Đề Xuất 6/2023 # Hợp Đồng Thương Mại Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại? # Top 7 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Hợp Đồng Thương Mại Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hợp Đồng Thương Mại Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hợp đồng thương mại là gì? Khái niệm hợp đồng thương mại? Đặc điểm của hợp đồng thương mại? Các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng thương mại?

2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù như sau:

Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2015. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Điều 398 Luật dân sự 2015 có quy định các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy không cần thiết.

Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng.

Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ hai: Về hình thức thì hợp đồng thương mại

Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”. Luật thương mại năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

“Hàng hóa bao gồm: i) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; ii) Những vật gắn liền với đất đai”.

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, hàng hóa được hiểu là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Dực vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản…

Thứ năm : Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Như vậy, hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại.

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận. Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi, việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định.

Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, luật thương mại là luật riêng của luật dân sự cho nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc trên.

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì một giao dịch có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên. Do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Nếu như người tham gia giao dịch không đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực và theo qui định của pháp luật sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện, pháp luật quy định mục đích, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lý do dẫn đến hợp đồng bị coi là vô hiệu.

Thứ tư, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quy định này. Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định. Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận.

Khái Niệm, Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo LTM 2005, cụ thể tại Điều 1 LTM 2005, theo đó bao gồm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.

Hợp đồng thương mại mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói chung, đồng thời mang những nét đặc trưng nhất định, trong đó có nổi bật 2 yếu tố cơ bản :

– Nội dung là các hoạt động thương mại.

– Được kí kết giữa các bên là thương nhân hoặc một bên là thương nhân ( được thê hiện ở yếu tố chủ thể )

1.Về chủ thể của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.

Nội dung của Hợp đồng thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tượng và giá cả.

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Điều 402 BLDS 2005 quy định ” Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :

– Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm .

– Số lượng, chất lượng

– Giá, phương thức thanh toán

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

– Quyền , nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

– Phạt vi phạm hợp đồng

– Các nội dung khác”

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy không cần thiết.

Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng.

Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điềukhoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi

2. Nguồn của pháp luật Hợp đồng

Nguồn của pháp luật hợp đồng là các căn cứ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế, đơn giản hơn nguồn là nơi chứa những quy định về pháp luật hợp đồng . ở Việt Nam, nguồn của pháp luật hợp đồng nói chung gồm các loại sau :

Hai văn bản pháp luật quan trọng nhất hiện nay là BLDS và LTM, đây là luật căn bản đối với kinh doanh. Đối với mỗi loại hợp đồng ở một lĩnh vực cụ thể lại có các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể. Ví dụ : các quy định về hợp đồng trong tổ chức kinh doanh có trong Luật Đầu tư 2005.

– Các nghị quyết, hướng dẫn, tổng kết của tòa án nhân dân tối cao

Các nghị quyết, hướng dẫn, tổng kết của tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán là một nguồn của pháp luật Hợp đồng, tương tự như án lệ

– Thói quen và tập quán thương mại

Việc áp dụng thói quen và tập quán thương mại chỉ xảy ra khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Khi đó, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng những thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà họ đã biết hoặc buộc phải biết . Trường hợp không có luật, tiền lệ, thói quen thì áp dụng tập quán thương mại, tức là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Mẫu Hợp Đồng Kinh Doanh Thương Mại, Môi Giới Thương Mại 2022

Mẫu hợp đồng thương mại? Mẫu hợp đồng môi giới thương mại? Các lưu ý khi soạn hợp đồng thương mại? Quy định về hợp đồng môi giới thương mại? Hạn chế trong quy định về hợp đồng môi giới thương mại? Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại? Khái quát về hợp đồng thương mại?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu hợp đồng kinh doanh thương mại, môi giới thương mại mới chuẩn nhất . Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Luật sư tư vấn luật về hợp đồng thương mại, hợp đồng môi giới thương mại trực tuyến: 1900.6568

Hôm nay, ngày………. tháng ………. năm………., tại , chúng tôi gồm:

Điện thoại: Fax:

Tài khoản ngân hàng:

Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc bán hàng với các điều khoản sau:

1.1 Hai Bên cùng có quan hệ mua bán với nhau theo quan hệ Bạn hàng trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.

1.2 Trong khuôn khổ Hợp đồng này, hai Bên sẽ ký tiếp các Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng (Bằng văn bản, điện thoại và thư điện tử) đối với từng lô hàng cụ thể. Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán, Đơn đặt hàng tương ứng.

2.1 Hàng hóa do bên Bán cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

2.2 Chi tiết về hàng hóa sẽ được các Bên chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán trong khuôn khổ của Hợp đồng này.

3.1 Số lượng hàng hóa, địa điểm giao nhận, chi phí vận chuyển được qui định cụ thể trong các Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.

3.2 Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tùy theo hai Bên thỏa thuận. Bằng chứng giao hàng gồm có:

Hóa đơn bán hàng hợp lệ

4. Giá cả và phương thức thanh toán

4.1 Các doanh nghiệp là bạn hàng của bên Bán sẽ được hưởng chế độ mua theo giá thống nhất với mọi bạn hàng theo chính sách giá của Công ty………………………………….

4.2 Đơn giá, tổng trị giá hàng hóa, thuế VAT, sẽ được ghi cụ thể trong Hợp đồng mua bán được ký kết bởi hai Bên.

4.3 Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán được qui định cụ thể trong từng Hợp đồng mua bán.

4.4 Thanh toán bằng tiền VND, tỷ giá thanh toán là tỷ giá trung bình cộng giữa tỷ giá bán ra của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tỷ giá bán ra của thị trường tự do công bố tại thời điểm thanh toán.

5. Trách nhiệm của các Bên

5.1.1 Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

5.1.3 Tư vấn cho Bên mua về sản phẩm và dịch vụ của Nhà cung cấp/Nhà sản xuất.

5.1.4 Đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới (nếu có).

5.1.6 Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng .

5.2.1 Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng này cũng như trong Thỏa thuận tín dụng.

5.2.2 Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Pháp luật Việt nam về quản lý và lưu thông hàng hóa. Bên bán không chịu trách nhiệm về các vi phạm pháp luật này của bên mua.

5.2.3 Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.

6. Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ giao dịch chính thức

Tên tài khoản

Số tài khoản

Tên ngân hàng

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Quyết định thành lập doanh nghiệp

Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

Quyết định ủy quyền ký thay Giám đốc và hoặc Kế toán trưởng (nếu có)

6.2 Hai bên thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc. Trong trường hợp nhân viên được ủy quyền giao dịch được ghi trên không được quyền tiếp tục đại diện trong việc giao dịch với Bên kia, hai bên cần có thông báo kịp thời, chính thức bằng văn bản/email/fax, gửi người đại diện liên lạc bên kia ngay lập tức và phải được đại diện liên lạc Bên kia xác nhận đã nhận được thông báo đó, nếu không, Bên gây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi hoàn chi phí thiệt hại cho Bên kia do việc chậm thông báo trên gây ra.

Bên Bán bảo hành tất cả các sản phẩm bán ra theo tiêu chuẩn bảo hành của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất về bảo hành sản phẩm. Để được bảo hành, các sản phẩm phải có phiếu bảo hành của Công ty FPT và Bên mua phải tuân thủ các qui định đã được ghi trên phiếu bảo hành.

8. Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn

8.1 Bên bán có quyền dừng giao hàng khi Bên mua đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc Bên mua chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ quá hạn được ký kết trong Thỏa thuận tín dụng giữa hai Bên. Trong trường hợp này, Bên mua có trách nhiệm thanh toán ngay theo qui định và chỉ khi Bên bán xác nhận việc thanh toán trên thì Hợp đồng mới được tiếp tục thực hiện.

8.2 Nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ. Biên bản thanh lý Hợp đồng có xác nhận bởi cấp có thẩm quyền của các Bên mới là văn bản chính thức cho phép Hợp đồng này được chấm dứt.

8.3 Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.

9.1 Bên Mua là Bạn hàng của Bên Bán và không Bên nào được thay mặt hay mang danh nghĩa của Bên kia giao dịch với khách hàng.

9.2 Không Bên nào được sử dụng một tên gọi nào đó mà có thể bao hàm rằng trụ sở chính của Bên kia là trụ sở của mình.

9.3 Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trên Hợp đồng này. Nếu một trong hai Bên cố ý vi phạm các điều khoản của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản về các hành vi vi phạm đó.

9.4 Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hai Bên cố gắng cùng nhau bàn bạc các biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Nếu vẫn không thống nhất cách giải quyết thì hai Bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án Kinh tế thành phố Hà nội, toàn bộ chi phí xét xử do Bên thua chịu.

9.5 Quyết định của Tòa án sẽ mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc các Bên thi hành. Trong thời gian Tòa án thụ lý và chưa đưa ra phán quyết, các Bên vẫn phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo qui định của Hợp đồng này.

10.1 Hợp đồng nguyên tắc này có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai Bên không có ý kiến gì thì Hợp đồng được tự động kéo dài 12 tháng tiếp theo và tối đa không quá 2 năm.

10.2 Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai Bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ theo điều 8.2 nói trên.

10.3 Các Hợp đồng bán hàng, Thỏa thuận tín dụng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này.

Hợp đồng Nguyên tắc bán hàng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

-Căn cứ Luật Thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-Căn cứ Nghị định…/CP ngày….. tháng….. năm….. của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại.

-Căn cứ(văn bản hướng dẫn các cấp các ngành).

-Căn cứ biên bản ghi nhớ ngày….. tháng….. năm…..

Hôm nay ngày….. tháng….. năm…..tại………. chúng tôi gồm có:

-Địa chỉ trụ sở chính:…….

-Điện thoại:………. Telex:………… Fax:……

-Đại diện là:……. Chức vụ: …..

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A.

-Địa chỉ trụ sở chính:……..

-Điện thoại:….. Telex:……… Fax:….

-Tài khoản số:……. Mở tại ngân hàng:………

-Đại diện là:………. Chức vụ: …..

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B.

Điều 1: Nội dung và công việc giao dịch

1. Bên B nhờ bên A tìm khách hàng có nhu cầu cần mua nhà xưởng (hoặc ô-tô, nhà ở) hiện đang được bên A giữ giấy tờ chính để thế chấp vay tiền tại ngân hàng, nay có nhu cầu bán để thanh toán nợ cho bên A.

2. Số đặc định tài sản: Nhà xưởng của bên B đặt tại số:….. Đường:….., Quận (huyện)….., thành phố (tỉnh):……(có thể mô tả sơ bộ về diện tích, kết cấu, hiện trạng sử dụng).

3. Giá bán được ấn định:…..

Điều 2: Mức thù lao và phương thức thanh toán

1. Bên B đồng ý thanh toán cho bên A số tiền môi giới là:……% trên tổng giá trị hợp đồng mà bên B đã ký kết với khách hàng.

2. Bên B thanh toán cho bên A bằng đồng Việt Nam với phương thức chuyển khoản (hoặc bằng tiền mặt).

3. Việc thanh toán được chia làm……lần.-Lần thứ nhất: 50% trị giá hợp đồng ngay sau khi người mua đặt tiền cọc.-Lần thứ hai: Số tiền còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi bên B và người mua làm hợp đồng tại phòng Công chứng…….

Điều 3: Trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên

2. Bên A được mời chuyên gia giám định hàng hóa khi khách hàng có yêu cầu, số tiền chi phí cho giám định bên B phải thanh toán cho bên A ngay sau khi bên A xuất trình hóa đơn hợp lệ.

4. Bên B tạo điều kiện tốt nhất để bên A hoàn thành nhiệm vụ của mình, trong điều kiện cho phép bên B có thể ủy quyền cho bên A làm thủ tục mua bán sang tên nhà xưởng cho người mua với chi phí là:……..đồng (số tiền chi phí này ngoài hợp đồng mà hai bên ký kết).

Điều 4: Điều khoản về tranh chấp

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).

2. Trong trường hợp không tự giải quyết được thì hai bên đồng ý sẽ khiếu nại tới tòa án. Mọi chi phí về kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 5: Thời hạn có hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngàyđến ngày……… Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó…….. ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.

2. Hợp đồng này được làm thành….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ….. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Trường hợp cần thiết các bên có thể đặt ra thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một ngày cụ thể khác ngày ký kết.

Thông thường, với những đối tác (bạn hàng) có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này.

Đơn vị cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Nếu phạt hợp đồng thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm (không phải tổng giá trị hợp đồng như mọi người vẫn tưởng). Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì phần phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

Muốn phạt vi phạm, bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi vi phạm. Còn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Cần lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là luật của bên mua hay là luật của bên bán hay là luật quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Nhằm tránh rủi ro vì thiếu hiểu biết luật pháp của nước ngoài hay pháp luật quốc tế, thương nhân Việt Nam nên chọn luật Việt Nam để áp dụng cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

1. Khái niệm Hợp đồng môi giới thương mại

Theo quy định của điều 150 , môi giới thương mại là ” LTM 2005hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

2. Đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại

– Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại được xác lập bởi hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới. Bên được môi giới phải là thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại điều 6 LTM 2005 để có thể được thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có cùng ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Theo pháp luật hiện hành, bên được môi giới không xác định được có nhất thiết là thương nhân hay không. Khi thực hiện hoạt động môi giới thương mại với các bên, bên môi giới sử dụng danh nghĩa của mình.

LTM 2005 không có quy định cụ thể về các quyền của bên được môi giới. Tuy vậy, căn cứ vào các nghĩa vụ của bên được môi giới, có thể xác định bên được môi giới có các quyền sau:

“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

Đến Luật thương mại 2005 đã bỏ đi quy định này và không quy định về các vấn đề trên . Luật thương mại 2005 quy định như vậy nhằm làm cho hoạt động môi giới thương mại được tiến hành linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện tuy nhiên cũng tất yếu làm phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn về tranh chấp hợp đồng môi giới. Trong xu thế phát triển của các nghành dịch vụ ở nước ta hiện nay thì việc quy định khung pháp lý cho các hoạt động dịch vụ thương mại là cần thiết và trong đó có hoạt động trung gian thương mại. Vì thế luật cần có hướng dẫn cụ thể về hợp đồng môi giới thương mại để làm nguyên tắc thống nhất cho các hoạt động môi giới chuyên ngành khác nhằm tạo ra sự thống nhất và hạn chế những rủi ro cho khách hành khi tìm đế n các ” cò môi giới”.

Chào luật sư, nhờ luật sư giải đáp hộ tôi thắc mắc sau: Công ty TNHH A ký hợp đồng ủy quyền cho công ty TNHH B mua hàng của công ty cổ phần C. Tuy nhiên đến thời hạn giao hàng mà công ty C vẫn chưa giao đủ số hàng cho công ty B. Do đó, công ty B bị công ty A phạt vi phạm hợp đồng 30 triệu. Theo như đó thì công ty B có thể đòi lại 30 triệu tiền bi phạt từ công ty C hay không? Công ty B có thể phạt công ty C do vi phạm hợp đồng hay không?

“Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Thì công ty C phải bồi thường cho công ty B khoản tiền 30 triệu cùng những thiệt hại khác phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của công ty C.

“Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Sẽ có hai hướng giải quyết như sau:

Trường hợp trong hợp đồng mua bán giữa công ty B và công ty C không có quy định về phạt vi phạm. Do phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi có thảo thuận trước nên ở đây công ty C không phải chịu khoản phạt vi phạm nào mà chỉ phải chiu trách nhiệm về phần bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, các thành phần kinh tế ngày một đa dạng và phong phú làm cho các quan hệ kinh tế cũng thay đổi theo. Hợp đồng thương mại trở thành phương tiện phục vụ cho mục đích kinh doanh trên nguyên tắc các chủ thể tự nguyện, bình đẳng với nhau. Một cách khái quát, hợp đồng thương mại chính là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Do đó, hợp đồng thương mại đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên; đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung khi tham gia giao kết hợp đồng; đều có những vấn đề cơ bản như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu… Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thương mại nên hợp đồng thương mại có những vấn đề được quy định có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống như: chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng…

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

Ngôn Ngữ Hợp Đồng Thương Mại Tiếng Anh

NGÔN NGỮ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH

THE LANGUAGE OF A COMMERCIAL CONTRACT IN ENGLISH

Nguyễn Phước Vĩnh Cố – Đại học Đà Nẵng –

“Now it is hereby agreed …”

Tóm tắt

Trong một thế giới toàn cầu hóa, vai trò của tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực thương mại. Hợp đồng thương mại tiếng Anh là một văn kiện pháp lý cần thiết trong giao dịch quốc tế. Để hiểu đầy đủ nội dung một hợp đồng thương mại, trước hết người học cần có kiến thức về cấu trúc một hợp đồng thương mại và cách diễn đạt của nó. Bài báo giới thiệu cấu trúc của một hợp đồng thương mại tiếng Anh, được mô tả theo chức năng, từ vựng và ngữ pháp mà người học có thể gặp phải khi đọc hay dịch hợp đồng thương mại.

Từ khóa: Tiếng Anh pháp lý; hợp đồng thương mại; ESP; từ vựng chuyên ngành; đặc trưng ngữ pháp.

Abstract

In the globalised world, the role of English is becoming more and more important in every field, especially in business. Commercial contracts are legal documents essential for international transactions. In order to fully understand the content of commercial contracts, learnes must first have an insight into how English commercial contracts are structured and worded. The paper presents the structure of a commercial contract described in terms of its function, lexis and grammar which learners are likely to encounter when reading or translating commercial contracts

Key words: legal English; commercial contract; ESP; specialized vocabulary; grammatical features.

1. Lời nói đầu

Trong cuộc sống thường nhật, hợp đồng là một văn kiện pháp lý mà con người bình thường hay gặp phải nhất. Khi ta mua xe, thuê nhà, vay tiền ngân hàng thì ta phải cần đến một hợp đồng. Tuy nhiên, việc viết một hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh lại là trở ngại lớn đối với sinh viên ngoại ngữ xét về mặt nội dung (các thành phần chủ yếu) và đặc trưng ngôn ngữ (từ vựng và ngữ pháp). Hơn nữa, ngôn ngữ của hợp đồng thương mại (từ trang trọng, từ cổ, từ chuyên môn) cũng hoàn toàn khác với từ vựng phổ thông.Vì vậy, mục đích của bài báo là cung cấp cho sinh viên tiếng Anh cũng như sinh viên ngoại ngữ cấu trúc, từ vựng, và ngữ pháp của một hợp đồng thương mại tiếng Anh. Hy vọng rằng bài báo sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho sinh viên tiếng Anh cũng như sinh viên chuyên ngành luật khi soạn thảo một hợp đồng thương mại tiếng Anh.

2. Cấu trúc một hợp đồng thương mại tiếng Anh

Một hợp đồng thương mại tiếng Anh thường có các phần sau:

– Tên gọi hợp đồng (heading) – Phần mở đầu (commencement), ngày tháng lập hợp đồng (date) và các bên tham gia hợp đồng (parties) – Phần mở đầu của hợp đồng (recitals/preamble) – Các điều khoản thực thi (operative provisions) – Các điều khoản định nghĩa (definitions) – Điều khoản nghĩa vụ đối ứng hay lợi ích trao đổi giữa các bên giao kết hợp đồng. (consideration) – Luật áp dụng (applicable law) – Điều khoản ngôn ngữ (language) – Điều khoản hiệu lực từng phần (severability) – Điều khoản bảo hành (warranties), điều khoản hạn chế và miễn trách nhiệm (limitation and exclusion clauses). – Điều khoản kết thúc hợp đồng (testimonium clause)

– Tên gọi hợp đồng (heading).

– ‘Purchase Contract/Agreement’ (Hợp đồng mua hàng)’, ‘Sale Contract/Agreement’ (Hợp đồng bán hàng).

– Phần mở đầu (commencement), ngày tháng lập hợp đồng (date) và các bên tham gia hợp đồng (parties).

Phần này thường mở đầu bằng một cụm từ mô tả đặc tính của hợp đồng.

– ‘This Sale and Purchase Agreement’ (Hợp đồng mua và bán hàng này). Các bên tham gia hợp đồng cũng được giới thiệu ở phần này bằng cụm từ ‘by and between X and Y’ (giữa công ty/một bên ‘X’ và công ty/một bên ‘Y’) cùng với ngày, tháng và năm.

– ‘This SALE AND PURCHASE AGREEMENT is made this fourteenth day of March 2000 by and between X and Y …’

– Phần mở đầu của hợp đồng (recitals/preamble)

– This Contract is signed in … on Dec. 24, 1998 by and between … Company (hereinafter referred to as the ‘Licensee’) on the one hand, having its registered address in … its legal address is … and … Company (hereinafter referred to as the ‘Licensor’) on the other hand, having its registered address in … , its legal address is … .

Hợp đồng này được ký kết tại … vào ngày 24 tháng 12 năm 1998 giữa một bên là Công ty … (sau đây được gọi là “Bên được cấp phép”), có địa chỉ đăng ký tại … , địa chỉ pháp định là … và bên còn lại là Công ty … (sau đây được gọi là “Bên cấp phép”x), có địa chỉ đăng ký tại … , địa chỉ pháp định là … .

Whereas the Licensor posseses know-how for the designing, manufacturing, installing and marketing of … ;

Xét rằng Bên cấp phép sở hữu bí quyết kỹ thuật về thiết kế, sản xuất, lắp đặt và tiêu thụ …;

Whereas the Licensor has the right and desires to transfer the aboved-signed know-how to the Licensee;

Xét rằng Bên cấp phép có quyền và mong muốn chuyển nhượng bí quyết kỹ thuật đã đăng ký ở trên cho Bên được cấp phép;

Whereas the Licensee desires to design, manufacture, sell and export … by using Licensor’s know-how;

Xét rằng Bên được cấp phép mong muốn sử dụng bí quyết kỹ thuật của Bên cấp phép để thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu ….

Therefore, in consideration of the premises and the mutual conveniences, the Licencee and the Licensor, through consultation, agree to enter into this Contract under the terms and conditions set forth as follows:

Vì vậy, căn cứ vào những lý do nêu trên và lợi ích của cả hai bên, thông qua hội đàm, Bên được cấp phép và Bên cấp phép đồng ý ký kết hợp đồng này theo các điều khoản như sau:

– Các điều khoản thực thi (operative provisions)

Thường được bắt đầu bởi các diễn đạt như: ‘The Parties Hereby Agree as follows…’ (Hai bên đồng ý/thống nhất thỏa thuận các điều khoản như sau …) hoặc ‘Whereby it is Agreed as follows …’ hoặc ‘NOW IT IS HEREBY AGREED by and between the parties as follows …’ (Nay hai bên đồng ý các điều khoản như sau …).

– Các điều khoản định nghĩa (definitions)

Phần này thường được dùng để làm rõ nghĩa các khái niệm quan trọng (từ, cụm từ) cần thiết trong hợp đồng, việc giải thích/định nghĩa các khái niệm đó rất cần thiết.

-‘Patents’ means those letters of patent, unity models and applications therefore presently owned or hereafter acquired by Party B and/or which Party B has or may have the right to control or grant Licence thereof during the term hereof in any or all countries of the world and which are applicable to or may be used in the manufacture of the Product.

‘Bằng sáng chế’ có nghĩa là giấy chứng nhận sáng chế, các kiểu mẫu và ứng dụng có tính duy nhất hiên bên B đang sở hữu hoặc sẽ có được và/hoặc Bên có hoặc có thể có quyền nắm giữ, hoặc cấp phép sử dụng chúng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng tại bất cứ hoặc tất cả quốc gia trên thế giới, và có thể ứng dụng hoặc có thể được sử dụng vào việc sản xuất sản phẩm.

– ‘Technical Information’ means confidential engineering data, drawings, specifications, and procedures, brochures, catalogs, and all other technical information necessary to the manufacture, operation, sale, and service of the product, which are owned or hereafter acquired by Party B has or may have the right to control and furnish to the Party A during the term of this Contract.

‘Thông tin kỹ thuật’ có nghĩa là các dữ liệu bí mật kỹ thuật, bản vẽ, quy cách kỹ thuật, và quy trình sản xuất, các tập sách mỏng, sách in mẫu hàng và tất những thông tin kỹ thuật khác cần thiết cho việc sản xuất, vận hành tiêu thụ và bảo trì sản phẩm mà bên B đang sở hữu hoặc sẽ có được và/hoặc bên B hoặc có thể có quyền kiểm soát và cung cấp cho Bên A trong suốt thời gian hợp đồng này.

– Điều khoản nghĩa vụ đối ứng hay lợi ích trao đổi giữa các bên giao kết hợp đồng. (consideration) Phần này thường được dùng để nêu việc suy xét….

‘In consideration of Seller’s undertaking to sell the shareholding, Purchaser shall pay Seller on the date hereof an amount equal to the sterling equivalent of twenty thousand US dollars ($20,000)’.

Xét đến người Bán cam đoan bán số cổ phiếu nắm giữ, người Mua phải trả cho người Bán vào ngày được nêu trong hợp đồng bằng bảng Anh tương đương 20.000 đô la Mỹ.

– Luật áp dụng (applicable law)

Phần này đề cập các luật sẽ chi phối hợp đồng. ‘This Agreement shall be governed by, and construed in accordance with, the law of England’.

Hợp đồng này sẽ bị chi phối bởi, và giải thích theo, luật pháp của nước Anh.

– Điều khoản ngôn ngữ (language clause)

Hợp đồng này được ký vào ngày 24/6/17 tại thành phố Da Nang gồm hai bản được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau. Nếu có bất cứ sự khác nhau nào trong cách giải thích thì sẽ lấy bản tiếng Việt làm chuẩn. (điều khoản ngôn ngữ).

Done this 24th day of June, 2017 at Da Nang in duplicate in the English and Vietnamese languages, both texts being equally authentic. In case of any divergency of interpretation, the Vietnamese text shall prevail.

– Điều khoản Hiệu lực từng phần (severability)

Điều khoản này đảm bảo rằng khi một phần của hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì phần còn lại vẫn còn đầy đủ hiệu lực thi hành.

If any provisions of this Agreement shall be held invalid, the remainder shall, nevertheless, be deemed valid and effective.

Nếu bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng này sẽ bị vô hiệu, thì phần còn lại sẽ được coi là hợp lệ và hiệu quả.

– Các điều khoản thực thi khác (other operative clauses)

Gồm các điều khoản như: điều khoản bảo hành (warranties), điều khoản hạn chế và miễn trách nhiệm (limitation and exclusion clauses).

– Điều khoản kết thúc hợp đồng (testimonium clause)

Điều khoản này thường bắt đầu bằng cụm từ: “IN WITNESS WHEREOF/THEREOF”, tất cả đều viết hoa và thường được dịch là: “CHỨNG NHẬN DƯỚI ĐÂY”.

Ví dụ, ‘IN WITNESS WHEREOF, the parties hereto have caused this Contract to be executed in duplicate by their duly authorized officers or at the date written above’.

CHỨNG NHẬN DƯỚI ĐÂY: Các viên chức hoặc người đại diện có đầy đủ thẩm quyền của các bên ký hợp đồng này thành hai bản vào ngày được ghi trên.

3. Từ vựng và ngữ pháp trong một hợp đồng thương mại tiếng Anh

3.1 Từ vựng

3.1.1 Từ cổ (archaic words)

Các từ cổ thường gặp trong hợp đồng thương mại tiếng Anh là:

3.1.2 Từ đồng nghĩa/ từ gần đồng nghĩa (synonyms/near synonyms)

Trong hợp đồng thương mại thường có các kết hợp đặc trưng-các cặp từ đồng nghĩa và gần đồng nghĩa, đôi lúc là ba từ nhưng thường là hai từ. Các từ như thế có thể là danh từ: “terms and conditions” (điều khoản và điều kiện); có thể là động từ: “make and enter” (ký kết và bắt đầu thực hiện); có thể là tính từ: “null and void” (không có giá trị) và thậm chí là giới từ: “by and between” (giữa, các bên).

3.1.3 Từ vay mượn từ tiếng Pháp (words of French origin)

Một số từ vay mượn từ tiếng Pháp thường được dùng trong hợp đồng thương mại tiếng Anh như: effect (hiệu quả, hiệu lực), assurance (bảo đảm), signed (đã ký), agreeing (đồng ý), rules (luật lệ), terms (điều khoản), conditions (điều kiện), date (ngày tháng), contract (hợp đồng), force majeure (sự cố bất khả kháng).

3.1.4 Sử dụng các cặp từ có mối quan hệ lẫn nhau

Các cặp từ có mối quan hệ lẫn nhau thường gặp trong hợp đồng thương mại như: lessor (người chủ cho thuê)/lessee (người thuê nhà), licensor (bên cấp phép)/licensee (bên được cấp phép).

3.1.5 Sử dụng các từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành

– Shall: nghĩa phổ thông: “sẽ” dùng với ngôi thứ nhất/nghĩa chuyên ngành: “phải” dùng với ngôi thứ ba

– Consideration: sự suy xét (phổ thông)/điều khoản nghĩa vụ đối ứng hay lợi ích trao đổi giữa các bên giao kết hợp đồng – Equity: tính vô tư (phổ thông)/tính pháp lý (chuyên ngành)

3.2 Ngữ pháp

3.2.1 Động từ tình thái (modal verbs)

Những động từ tình thái như shall, must, have to, ought to, should, could rất phổ biến trong hợp đồng thương mại tiếng Anh.

Trong các hợp đồng và văn kiện pháp lý khác “shall” thường được dùng với ngôi thứ ba chỉ nghĩa vụ hay bổn phận.

‘The hirer shall be responsible for maintenance of the vehicle’. Người thuê phải chịu trách nhiệm bảo quản xe cộ.

3.2.2 Động từ ngôn hành (performative verbs)

Động từ ngôn hành là những động từ chỉ “những hành động được thực hiện bằng ngôn từ”. Trong hợp đồng thương mại, đặc biệt là ở phần các điều khoản thực thi (the operative provisions) thường bắt gặp các động từ ngôn hành như: “agree” (đồng ý), “promise” (hứa hẹn), “undertake” (cam kết), v,v.

3.2.3 giới từ (prepositions), cụm từ (phrases), cụm giới từ (prepositional phrases)

Subject to the terms to this Agreement, the Producer agrees to be bound by the terms to the following marketing agreement.

Dựa theo các điều khoản của các hợp đồng này, Nhà sản xuất đồng ý chịu sự ràng buộc của các điều khoản trong hợp đồng tiêu thụ sau đây.

In consideration of the Licences and technical assistance provided herein, the Joint Venture Company shall pay Party A technical assistance fees in USD.

Xét đến các giấy phép và sự hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp ở đây, Công ty Liên doanh sẽ thanh toán cho bên A phí hỗtrợ kỹ thuật bằng đô la Mỹ.

IN WITHNESS WHEREOF, the parties hereto duly executed this agreement this 22nd day of June nineteen hundred and ninety-nine.

CHỨNG NHẬN DƯỚI ĐÂY: Các bên trong hợp đồng đã ký hợp đồng này vào ngày 22 tháng 6 năm1999 này.

3.2.4 Dạng bị động (passive voice)

Một đặc trưng khác của hợp đồng thương mại tiếng Anh là việc sử dụng thường xuyên những động từ ở dạng bị động như: is agreed, shall be governed and construed, is made.

3.2.5 Viết hoa (capital letters)

Viết hoa các từ quan trọng hoặc các từ cần được định nghĩa.

‘The terms of the Lease …’ (‘Các điều khoản của Hợp đồng …’

3.2.6 Mệnh đề quan hệ rút gọn (reduced relative clause)

Hợp đồng thương mại tiếng Anh thường có mệnh đề quan hệ rút gọn như:

The Licencee and the Licensor agree to enter into this Contract under the terms and conditions set forth as follows.

4. Kết luận

Dù có nhiều loại hợp đồng trong tiếng Anh nhưng hầu hết các hợp đồng văn bản đều có chung cấu trúc gồm các điều khoản cơ bản nêu trên và dù đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại nhưng có rất ít các nghiên cứu cụ thể về nội dung và các diễn đạt của nó trong một hợp đồng thương mại; hơn nữa,cần có các nghiên cứu thêm về dịch hợp đồng thương mại vốn rất cần thiết cho sinh viên ngoại ngữ cũng như sinh viên chuyên ngành luật.

Tài Liệu Tham Khảo

[1] The Basic Anatomy of An English Language Contract. Truy cập ngày 8/3/2013 từ www.jura.uni.koeln.de/…/Intro.Contracts.doc [2] Alcaraz, E & Hughes, B (2002), Legal Translation Explained. Nxb STJEROME Publishing. [3] Brown, G.D & Rice, S (2007), Professional English in Use: Law. CUP. [4] Hồ Canh Thân & cộng sự (2007), Soạn Thảo và Dịch Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế. Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh. [5] Maltzev,V.A (1984), Essays on English Stylistics. Minsk. “Vysheishaya Shkola”. [6] Nguyễn Phước Vĩnh Cố (2011), Đặc Tính Từ Vựng và Ngữ Pháp của Tiếng Anh Pháp Lý. Truy cập ngày 18/3/2013 từ https://nguyenphuocvinhco.com/2011

[7] Trosborg, A (2013), An Analysis of Legal Speech Acts in English Contract Law. Truy cập ngày 18/3/2013 từ http://download2.hermes.asb.dk/archive/…/H06_05…

https://www.facebook.com/groups/VieTESOL/permalink/1290593437741799/

Post của Nguyen Phuoc VinhCo (https://www.facebook.com/vinhco.nguyenphuoc1/) trên VietTESOL

Comments

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hợp Đồng Thương Mại Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!