Cập nhật nội dung chi tiết về Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khái niệm khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market)
Khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market) là gì?
Khách hàng mục tiêu, trong một số trường hợp có thể gọi là thị trường mục tiêu, là tập hợp những khách hàng tồn tại trên thị trường, đã được xác định rõ bởi doanh nghiệp thông qua phân khúc thị trường, và là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Dĩ nhiên, những khách hàng này phải mang trong mình những nhu cầu, mong muốn có thể đáp ứng, thỏa mãn bởi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ ấy.
Lưu ý: khi đề cập đến khách hàng mục tiêu trong Marketing, hiển nhiên đó là tập hợp nhiều khách hàng có cùng một hay nhiều đặc điểm đã được doanh nghiệp xác định trước, chứ không phải một cá nhân đơn lẻ như nhiều bạn thường lầm tưởng.
Ví dụ về khách hàng mục tiêu? – FAQ
Ví dụ:
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp A là những người có độ tuổi từ 16 – 40, giới tính nam, thường xuyên hoạt động thể thao.
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp B là những doanh nhân có độ tuổi từ 25 – 50, có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp C là các công ty sản xuất giày dép tại khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Vai trò của khách hàng mục tiêu trong Marketing
Khách hàng mục tiêu có vai trò như thế nào đối trong hoạt động Marketing?
Khách hàng mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong chiến lược marketing, cũng như các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, định giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, và xây dựng trên phân phối dựa trên vị trí địa lý của khach hàng mục tiêu.
Mục tiêu cuối cùng của marketing là cung cấp giá trị đến khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm/dịch vụ, từ đó thu lợi nhuận về do doanh nghiệp.
Quy trình sàn lọc và xác định khách hàng mục tiêu
Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu? – FAQ
Việc xác định khách hàng/thị trường mục tiêu trong Marketing có vai trò hết sức quan trọng và trải qua các giai đoạn hết sức phức tạp. Bất cứ một sai lầm nào trong quá trình này sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể điều chỉnh hoạt động Marketing về đúng hướng. Ngược lại, việc chọn đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho việc kinh doanh sau này.
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng thông qua 4 bước:
Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp thực hiện các cuộc nghiên cứu với mục đích xác định lượng khách hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng, cũng như số lượng và quy mô của những đối thủ cạnh tranh có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.
Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp phân chia thị trường thành nhiều phân khúc (tập hợp những khách hàng có chung một hay nhiều đặc điểm)
Đánh giá phân khúc thị trường: Việc đánh giá phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định những phân khúc nào sẽ phù hợp với nguồn lực và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường đánh giá phân khúc thị trường dựa trên các tiêu chí sau:
Quy mô thị trường:
Số lượng khách hàng trong phân khúc.
Mức độ tăng trưởng
: Là chỉ số phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng trong phân khúc theo thời gian. Mức độ tăng trưởng càng cao thì cơ hội thu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi chọn phân khúc ấy sẽ càng lớn (nếu bỏ qua yếu tố cạnh tranh).
Mức độ cạnh tranh: Là chỉ số phản ánh mức độ khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh đang phục vụ phân khúc đó. Mức độ cạnh tranh càng cao thì cơ hội để doanh nghiệp có thể thành công càng thấp.
Số nhà cung cấp phù hợp để phục vụ khách hàng trong phân khúc: Số nhà cung cấp có trong phân khúc càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp thành công trang phân khúc càng cao và ngược lại.
Các chiến lược lựa chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu trong Marketing
Có bao nhiêu chiến lược chọn thị trường mục tiêu trong Marketing?
Có tổng cộng 4 chiến lược chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới: Chiến lược bao phủ chung, Chiến lược bao phủ phân biệt, Chiến lược thị trường ngách, Chiến lược thị trường vi mô.
1. Chiến lược bao phủ chung (mass marketing)
Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là gì?
Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách như nhau.
Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ:
EVN độc quyền cung cấp điện đến các hộ gia đình Việt Nam với dịch vụ như nhau, bất kể vùng miền.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và ít có sự phân hóa, chuyên biệt trong sản phẩm & dịch vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau.
Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung dần trở nên rất ít phổ biến, bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.
2. Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing)
Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là gì?
Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc.
Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực về nhân sự và tài chính dồi dào, với mục tiêu nắm phần lớn thị phần trên thị trường.
Ví dụ:
P&G nhắm đến thị trường sản phẩm giặt giũ (bột giặt, nước giặt, nước xã vãi trên khắp thế giới), nhưng sản phẩm ở mỗi quốc gia đều được tùy chỉnh, tối ưu khác nhau để phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc.
3. Chiến lược thị trường ngách (niche marketing)
Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là gì?
Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ chọn những phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc một cách tốt nhất.
Không phải lúc nào việc bao phủ thị trường cũng là tốt. Việc xác định được thị trường ngách phù hợp sẽ giúp gia tăng mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp lên rất nhiều lần mà không phải tốn quá nhiều chi phí để cạnh tranh với những đối thủ lớn.
Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ.
Ví dụ:
Thay vì lựa chọn phục vụ nhu cầu di chuyển bằng xe máy cho tất cả các đối tượng khách hàng như Honda, Yamaha… hãng Kawasaki lựa chọn chỉ phục vụ riêng cho những khách hàng có nhu cầu tham gia các cuộc đua xe, “phượt” bằng các mẫu xe phân phối lớn, được thiết kế chuyên biệt.
4. Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing)
Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là gì?
Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Đây là đặc điểm của chiến lược vi mô.
Ví dụ:
Marriott’s Renaissance được biết đến rộng rãi là một khách sạn chuyên phục vụ các khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những cách phục vụ khác nhau, từ phòng ốc đến dịch vụ ăn uống, giải trí…. tùy theo nhu cầu, yêu cầu, sở thích, đặc điểm… của từng khách hàng khi đến với khách sạn này
Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 3 Cách Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu
Trong mỗi kế hoạch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là điều tất yếu. Bởi lẽ, những đối tượng này chính là chìa khóa để các nhà kinh doanh thực hiện chiến dịch marketing.
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà nhà kinh doanh hướng tới trong giai đoạn thị trường nhất định. Những đối tượng này phải có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ và có khả năng chi trả cho những sản phẩm/dịch vụ đó.
Khách hàng mục tiêu bao gồm 2 nhóm:
Khách hàng tiềm năng.
Khách hàng thực sự.
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ và có khả năng chi trả cho những sản phẩm/dịch vụ đó
2. Xác định khách hàng mục tiêu có ý nghĩa như thế nào?
Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho môi giới như:
Tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị.
Khoanh vùng các đối tượng phù hợp cho các chiến dịch marketing và tập trung vào các đối tượng này.
Rút ngắn thời gian thực hiện chiến dịch, tiết kiệm được chi phí và nhân sự một cách đáng kể.
Tóm lại, xác định khách hàng mục tiêu có vai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho nhà kinh doanh. Do đó, trước khi triển khai bất kỳ một chiến dịch tiếp thị nào, môi giới cần xác định nhóm đối tượng khách mục tiêu dựa trên các tiêu chí phù hợp với thương hiệu.
3. Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng có khác nhau không?
Nhìn chung, khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu tương đồng với nhau về nhiều mặt trong bản chất. Tuy nhiên, xét một cách bao quát, chỉ sau khi xác định được khách hàng tiềm năng thì bạn mới từng bước phát triển nhóm đối tượng này thành khách hàng mục tiêu.
Nhìn chung, khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu tương đồng với nhau về nhiều mặt trong bản chất
4. 3 cách xác định khách hàng mục tiêu đơn giản, hiệu quả
4.1. Dựa trên nhân khẩu học
Những yếu tố bạn nên xác định trong nhân khẩu học bao gồm: Tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn,… Tùy vào đặc tính của sản phẩm mà một số yếu tố sẽ không quan trọng.
Nên nhớ, nếu bạn đang có một lượng theo dõi đông đảo trên Facebook, thì đừng quên tận dụng Facebook Insight để thu thập dữ liệu.
4.2. Tâm lý học
Dữ liệu về tâm lý học cho phép bạn hiểu sâu hơn vì sao khách hàng quyết định mua hàng. Tuy nhiên, dữ liệu về tâm lý thường mang giá trị rất cảm tính. Vậy nên, để thu thập được một cách chính xác là điều không hề đơn giản.
Có 3 vấn đề bạn cần xác định khi tìm hiểu tâm lý đó là:
Sở thích,
hoạt động – thói quen,
thái độ – ý kiến.
Khi tiến hành nghiên cứu tâm lý khách hàng bằng bảng phỏng vấn, bạn cần lưu ý đến cách đặt câu hỏi sao cho khách hàng mở lòng và thoải mái chia sẻ nhất. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng biết được đó có phải là khách hàng mục tiêu của mình hay không.
Dữ liệu về tâm lý học cho phép bạn hiểu sâu hơn vì sao khách hàng quyết định mua hàng
4.3. DMU
Có 06 vai trò trong DMU môi giới cần lưu ý, bao gồm:
Users (Người sử dụng).
Initiators (Người khởi xướng).
Influencers (Người ảnh hưởng).
Buyers (Người mua)
Gatekeepers (Người quản lý chi tiêu).
Decision makers (Người ra quyết định)
Nên nhớ, một người có thể đóng nhiều vai trò. Trong đó, 3 vai trò bạn cần tập trung vào để xác định khách mục tiêu là là users, influencers và decision makers. Cụ thể:
a) Users (Người dùng)
Người dùng là những người đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tại sao họ lại quan trọng và đáng để chúng ta nghiên cứu như một khách mục tiêu? Bởi vì họ đang có một vấn đề nào đó, và sản phẩm của bạn ở đây để giúp họ. Chính vấn đề đó đôi khi biến user thành initiator (người khởi xướng).
Ví dụ, bạn là một nhân viên kinh doanh bất động sản. Bạn cảm thấy bất tiện khi không có xe riêng để đưa khách tham quan dự án. Bạn đề xuất với sếp về việc sử dụng dịch vụ thuê xe theo tháng cho cả công ty. Như vậy, bạn vừa trở thành người dùng, vừa trở thành người khởi xướng.
b) Influencers (Người ảnh hưởng)
Người ảnh hưởng là bất cứ ai mà ý kiến của họ có tác động đến người ra quyết định mua hàng. Khi một chuyên gia hay một người nổi tiếng nhắc đến sản phẩm của bạn, doanh số có thể tăng gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, người ảnh hưởng cũng có thể là những người đã mua hàng và đang giới thiệu bạn với bạn bè, người thân của họ. Chính vì vậy, đây được xem như khách mục tiêu “ngầm” mà môi giới cần thật tinh ý để nhận biết và chăm sóc tận tình.
c) Decision Makers (Người ra quyết định)
Cái tên nói lên tất cả, người ra quyết định là người có tiếng nói cuối cùng về việc mua sản phẩm. Họ sẽ thu thập thông tin từ những người dùng, người có ảnh hưởng và những yếu tố khác để ra quyết định có mua hàng hay sử dụng dịch vụ hay không.
DMU xác định người có nhu cầu đang nằm ở đâu trong phễu marketing để chọn lọc ra những khách hàng mục tiêu phù hợp
Một ví dụ điển hình là người chồng thích mua một căn studio, nhưng người vợ mới là người quyết định có nên chi tiền mua hay không. “Người vợ” có thể không là người dùng, nhưng lại có đủ “quyền lực” khiến người làm marketing phải để tâm rất nhiều.
Như vậy, DMU xác định người có nhu cầu đang nằm ở đâu trong phễu marketing để chọn lọc ra những khách mục tiêu phù hợp.
Thực chất, cách xác định khách hàng mục tiêu trong marketing vừa khó lại vừa dễ. Nó khó nếu bạn chưa vẽ được chân dung người mua và tìm được các công cụ bổ trợ thích hợp. Và dễ nếu bạn đã thiết lập sẵn những ý tưởng, kế hoạch chi tiết cho hoạt động tiếp cận đối tượng tiềm năng của mình.
Đánh giá bài viết này
Continue Reading
Quản Trị Logistics Là Gì? Nội Dung, Mục Tiêu Và Chiến Lược
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Nội dung quản trị Logistics
Quản trị Logistics bao gồm nội dung rất rộng. Cụ thể như:
Để vận chuyển được nguyên vật liệu, hàng hóa… từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng cần phải nhờ vào các phương tiện vận tải. Do đó, vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động logistics.
Nếu bạn lựa chọn sự kết hợp hiệu quả của các phương thức vận tải sẽ giúp cải thiện được giá trị tạo ra cho khách hàng thông qua việc cắt giảm chi phí giao hàng, cải thiện tốc độ giao hàng và làm giảm thiệt hại cho sản phẩm.
Kho bãi chính là một trong những bộ phận chính của hệ thống Logistics. Đây chính là nơi để lưu giữ các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm trong cả quá trình chu chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của chuỗi cung ứng.
Dịch vụ khách hàng là một quá trình cung cấp những lợi ích được lấy từ các giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng và đảm bảo chi phí hiệu quả nhất. Mặt khác, giá trị gia tăng lại là sự hài lòng của khách hàng. Nó chính là một hiệu số giữa các giá trị đầu vào và giá trị đầu ra thông qua những hoạt động kinh tế có mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhau.
Hệ thống thông tin rất cần thiết và là một yếu tố không thể thay thế trong việc kiểm soát và hoạch định của quá trình quản trị logistics. Nhờ vào những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ giúp chúng ta đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.
Dự trữ là sự tích lũy sản phẩm ở các giai đoạn vận động từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra liên tục và được nhịp nhàng nhất.
Quản trị vật tư chính là yếu tố đầu vào của quá trình Logistics. Dù nó không ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nhưng lại giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động logistics. Bởi nếu như không có hoạt động quản trị vật tư hiệu quả thì không có sản phẩm tốt được ra mắt.
Hoạt động của quản trị vật tư gồm xác định các nhu cầu về vật tư, tìm nguồn cung cấp vật tư, mua sắm hoặc thu mua các vật tư, vận chuyển, nhập kho và lưu kho vật tư.
Logistics là một chuỗi tích hợp rất nhiều hoạt động khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi giảm chi phí ở công đoạn này thì có thể sẽ khiến cho chi phí ở công đoạn khác tăng. Như thế tổng chi phí của hoạt động sẽ không giảm mà có thể tăng và đi ngược lại với những mục đích của quản trị chi phí Logistics.
Mục tiêu và chiến lược của quản trị Logistics
Mục tiêu của quản trị Logistics
Quản trị Logistics là một hoạt động nhằm mang tới các mục tiêu như sau:
Đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi của thị trường cũng như các đơn đặt hàng của khách hàng.
Giảm thiểu về sự khác biệt trong dịch vụ logistics.
Giảm thiểu vấn đề hàng tồn kho nhằm giảm chi phí.
Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các nhóm lô hàng.
Giúp duy trì về chất lượng sản phẩm tốt nhất và cải tiến liên tục.
Hỗ trợ vòng đời sản phẩm và chuỗi logistics.
Chiến lược của quản trị Logistics
Đối với chiến lược của quản trị logistics sẽ bao gồm những chiến thuật sau:
Logistics tập hợp nhiều hoạt động, nó được xem như một hệ thống được tạo thành bởi các bộ phận có mối quan hệ đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó nếu muốn cải thiện bất kỳ phần nào của hệ thống cũng cần phải có sự nhận biết về ảnh hưởng của các phần khác trong hệ thống.
Một quyết định được đưa ra trong bất kỳ khâu nào cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của khâu khác và của cả hệ thống. Đồng thời sự cải thiện của lĩnh vực này cũng gây ra hậu quả tiêu cực cho lĩnh vực khác trừ khi những quyết định đó được điều phối giữa tất cả các lĩnh vực của logistics.
Việc tích hợp chuỗi cung ứng đòi hỏi phải thực hiện một loạt những bước khi xây dựng một mạng lưới logistics. Để tích hợp chuỗi cung ứng bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Định vị chuỗi cung ứng tại các quốc gia.
Xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả.
Chọn vị trí kho.
Chọn phương thức vận chuyển và các phương tiện vận chuyển.
Chọn đối tác phù hợp.
Phát triển hệ thống thông tin nghệ thuật nhà nước.
Cải thiện về thông tin liên lạc.
Hợp tác với các nhà cung cấp.
Theo dõi thông tin hàng tồn kho chính xác.
Giữ hàng tồn kho trong quá trình vận chuyển.
Giảm các đối tác trong chuỗi cung ứng xuống con số hiệu quả
Khi có càng nhiều đối tác trong chuỗi cung ứng việc quản lý sẽ càng khó khăn và tốn kém về chi phí. Đồng thời việc phân công giữa các đối tác cũng mất nhiều thời gian và tốn kiếm tiền bạc. Nếu bạn giảm được số lượng đối tác sẽ giúp giảm chi phí hoạt động, chi phí giữ hàng tồn kho và thời gian của quá trình.
Trong quản lý hàng tồn kho, rủi ro gộp chính là một phương pháp giúp làm giảm lượng hàng tồn kho thông qua việc gom hàng vào các kho tập trung. Khi rủi ro tồn kho tăng lên sẽ giúp cho chuỗi cung ứng giảm lượng dự trữ an toàn và chuyển sang quy trình đặt hàng trong khoảng thời gian ngắn. Khi cố gắng giảm hàng tồn kho theo cách này, nguy cơ hết hàng sẽ tăng lên nếu như lượng mua vượt quá kỳ vọng.
8 Mục Tiêu Chiến Lược Dân Số Việt Nam Đến Năm 2030
Đó là các mục tiêu tổng quát của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược với quan điểm chỉ đạo là quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh”.
Chiến lược đề ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi: duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiếu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước; cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiếu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.
Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số. Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%; tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm.
Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi; khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất. 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới truyền thông, vận động về dân số; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế.
Trong đó, về bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số, bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả.
Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công. Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. Nghiên cứu, thí điểm tiến tới hình thành quỹ dưỡng lão trên cơ sở đóng góp của người dân, bảo đảm mọi người đều được chăm sóc khi về già./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!