiếp. Kênh giao tiếp thông dụng nhất là kênh sử dụng lời nói và chữ viết và các phương tiện phi ngôn ngữ khác như cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian, thời gian. Thực ra, để trao đổi thông tin, suy nghĩ và tình cảm con người thường sử dụng tất cả 5 loại kênh giao tiếp tương ứng với 5 giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Vì vậy tùy từng tính chất của cuộc giao tiếp mà người ta lựa chọn ngôn từ cũng như việc ăn mặc sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Cùng với ngôn ngữ lời nói, cử chỉ, chữ viết, tranh vẽ, điện thoại, phim ảnh, cầu truyền hình, máy vi tính… lần lượt xuất hiện.

Nhằm vào ai – Bộ thu bản tin (người nhận). Hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào người nghe. Nhiều khi các đối tượng giao tiếp nhận thông tin khác xa so với những gì mà chủ thể truyền đạt. Sự khác nhau này phụ thuộc vào những đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, quan điểm sống, nhu cầu, động cơ cá nhân…Để giao tiếp thành công, chủ thể giao tiếp cần quan sát đối tượng giao tiếp của mình thông qua đó nắm bắt sự đáp ứng của họ và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.

Mục đích gì – Sản phẩm đầu ra. Giao tiếp là một loại hoạt động do đó nó luôn hướng vào mục đích nhất định. Quá trình giao tiếp tạo ra những sản phẩm là những gì đã được hình dung dưới dạng mục đích giao tiếp. Mục đích giao tiếp thường hướng tới việc đáp ứng hay thỏa mãn những nhu cầu nào đó của chủ thể giao tiếp: nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình cảm, nhu cầu giải trí, nhu cầu khẳng định bản thân trước người khác… Khi những người tham gia giao tiếp không xác định rõ mục đích giao tiếp của mình thì hiệu quả giao tiếp không thể có được.

Ngoài năm yếu tố cơ bản trên, hiệu quả của giao tiếp còn phụ thuộc vào một số đặc điểm sau:

+ Hoàn cảnh giao tiếp: Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật chất, như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh… Đây là những khía cạnh bên ngoài có tác động đến các đối tượng đang giao tiếp.

+ Quy tắc trong giao tiếp: Trong giao tiếp luôn luôn có những quy tắc công khai hoặc ngầm ẩn bất thành văn. Điều này phụ thuộc vào văn hóa, lối sống của người giao tiếp. Khi giao tiếp, các cá nhân có xu hướng đối chiều, so sánh các suy nghĩ, tình cảm, hành động của mình và của người giao tiếp với các quy tắc, chuẩn mực đã quy định, nhằm đạt được một sự an tâm nơi bản thân. Các quy tắc giao tiếp có chức năng thông hiểu, tạo niệm tin cho người giao tiếp; giảm bớt sự hỗn tạp của vấn đề giao tiếp và tránh được xung đột. Các quy tắc này luôn thay đổi trong quá trình giao tiếp. Việc các chủ thể giao tiếp không nắm vững được các quy tắc giao tiếp sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giao tiếp.

+ Tâm trạng và sự lây truyền cảm xúc giữa những người giao tiếp: Tâm trạng của chủ thể giao tiếp có ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề, phong cách ửng xử và xu hướng nhận định, đánh giá vấn đề của họ. Khi tâm trạng của người giao tiếp không thoải mái dễ dẫn đến sự hiểu lầm, mâu thuẫn. Ngoài ra, một đặc trưng quan trọng không thể không nhắc tới trong giao tiếp xã hội là sự lây lan (lan truyền) các cảm xúc, tâm trạng. Sự biểu cảm thân thiện thể hiện đầu tiên bằng nét mặt, phản ánh khả năng đồng cảm và ảnh hưởng lẫn nhau của con người. Sự lây truyền cảm xúc giúp cho quá trình giao tiếp đem lại hiệu quả cao.

Một yếu tố nữa không thể bỏ qua, đó là sự phản hồi. Đối với cá nhân, phản hồi một cách trung thực sẽ giúp quá trình giao tiếp đạt hiệu quả. Việc thiếu phản hồi trong các mâu thuẫn dễ dẫn đến chia rẽ, bất hợp tác, giao tiếp thất bại.

Hai chức năng quan trọng nhất trong giao tiếp xã hội đó là chức năng thông tin liên lạc và chức năng điều chỉnh hành vi. Chức năng thông tin liên lạc bao quát mọi quá trình truyền và nhận thông tin, có cả ở người và động vật. Tuy nhiên, con người với ngôn ngữ – hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin được phát huy đến tối đa tác dụng và kết quả là họ có khả năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Với chức năng điều chỉnh hành vi, các cá nhân tham gia giao tiếp không hcỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình, mà còn có thể điều chỉnh hành vi của những người khác. Chức năng này chỉ có ở người với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Chức năng điều chỉnh hành vi còn thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, nó cũng đóng vai trò tích cực của các chủ thể trong quá trình giao tiếp.

Có nhiều hình thức giao tiếp trong xã hội, nhưng các nhà khoa học thường phân thành hai loại là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong giao tiếp, khó có thể tách rời ngôn ngữ nói và phi ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng: 7% nội dung thông điệp là do ý nghĩa của các từ, trong khi 38% là do cách các từ được phát ra và có tới 55% bằng biểu cảm nét mặt.

Giao tiếp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc thù chỉ có ở con người, thông qua lời nói và chữ viết. Ở mỗi cá nhân, khả năng trí tuệ được thể hiện rõ nét ở cách trình bày câu văn, cách sử dụng và ý nghĩa của câu trong giao tiếp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thất học thường nói ngọng, nói tiếng thổ ngữ, lượng từ thường nghèo nàn, lặp từ khi giải thích, trình bày không rõ ý hoặc nghĩa, diễn đạt từ trừu tượng kém. Trong khi với trẻ em có học vấn phù hợp với lứa tuổi thường có vốn từ phong phú, mức độ biểu đạt thông tin tượng trưng cao hơn. Việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết của mỗi người. Nghệ thuật diễn đạt ngôn ngữ của các cá nhân, hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, định hướng hành vi ngôn ngữ vào những mục tiêu khác nhau, cũng như bản sắc ngôn ngữ được sử dụng ảnh hưởng lớn đến giao tiếp.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Các Loại Định Nghĩa Và Ví Dụ Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ / Tâm Lý Học Xã Hội

Tuy nhiên, bất cứ khi nào chúng ta nói về giao tiếp, chúng ta nghĩ ngay đến những từ được viết hoặc nói, ngôn ngữ cũng có thể dựa trên cử chỉ và các yếu tố phi ngôn ngữ. Trong bài viết Tâm lý-Trực tuyến này, chúng tôi sẽ nói về Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ: định nghĩa và ví dụ.

Giao tiếp phi ngôn ngữ: đặc điểm

Sự khác nhau giữa giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói

Các loại ngôn ngữ phi ngôn ngữ: ví dụ

Giao tiếp phi ngôn ngữ: đặc điểm

Giao tiếp phi ngôn ngữ được định nghĩa là một quá trình chúng ta truyền thông tin cho người khác không sử dụng bất kỳ loại từ nào, không nói cũng không viết. Chế độ giao tiếp này bao gồm một số lượng lớn các cử chỉ, tư thế, âm thanh và hành vi cung cấp cho chúng ta tất cả các loại tin nhắn.

Mã không lời

Chúng tôi sử dụng cử chỉ hàng ngày để chỉ ra bất cứ điều gì. Chúng tôi thể hiện bằng khuôn mặt của mình một loạt các cảm xúc, chúng tôi cố gắng duy trì ngoại hình để đưa ra một thông điệp cho thế giới … nói ngắn gọn, giao tiếp phi ngôn ngữ hiện diện nhiều hơn chúng ta nghĩ. Dấu hiệu phi ngôn ngữ là yếu tố giao tiếp có thể quan trọng hơn bản thân lời nói, điều này có thể xảy ra ở những người phải nói dối hoặc che giấu mọi thứ, cơ thể không nói dối.

Ví dụ: nếu chúng ta ở trong tình huống mà chúng ta cho là nguy hiểm, chúng ta có thể giao tiếp với người khác mà chúng ta không sợ, tuy nhiên, có thể cơ thể chúng ta biểu hiện ngược lại thông qua run rẩy, đổ mồ hôi và căng cơ.

Mã không lời cũng đóng vai trò là hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói. Trên thực tế, các nhà hùng biện vĩ đại như các chính trị gia hoặc nghệ sĩ liên tục sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ để xác nhận diễn ngôn nói của họ.

Sự khác nhau giữa giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói

Nếu chúng ta định nghĩa giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong đó cử chỉ và nét mặt chiếm ưu thế, chúng ta hiểu rằng giao tiếp bằng lời nói sẽ ngược lại. Ngôn ngữ nói và viết trong đó chúng tôi sử dụng từ ngữ nó được định nghĩa là giao tiếp bằng lời nói. Mặc dù mục tiêu là như nhau (để truyền một số loại thông tin), bản chất của mỗi phong cách giao tiếp nằm ở các công cụ chúng ta sử dụng để thể hiện bản thân.

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng các từ và khả năng kiểm soát thông điệp của chúng ta xác định sự khác biệt giữa giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói.

Các loại ngôn ngữ phi ngôn ngữ: ví dụ

Có thể chúng ta vẫn còn một số nghi ngờ về cách hoạt động của ngôn ngữ không lời. Do đó, chúng tôi sẽ xác định các loại giao tiếp phi ngôn ngữ chính và minh họa chúng bằng các ví dụ:

Cử chỉ

Chuyển động của tứ chi, bàn tay hoặc một chuyển động đơn giản của đầu là một phần của loại giao tiếp này. Chúng thường đi kèm với ngôn ngữ, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng chúng một cách độc lập để chỉ các vật thể, thực hiện cử chỉ bằng tay, các yếu tố số …

Nét mặt

Biểu cảm khuôn mặt là một trong những yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất về giao tiếp phi ngôn ngữ. Con người được lập trình từ khi sinh ra để nhận diện khuôn mặt và khuôn mặt của họ biểu hiện cảm xúc. Vì chính lý do đó, điều rất quan trọng để hiểu được thực tế là khi ai đó đeo một cái nhăn mặt nhất định, họ đang thể hiện nỗi đau. Hoặc nếu một người bạn mỉm cười, điều đó có nghĩa là anh ta đang trải qua một khoảnh khắc dễ chịu.

Vị trí cơ thể

các tư thế cơ thể Nó có thể chỉ ra thái độ mà một người thể hiện đối với cuộc trò chuyện hoặc tương tác xã hội mà họ đang trải qua. Ví dụ, một cá nhân với thân hình sưng phồng và cơ thể hơi nghiêng về phía trước có thể đang cố gắng thể hiện thái độ thách thức trong cuộc trò chuyện.

Ngoại hình

Tất cả chúng ta đều quan tâm, dù chỉ một chút, về ngoại hình của chúng ta trước khi ra ngoài đường. Đó là một phần của tầm quan trọng xã hội mà chúng ta dành cho khía cạnh bên ngoài và thông điệp mà chúng ta muốn đưa ra cho thế giới với nó. Thực tế mặc quần áo theo một quy tắc cụ thể làm tăng ý thức của chúng ta về một nhóm (ví dụ, trong các nền văn hóa vị thành niên ở thành thị) hoặc giả sử một lá thư giới thiệu cho một nhóm người nói riêng (chẳng hạn như trang phục trong một cuộc phỏng vấn việc làm).

Ngôn ngữ hoặc âm thanh

Khi chúng ta nói về ngôn ngữ, chúng ta đề cập đến nội dung của lời nói không phải là một phần của ngôn ngữ bằng lời nói. các sân của giọng nói, vận tốc của lời nói và khối lượng cũng là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp bằng lời nói. Chúng tôi có thể đưa ra cùng một thông điệp bằng hai tông màu khác nhau và cùng một thông điệp sẽ thay đổi hoàn toàn.

Haptic và Proxemics

Hai thuật ngữ này đề cập đến sự gần gũi của người đối thoại (proxemia) và tiếp xúc vật lý (haptic) Chúng tôi càng tự tin hơn với một người hoặc sự yên tĩnh hơn mà chúng tôi muốn truyền tải, chúng tôi sẽ tăng sự gần gũi và liên hệ với người đó. Ngôn ngữ phi ngôn ngữ có thể rất tiết lộ và có thể giúp chúng ta rất nhiều để tạo điều kiện cho các mối quan hệ cá nhân của chúng ta nếu chúng ta phân tích tốt từng yếu tố.

Bài viết này hoàn toàn là thông tin, trong Tâm lý học trực tuyến, chúng tôi không có khoa để chẩn đoán hoặc đề nghị điều trị. Chúng tôi mời bạn đi đến một nhà tâm lý học để điều trị trường hợp của bạn nói riêng.

Hiểu Về Trợ Giúp Xã Hội (Phần 2): Chế Độ Trợ Cấp Xã Hội Hàng Tháng

Ngày 15 tháng 8 năm 2019

Những nhóm được hưởng trợ cấp xã hội (TCXH) hàng tháng theo quy định hiện hành bao gồm: 

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng:

Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

Mồ côi cả cha và mẹ;

Mô côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật hoặc hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, hoặc đang trong trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trai giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Đối với những trường hợp trên mà từ 16-22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì vẫn tiếp tục thuộc diện hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng;

Trẻ em hoặc người sống chung với HIV thuộc hộ nghèo: Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc diện hộ nghèo; người sống chung với HIV đã mất khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng hay các loại trợ cấp hàng tháng khác;

Người đơn thân nghèo đang nuôi con: Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16-22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;

Người cao tuổi: 

Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ TCXH hàng tháng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng;

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, TCXH hàng tháng;

Người khuyết tật: Trẻ em và người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

 

 

Những người thuộc diện hưởng TCXH hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, chi phí đào tạo và hỗ trợ chi phí mai táng khi qua đời. 

 

 

Bên cạnh đó, chính sách này cũng bao gồm một mức trợ cấp hàng thàng cho người nhận hỗ trợ, cụ thể: 

 

 

Lưu ý: Trường hợp một đối tượng thuộc diện được hưởng nhiều mức trợ cấp khác nhau thì sẽ được hưởng một mức trợ cấp cao nhất. Tính đến thời điểm bài viết được thực hiện thì mức chuẩn TGXH theo quy định là 270.000 đồng/tháng.

Số thứ tự Đối tượng Hệ số 1 Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng dưới 04 (bốn) tuổi 2,5 2 Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ 04 (bốn) tuổi trở lên 1,5

3

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp như trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

1,5 4

Trẻ em dưới 04 (bốn) tuổi bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo mà không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

2,5

5

Trẻ em từ 4 đến 16 tuổi bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo mà không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

2,0 6

Người từ 16 tuổi bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

1,5 7 Người đơn thân nghèo đang nuôi từ hai con trở lên 2,0 8 Người đơn thân nghèo nuôi 01 con 1,0 9

NCT từ đủ 60 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ TCXH hàng tháng

1,5 10

NCT từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ TCXH hàng tháng

2,0 11 Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, TCXH hàng tháng 1,0 12

NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc.

3,0 13 NKT đặc biệt nặng 2,0 14 NKT đặc biệt nặng là NCT, NKT đặc biệt nặng là trẻ em 2,5 15 NKT nặng  1,5 16 NKT nặng là NCT, NKT nặng là trẻ em. 2,0

Thực hiện bởi: Chương trình Sức khoẻ – Trung tâm SCDI Tổng hợp thông tin: Phạm Ngọc Mai Biên tập: Vũ Ngọc Hoa Thiết kế: Vũ Phương Trà Tham khảo đầy đủ tại: Sách đào tạo Chính sách nghiệp vụ Trợ giúp xã hội – NXB Bộ Lao động, Thương Binh – Xã hội do SCDI phối hợp cùng Cục Bảo trợ Xã hội biên soạn (2019)

Xã Hội Hóa Và Văn Hóa Xã Hội

1. XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN

1.1. Khái niệm xã hội hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa. “Xã hội hóa là quá trình

quá độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã

hội, trong đó chúng ta được sinh ra và trưởng thành – qua quá trình

này, chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được

cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng

ta”. (. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard,

Michelle Stanworth và Andrew Webster. Người dịch: Phạm Thuỷ Ba. Nhập

môn xã hội học. NXB Khoa học Xã hội 1993).

Xã hội hóa vừa là một quá trình dạy vừa là một qúa trình học tập,

trong đó cá nhân thực hiện cách hành động phù hợp với các giá trị

chuẩn mực xã hội (cụ thể). Quá trình xã hội hóa làm cho các cá nhân

thay đổi.

Quá trình xã hội hóa biểu hiện như thế nào? “Chúng ta thường học cách

suy nghĩ và hành động từ những người mà chúng ta tiếp xúc thông qua

quá trình tương tác xã hội”.

 Mô hình truyền thông của Jackobson

Xã hội hoá là quá trình mang tính lưỡng phân: khách quan và chủ quan.

Tính khách quan ở chỗ xã hội hóa là quá trình theo đó xã hội chuyển

văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Quá trình xã hội

hóa làm cho các cá nhân thay đổi. Tính chủ quan thể hiện ở việc cá

nhân suy nghĩ có chọn lọc các giá trị, chuẩn mực từ các yếu tố tác

động bên ngoài, giải mã ý nghĩa và thực hiện hành động. Chính vì vậy,

xã hội hóa là quá trình các cá nhân học hỏi, tiếp nhận các giá trị

nhằm đáp ứng sự kỳ vọng xã hội.

Nhiệm vụ của xã hội hóa là trang bị và phát triển những kỹ năng, kiến

thức, truyền đạt những ước vọng, những hệ thống giá trị, những lý

tưởng xã hội.

Ý nghĩa của quá trình xã hội hóa: cho phép xã hội tồn tại và luân

chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác, nâng cao

tính cố kết xã hội và nét đặc trưng giữa các nền văn hóa và chuyển từ

con người sinh học sang con người xã hội.

1.2. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa

Có ba giai đoạn của quá trình xã hội hóa, đó là giai đoạn xã hội hóa

ban đầu của đứa trẻ trong gia đình, giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong

nhà trường và giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong môi trường xã hội.

Quá trình xã hội hóa chỉ chấm dứt khi dời sống xã hội của con người

chấm dứt bằng cái chết.

Sự phân chia các giai đoạn như trên hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ. Cả

ba môi trường xã hội hóa này có thể diễn ra một cách đồng thời và đan

xen.

1.2.1. Giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình

“Sự giáo dục của một quốc gia được xét đoán qua lối xử sự ở ngoài

đường. Khi nào ta thấy còn sự thô lỗ ở ngoài đường thì chắc chắn còn

sự thô lỗ trong gia đình” (A. Đê a-mi-cis).

Gia đình được xem như là môi trường xã hội hóa đầu tiên mà mỗi cá nhân

thường phải phụ thuộc vào. Quá trình xã hội hóa của một người từ những

năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và

hành vi của họ khi trưởng thành. Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong

giai đoạn sơ khai của quá trình xã hội hóa được thực hiện một cách

không chính thức và không chủ đích. Tương tác xã hội thể hiện mối quan

hệ giữa những người thân gần gũi nhất về tinh thần và thể chất.

Câu chuyện vui: Một hôm cậu bé hỏi cha nó: “sao dạo này trên đầu cha

nhiều tóc bạc thế?” Cha cậu đáp: “Vì con luôn làm những điều cha phải

bận lòng”. Nghe vậy cậu mới thưa rằng: “A, bây giờ thì con đã hiểu sao

tóc ông nội bạc trắng rồi”.

1.2.2. Giai đoạn xã hội hoá trong nhà trường

Xã hội càng văn minh bao nhiêu thì tính chuyên môn hóa cũng được thể

hiện và đề cao bấy nhiêu. Nhà trường là môi trường xã hội hóa chính

yếu trong giai đoạn đứa khi đứa trẻ bắt đầu trưởng thành bên ngoài gia

đình. Các cá nhân dần nắm được những hành vi nào được chấp nhận, tuy

nhiên sự mong đợi giữa các quan hệ là không đồng nhất.

Trường học là môi trường tồn tại để phổ biến chính thức các kiến thức

và kỹ năng xã hội cơ bản cần thiết (giao tiếp…).

Như vậy, trong môi trường gia đình, trường học hay tại các nhóm đồng

đẳng, quá trình xã hội hoá được thực hiện như kết quả của mối tương

tác giữa các thành viên.

1.2.3. Giai đoạn xã hội hoá trong môi trường xã hội

Phần lớn quá trình xã hội hóa trong giai đoạn này lại không chính

thức. Các nhóm xã hội thường được thiết lập một cách có ý thức vì

những mục đích cụ thể. Các nhóm đều phát triển một cách không cố ý các

khuôn mẫu hành vi khác nhau mà các thành viên trong đó đều mong đợi.

Quan tâm đến quá trình dần dần cá nhân hoà nhập vào xã hội và duy trì

văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Học trong trường đời là một

điều bắt buộc không ai có thể tránh khỏi” (G.Gút-be-ri).

Nói tóm lại, các giai đoạn của xã hội hóa không hề bị gián đoạn mà có

sự đan xen nhất định. Môi trường xã hội hóa không chỉ giới hạn trong

gia đình (các nhóm văn hóa phụ). Xã hội hóa là qúa trình vừa dạy – vừa

học, nó gồm ba giai đoạn xã hội hóa: trong gia đình, nhà trường và xã

hội.

2. VĂN HÓA XÃ HỘI

2.1. Khái niệm văn hóa

Trong đời sống hàng ngày, văn hóa dùng để chỉ những phong cách ứng xử

giữa cá nhân mà tương ứng với các chuẩn mực, giá trị của xã hội. Văn

hóa dùng để chỉ những người có học, văn hóa dùng để chỉ trình độ học

vấn và văn hóa cũng dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật như hội họa,

điêu khắc, phim ảnh ….

Nguồn gốc thuật ngữ “văn hóa” trong khoa học xã hội và nhân văn bắt

nguồn từ “cultus” nghĩa là gieo trồng, “cultus agri” là gieo trồng

ruộng đất, “cultus amini” là gieo trồng tinh thần.

T.Hobbes: “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ

trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần” .

Theo Tâm lý học, “Văn hóa là toàn thể những môn học cho phép cá nhân

trong một xã hội nhất định đạt tới sự phát triển nào đó về cảm năng,

về ý thức phê phán và về năng lực nhận thức, các khả năng sáng

tạo” (UNESCO, 1977).

Theo Triết học, “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần

do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc

trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử của xã

hội” (từ điển Triết học, Tiếng Bungari, 1986).

Nên hiểu “văn hóa” như thế nào theo “kiểu” Xã hội học? Trước hết,

chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm văn hóa và xã hội. Văn hóa và xã hội

là hai thuật ngữ thường gắn liền nhau. Văn hóa được nhìn nhận như một

tập hợp những giá trị truyền thống của một dân tộc. Còn xã hội là từ

chỉ một cộng đồng người cụ thể.

Văn hóa là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là

người chuyển tải các yếu tố truyền thống của xã hội. Trong mỗi nhóm,

xã hội đều có những đặc trưng văn hóa của mình, chính văn hóa đem lại

diện mạo, bản sắc riêng cho xã hội. Không có văn hóa của xã hội này

cao hơn văn hóa của xã hội khác. Văn hóa là sản phẩm của con người bao

gồm các giá trị vật chất và phi vật chất. Nó là hệ thống di sản chung

của xã hội. Văn hóa chính là cách con người quan niệm về cuộc sống, tổ

chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy.

Tại sao nói văn hóa là sản phẩm của con người? Vì văn hóa bao gồm ngôn

ngữ, tư tưởng, quan điểm, giá trị, … ở khía cạnh phi vật chất và nhà

cửa, quần áo, phương tiện đi lại,…. ở khía cạnh vật chất.

Như vậy, trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như “hệ thống

các giá trị vật chất và phi vật chất, các chuẩn mực và mục tiêu mà con

người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua

thời gian”.

Văn hóa được biểu hiện như thế nào? Theo quan điểm của Lesle Wite

(1947), văn hóa được biểu hiện qua 4 loại hình sau: hành động, vật

chất, tư tưởng và tình cảm.

– Hành động là những mô hình ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong xã

hội. Ví dụ: cách chào, cách mời, cách ăn,…

– Vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những

gì do nhóm và xã hội sản xuất và sử dụng. Ví dụ: gốm Bát Tràng, gốm

Lái Thiêu.

– Tư tưởng bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong

xã hội. Ví dụ: tín ngưỡng thờ ông bà.

– Tình cảm gồm những sự đánh giá về về cái tốt, cái xấu, cái đúng và

cái sai. Kể cả những thành kiến đối với các nhóm xã hội cụ thể.

Điều gì làm con người có ứng xử khác với những con vật khác? Đó là ứng

xử của các con vật khác mang tính bản năng, trong khi ứng xử của con

người mang tính văn hóa. Con người ứng xử thông qua tương tác biểu

tượng, nếp sống.

2.2. Đặc điểm của văn hóa

Văn hóa có những đặc điểm sau:

– Tính chất học hỏi của văn hóa

– Tính luân chuyển của văn hóa

– Tính xã hội của văn hóa

– Tính lý tưởng của văn hóa

– Tính chất thích ứng văn hóa

– Tính thống nhất của văn hóa.

 Tính chất học hỏi của Văn hóa: Văn hóa là cái học được từ những

người xung quanh. Vốn văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và

phát triển của con người trong mối quan hệ, tương tác với những người

khác.

 Tính luân chuyển của văn hóa: Các giá trị của văn hóa được truyền từ

thế hệ này sang thế hệ khác thông qua ứng xử của con người.

 Tính xã hội của văn hóa: Văn hóa luôn tồn tại đồng thời với xã hội.

Mô hình ứng xử = chuẩn mực à Văn hóa (Sự đồng tình mang tính phổ biến)

 Tính lý tưởng của văn hóa: Những quan niệm của chúng ta về cái gì

nên làm và không nên làm thường mang hình thức lý tưởng hơn là những

gì xảy ra trong hiện thực ứng xử.

 Tính chất thích ứng của văn hóa: Các giá trị, chuẩn mực của nền văn

hóa có thể thay đổi tùy theo những đòi hỏi của bối cảnh xã hội như vẫn

gắn liền chặt chẽ với tòan bộ cấu trúc xã hội.

 Tính thống nhất của văn hóa: Có một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía

cạnh khác nhau về văn hóa, nhằm hình thành nên một thể thống nhất.

2.3. Các thành phần của văn hóa

 Biểu tượng: là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên

của một nền văn hóa nhận biết. Hình ảnh, âm thanh, đồ vật, hành động

của con người, … tất cả được sử dụng như ký hiệu. Biểu tượng thay đổi

khác nhau trong các nền văn hóa, và có tính thay đổi theo thời gian.

 Ngôn ngữ: là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên

trong XH truyền đạt với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất

để chuyển giao văn hóa, quá trình qua đó văn hóa được luân chuyển từ

thế hệ này sang thế hệ khác.

 Giá trị: là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác

định điều gì là tốt – xấu, nên – không nên, đẹp – xấu (William, 1970).

Giá trị ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta và được dùng như những tiêu

chuẩn để đánh giá hành vi của người khác.

 Tiêu chuẩn: là những quy tắc và mong đợi mà qua đó xã hội định hướng

hành vi của các thành viên. Tiêu chuẩn khiến cho các cá nhân có tính

tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt)

của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Chuẩn mực đạo đức: tiêu chuẩn

văn hóa quan trọng. Tập tục truyền thống: tiêu chuẩn văn hóa ít quan

trọng hơn.

2.4. Văn hóa vật chất và tiểu văn hóa

 Văn hóa vật chất: là những sáng tạo hữu hình của con người. Văn hóa

vật chất là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi

trường tự nhiên. Văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần

văn hóa phi vật chất. Ví dụ: việc phát minh ra các biện pháp tránh

thai đã góp phần làm hình thành nên tiêu chuẩn quan hệ tình dục không

phải để sinh đẻ.

 Tiểu văn hóa: là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc

thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Ví dụ: cộng đồng

người Khơme ở Sóc Trăng có một số đặc điểm văn hóa rất đặc trưng như

theo đạo Phật tong phái tiểu thừa,…

 Một số biểu hiện cụ thể:

* Phương ngữ

* Y phục

* Món ăn

* Một số ứng xử cụ thể khác,…

Tóm lại, văn hóa và các hiện tượng văn hóa như chuẩn mực, các sản

phẩm, kiến thức, giá trị tình cảm đều được truyền đạt bằng ngôn ngữ

qua các thế hệ trong một xã hội nhất định. Khái niệm văn hóa cho phép

chúng ta giải thích hành động con người bằng cách liên hệ với một loạt

các giá trị truyền thống mà hành động đó tuân theo. Nhiệm vụ của Xã

hội học là giải thích sự khác biệt văn hóa, phân tích hệ quả & nguyên

nhân của chúng.

Một số khái niệm cần quan tâm:

* Văn hóa chung

* Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

* Khuyếch tán văn hóa

* Chủ nghĩa vị chủng

* Thuyết tương đối văn hóa

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy trình bày sự tác động giữa ba môi trường xã hội hoá. Liên hệ

thực tiễn.

Nguồn:

http://groups.google.com.vn/group/usshdus/browse_thread/thread/4d7a142e00327f33

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giao Tiếp Xã Hội – Phần I trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!