Đề Xuất 3/2023 # Hành Chính Công, Dịch Vụ Công, Thủ Tục Hành Chính # Top 3 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Hành Chính Công, Dịch Vụ Công, Thủ Tục Hành Chính # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hành Chính Công, Dịch Vụ Công, Thủ Tục Hành Chính mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hành chính công là gì?

Khái niệm hành chính công

Hành chính công (Public Administration) được hiểu là việc thực thi các chính sách của nhà nước. Ngày nay, hành chính công bao gồm cả trách nhiệm tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xây dựng cũng như tổ chức thực hiện chính sách công, thông qua các hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính ở cả cấp chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

Theo cách hiểu “cổ điển”, hành chính công đơn giản chỉ là việc thực thi chính sách của nhà nước đã được các chính trị gia – các nhà hoạch định chính sách – quyết định. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, rất nhiều các quyết định chính sách công bắt nguồn từ kinh nghiệm hoạt động trong quá trình thực thi chính sách, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của bộ máy hành chính trong quá trình hoạch định chính sách nói chung.

Một cách hiểu rất phổ biến ở Việt Nam về khái niệm hành chính công, đó là những hoạt động thực thi quyền hành pháp, tiến hành bởi các chủ thể được sử dụng quyền lực công để tác động tới các quá trình kinh tế-xã hội cũng như hành vi của con người nhằm đạt mục tiêu phục vụ lợi ích chung và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm chung

Mặc dù một số yếu tố của hành chính công bắt đầu xuất hiện trong lịch sử từ thời kỳ cổ đại, được ghi nhận ở các nhà nước Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã…, nhưng phải đến thế kỷ 19, ngành khoa học hành chính công mới thực sự có những bước phát triển độc lập và nghiên cứu một cách hệ thống trên nền tảng các nền hành chính nhà nước hiện đại (từ thế kỷ 17) như Đức, Pháp, Anh, Mỹ…; Và các hướng nghiên cứu lý thuyết hành chính công chỉ mới “bùng nổ” từ đầu thế kỷ 20, với những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng từ nhà xã hội học, kinh tế chính trị học người Đức – Max Weber…

Có thể có những điểm khác nhau trong nền hành chính của mỗi quốc gia, nhưng hệ thống hành chính ngày nay có một số đặc điểm chung là:

Thứ nhất, Cấu trúc hành chính thứ bậc quan liêu (dạng hình tháp), phân cấp thứ bậc từ cao xuống thấp, tương ứng với các giới hạn thẩm quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm;

Thứ hai, Được tổ chức chặt chẽ và khoa học trong quản lý hành chính theo sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng ngành, lĩnh vực, theo cả chiều ngang và chiều dọc;

Thứ ba, Các công chức được bổ nhiệm có thời hạn – theo nhiệm kỳ đối với các chức vụ trong hệ thống, trên cơ sở các tiêu chuẩn phù hợp với từng vị trí việc làm, và có sự thăng tiến thứ bậc trong nghề nghiệp, công việc chuyên môn;

Thứ tư, Hệ thống hành chính hoạt động theo đúng các trình tự, thủ tục, có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ, thực thi chính sách, pháp luật hiệu lực, hiệu quả.

Xu hướng

Trong một thời gian dài, hệ thống hành chính được (giới nghiên cứu quốc tế) coi là cần thiết giữ vai trò trung lập với các nhà chính trị và hoạt động chính trị. Tuy nhiên, ứng dụng thực tế có thể khác rất nhiều, việc hành chính công tham gia, tác động đến quá trình hoạch định chính sách là một xu hướng thay đổi. Và chính quản lý hành chính công hiện nay đang dần thay đổi để có vai trò chủ động quản lý sự thay đổi trong xã hội…

Cùng với đó, cách tiếp cận chính sách công trong nghiên cứu hành chính công đã góp phần làm rõ hơn vai trò của hệ thống hành chính đối với sự thay đổi chính sách trong quản lý nhà nước hiện đại ngày nay, nhưng cũng làm “mờ” hơn ranh giới giữa hành chính công, chính sách công và chính trị.  

Nguyễn Anh Phương

chúng tôi

—————————————————–

Một số nội dung chính:

Khoa học hành chính.

Khái niệm Hành chính.

Quản lý hành chính. Quản lý nhà nước.

Hệ thống hành chính nhà nước

Chính phủ. 

Hành pháp. 

Chính quyền.

Quyền lực công. Kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tổ chức nhà nước, tổ chức hành chính nhà nước. Lý thuyết tổ chức

Thể chế. Thể chế hành chính. Hành chính – chính trị.

Pháp luật hành chính

Tài phán hành chính. Quyết định hành chính. Hành vi hành chính. Tố tụng hành chính. Luật Tố tụng hành chính. 

Thủ tục hành chính. Pháp luật về thủ tục hành chính. Vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Luật Hành chính công. Luật Dịch vụ công.

Công chức, công vụ.

Bộ tiêu chuẩn đạo đức. Bộ tiêu chuẩn ứng xử. Đạo đức công vụ

Thực thi công vụ. Thực thi pháp luật

Trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình

Quản lý công – Quản lý công mới – Quản lý tốt. Quản lý nguồn nhân lực

Hiệu quả, hiệu suất, năng suất, cải tiến năng suất, chất lượng.

Dịch vụ công – Dịch vụ hành chính công

Dịch vụ công ích

Hành chính tư. Khu vực công – Khu vực tư. Lĩnh vực công cộng.

Tham nhũng

Phòng chống tham nhũng

Tham nhũng chính trị. Tham nhũng thể chế. Tham nhũng hành chính.

Tham nhũng lớn. Tham nhũng nhỏ.

Nghiên cứu hành chính

Hành chính học. Hành chính học so sánh.

Dân chủ. Dân chủ điện tử.

Cải cách hành chính.

Chính phủ điện tử.

Nhà nước phục vụ. Nhà nước kiến tạo. Phát triển bền vững

Wilson, W 1887, The study of administration, Politic. Sci. Q., 2, pp.197–222.

Wilson, W 1984, The new meaning of government, Public Admin. Rev., 44, 193–195.

Van Riper, P 1983, The American administrative state: Wilson and the founders – An unorthodox view, Public Admin. Rev., pp.477–490.

Weber, M 1958, Bureaucracy, In From Max Weber: Essays in Sociology, Gerth, H. H. & Mills, C. W., Eds., Oxford University Press, New York, pp.196-244.

Ostrom, V 1989, Some developments in the study of market choice, public choice and institutional choice, In Handbook of Public Administration, Rabin, J., Hildreth, W. B & Miller, G. J, Eds., Marcel Dekker, New York, pp.861-883. 

Ostrom, E. and Ostrom, V 1971, Public choice: A different approach to the study of public administration, Public Admin. Rev., 31, pp.203-216.

Waldo, D 1990, A theory of public administration means in our time a theory of politics also, In Public Administration: The State of the Discipline, Lynn, N & Wildavsky, A., Eds., Chatham House, Chatham, pp.73-84.

http://hanhchinh.vn

Bắc Kạn: Giải Quyết Thủ Tục Hành Chính Qua Dịch Vụ Bưu Chính Công Ích

Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích, từ tháng 6/2017, UBND tỉnh và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức ký thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

UBND tỉnh Bắc Kạn và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác

Theo biên bản thỏa thuận, 2 bên thống nhất phối hợp trong việc triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích và cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát; Hợp tác trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ tài chính; Cung ứng các dịch vụ phân phối, truyền thông. Đại diện các sở, ban, ngành, UBND một số huyện, thành phố cũng đã ký thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích với Bưu điện tỉnh.

Theo đó, chất lượng dịch vụ bưu chính và giá cước áp dụng đối với việc chuyển phát hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích phải được công khai tại các điểm phục vụ bưu chính và trên trang tin điện tử của doanh nghiệp cung ứng bưu chính công ích.

Về quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, đối với các TTHC không bắt buộc người dân phải đến trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết TTHC chỉ cần đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã thuộc Bưu điện tỉnh để nộp hồ sơ, kèm lệ phí (nếu có) thay vì việc phải đến trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cấp tỉnh, huyện để nộp hồ sơ và nhận kết quả. Nhân viên Bưu điện sẽ tiếp nhận hồ sơ, thu tiền lệ phí, phí dịch vụ chuyển phát và cấp phiếu xác nhận cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. Sau đó thực hiện chuyển hồ sơ và lệ phí tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời. Khi có kết quả, nhân viên Bưu điện sẽ chuyển phát đến tận tay cho người dân theo địa chỉ đã đăng ký.

Đối với các TTHC bắt buộc người dân phải đến nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khi có kết quả, nhân viên Bưu điện sẽ chuyển phát đến tận tay cho người dân theo địa chỉ đã đăng ký. Với các trường hợp đăng ký hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 người thực hiện TTHC tích chọn nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Hệ thống kết nối sẽ chuyển thông tin địa chỉ của người đăng ký trực tuyến đến bộ phận đầu mối của Bưu điện. Bưu điện sẽ liên hệ người đăng ký và thống nhất thời gian thu hồ sơ.

Từ khi ký kết đến nay, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty Bưu điện Việt Nam làm việc với các sở, ban, ngành và địa phương để nghiên cứu nhu cầu, cung cấp dịch vụ hành chính công. Ngoài ra, UBND tỉnh còn giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích cho các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Bưu điện tỉnh cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân dân về công tác nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lượt xem: 2004 Thu Trang/CTTĐT Bắc Kạn

Khái Niệm Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch.

Hiệu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.

Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Nghị quyết 38/CP ngày 1/5/1994 của Chính phủ “Về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.

Vậy Cải cách hành chính là gì? Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.

– Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính

– Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính

– Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính

– Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

– Bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính

– Dễ hiểu, dễ tiếp cận

– Có tính khả thi.

– Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính

Để đáp ứng yêu cầu trên (cũng là yêu cầu của hành chính phát triển và hội nhập) cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

Những cơ chế đã, đang được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng; trong tiến trình phát triển và hội nhập hiện nay là:

– Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” tiến tới “một dấu”.

– Giao dịch điện tử

– Chính phủ điện tử

– Áp dụng ISO.

Khái niệm cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam

Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam Iso

Chất lượng dịch vụ là một thước đo quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, và là một trong những kết quả hoạt động chính của các cơ quan này. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là mục đích chính của các cơ quan, vì họ còn thực hiện nhiều chức năng khác như hỗ trợ cho sự tăng trưởng, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng và định hướng tăng trưởng (Arawati và cộng sự, 2007).

Dựa trên một số khái niệm, thuật ngữ, các nhà khoa học nghiên cứu áp dụng trong TCVN ISO 9001:2008 vào dịch vụ hành chính công như: hệ thống chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng…. Có thể hiểu chất lượng dịch vụ hành chính công là khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức và cá nhân về cung ứng dịch vụ hành chính công với sản phẩm cụ thể là các quyết định hành chính.

Tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ này cũng rất đa dạng bao gồm:

– Tạo sự tin tưởng cho người dân khi tham gia sử dụng dịch vụ như hồ sơ được giải quyết đúng hẹn (dựa trên tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn), không bị mất mác, thất lạc, tạo được sự tin cậy của người dân khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính.

– Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho việc giao dịch với các công cụ hỗ trợ cần thiết như: phòng làm việc khang trang, có máy lấy số thứ tự (đảm bảo tính công bằng), máy tính giúp xử lý hồ sơ nhanh chóng,…

– Thái độ phục vụ lịch sự, tôn trọng người dân, không gây nhũng nhiễu, phiền hà người dân tham gia giao dịch,…

– Linh hoạt, quan tâm và chia sẻ, giải quyết hợp lý hồ sơ của người dân. Có sự gắn kết giữa người dân sử dụng dịch vụ và nhân viên giải quyết hồ sơ.

– Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, thời gian giải quyết hồ sơ hợp lý, đúng quy định của pháp luật.

Chất lượng dịch vụ hành chính công theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hành Chính Công, Dịch Vụ Công, Thủ Tục Hành Chính trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!