Đề Xuất 3/2023 # Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 9 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiểu đúng về chữ, từ và ngữ

24/01/2015 bởi Thành

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai thành tố là tiếng nói (âm) và chữ viết. Tiếng nói là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Chữ viết là sự mã hóa tiếng nói để truyền cho những người không nghe được trực tiếp như ở xa hay hậu thế. Tiếng nói thì tiếng Việt mượn khá nhiều âm của tiếng Trung Quốc (trên 60%), nhưng chữ viết thì chúng ta không còn viết như người Trung Quốc nữa.

Từ giữa thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu dùng chữ Quốc Ngữ (hệ chữ Latin) để viết. Chữ Quốc Ngữ do các giáo sĩ đạo Cơ Đốc (Kitô giáo) – đến từ phương tây để truyền đạo – sáng tạo ra. Theo sự sáng tạo này, thì mỗi một âm mà hóa bằng một từ, do các (40) chữ cái và năm dấu ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc khi viết họ vẫn dùng hệ chữ tượng hình, một âm mã hóa bằng một chữ. Hệ chữ tượng hình, thì một “chữ” của họ tương đương với một “từ” (word) của ta.

1. Chữ

Chữ (tự) tiếng Trung là từ (word) trong tiếng Việt, chữ Trung là các ký tự của hệ chữ tượng hình. Một “chữ” tiếng Trung tương đương với một “từ” tiếng Việt. Ví dụ: chữ 子 trong tiếng Trung (đọc là tử) là từ “Tử” trong tiếng Việt. Chữ này nghĩa là “con” hoặc “nhà thầy” – người đàn ông đức hạnh, có học vấn. Còn khi nói “chữ ” trong tiếng Việt là nói về các chữ cái: a, ă, â, b, c… Từ “Tử” do hai chữ “T”, “ư” và dấu hỏi ghép lại mà thành.

Đơn vị âm nhỏ nhất (âm vị) của tiếng Việt là chữ cái chứ không phải từ. Tuy nhiên, các âm (có nghĩa) sử dụng trong cuộc sống lại được mã hóa bằng các từ, chữ không phải chữ cái. Tuy nhiên, có những từ chỉ có một chữ cái như: a, e, ê, o, ô, u, ư như o là một cô gái ở miền Trung, u là mẹ ở miền Bắc… Tiếng Việt (phát âm) vay mượn nhiều từ tiếng Trung (lưu ý tiếng nói khác chữ viết), nên có sự khác nhau sau đây:

Chữ Quốc Ngữ thì phát âm thế nào viết thế ấy. Ví dụ: từ “hồ” – phát âm là “hồ” – “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” đều viết là “hồ” – do hai chữ “h”, “ô” và dấu huyền ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc dùng hệ chữ chữ tượng hình. Tiếng Trung Quốc phát âm như nhau (đồng âm) nhưng viết ra các chữ khác nhau, phải xem viết ra chữ nào mới dịch được nghĩa. Như ví dụ trên, trong tiếng Trung, ba chữ “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” viết khác nhau, lần lượt là (糊), (湖) và (壺).

Thêm nữa, tiếng Trung lại có nhiều “chữ” có nhiều nghĩa khác nhau, như chữ 子 (tử) ở ví dụ trên có đến hơn mười nghĩa: con trai, con cháu, giống cây, nhà thầy… Khổng Tử là ông thầy họ Khổng, Lão Tử là ông thày già… Phu tử là một người thày, từ này mang tính tôn kính, thường để gọi người thày có đức cao, đại diện cho một trào lưu nào đó trong lịch sử. Cũng đọc là “tử” nhưng nếu viết 死 lại có nghĩa là chết, viết là 啙 thì có nghĩa là yếu, kém…

2. Từ

Từ trong tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Nhiều người vẫn nhầm từ ghép là hai, ba từ. Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ “nghiêng” – có bảy chữ cái, từ ngắn nhất chỉ có một chữ cái đó là các từ như: o – cô gái, u – mẹ, y – hắn, nó…, một nghĩa khác của từ “y” là một ngành nghề chữa bệnh.

Ví dụ về từ ghép như từ “máy tính bảng” là một từ một ghép. Từ ghép không chỉ là ghép đôi, mà có thể còn là ghép ba, ghép bốn… Ví dụ: “máy tính xách tay” là từ ghép bốn. Nhưng đây cũng chỉ là một từ – mô tả một đồ vật mà thôi.

“Máy tính bảng” là từ chỉ cái máy tính bảng ngoài thực tế. Khi một người chưa biết máy tính bảng là gì. Họ chỉ vào nó và hỏi: “Đây là cái gì?”. Ta sẽ trả lời, nó là cái “máy tính bảng”. Từ đó, khi nói “máy tính bảng” người ta sẽ hiểu, vì đã hình dung được nó trong đầu.

Từ cũng có từ gốc và từ phái sinh. Ví dụ: từ “cái bát” là từ gốc, các từ “cái bát tô”, “cái bát con” là phái sinh của nó. Hay từ “máy tính” là từ gốc, các từ “máy tính bảng”, “máy tính xách tay”, “máy tính để bàn” là phái sinh của nó.

Thông thường, nghĩa của một từ sẽ có hai phần là nội hàm và ngoại diên. Tuy nhiên, với những từ gốc, thì nghĩa chỉ có nội hàm, không có ngoại diên. Với những từ phái sinh, thì nghĩa sẽ có đầy đủ cả hai phần nội hàm và ngoại diên.

Ví dụ: “Máy tính bảng” là từ phái sinh của từ “máy tính”. “Máy tính bảng là cái máy tính được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ dàng mang đi và sử dụng. Người dùng máy tính bảng tương tác với nó bằng cách nhấn vào màn hình cảm ứng”. Đó là định nghĩa về cái máy tính bảng.

Xin nhớ cho là, bên trên là “định nghĩa” về máy tính bảng, chứ không phải là “khái niệm” về nó. Vì máy tính bảng là một vật hữu hình, cụ thể, ta có thể nhìn thấy, cầm lấy nên ta có thể định nghĩa – cho từ mô tả nó – được. Còn khái niệm là khi ta muốn xác định nghĩa cho những từ chỉ những thứ vô hình, trừu tượng, khó hình dung…

Cũng xin nhớ cho là từ “máy tính bảng” viết trên giấy và âm “máy tính bảng” ta nói ra miệng là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là từ (ghép gồm ba từ đơn) ta viết trên giấy, còn một đằng là ba âm thanh (tiếng nói) ta phát âm ra miệng.

Trong từ ghép “máy tính bảng” đó, thì phần “là một chiếc máy tính” là nội hàm. Tức nó là một chiếc máy tính: một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Người ta dùng nó để học tập, làm việc và giải trí. Còn lại, phần từ đơn “bảng” là ngoại diên.

Trong định nghĩa “máy tính bảng”, khi sử dụng nội hàm của từ “máy tính”, thì người ta không cần phải viết lại đoạn: “là một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin” nữa. Còn ngoại diên “bảng” được hiểu là: “được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ mang đi và sử dụng”. Đây là đặc thù riêng, mở rộng thêm của máy tính bảng.

Và cuối cùng, “máy tính bảng” là một từ, chứ không phải là một khái niệm như nhiều người vẫn tưởng. Khái niệm và định nghĩa là hai động tác làm rõ nghĩa cho các từ ngữ.

3. Ngữ

Ngữ có hai loại là tục ngữ và thành ngữ.

1. Tục ngữ là những cụm từ đúc kết kinh nghiệm, tri thức trong dân gian từ đời này sang đời khác. Đó là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên dễ nhớ, dễ truyền. Tục ở đây không phải là nói tục, mà là nói thật, mộc mạc, dân dã… Đó là các câu như: nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, đàn gảy tai trâu, dĩ hòa vi quý, kiến giả nhất phận… Là sự đúc kết các kinh nghiệm.

2. Thành ngữ là những cụm từ đã hình thành được một tứ văn, và được cả cộng đồng công nhận. Thành ngữ thường ngắn gọn, súc tích và được dùng trong giao tiếp cho tiện, chứ không có việc đúc rút kinh nghiệm để giáo dục ở bên trong. Đôi khi ý muốn nói của thành ngữ lại khác xa với nghĩa của những từ cấu thành lên nó.

Có thể liệt kê ra rất nhiều thành ngữ như: vô hình trung, cao chạy xa bay, vô tiền khoáng hậu, vô thưởng vô phạt, ăn nên làm ra, tha hương cầu thực, gầm cầu gầm cống, lông gà lông vịt… Ta thấy, thành ngữ chỉ dùng để diễn đạt khi nói hoặc viết, chứ không có đúc rút kinh nghiệm để giáo dục.

Tục ngữ và thành ngữ khác nhau ở các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Hàng ngày, trong cuộc sống, ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn sáng tạo ra ngữ mới như: ông chú Viettel, vẫn chưa bị bắt, đúng quy trình, như đúng rồi, thông chốt, tự sướng, động cơ là gì, bánh mì không phải lương thực, ông ngoại…

Bạn Nghĩ Mình Đã Hiểu Đúng Về 2 Chữ “Gia Trưởng”? Hãy Nghĩ Lại!

Ngày nay, từ “gia trưởng” thường mang hàm nghĩa xấu: người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác thì bị gọi là “gia trưởng”. Ai ai cũng nhắc đến từ “gia trưởng” như thế!

Bởi vì từ “gia trưởng” xuất sinh từ thời cổ và xuất hiện nhiều trong Nho gia, nên nghiễm nhiên bị coi là tàn dư phong kiến, lạc hậu, đạo Nho vì thế cũng bị coi là trọng nam khinh nữ, phản tiến bộ.

“Gia trưởng” thực sự là gì ?

Bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là “người chủ gia đình”. Vì sao một gia đình lại cần có chủ? Trong thế giới quan của Nho gia, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hài hòa yên ấm thì xã hội mới thái bình thịnh trị. Ngược lại, gia đình lục đục thì xã hội cũng rối loạn. “Tề gia” và “trị quốc” có mối quan hệ khăng khít. Đức Khổng Tử nói: “Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con.”

Vua Cảnh Công khen rằng: “Ngài nói phải thay! Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu là ta có lúa thóc đầy kho, có chắc được ngồi yên mà ăn được không?”

“Tề gia” và “trị quốc” ấy lại bắt đầu từ “tu thân”. “Tu thân” là tu dưỡng đạo đức. Sách Đại Học có câu: ” Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín.”

Bậc gia trưởng muốn giáo dưỡng được con trẻ, duy trì được gia quy, thì trước tiên phải có đạo đức, vì “tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được“.

Như vậy có thể thấy, hai chữ “gia trưởng” vốn mang hàm nghĩa tốt đẹp, hài hòa. Bản thân chữ “Nho” trong Nho giáo là chữ “Nhân” đứng cạnh chữ “Nhu” mà thành, chỉ người vừa nhân đức vừa nhu thuận. Điều này chẳng trái ngược với quan điểm hiện nay cho nhà Nho là độc đoán, chuyên quyền hay sao? Nhà Nho là người học sách thánh hiền, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Chẳng thế mà người nào có phong thái thanh cao cũng được khen là “nho nhã”.

Gia trưởng phải chăng là “chà đạp coi thường phụ nữ”?

Dẫu vậy, không ít người hiện nay do hiểu lầm mà đả kích Nho giáo là “chà đạp phụ nữ”. Thật vậy chăng? Thực tế là, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì đó là hành vi “bất nhân, bất nghĩa”, sẽ bị các bậc trưởng thượng và gia tộc phê phán. Mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi. Phụ nữ tu dưỡng Công-Dung-Ngôn-Hạnh, khiến cho gia đình được yên ấm. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết, phê phán quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử, coi đó là hành vi bại hoại đạo đức và gia quy.

Nếu so với “giải phóng tình dục” hiện nay và “chà đạp phụ nữ” thì cái nào hơn? Ngày nay, người ta dường như rất coi trọng bình đẳng giới: em rửa bát thì anh phải quét nhà. Song “em rửa bát anh quét nhà” có đủ là tôn trọng phụ nữ không?

Khi ngày nay dục vọng và tà dâm lại được coi là “bản lĩnh đàn ông”, “tình một đêm” lại chứng tỏ “tư tưởng thông thoáng”, “ông ăn chả, bà ăn nem” thì các bậc tiền bối trong gia đình cũng không thể can thiệp vào. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến bao chuyện đau lòng: nạo phá thai tuổi vị thành niên, bệnh lây qua đường tình dục, gia đình lục đục bất hòa… Người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tuy trên bề mặt có luật pháp bảo vệ, nhưng thực tế đã không còn “tâm pháp” bảo hộ nữa.

“Nắm tay nhau cho tới bạc đầu” (Kinh Thi)

Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh tên Lưu Đình Thức, người Tề Châu (Sơn Đông ngày nay). Trước khi đỗ tiến sỹ, ông từng quen biết một người con gái tại quê nhà, đã xác định đi đến hôn nhân nhưng chỉ là chưa chính thức làm lễ ăn hỏi.

Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan nức tiếng một vùng. Trớ trêu thay, người con gái ấy lại lâm bệnh, đến nỗi mù cả hai mắt. Gia cảnh cô bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.

Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả hai mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn. Nếu ông nhất định muốn cùng nhà ấy kết thân, thì hãy lấy em gái của cô ta mới tốt”.

Lưu Đình Thức đáp rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn, chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng.”

Và rồi hai người người họ thành thân. Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, đôi vợ chồng chung sống hòa thuận, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy người con.

Kết

Lòng chung thủy và tín nghĩa của nho sinh Lưu Đình Thức thể hiện trọn vẹn nhân sinh quan của Nho gia về đạo phu thê, trong đó người phụ nữ được bảo vệ bằng chuẩn mực đạo đức rất cao. Lưu gia là một “gia trưởng” đúng nghĩa. Vậy “gia trưởng” đích thực có nội hàm như thế nào, “gia trưởng” rốt cuộc là tốt hay xấu, hẳn chúng ta đã đều phân biệt rõ.

Ngôn ngữ chuyên chở nội hàm văn hóa (“Văn dĩ tải đạo”), bởi thế, sự hiểu lầm hay bóp méo ý nghĩa của từ ngữ có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý phủ định nét đẹp của văn hóa truyền thống. Nếu như mỗi người tự có thể ý thức được tư tưởng chân chính đằng sau mỗi câu chữ mình sử dụng, từ đó tìm về cội nguồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thì đạo đức mới được đề cao trở lại, thì các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội mới trở nên hài hòa thực sự.

Mã Lương- Hà Phương

Hiểu Đúng Về Virus Corona

Trước tình trạng dịch bệnh tăng nhanh và diễn biến phức tạp, người dân hoang mang lo sợ về các thông tin tràn lan trên mạng; Tính đến thời điểm hiện tại (31/01/2020) Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chưa tiếp nhận trường hợp nào nghi ngờ nhiễm virus corona. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cung cấp một số thông tin về dịch bệnh để người dân biết và chủ động phòng ngừa. Corona virus 2019 là gì?

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Nguồn gốc của virus corona 2019 từ đâu ?

Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà

Cơ chế 2019-ncov lây lan như thế nào?

Virrus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Những triệu chứng và biến chứng 2019-ncov có thể gây ra là gì?

Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Khuyến cáo của bộ y tế để chủ động phòng bệnh Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau: – Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. – Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. – Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. – Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. – Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Tĩnh Trương.

Đánh giá của Khách hàng

Địa chỉ liên hệ

Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành – P. Tân Dân – TP. Việt Trì – T.Phú Thọ

Điện thoại: 0210 6 254 179 – 0210 6 27 8888 Fax: 0210 6 254 103Email: bvdktinhpt@gmail.com

Số khách đã truy cập :

Số khách trực tuyến:

Đối tác

BV Đại Học quốc gia Chonnam Hàn Quốc

Hiểu Đúng Về Phương Pháp Montessori

Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dưới cách học thông qua các giác quan, coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt.

Phương pháp Montessori ra đời từ đầu thế kỷ XX do tiến sĩ người Ý Maria Montessori sáng lập và đã được hơn 5000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ,.. áp dụng thành công hơn 100 năm qua.

Điểm khác biệt so với các phương pháp giáo dụng khác

Phương châm giáo dục của Montessori là: Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn. Chính vì vậy mà trẻ có thể chủ động lựa chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ đổi quan hoạt động khác. Qua đó chuẩn bị cho trẻ tự lập và tự khám phá và tự sửa sai. Với phương pháp này, người lớn không nên can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

Montessori không có hệ thống thi đua. Kết quả học tập của trẻ được dựa trên những ghi chép hàng ngày của giáo viên, dựa trên những tiêu chuẩn: thái độ, hành vi, kiến thức và quan trọng hơn cả là trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được đến trường học và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Lợi ích của phương pháp Montessori đối với trẻ

Phương pháp này giúp giáo dục phát triển giác quan: các cháu được học để nhận biết cuộc sống bằng cả 5 giác quan thông qua các bài tập, trò chơi,…

Phát triển toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số, các hình học thông qua trò chơi Kidmarts và tài liệu giảng dạy.

Nói tóm lại, phương pháp Montessori nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ. Đây là phương pháp giáo dục duy nhất gặt hái được thành công khi trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua. Phương pháp này không những được áp dụng hiệu quả ở trẻ bình thường tới trẻ có khả năng tự nhiên đặc biệt mà còn phát huy đối với các trường hợp trí óc chậm phát triển hay tật nguyền cơ thể trên khắp thế giới.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!