Cập nhật nội dung chi tiết về Giới Thiệu Vùng Đất Mũi Cà Mau mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
SINIFOOD
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông với bờ biển dài 104 kmvà phía tây giáp vịnh Thái Lan với bờ biển dài 145 km.
Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia…
Cà Mau qua góc nhìn trên cao (Flycam)
Ai nghĩ đến Cà Mau cũng đều nghĩ đến nơi cuối cùng của tổ quốc: Mũi Cà Mau, đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la.
Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.
Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú.
Còn rất nhiều nơi khác mà du khách không thể bỏ qua khi tới Cà Mau như vườn chim Lâm Viên, vườn chim Cà Mau, vườn chim Ngọc Hiển là những vườn chim tự nhiên lớn nhất nước
Vườn Chim Lâm Viên nằm ở Công viên văn hóa (còn gọi là Lâm Viên 19/5), thuộc Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố chừng 2km về phía tây.
Công viên văn hóa có diện tích chừng 18,2ha, ngoài các khu vui chơi giải trí: tượng đài, vườn hoa, cây khế, cụm nhà sàn và ao cá Bác Hồ, Lâm Viên 19/5 còn nuôi nhiều loài sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn: cá sấu, khỉ, kỳ đà, trăn, rắn, ba ba… Đặc biệt, vườn chim là khu vực thu hút đông khách nhất.
Từ nhiều năm nay cứ chiều đến hàng ngàn con chim, cò bay về khu rừng có diện tích chừng 2ha của công viên này. Thời gian sau có một số loài chim khác như mồng, két, le le, vịt nước… cũng lấy nơi đây làm nơi cư ngụ và sinh sản. Khu rừng dành cho chim được mở rộng tới 6ha có rào quây thành khu sinh thái biệt lập, gồm ao nước, rừng cây nhiều tán lá, cây lúp xúp ven hồ, là nơi chim tụ hội, sinh sôi và phát triển ngày càng đông.
Vườn chim Cà Mau thuộc huyện Đầm Dơi, cách thành phố Cà Mau khoảng 45km về phía đông nam.
Vườn chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha. Là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người huỷ hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay đến hàng năm.
Cà Mau còn có hệ thống hòn đảo ngoài khơi, là những điểm tham quan hấp dẫn du lích đến với vùng đất mũi
Đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 14,6km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn. Nếu đi tàu 90CV từ Rạch Gốc (cửa ngõ của huyện Ngọc Hiển ra biển Đông), thì chỉ sau 3 giờ vượt biển, du khách đã có thể chiêm ngưỡng được Hòn Khoai – một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc.
Hòn Đá Bạc Thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách Tp. Cà Mau 50km đường thủy. Hòn Đá Bạc có diện tích 6,43ha, là cụm đảo đẹp gồm ba đảo nằm sát bờ biển. Trên đảo có nhiều cảnh đẹp như sân Tiên, giếng Tiên, bàn chân Tiên, bàn tay Tiên, chùa Cá Ong trong một hệ sinh thái thực vật phong phú. Đảo Đá Bạc là một trong những điểm du lịch đẹp của Cà Mau
Rừng U Minh: Rừng U Minh nằm sát vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới.
Rừng U Minh gồm phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát… Sinh cảnh của rừng U Minh còn là hiện trường và hệ quả của tiến trình diễn biến động thái của những hoạt động kiến tạo địa chất.
Du khách cũng có thể đến những địa điểm mang tính tâm linh như Chùa Quan Âm ở phường 4, thành phố Cà Mau, hay đình Tân Hương ở xã Lý Văn Lâm.
Cuối cùng, bạn hãy mua một ít đặc sản của Cà Mau về làm quà cho gia đình và bạn bè , Cà Mau có những đặc sản như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc (Ngọn Hiển), Sò huyết Bãi Bồi (Ngọn Hiển), Tôm khô Bãi Háp (Năm Căn)…
Đến Cà Mau không chỉ để chu du ngắm cảnh mà còn là mong ước của rất nhiều người được một lần đến với nơi cuối cùng của tổ quốc, để được biết rằng đất nước ta xinh đẹp như thế nào, 4 cột mốc ở 4 cực của Việt Nam luôn là mục tiêu hàng đầu của những người say mê du lịch. Và miền cực Nam vẫn luôn chờ bạn phía trước.
Bán Đảo Cà Mau Giữa Đôi Dòng Mặn
Bài 1:Bán đảo Cà Mau (BĐCM), vùng đất cực Nam của Tổ quốc, rộng 1,6 triệu ha gồm TP Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang với hệ sinh thái đa dạng, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, do yêu cầu bức bách từ thực tế đời sống, vùng BĐCM với nhiều tiềm năng đang gánh chịu một hệ lụy ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường sống, mà nguyên nhân phần lớn do chính con người tạo ra. Để giờ đây, sự tranh chấp mặn – ngọt trên vùng đất này như một bài toán hóc búa đến nay vẫn chưa có lời giải đáp… Năm 2000, Chính phủ quyết định cho các tỉnh vùng ĐBSCL chuyển đổi 450.000ha đất trồng lúa sang đất nuôi tôm làm nhiều nông dân ở BĐCM như “mở cờ” trong bụng. Chuyện đưa nước mặn vào nuôi tôm đang là bài toán khó tự nhiên có đáp án. BĐCM bỗng chốc trở thành một vùng nuôi tôm rộng lớn mà nhiều người ví von như vương quốc của loài giáp xác này. Nhưng cũng từ đây, những hệ lụy bắt đầu… * Một thời chuộng mặn… bỏ ngọt Chuyện ở “vương quốc tôm”
Hơn 13 năm về trước, chính quyền mất ăn mất ngủ vì nhiều nơi dân hè nhau đi bửa đập, phá cống…để có nước mặn nuôi tôm. Khơi nguồn cho phong trào ấy có lẽ là Bạc Liêu. Tháng 7-1998, hàng trăm nông dân của tỉnh này ùn ùn kéo nhau quyết phá cho bằng được con đập Láng Trâm (xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai). Sau đó không lâu, làn sóng bửa đập cũng trở nên rầm rộ tại nhiều vùng giáp ranh tỉnh Cà Mau. Chính quyền dù đã cố hết sức xịa cây, đắp lại những con đập mới nhưng vừa gia cố xong thì tiếp tục bị phá. Khơi lại chuyện xưa, ông Trần Văn Út, nguyên Bí thư Chi bộ ấp 2 (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau), kể: “Đêm đó là ngày 14 tháng chạp âm lịch năm 1999, mặt trời vừa lặn, tôi cùng hàng trăm người dân địa phương cùng nhau dùng leng đào đất, búa.. bửa đập ngăn mặn ở các đầu kênh. Trong một đêm, nhóm chúng tôi bửa hết 5 cái đập ngăn mặn từ Vườn Cò kéo dài đến đập Rạch Mới. Vài hôm sau mới biết, vùng Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân…, khí thế bửa đập còn sôi nổi hơn rất nhiều”.
Cống Cà Mau không ngăn được mặn và không đảm bảo giữ ngọt. Ảnh: Hữu Tùng
Động cơ chính để người dân cùng nhau bửa đập là do sản xuất chỉ độc canh cây lúa, năng suất thấp, đời sống bấp bênh. Vùng canh lúa tỉnh Cà Mau, ngày trước do chưa dẫn được nước ngọt từ sông Hậu về nên trồng lúa nhờ nước trời, kém hiệu quả. Trước làn sóng bửa đập rầm rộ, chính quyền buộc phải cân nhắc lại chủ trương ngọt hóa BĐCM. Năm 2000, Nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Sau ngày ấy, diện tích nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu bất ngờ tăng vọt từ 8.000ha lên 48.000ha. Còn ở Cà Mau, trước khi có chủ trương, diện tích nuôi thủy sản chỉ khoảng 30.000ha nhưng nhanh chóng tăng lên 75.000 ha vào năm 2000, đến nay là hơn 270.000ha. Con số tăng ấy, phần lớn được hoán đổi từ diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm.
* … và sự “chết yểu” của giấc mơ ngọt hóa
Nhà nông từ canh tác lúa được chuyển qua nuôi tôm cảm thấy hả hê vì kinh tế gia đình nhanh chóng “phất cờ” chỉ sau vài vụ tôm trúng đậm. Cũng chuộng mặn, nhưng người dân miệt U Minh thượng, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang lại âm thầm hơn theo phương châm lấn dần để đưa nước mặn vào nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Dẻ, ở ấp Xẻo Lá A, xã Đông Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang), nhớ lại: “Làm lúa quá bấp bênh, nghe bà con ở Cà Mau, Bạc Liêu bửa đập nuôi tôm trúng quá mình cũng ham nhưng kẹt nỗi ngược chủ trương. Vùng đất này, hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện nên phải chịu cảnh làm lúa lúc trúng, lúc thất. Nhiều hộ âm thầm chuyển qua con tôm cũng lúc được lúc không vì làm nhỏ lẻ, chưa nắm được kỹ thuật nên nuôi thất bại. Con tôm thật sự lên ngôi khi Chính phủ cho chuyển dịch. Tuy nhiên, tính ổn định chưa có vì thủy lợi lúc này phục vụ sản xuất lúa, và thế là con tôm tiếp tục ngoắc ngoải”.
Đầu những năm 1990, dự án Quản Lộ-Phụng Hiệp ngọt hóa BĐCM được triển khai với tổng vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Hàng trăm công trình cống đập, đê biển, đê sông ngăn mặn, giữ ngọt đã được đầu tư. Ngoài ra, nhiều hệ thống kênh, mương nội đồng tháo chua, xổ phèn cho đồng ruộng để tăng vụ, nâng cao sản lượng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu cũng được thực hiện. Nhiều công trình thủy lợi dẫn ngọt từ sông Hậu về vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp đã được trung ương đầu tư và gần 10.000 km kênh thủy lợi nội đồng của các địa phương nhằm thực hiện đưa vào khai thác khép kín cho toàn bộ vùng. Theo hoạch định của các nhà chuyên môn, khi hệ thống ngăn mặn biển Đông và biển Tây cùng hệ thống kênh mương nội đồng phát huy hiệu quả, nước ngọt từ sông Hậu sẽ được dẫn về giúp cho 70.000 ha đất của tỉnh Bạc Liêu, 50.000 ha của Cà Mau và 66.000 ha của Kiên Giang trở nên trù phú.
Tuy nhiên, chính chủ trương cho chuyển qua nuôi tôm đã vô tình làm cho giấc mơ ngọt hóa BĐCM bỗng chốc lung lay. Nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư nhưng không phát huy hiệu quả phải dỡ bỏ. Trong đó, tỉnh Cà Mau có rất nhiều cống, đập xây dựng nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, được đầu tư kiên cố tiền tỉ. Nhưng vì đầu tư dàn trải, chưa đồng bộ nên phần lớn công trình thủy lợi chưa phát huy được hiệu quả phải bỏ giữa chừng. Như trường hợp cống Cà Mau (phường 5, TP Cà Mau) được xây dựng tại vị trí gần trung tâm thành phố, nhằm ngăn mặn, đón luồng nước ngọt từ Phụng Hiệp đổ về. Nhưng hiện tại, cống này không ngăn được dòng nước mặn mà trái lại còn cản trở giao thông đi lại.
Tiêu biểu hơn là công trình Âu thuyền Tắc Thủ, hình chữ U với chiều dài 206m. Công trình được xây dựng tại ngã ba sông Ông Đốc – Cái Tàu – sông Trẹm, thuộc xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) và xã Khánh An (huyện U Minh, Cà Mau), tổng vốn gần 80 tỉ đồng. Đây là công trình thủy lợi có quy mô lớn do Bộ Giao thông – Vận tải làm chủ đầu tư, nằm trong chương trình ngọt hóa BĐCM, nhiệm vụ ngăn mặn xâm nhập, bảo vệ cho hơn 200.000 ha đất thuộc vùng ngọt hóa bắc vùng bán đảo này. Song, từ ngày âu thuyền hoàn thành đến nay chưa một lần thực hiện đúng công năng, giờ thì công trình xuống cấp trầm trọng. Quanh âu thuyền, cỏ dại rậm rạp, các cánh cửa hai đầu của âu thuyền phía thượng và hạ lưu đã bị neo khóa lại, nhiều thanh sắt và hành lang đi lại cửa của âu thuyền đã bị ăn mòn đứt và rớt xuống sông, hệ thống điện điều khiển đóng mở cửa âu thuyền cũng bị tê liệt…Ngay cả hệ thống ba cống nhỏ ở giữa âu thuyền, có tới 2 cánh đóng mở đã được tháo hẳn ra quăng lên bờ. Chị Bùi Ngọt Đền, làm nghề chèo đò gần âu thuyền Tắc Thủ, tiết lộ: “Từ ngày xây dựng xong đến nay đã hơn 7 năm nhưng tôi chưa thấy cửa âu thuyền đóng mở hay vận hành gì mà trái lại còn hạn chế tàu, thuyền tải trọng lớn qua lại khúc sông này. Đã vậy, âu thuyền án ngự giữa sông làm quá trình bồi, lắng diễn ra nhanh hơn. Tôi đi lại thường trên sông nên rõ, hồi âu thuyền mới làm xong, đoạn gần cửa cắm khoảng 3 cây chèo (một cây chèo khoảng 2,8m) mới đụng đáy, nhưng bây giờ cắm chỉ một cây chèo là gần tới đáy”.
Ông Dương Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Âu thuyền Tắc Thủ hoàn thành khoảng 2005 nhưng “thả cửa” suốt nên dòng chảy lưu thông tự do, không ngăn được mặn và chưa giữ được ngọt. Vì vậy, dân sống thượng nguồn cũng như hạ lưu sản xuất theo mô hình nước mặn chứ không sản xuất theo mô hình sinh thái nước ngọt. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân phản ảnh đầu tư tiền tỉ xây âu thuyền mà không phát huy tác dụng gây lãng phí”.
Còn rất nhiều công trình thủy lợi phục vụ ngọt hóa BĐCM phải bỏ dở giữa chừng vì con tôm. Sự lên ngôi của loài giáp xác này vô hình trung đã làm “chết yểu” giấc mơ ngọt hóa. PGS. TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Giai đoạn đầu thập niên 1980 đến 1990, do áp lực an ninh lương thực quốc gia nên hầu hết các công trình thủy lợi đều được thực hiện theo hướng tập trung giữ ngọt để trồng lúa. Trong đó, vấn đề ngọt hóa BĐCM cũng nằm trong xu thế chung nhằm đưa nước ngọt từ sông Hậu về theo hệ thống kênh thủy lợi để phục vụ việc trồng lúa, nhưng chính việc con tôm lên ngôi đã làm cho chủ trương này phải dở dang và kéo theo nó là nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái như hiện nay”. Theo PGS. TS. Lê Anh Tuấn, chủ trương ngọt hóa vùng BĐCM là một chủ trương đúng nhưng việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch đã làm cho chủ trương này không thể trở thành hiện thực. PGS. TS. Lê Anh Tuấn nói: “Chúng ta cần đưa nước ngọt về phục vụ sản xuất nhưng không phải toàn vùng, mà phải quy hoạch cụ thể khu vực nào cần nước ngọt sản xuất, khu vực nào cần nước ngọt sử dụng, chúng ta không nên tác động quá nhiều vào thiên nhiên dẫn đến mất cân bằng sinh thái”.
Còn rất nhiều chuyện xoay quanh vấn đề tranh chấp mặn – ngọt ở vương quốc tôm BĐCM. Tuy nhiên, một hệ lụy đang hiện hữu mà ai cũng phải thừa nhận chính là sự mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên tôm và kéo theo đó là nỗi cơ cực của nhiều nông dân một thời chuộng mặn bỏ ngọt…
Giá Vàng 24K Tại Cà Mau Mới Nhất Hôm Nay
Mời các bạn xem bảng cập nhật giá vàng 24k tại Cà Mau hôm nay chi tiết cho các loại vàng 9999, SJC, vàng 24K, 18K, 14K,10K,.. Bàng giá vàng được cập nhật chi tiết tại các tại các tiệm vàng lớn trên địa bàn tỉnh là Thu Năm, Thành Trung, Kim Châu.
Bảng Giá vàng tại Cà Mau hôm nay chi tiết cho từng tiệm vàng lớn trên địa bàn
Xem cập nhật chi tiết giá vàng tại Cà Mau ngày hôm nay theo từng loại vàng như vàng 9999, vàng SJC, vàng 24K, 18K, 14K, 10K,…. (Đơn vị tính: triệu đồng/lượng)
Giá vàng Thành Trung tại Cà Mau
Giá vàng niêm yết ở tiệm vàng Thành Trung tại Cà Mau như sau:
Giá vàng Thu Nam tại Cà Mau
Giá vàng niêm yết ở tiệm vàng Thu Năm tại Cà Mau như sau:
Giá vàng niêm yết ở tiệm vàng Kim Châu tại Cà Mau
Dự đoán giá vàng 24k tại Cà Mau trong thời gian tới
Nhìn chung với mức giá vàng hiện nay, Cà Mau được ghi nhận là một trong 2 khu vực dẫn đầu trong các tỉnh khu vực miền Tây. Có thể nói giá vàng tại Cà Mau từ trước đến nay luôn duy trì ở mức khá cao so với các khu vực khác ở miền Tây. Cao nhất là Cần Thơ với mức giá dường như ngang với khu vực TP. Hồ Chí Minh. Dự đoán giá vàng tại Cà Mau trong thời gian tới sẽ ổn định với mức giá hiện tại thì giá sẽ không thể cao hơn được nữa.
Thông tin giá vàng thế giới hôm nay
Trong những diễn biến mới của thị trường giá vàng thế giới, nhiều người đang đặt kỳ vọng giá vàng hôm nay sẽ có bước đột phá về giá hơn nữa. Tuy nhiên, một số yếu tố có vẻ như đang cản trở loại kim loại quý này. Cụ thể thì thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch đầu tuần có những khởi sắc khiến cho nhà đầu tư hứng khởi. Điều đó đồng nghĩa với sự quay lưng với loại kim loại quý này. Bên cạnh đó, những bê bối tại Đức trong việc nổ lực thành lập chính phủ liên minh 3 bên đã thất bại và làm nhà đầu tư lo ngại hơn bao giờ hết. Giá vàng thế giới có xu hướng giữ đà tăng trong thời gian tới
Trong diễn biến mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã công bố tỷ giá 22.441 VND/USD tương ứng tăng 5 đồng so với phiên hôm qua, điều này cũng làm kì vọng khiến giá vàng tăng lên trong những phiên tiếp theo.
Cướp Tiệm Vàng Ở Cà Mau: Lời Nhân Chứng
Sáng 26/10, chúng tôi trở lại tiệm vàng Thu Năm và được những người bắt tên cướp cho biết tên cướp rất hung dữ.
Nhân viên tiệm vàng là chị Mạc Tiểu Thúy vẫn còn hoảng sợ kể lại: “Lúc đó tôi cứ nghĩ tên cướp là người xỉn rượu vì chú Trường (chủ tiệm vàng) hỏi ‘Mày làm gì vậy’ thì tên cướp trả lời ‘Tôi là cướp đây’ rồi xông vào đánh chú Trường”. Sau đó tôi chạy đi la lên cho mọi người biết. Lúc đó tôi sợ lắm. Cả đêm tôi không ngủ được vì sợ, đến bây giờ nhớ lại tôi còn thấy kinh hãi…”
Tiệm vàng xảy ra vụ cướp
Chị Nguyễn Thị Duyên là người giúp việc tại tiệm vàng cho biết: “Lúc đầu tôi quét rác trước sân, thấy hắn cứ lảng vảng rước nhà à ngồi ghế đá trước cửa tiệm. Không ngờ sau đó, hắn bất ngờ xông vào tiệm luôn, tôi không kịp làm gì hết”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay thời điểm tên cướp xông vào cửa hàng không có mặt của bảo vệ, chỉ có 5 nhân viên nữ là Bích, Trang, Thúy, Hằng, Duyên và chủ cửa hàng là ông Trường. Lợi dụng cơ hội không có người bảo vệ, tên cướp đã xông vào đánh ông Trường (chủ tiệm vàng Thu Năm). Được biết, tuy tên cướp rất hung hãn nhưng may mắn là ông Trường chỉ bị xây sát nhẹ vì đối tượng chưa lấy được hung khí là một mã tấu và cây búa mang theo đang bỏ trong giỏ xách.
Khu vực bên trong nơi để vàng bán
Ban đầu, khi tên cướp xông vào cưỡng chế ông Trường, các nhân viên ở tiệm quá bất ngờ và sợ hãi nên chỉ biết tìm đường chạy thoát nhưng sau đó truy hô và được bà con xung quanh vào giúp đỡ, trói được tên cướp giao cho công an.
Chị Duyên cho biết thêm: “Lúc hắn xông vào tôi còn thấy hắn để một chiếc xe máy bên ngoài, đã đề sẵn máy và không thấy có đồng bọn nào chờ ở ngoài”
“Không biết vì lí do gì mà hắn không xông vào quầy hàng, nơi có chứa nhiều trang sức mà lại xông vào quầy quản lí, chỉ có giấy tờ và sổ sách”, chị Thúy nói.
Có lẽ, tên cướp đã có một bước tính toán sai lầm vì không ngờ rằng dù đã ngoài 40 nhưng ông Trường vẫn còn khỏe mạnh và chống trả quyết liệt đến như vậy.
Khu vực quầy hàng, nơi tên cướp xông vào
Sau khi vụ cướp xảy ra, nhiều người dân ở thành phố Cà Mau nhận định có thể đây là vụ cướp táo tợn bởi tên cướp quá liều lĩnh, dám xông vào tiệm vàng giữa chốn đông người khi thời điểm có nhiều người qua lại…
Được biết, vụ việc đang được Công an Cà Mau điều tra làm rõ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giới Thiệu Vùng Đất Mũi Cà Mau trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!