Đề Xuất 5/2023 # Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Collin D’harleville từng khẳng định: “Ở đời, mỗi người hạnh phúc một cách riêng”. Quả vậy, Hạnh phúc có thể tồn tại muôn hình vạn trạng và có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, xong không ai trong chúng ta là không mong chờ Hạnh phúc. Nhưng Hạnh phúc là gì?

Theo từ điển Hán Việt: “Hạnh” là sự vui sướng, “Phúc” nghĩa là may mắn tốt lành. Hạnh Phúc là trạng thái vui sướng vì được sự tốt lành. Trong tiếng Latinh cũng có hai danh từ ám chỉ Hạnh phúc: “Felicitas và Beatitudo” nghĩa là sự dồi dào, phong phú. Kinh Thánh Tân Ước Công Giáo còn nói đến tám mối phúc thật tức là các chân phúc. Linh đạo ấy giúp cho con người gặp được chính Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực cũng như gặp được tha nhân và chính mình. (x. Từ điển Công Giáo). Như vậy, từ khía cạnh ngôn ngữ đã gợi mở cái nhìn cơ bản về Hạnh phúc.

Mỗi người theo góc độ, theo nhu cầu về thể chất, tâm lý hay tâm linh… mà hình thành những quan niệm khác nhau về Hạnh phúc. Theo lối nghĩ của người Do Thái thì của cải dồi dào tượng trưng cho phúc lành Thiên Chúa ban xuống trên các tôi tớ trung thành như ông Ápraham (St 13,2), như Isaác (St 26,12), Gia cóp (St 30,43)… Sách giảng viên thì nói: “Có tiền mua tiên cũng được” (Gv 10, 19) nhưng đó chỉ là lời mỉa mai về sự ngộ nhận đầy tai hại giữa phương tiện và mục đích. Thực tế nhiều người giàu có tiền của vẫn gặp bất hạnh, vẫn đành bất lực trước vô số vấn đề hay biến cố trong cuộc đời. Chuyện kể rằng: Có một anh thanh niên kia mang trong mình khao khát cháy bỏng đi tìm Hạnh phúc đích thực, là người đạo đức và hội tụ đầy đủ những điều kiện thiết yếu, anh đến hỏi vị Tôn Sư: Con phải làm gì nữa để được hạnh phúc đời đời làm gia nghiệp? Ngài nhìn anh trìu mến và nói: Con hãy đi bán những gì con có để cho người nghèo rồi đến theo ta. Người thanh niên rầu rĩ bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải. (x. Mc 10, 17-22).

Minh họa ấy cho thấy từ xưa đến nay, không ít người đã ngộ nhận hoặc hoán đổi vị trí của tiền bạc vào chỗ của Hạnh phúc. Tiền luôn đi với chữ “bạc” và thực sự nó  như con dao hai lưỡi, Khi tiền trở thành ngẫu tượng, nó kéo theo một khối những bận tâm, những hậu quả vô lường. Nếu không sử dụng đúng tiền bạc nghiễm nhiên trở thành bức tường cản trở và khép chặt trái tim con người trước đồng loại hay những khát khao tâm linh tốt lành.

Song song với tiền bạc, không ít kẻ lại đi tìm hạnh phúc nơi danh vọng, địa vị, quyền bính. Họ sẵn sàng tìm cách “mua quan bán chức”, dùng mọi thủ đoạn đen tối, bất chấp tiếng lương tâm, miễn là đạt được mục đích. Nhưng khi quyền cao chức trọng rồi liệu họ có Hạnh phúc thật? Vì không bước đi trong ánh sáng nên căng thẳng và bất an sẽ đeo bám họ ngay trên chính “chiếc ghế” êm ái giả tạo của họ. Hạnh phúc thật xa vời!

Nhìn thẳng vào thực trạng xã hội ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một quan niệm lệch lạc về lối sống. Lối sống cho rằng Hạnh phúc là hưởng thụ. Với lối nghĩ: “thời gian vắn vỏi ai ơi, không ăn cũng thiệt, không chơi cũng già” và hệ quả là buông mình trong khoái lạc, chiều theo bản năng, ăn chơi buông thả. Chính khi ấy con người tự để Hạnh phúc tuột nhanh khỏi tầm tay, đánh mất lòng tự trọng và chất thêm gánh nặng cho gia đình, Giáo hội và xã hội.

Trong những gì thiết yếu nhất như vấn đề sức khỏe thể lý, liệu có một đảm bảo nào giúp con người thấy Hạnh phúc vĩnh cửu? Dẫu biết chúng ta phải có bổn phận gìn giữ thân xác mạnh khỏe bằng nhiều phương thế nhưng không ai có thể tránh được quy luật thường hằng cua kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử. Nhạc sĩ Trịnh công Sơn đã thổn thức về sự mỏng giòn này: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi.” (Cát bụi)

Như vậy những khát vọng tưởng chừng như lấp đầy được những khát vọng mênh mông nơi lòng người nhưng thực tế điều ấy lại thật chủ quan, phiến diện và tạm thời vì chúng chỉ đồng nghĩa với sự sở hữu. Không thể phủ nhận “giữa một thế giới thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn, tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm và một lương tâm chai lì. Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui và bình an không được cảm nhận và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ (x. Evangelii Gaudium.2). Nguy hại trên bắt nguồn từ lý do thiếu quân bình nơi đáy sâu tâm hồn con người. Vậy chúng ta cần một cuộc lên đường trở về với lòng mình, nơi khơi nguồn hạnh phúc. “Hãy dãm vượt lên chính mình vì mình là ai thì quan trọng hơn mình có gì?” (Chiristus Vivit, 107)

Chắc chắn Hạnh phúc đích thực không phải là cái gì từ bên ngoài nhưng là tự bên trong lan tỏa ra bên ngoài, để gặp gỡ, chia sẻ với người khác trong mọi hoàn cảnh. Chính trong Hạnh phúc của người khác chúng ta sẽ tìm thấy Hạnh phúc của mình. Lòng vị tha và bác ái Kitô giáo dạy chúng ta mang hy vọng, niềm vui, sự an ủi, sẻ chia cho những người xung quanh. Trái lại, sự bất hạnh sinh ra bởi lòng vị kỷ và tham lam. Chúng ta chớ có để mình đi vào vết xe đổ của tên đầy tớ mắc nợ không biết thương xót đồng bạn. (x, Lc 18, 23-35)

Nếu bạn đọc bài giảng trên núi của Đức Giêsu (x.Mt 15, 3-12) hẳn sẽ rõ hơn về bản chất của Hạnh phúc mang đầy tính biện chứng cụ thể. Hạnh phúc thật luôn đòi hỏi ta phải vượt qua nhiều thứ Hạnh phúc giả tạo bởi chúng chỉ xoay quanh những bản ngã thấp hèn. Các mối phúc nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta. Con người phải trả giá để đạt được những điều Chúa hứa, cái giá đó là khi chúng ta biết chịu sầu khổ, lúc ta chọn sống tinh thần nghèo khó thanh thoát, sống hiền từ, can đảm chịu bách hại vì công lý… Tóm lại, các Mối phúc thật mời gọi chúng ta chia sẻ yêu thương  qua việc từ bỏ mình để phục vụ theo gương Đức Giêsu.

Mẹ Têrêsa Calcuta đã sống và trải nghiệm tinh thần phúc âm bằng cả cuộc đời dâng hiến, phục vụ. Mẹ khảng định: “Chúng ta có khả năng hưởng hạnh phúc với Chúa ngay lúc này, có nghĩa là giúp đỡ như Người giúp đỡ, cho đi như Người cho đi, phục vụ như Người phục vụ, yêu thương như Người yêu thương.”

Bạn thân mến! với nhãn quan của người Kitô hữu thì con đường duy nhất để có được Hạnh Phúc thật là tìm ra và thực hiện ý Chúa. Mỗi người đều có một thời được sinh ra và một thời phải chết đi, đó là một cuộc hành trình, nhưng con người không sinh ra để chết nhưng để được sống Hạnh phúc, được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Xin Người ban tràn niềm vui trong tâm hồn chúng ta, cùng lòng vị tha và sự kiên trì để con đường chúng ta không loanh quanh mỏi mệt nhưng tràn đầy dấu ấn của Hạnh phúc. Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì Thiên Chúa sẽ mở cánh cửa cho chúng ta. Hãy vững tin như thế!

Anna Bích Hạt, Học viện MTG Thủ Đức

Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì?

Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập, khi không có sự phiền muộn, sầu não, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đây mới là niềm hạnh phúc mà chúng ta theo đuổi.

Chu kỳ hình thành của một chúng sinh gồm sinh ra, lớn lên rồi già đi, bệnh tật và chết, được Phật giáo liệt vào bốn nỗi khổ. Trong đó, già, bệnh và chết là những nỗi khổ dễ dàng nhận biết và có thể hiểu được, nhưng nếu nói sinh ra là khổ thì phần đông không nghĩ như thế vì điều này khá khó hiểu.

Phật pháp khuyên chúng ta không nên lấy khổ làm vui.

Con người thường không nhớ rõ trạng thái của bản thân khi vừa lọt lòng mẹ nên khi mới sinh ra đời khó có thể biết được trạng thái lúc đó là sướng hay khổ. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy tưởng rằng da của đứa bé mới sinh rất mềm mỏng, trơn bóng, tách khỏi bào thai mẹ rồi đột ngột thay đổi môi trường sống – từ môi trường bụng đến môi trường không khí tự nhiên – thì đứa bé nhất định sẽ có cảm giác khó chịu, đau khổ. Có lẽ quá khó chịu vì bị sốc nhiệt do sự thay đổi của môi trường nên khi vừa sinh ra, đứa bé nào cũng chào đời bằng tiếng khóc, thế nhưng ai cũng vui mừng vì có một sinh linh mới chào đời! Với bản thân người mẹ, việc sinh nở có lẽ cũng không phải là một trạng thái thư thái, thoải mái. Nhiều bà mẹ còn nói rằng cảm giác đau đớn khi sinh con thật không thể nói hết, đau đớn vạn trạng, nỗi đau xé thịt.

Vì thế, người xưa gọi ngày sinh nở của người mẹ là “mẫu nạn nhật” (ngày mẹ gặp nạn). Sau khi sinh con, nỗi đau cũng vơi dần vì đứa con là niềm an ủi lớn nhất của người mẹ, họ xem việc sinh nở như một thử thách đầy chông gai giờ đã qua rồi nên tự nhiên thấy sảng khoái vui vẻ. Nhưng thực ra đó chỉ là niềm vui bị cảm giác đánh lừa vì người mẹ vừa trải qua một cơn đau khủng khiếp, giờ đây chỉ lấy lại được cảm giác bình thường thôi cũng thấy đó là hạnh phúc, chứ không phải đó là cảm giác hạnh phúc đến từ một điều kiện bên ngoài nào khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng “sinh” là khổ, là nỗi thống khổ thực sự chứ không vui sướng như chúng ta nghĩ.

Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này.

Khi sinh ra đã khổ, lớn lên vật lộn mưu sinh với cuộc đời cũng chẳng có nhiều niềm vui. Nếu có vui chăng thì đó chỉ là sự thỏa mãn một hoặc vài điều gì đó trong năm thứ tham muốn của mình, như thỏa mãn được cái nhìn của đôi mắt, thỏa mãn cái nghe của hai tai, thỏa mãn hương thơm của lỗ mũi, thỏa mãn vị ngon của miệng lưỡi và thỏa mãn được cảm giác êm ái của thân thể. Năm giác quan luôn đòi hỏi các đối tượng để thỏa mãn tương ứng như mắt thích nhìn cảnh đẹp, tai thích nghe lời êm dịu, mũi thích ngửi hương thơm, lưỡi thích nếm vị ngon, thân thích trải những khoái cảm dễ chịu. Ngoài ra, con người thường có cảm giác vui sướng khi nói chuyện hợp gu với một ai đó hay gặt hái một thành quả hoặc phát minh một điều gì mới mẻ, khiến họ có cảm giác thành công, thành danh… Tất cả những điều đó đều thuộc về cảm giác của tâm lý, thuộc về “dục lạc” (niềm vui khi tham muốn được thỏa mãn).

Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này. Ví dụ khi bạn trông thấy một cô gái đẹp như thiên thần xuất hiện trước mắt bạn, khi đó nhất định bạn sẽ vui. Nhưng nếu lúc nào bên cạnh bạn cũng có con trai hoặc con gái đẹp vây quanh thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy bình thường, chẳng có gì vui nữa. Niềm vui cũng giống như cái đẹp, khi bạn thấy đến lần thứ một triệu thì cảm giác vui, đẹp không như ban đầu nữa mà dần dần rất có thể chỉ cảm thấy bình thường như những thứ bình thường khác.

Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc.

Tất cả dục lạc đều mang tính tạm thời, vô thường, không trường tồn mà chúng sẽ qua nhanh, về mặt cảm nhận, chúng ta thấy nó như rất thực nhưng thực ra đó chỉ là ảo giác hư vọng, mà bản thân của sự hư vọng, không thực đó đã là nỗi khổ. Niềm vui của ngũ dục (năm thứ tham muốn gồm tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ) trong đời này luôn có mặt của sự đau khổ. Nói cách khác, khi một người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc thì trước đó họ phải biết thế nào là khổ và ngược lại, vì vui sướng, khổ đau chỉ mang tính đối đãi tương đối.

Thực ra cũng không hẳn là đời này chẳng có gì vui vì còn có một niềm vui không mang mầm khổ của dục lạc, đó là “định lạc” (niềm vui trong thiền định). Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc. Nhưng sau khi xuất định, do thân thể còn vướng bận các việc lăng xăng nên vẫn còn đau khổ. Vì thế, ngay cả niềm vui thiền định cũng không thể duy trì lâu dài trong đời này được.

Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập thì không còn bất kỳ sự phiền muộn, sầu não nào nữa, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đồng thời đấy mới chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta theo đuổi.

Minh Chính (TH)

Như Thế Nào Là Hạnh Phúc Đích Thực?

Mọi truyền thống tâm linh đều nói về hạnh phúc và hướng dẫn cách để đạt được nó. Các giáo lý vĩ đại của thế giới cho rằng, mục đích của sự tồn tại của chúng ta là sống hạnh phúc và vượt qua đau khổ – tất cả đều đưa ra những định hướng nhất định về cách đạt được trạng thái này.

Chúng ta thường hiểu “hạnh phúc” như một trạng thái mà mọi thứ đều như ý, những mong muốn được đáp ứng – cảm giác tốt liên tục.

Chúng ta tổ chức các phần bên ngoài cuộc sống để mọi thứ chạy hoàn hảo, tìm kiếm thêm điều kiện bên ngoài để thỏa mãn “cái hố nhu cầu” sâu thăm thẳm, nhưng dù chúng ta có thâu tóm bao nhiêu đi chăng nữa thì dường như vẫn chưa đủ để có được hạnh phúc bền vững.

Hạnh phúc có vẻ khó khăn hơn đối với những người nghèo khổ, nhưng cũng không có dấu hiệu cho thấy giàu có sẽ mang lại hạnh phúc bền vững. Hãy tưởng tượng nếu thu nhập của bạn đột nhiên tăng lên 535 triệu một tháng.

Điều đó chắc chắn sẽ làm cho bạn rất hạnh phúc lúc đầu, nhưng bạn sẽ ngay lập tức sắp xếp “chi phí hạnh phúc” của bạn trên ngân sách mới. Một thời gian sau, bạn sẽ thấy mình trong cùng một trạng thái như trước khi giàu có hơn! Cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc tức giận, lúc mệt mõi và căng thẳng. Và bạn tiếp tục tìm kiếm…

Sợi dây bất mãn kéo chúng ta tiếp tục tìm kiếm và tích góp thêm nhiều thứ bên ngoài. Nó là một phần của quá trình tiến hóa. Nếu chúng ta sống trong tình trạng không hài lòng liên tục, chúng ta sẽ tiếp tục tìm cách để làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn.

Đây không phải là một điều xấu, trên thực tế, nó đã được chứng minh là một điều rất tốt. Chúng ta có thể nhìn vào những tiến bộ của nhân loại đã thực hiện kể từ khi chúng ta bò ra khỏi hang đá, và thấy rằng cuộc sống bây giờ là tốt hơn nhiều so với khi chúng ta là một phần của chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên, chúng ta phải trả một chi phí rất lớn cho sự tiến bộ này, chúng ta dường như rời xa cái nôi hạnh phúc nguyên thủy.

Trong quá khứ, có những người không giàu có nhưng hài lòng với cuộc sống của họ, cười và hạnh phúc mỗi ngày. Nhưng khi những người giàu xuất hiện, họ nhìn vào những người đó và hỏi, “tại sao tôi không có một cuộc sống như thế, một ngôi nhà đẹp, xe hơi!” Từ đó, họ hành động khác đi và đánh mất hạnh phúc vốn có của họ. – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Các bậc thầy vĩ đại dạy chúng ta rằng, hạnh phúc bền vững không đến từ việc tích lũy vật chất. Thay vào đó, nó là kết quả của việc chia sẻ những điều tốt đẹp và đánh giá cao những gì mà chúng ta đang có.

Khi chúng ta dành một chút thời gian để quan sát những người xung quanh, chúng ta có thể thấy ước muốn của mọi người chỉ đơn giản là hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ – đó là mẫu số chung của tất cả chúng ta.

Nhưng chúng ta thường nhầm lẫn hạnh phúc với một trạng thái tạm thời của niềm vui sướng. Chúng ta nhìn vào trải nghiệm hoặc các điều kiện bên ngoài để mang lại sự hài lòng cho chúng ta. Trong khi những điều kiện này thường biến đổi.

Ví dụ, tôi rất thích ăn phở bò tái kèm theo chén trứng, nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng đó không phải là nguồn cung cấp hạnh phúc đích thực.

Mặc dù tô phở đó có đắt nhất thế giới, ngon nhất thế giới đi chăng nữa…thì sau vài tiếng tiêu hóa trong dạ dày của tôi thì cảm giác “hạnh phúc” cũng trôi theo dòng nước.

Nếu ai đó hỏi tôi nó như thế nào, thì tôi cũng chỉ có thể dùng từ “tuyệt vời” để mô tả về tô phở đó. Và cái cảm giác ăn tô phở đắt nhất hành tinh đó cũng không khác gì ổ bánh mì chả trứng 12 ngàn mà tôi ăn sau khi đi lạc 2 ngày trong rừng Xà Nu. Thậm chí nó còn không “hạnh phúc” bằng chén cháo mà mẹ tôi nấu cho tôi những lúc tôi bệnh.

Hạnh phúc là sự lựa chọn, cách mà chúng ta nhận thức về thế giới. Một người đã trải qua rèn luyện tâm trí vẫn cảm thấy hạnh phúc khi ăn một tô hủ tiếu gõ 15 ngàn, trong khi nhà hàng xóm đang đãi tiệc linh đình với tôm càng xanh!

Những khoái lạc giác quan có thể tạo cảm giác vui sướng trong một khoảnh khắc, nhưng nó không phải là nguồn của hạnh phúc đích thực. Chúng thậm chí có thể gây đau khổ khi chúng thay đổi không thuận theo ý mình. Điều này bao gồm cả các mối quan hệ, mà thường là đầy những thăng trầm, và bởi vì tính chất vô thường của chúng.

Theo từ điển Oxford, “hạnh phúc” có nghĩa là cảm giác mãn nguyện hay hài lòng. Chúng ta có thể ngay lập tức loại bỏ từ “khoái lạc” khỏi định nghĩa về hạnh phúc đích thực.

Từ “hài lòng” chứa một số ý nghĩa tương tự như hạnh phúc. Điều này đến gần hơn với những gì chúng ta đang tìm hiểu về hạnh phúc thực sự. Nó không phải là một cảm giác tạm thời của niềm vui, nó là một quan điểm sống, một lý tưởng sống. Người hạnh phúc tập trung vào những gì họ đang có trong khi những người không hài lòng tập trung vào những gì còn thiếu.

Đặt các tài liệu định nghĩa về hạnh phúc sang một bên, hạnh phúc đích thực có thể đạt được bằng hai cách.

1. Ở mức độ bình thường, có nhiều cách để chúng ta có thể rèn luyện tâm trí của mình và nhận ra hạnh phúc thực sự. Ví dụ, chúng ta có thể chọn những suy nghĩ, lời nói và hành động yêu thương. Chúng ta càng trau dồi tình yêu thương, từ bi, niềm vui và sự bình đẳng, chúng ta sẽ trở thành một nguồn hạnh phúc mãnh liệt cho người khác – và cho chính chúng ta nữa.

2. Ở cấp độ sâu sắc hơn, khi chúng ta liên lạc với bản chất thực sự của chúng ta – bản chất sâu thẳm nhất – hạnh phúc tự nhiên nảy sinh.

Chúng ta không phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để tạo ra nó. Nó chỉ nảy lên khi chúng ta tuân theo tâm trí tự nhiên của chúng ta.

Những cảm xúc khác có thể phát sinh như buồn bã, tức giận, lo lắng hay sợ hãi, nhưng chúng không thể bám chặt nếu chúng ta đã quen với việc nghỉ ngơi trong không gian rõ ràng và cởi mở của “tâm trí nguyên thủy”.

Vậy, chúng ta tìm thấy hạnh phúc bền vững này ở đâu? Trong việc thực hiện bản chất tối thượng của chính chúng ta.

Mọi thứ đều ở trong chúng ta. Sự thật ở trong chúng ta. Hạnh phúc cũng ở trong chúng ta. Bình an và hạnh phúc không thể được tìm thấy trong bất cứ điều gì bên ngoài, nó chỉ có thể được tìm thấy bên trong. – Sogyal Rinpoche

Hai cách tiếp cận để nuôi dưỡng hạnh phúc đích thực được kết nối với nhau. Chủ động tham gia vào những suy nghĩ tích cực, lời nói, và hành động mang chúng ta đến gần hơn với bản chất thực sự của mình. Khi chúng ta liên lạc với bản chất thật, những phẩm chất tích cực này sẽ biểu hiện một cách mạnh mẽ hơn.

Nhưng hầu hết mọi người thậm chí không nhận thức được bản chất sâu thẳm đó. Hầu hết mọi người đều dành thời gian để những suy nghĩ và cảm xúc làm đạo diễn. Chúng ta nghĩ rằng suy nghĩ và cảm xúc là bản chất thực sự.

Nhưng suy nghĩ và cảm xúc cũng giống như những đám mây đi qua trong bầu trời mở, rõ ràng của tâm trí nguyên thủy. Đôi khi là những đám mây trắng to lớn, đôi khi là màn đen xám xịt của cơn bão.

Nhưng chúng không bao giờ vĩnh viễn, bởi vì chúng không phải là bản chất thật của chúng ta. Tất cả đau khổ đều đến từ việc chúng ta làm phức tạp thêm những đám mây trên trời và giữ chúng thật chặt.

Khi tâm trí vượt ra ngoài ý nghĩ của “cái tôi”, người trải nghiệm, người quan sát, người suy nghĩ…chúng ta sẽ bước vào trạng thái hạnh phúc không thể bị phá huỷ. – Jiddu Krishnamurti

Ngày nay, nhiều người đang tự hỏi làm thế nào để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, con đường dẫn đến hạnh phúc là một con đường đơn giản.

Loại bỏ suy nghĩ, hành động và lời nói tiêu cực. Tất cả những gì gây ra đau khổ cho bản thân và người khác.

Áp dụng suy nghĩ tích cực, hành động và lời nói. Tất cả những gì tạo ra hạnh phúc cho bản thân và người khác.

Kết nối lại với bản chất thật của mình – nguồn của hạnh phúc, bình an bên trong, từ bi và trí tuệ – thông qua việc thực hành thiền.

Đây không phải về “tốt” hay “xấu” theo nghĩa đạo đức. Mà đó là nhận thức sâu sắc để xem những gì thực sự mang lại hạnh phúc bền vững, và những gì mang lại khổ đau.

Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là dễ dàng. Con người có một thói quen là chống lại – có tâm trí hiếu động thái quá – hoặc tâm trí buồn tẻ cần thức dậy.

Bạn sẽ bắt gặp những lời nói kiểu như: “Hạnh phúc không đến từ danh vọng, tiền bạc…vật chất thì đưa hết tài sản cho tôi đi, để xem lúc đói có chén cháo nào để húp không, lúc nhức đầu có viên thuốc nào để uống!”

Những định kiến của xã hội như một lực mạnh mẽ kéo chúng ta vào guồng quay tìm kiếm và tích góp. Con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực không phụ thuộc vào các khoái lạc giác quan, cũng không phải là hành hạ bản thân. Mà nó chỉ đơn giản là trân quý những gì đang có, chia sẻ những điều tốt đẹp và phản ứng tích cực với những thay đổi trong cuộc sống.

Để nhận ra hạnh phúc đích thực đòi hỏi kỷ luật và nỗ lực. Nhưng được nuôi dưỡng bởi hạnh phúc, kỷ luật trở nên vui vẻ và nỗ lực trở nên rộng rãi và thoải mái. Nó trở thành một chu kỳ gieo mầm an lạc ngày càng phát triển, rõ ràng và thấu hiểu.

Bắt đầu ngay bây giờ bằng cách tham gia vào các hành động tích cực và loại bỏ những hành động tiêu cực. Ngày mà một người bắt đầu hiểu được giá trị những gì họ đang có, ngày hôm đó họ sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa thật sự của hạnh phúc.

Hoa Sen Phật – Theo: chúng tôi – howtobehappy.guru

Không Chỉ Là Ngôi Nhà, Đây Là Nơi Tìm Thấy Niềm Hạnh Phúc Đích Thực…

Mang theo định nghĩa rất cụ thể và khá toàn diện ấy, chúng tôi thử đi tìm một không gian sống ở nơi “đất chật người đông” như chúng tôi – một không gian sống có thể áp dụng đủ đầy “triết lý về hạnh phúc”.

Không gian sống hạnh phúc thời 4.0: Có thật sự khó tìm?

Thoạt đầu, khi nghe định nghĩa về hạnh phúc, cách kiếm tìm hạnh phúc rất cụ thể của người dân Bhutan, chúng tôi không khỏi tò mò: Tại sao con người cần phải hiểu sâu sắc về bản thân mình, thân thiện với những người xung quanh và chan hòa với thiên nhiên mới có thể tìm thấy niềm hạnh phúc?

Nhưng hóa ra, lý giải của người dân Bhutan rất dễ hiểu. “Kết nối với chính mình” không phải điều gì quá cao siêu. Ở đây, đơn giản là không ngừng lắng nghe & yêu thương bản thân. Trong đó, biết cách nghỉ ngơi hợp lý và điều độ mang tới nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần, giúp con người nơi đây luôn căng tràn năng lượng, khỏe khoắn, hạnh phúc hơn.

Hoà hợp với thiên nhiên là 1 trong 3 yếu tố xây dựng nên hạnh phúc

Thứ đến, với cộng đồng, cư dân Bhutan luôn đề cao sự thân thiện, đối xử bình đẳng, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Khi tất cả các mối quan hệ xã hội đều được xây dựng trên nền tảng của sự tin yêu & quý mến chân thành, con người sẽ lạc quan và vui vẻ hơn.

Và cuối cùng, yếu tố để tạo nên hạnh phúc cho người dân Bhutan chính là thiên nhiên. Với vị trí nằm kề bên dãy núi Himalaya, 72% diện tích đất nước được bao phủ bởi rừng. Người dân Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn so với các quốc gia khác. Trong kỳ nghỉ thay vì phải chen chúc tại khu đô thị ngột ngạt, ô nhiễm, họ có thời gian đủ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Khi kết hợp cả 3 yếu tố trên một cách hài hòa, chúng ta sẽ đạt đến trạng thái cân bằng, thể chất khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái. Chúng ta thấy cuộc sống của mình đầy ý nghĩa và đó chính là một hạnh phúc giản dị, trong lành.

Với một định nghĩa như thế, đã bao giờ bạn tự hỏi ở những thành phố không ngủ như chúng tôi giữa nhịp sống hối hả, giữa những tòa nhà san sát nhau, liệu chúng ta có thể tìm thấy một “Bhutan” nho nhỏ cho mình, một “thiên đường hạnh phúc” nơi con người có thể kết nối với chính mình, với cộng đồng và với thiên nhiên?

Diamond Centery: Nơi tìm về hạnh phúc đích thực

Chọn lọc giữa rất nhiều thông tin, mang theo niềm hi vọng tìm kiếm một “Bhutan” giữa lòng đô thị, chúng tôi đến với Celadon City, khu đô thị đẳng cấp quốc tế sở hữu thảm xanh lớn vào hàng bậc nhất TP.HCM.

Diamond Centery dành cho cư dân với những tiện ích nghỉ dưỡng 5 sao, như một cách trải nghiệm từng phút giây quý báu mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi và sở thích cá nhân, cư dân ở mọi lứa tuổi rất dễ tìm được những không gian thư giãn tuyệt mỹ, như thư viện đọc sách yên tĩnh, vườn thiền thư thái, đường chạy bộ năng động hay nơi thưởng trà ngắm hoàng hôn. Dù với tiện ích nào, điều nhà kiến tạo gửi gắm vẫn là khuyến khích cư dân phát triển các giác quan, giúp họ cảm nhận trọn vẹn cuộc sống, lắng nghe và chăm sóc cơ thể bằng tất cả yêu thương để tìm ra cội nguồn hạnh phúc.

Đắm mình giữa mây, trời, cỏ, cây để tận hưởng từng khoảnh khắc yên bình hạnh phúc

Là nhà kiến tạo đô thị dày dặn kinh nghiệm từ Malaysia, Gamuda Land hiểu rằng, yếu tố cốt lõi góp phần làm nên sự phát triển bền vững của một khu đô thị là ở cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, khi là một phần của cuộc sống chan hòa trong một cộng đồng văn minh, thân thiện, bạn sẽ cảm thấy an toàn, gắn kết, từ đó đễ dàng tìm được niềm vui & cảm hứng sống mỗi ngày. Tại Diamond Centery, nhà kiến tạo luôn chú trọng tới việc phát triển hệ thống tiện ích và không gian chung cùng nhiều hoạt động tinh thần giúp tăng sự kết nối cư dân. Bạn có thể tìm đến với phòng chiếu phim ngoài trời, sân golf giả lập, khu BBQ… để hòa mình vào các sinh hoạt cộng đồng, gắn kết với bạn bè, người than hay những cư dân đồng cấp.

Đặc biệt, việc kết nối với thiên nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu mà bất kỳ dự án nào của Gamuda Land đều hướng tới. Được đặc biệt thiết kế để mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn, Diamond Centery không chỉ được bao bọc bởi thảm xanh 16ha và 3 hồ tự nhiên mà còn được ưu ái dành riêng 70% tổng diện tích dự án cho cảnh quan và tiện ích đặc quyền riêng, nơi bạn đúng nghĩa sống hòa mình giữa thiên nhiên. Đó là chưa kể, việc sống xanh còn mang đến cho các con bạn một tuổi thơ tươi đẹp đúng nghĩa. Bởi ở đây, trẻ nhỏ luôn học hỏi, phát huy trí sáng tạo, hoàn thiện từng kỹ năng thông qua quá trình tiếp xúc, chơi đùa giữa thiên nhiên.

Hòa mình tận hưởng không gian trong lành mỗi buổi sớm cùng các cư dân Diamond Centery

Không phải là một Bhutan ẩn mình giữa mây và núi, ngay giữa lòng một đô thị trẻ năng động như chúng tôi hóa ra vẫn không khó để tìm được một chốn về hạnh phúc. Thử bắt đầu bằng nụ cười với người bạn đời, bước chân chạy bộ cùng con trai, một cái vẫy tay chào người hàng xóm, những phút giây tĩnh lặng nơi vườn thiền… Thử đắm mình trong làn nước hồ bơi, sảng khoái chia sẻ từng câu chuyện bất tận ở khu BBQ với bạn bè… Thử hít một hơi sâu không khí mát rượi trong lành, lắng nghe tiếng chim ríu rít, ngắm một chú sóc mon men muốn tới gần… Bạn sẽ chợt nhận ra hạnh phúc không phải là một khái niệm trừu tượng, nó gần gũi thân quen như mỗi khoảnh khắc bạn đang trải nghiệm, tại một nơi tên là Diamond Centery!

Mảnh ghép cuối cùng Diamond Centery thuộc Khu đô thị đẳng cấp quốc tế Celadon City.

Địa chỉ: Khu nhà mẫu Celadon City, số 68, đường N1, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú

Nhà mẫu Gamuda Land: 199A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, Tp.HCM

Hotline: 090 334 0888

Website: https://gamudaland.com.vn/celadoncity/diamond-c/

Trường Thịnh

Hạnh Phúc Là Gì, Top Định Nghĩa Về Hạnh Phúc Hay Nhất

Buổi sáng thức dậy, xếp hàng mua bữa sáng, có người không lễ phép chen ngang trước mặt bạn. Liệu bạn có tức giận hay không? Có người chính là sẽ căm phẫn bất bình, tức giận mà không có nói ra, để rồi cả ngày ấm ức khó chịu vì điều này. Nhưng cũng có người thì mỉm cười bỏ qua, căn bản không để trong tâm, dường như chuyện đó không có chút ảnh hưởng gì đến họ vậy.

Không để tâm tới những điều không tốt của người khác, chính là giữ cho tâm mình không biến động bởi ngoại cảnh, luôn thư thái ung dung, vậy chẳng phải đó chính là để lòng mình luôn thấy hạnh phúc, thoải mái.

Ở đơn vị, lãnh đạo hoặc đồng nghiệp trợn mắt chu mỏ với anh ta, có người trong lòng sẽ cảm thấy bực tức khó chịu, thậm chí bắt đầu sầu não; nhưng cũng có người thì giống như không nghe thấy gì cả, nên làm sao thì cứ làm như vậy thôi.

Có câu, khi con chó cắn bạn thì lẽ nào bạn phải quay lại cắn lại nó? Để tâm mình cao hơn những điều tâm thường nhỏ nhặt, bạn sẽ thấy trong lòng hạnh phúc, đó là thứ hạnh phúc của trí huệ.

Về đến nhà, bởi con cái ở trường nghịch ngợm, thầy giáo đến nhà tìm gặp, có người sẽ tức giận lôi con ra đánh một trận; nhưng có người thì sẽ thiện ý dạy dỗ con cái, cũng sẽ không chút tức giận.

Dù sao thì giận dữ cũng không làm con tốt hơn hay thông minh hơn, trái lại làm nó hình thành một thói quan che giấu mọi sự vì sợ hãi cha mẹ. Nhưng bình tĩnh, bao dung sẽ mang lại cho con sự tin tưởng, kính trọng trong suốt cuộc đời.

Người mà trong tâm lúc nào cũng đều bình thản ôn hòa, họ nhờ vào cái gì đây? Chính là bởi họ đủ rộng lượng, khoan dung, thông cảm với người khác. Họ hiểu được tha thứ chính là giải thoát cho người và cho mình, điều có được chính là tâm hồn bình thản, đường đời thuận lợi và hạnh phúc.

Cũng có người trái lại sẽ xuất hiện trạng thái tuần hoàn ác tính, cả ngày đều trải qua trong phẫn nộ và bất bình, suốt đời chỉ thấy bão tố trong lòng mà không sao biết được bình yên…

Nguyên hạnh phúc chính là đơn giản như vậy, chỉ cần một tấm lòng khoan dung là đã đủ rồi. Hạnh phúc vốn ở ngay trước mắt chúng ta, gần trong gang tấc mà lại có cảm giác tựa như xa tận chân trời.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 1

Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 2

Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 3

Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thân tâm đều cảm thấy tự do, không ngừng làm những việc mình thích.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 4

Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 5

Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm quan bao lớn, mà là vô luận đi đến nơi nào, mọi người đều khen bạn là một người tốt.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 6

Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon ăn mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 7

Top định nghĩa về hạnh phúc hay nhất – 8

Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây.

thuyết trình hạnh phúc là gì

giải thích hạnh phúc là gì

thế nào là hạnh phúc

cuộc sống hạnh phúc là gì

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hạnh Phúc Đích Thực Là Gì ? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!