Cập nhật nội dung chi tiết về Khái Niệm Tác Phẩm Là Gì Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Tác phẩm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi chó người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
– Các bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác: Là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu hành dưới dạng văn bản.
– Tác phẩm sân khấu: Là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: Là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu úng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật, công nghệ, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liêu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác như phim truyền hình, video.
– Tác phẩm nhiếp ảnh: Là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kĩ thuật nào (thông qua phương pháp hoá học, kĩ thuật số hoặc phương pháp khác).
– Tác phẩm âm nhạc: Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng.
– Tác phẩm kiến trúc: Là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, cóng trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đổ thị, khu chức năng đô thị, khu dân Cư nông thôn. Trong đó mồ hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
– Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật, ứng dụng, bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự.
– Tác phẩm phái sinh, bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Đây là các tác phẩm được tạo ra từ các tác phẩm đã có. Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Phạm vi và tính chất các tác phẩm được bảo hộ theo Điều 14 Luật sỏ’ hữu trí tuệ rất rộng, không những là tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tuy nhiên, các sản phẩm trí tuệ này chỉ được công nhận là tác phẩm khi chúng đã được ấn định trên hình thái vật chất (vật mang tin) hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài bằng bất kì phương tiện hay hình thức nhất định nào đó đủ để người khác có thể biết tới tác phẩm. Vì thế, các kết quả của hoạt động lao động sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng, chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không thể nhận biết được nên chưa được coi là tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm muốn được nhà nước thừa nhận và bảo hộ thì nội dung của nó phải không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đã được ấn định trên một hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nhất định.
Xây Dựng Khái Niệm Nhãn Hiệu Trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, khái niệm nhãn hiệu vẫn chưa được hiểu thống nhất ở các quốc gia. Bài viết đề cập đến khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ – hai vùng lãnh thổ có truyền thống pháp luật lâu đời về nhãn hiệu, từ đó đề xuất đưa ra khái niệm nhãn hiệu cho Luật SHTT Việt Nam.
Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.
Khái niệm này chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu. Thứ nhất, đó phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó. Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác.
Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Còn các quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mình mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp.
Việt Nam là một thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế về nhãn hiệu bao gồm Công ước Pari và Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid), Hiệp định TRIPs. Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thậm chí bởi rất nhiều các quyết định của Cục SHTT. Luật SHTT năm 20052 là một đạo luật chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp luật về SHTT đã được ban hành từ trước. Luật SHTT của Việt Nam không có điều khoản cụ thể nào về định nghĩa nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ. Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Điều 4 khoản 16). Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.
Châu Âu bao gồm nhiều các quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau trong luật về nhãn hiệu của các quốc gia thành viên. Do sự khác nhau này và sự ảnh hưởng của nó đến thị trường chung Châu Âu nên cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hoà ở cấp độ cộng đồng. Chỉ thị 89/104/EEC3 của Cộng đồng Châu Âu là chỉ thị đầu tiên quy định các vấn đề về nhãn hiệu ở cấp độ cộng đồng. Mục đích của Chỉ thị này là nhằm đảm bảo điều kiện đăng ký nhãn hiệu hài hoà ở tất cả các thành viên trong Cộng đồng Châu Âu và để đảm bảo hiệu lực cao hơn về sự hài hoà trong Cộng đồng, Quy định 40/944 đã được thiết lập. Các vấn đề về nhãn hiệu trong Quy định này được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Định nghĩa về nhãn hiệu được quy định giống nhau ở Điều 2 Chỉ thị 89/104 và Điều 4 Quy định 40/94 như sau:
Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác.
Theo định nghĩa này, nhãn hiệu phải đáp ứng ba điều kiện. Thứ nhất: “là dấu hiệu”; thứ hai: “được trình bày rõ ràng và chi tiết” (represented graphically) và thứ ba: “có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.
Ở điều kiện thứ nhất, “bất kỳ dấu hiệu nào” được hiểu rất rộng. Việc sử dụng từ “bất kỳ dấu hiệu” (any signs) làm cho định nghĩa nhãn hiệu “mềm dẻo và không giới hạn”5. Mặc dù định nghĩa trên đưa ra một loạt các dấu hiệu như các từ bao gồm tên riêng, chữ cái, chữ số hoặc hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm nhưng chúng không phải là giới hạn. Đây chỉ là những dấu hiệu thường được sử dụng để các chủ thể chỉ ra hàng hoá, dịch vụ của mình. Trên thực tế, có rất nhiều các dấu hiệu khác biệt không nằm trong các dấu hiệu được liệt kê và vẫn được đăng ký. Mặc dù không được quy định cụ thể nhưng dấu hiệu có thể bao gồm cả khẩu hiệu, âm thanh, mùi vị… Tuy nhiên, để được đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu phải “được trình bày rõ ràng và chi tiết” ( represented graphically). Mục đích của điều kiện này là nhằm chỉ ra nhãn hiệu là gì. Hay nói cách khác, nhãn hiệu được nhận thức như thế nào. Một nhãn hiệu có thể được nhận thức bởi một hay vài, thậm chí cả năm giác quan. Chẳng hạn như nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis, tiếng nhạc chuông của hãng điện thoại NOKIA6, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phương tiện truyền thanh ở Anh, nhãn hiệu là hình ảnh không gian ba chiều chai của COCACOLA7, …
Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với Việt Nam và Châu Âu, Lanham Act định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo đoạn 1127 Lanham Act, nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau:
Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà: (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó.
Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, và thứ hai, phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác. Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra như từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống thông thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu.
Nói tóm lại, “khả năng phân biệt” luôn luôn là đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu. Bất kỳ dấu hiệu nào không thoả mãn điều kiện này đều không thể được đăng ký là nhãn hiệu. Cả luật Việt Nam, luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ đều không có điều khoản định nghĩa nhãn hiệu. Khái niệm nhãn hiệu được hiểu qua các điều khoản khác, chẳng hạn như quy định ở phần giải thích thuật ngữ (Việt Nam, Hoa Kỳ), hay trong điều khoản quy định về “Các dấu hiệu là nhãn hiệu” (Châu Âu). Các điều khoản này thường liệt kê các dấu hiệu thông thường có khả năng đăng ký nhãn hiệu. Các dấu hiệu khác như mùi, âm thanh,… không được liệt kê trong luật nhãn hiệu. Mặc dù các quy định còn có những điểm khác nhau, song chúng đều giống nhau ở cách tiếp cận khái niệm theo chức năng phân biệt. Nó là điều kiện cơ bản nhất để một nhãn hiệu được đăng ký.
Nhãn hiệu có nhiều chức năng, trong đó chức năng cơ bản nhất là tính phân biệt. Pháp luật của cả Việt Nam, Châu Âu và Hoa Kỳ phù hợp với pháp luật quốc tế đều dựa trên chức năng tính phân biệt để đưa ra khái niệm nhãn hiệu. Tuy nhiên, tính phân biệt của nhãn hiệu lại được đánh giá dựa vào những dấu hiệu loại trừ khả năng phân biệt. Mặc dù đều dựa trên tính phân biệt của nhãn hiệu để đưa ra khái niệm nhãn hiệu nhưng mỗi quốc gia lại có những cách định nghĩa không giống nhau. Luật SHTT Việt Nam không có điều khoản riêng về khái niệm nhãn hiệu, nhưng qua các điều khoản cụ thể có thể hiểu nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ quy định mở hơn đối với các dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu. Đó là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt chứ không chỉ bó hẹp ở các dấu hiệu nhìn thấy được. Do đó, các dấu hiệu không thông dụng (unusual) như mùi vị, âm thanh… cũng có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.
Do đó, thay vì việc giải thích từ ngữ, Luật SHTT Việt Nam nên xây dựng khái niệm nhãn hiệu để tránh các cách hiểu không thống nhất. Nếu theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT (giải thích từ ngữ) thì sẽ bị hiểu rằng dấu hiệu chỉ cần đáp ứng chức năng phân biệt là đủ để được đăng ký nhãn hiệu, trong khi Luật SHTT Việt Nam chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được.
Hơn nữa, theo chúng tôi, Luật SHTT không nên chỉ quy định dấu hiệu nhìn thấy được tức là qua thị giác mà nên quy định các dấu hiệu có khả năng phân biệt được qua cả các giác quan khác. Bởi vì, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, các công ty nước ngoài vào Việt Nam đầu tư ngày càng nhiều và như vậy, số lượng đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu ngày càng tăng. Đó là chưa kể khi trình độ dân trí càng cao thì khả năng xuất hiện những nhân tố mới là rất có thể. Do đó, có thể xây dựng một khái niệm về nhãn hiệu trong Luật SHTT Việt Nam như sau:
Bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các trường hợp bị từ chối đăng ký đều có thể trở thành nhãn hiệu. Chú thích (1) Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ trừ trường hợp quy định khác. (2Luật SHTT Việt Nam năm 2005 đuợc sửa đổi, bổ sung năm 2009. (3) First Council Directive 89/94/EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988. Xem OJEC No. L40/11.2.1999, pl-7 (4) Council Regulation (EC) No.40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993. Xem ỌEC No. L11/1, 14/01/1994, pl-32. (5) Kitchin. D (2005). Kerly’s law of Trade mark and Trade name, p13. (6) Sandri. S (2003), Non-convention trade marks and community law, p.332, 333.
(7) Annard. R, et al (1998), Guide to Community trade mark, p.29.
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ – Trích dẫn từ:https://www.nclp.org.vn/ ĐÀO THỊ DIỄM HẠNH – Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao Luật sư Hà Trần
(Pháp luật trực tuyến: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Và Cách Đăng Ký
Định nghĩa sở hữu trí tuệ là gì? Hiểu thế nào cho đúng về quyền sở hữu trí tuệ
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Kiểu dáng công nghiệp.
Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình.
Con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng.
Cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cập nhật mới
Bước 1: Xác định những sản phẩm đăng ký
Cần xác định và phân loại những đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Từ đó tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định luật sở hữu trí tuệ 2005
Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tương ứng với 3 đối tượng đươc bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 3 cơ quan tiến hành thủ tục là:
Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền;
2 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, chỉ dẫn địa lý, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
2 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế
5 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm
2 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký
2 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ
Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký
Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.
Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại:
Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Cơ quan cục bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
Cục Trồng Trọt:
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký sở hữu quyền trí tuệ, hồ sơ sẽ chuyển qua các bước thẩm định khác nhau. Thời gian kiểm định sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối nhóm đối tượng. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan thủ tục sẽ thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót,…để kịp thời bổ sung. Do đó, người nộp đơn cần lưu ý thông báo để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.
Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Chi phí Bao gồm các chi phí được gọi chung là phí nhà nước do cơ quan thủ tục quy định. Ngoài ra, n ếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của công ty cung cấp dịch vụ thì sẽ chi thêm khoản phí dịch vụ khác. Ví dụ: Chi phí tối thiểu để đăng ký 01 nhãn hiệu là 1.350.000 VND trong khi đó chi phí tối thiểu để đăng ký 1 bản quyền (quyền tác giả) cho tác phẩm viết là 100.000 VND.
Tóm lại vấn đề “”Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ và cách đăng ký”
Phần I: Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Sở Hữu Trí Tuệ Câu Hỏi Thế Nào Là Quyền Sở Hữu Trí Tuệ. Sở Hữu Trí Tuệ Bao Gồm Các Đối Tượng Nào?
Câu hỏi 164. Thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trường hợp cá nhân bị phạt tiền có khó khăn, không có khả năng nộp tiền phạt đúng thời gian quy định thì xử lý như thế nào?
Trả lời: Quy định về vấn đề này như sau:
1. Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
2. Trường hợp cá nhân vi phạm về sở hữu công nghiệp đến mức phải phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên, trong trường hợp gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và phải có đơn đề nghị được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận thì có thể được hoãn việc chấp hành quyết định xử phạt.
Trả lời:
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt nhưng cố tình không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cuỡng chế bằng các biện pháp quy định tại Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:
Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Khi kê biên tài sản để đảm bảo tiền phạt phải báo trước cho Uỷ ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thực hiện biết trước.
2. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp do mình ban hành.
3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính nói chung và về sở hữu công nghiệp là một năm. Nếu quá thời hạn này mà không thi hành được thì không thi hành quyết định xử phạt nữa và chỉ áp dụng các biện pháp khác để khắc phục hậu quả (Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, trì hoãn chấp hành quyết định xử phạt thì thời hạn 1 năm nói trên tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn).
4. Để đảm bảo việc nộp tiền phạt, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ, Thanh tra viên của các tổ chức thanh tra này, có quyền tạm giữ giấy phép và trả lại khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Trường hợp không có các loại giấy phép trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt.
Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu tiền phạt phải theo đúng các thủ tục do Chính phủ quy định (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).
Câu hỏi 166. Trường hợp vì những lý do khác nhau không thể giao quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt thì giải quyết như thế nào?
Trả lời: Trường hợp đã quá 1 năm mà không thể giao quyết định xử phạt đến tổ chức, cá nhân bị xử phạt do họ không đến nhận, không biết địa chỉ, hoặc do lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt. Biện pháp tịch thu, tiêu huỷ tang vật, hàng hoá vi phạm vẫn được thi hành (Điều 22.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).
Câu hỏi 167. Hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xác định như thế?
Trả lời:
Hàng hoá xâm phạm quyền có thể là: phần/ bộ phận/ chi tiết của sản phẩm có yếu tố xâm phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập.
Trường hợp không thể tách rời thành phần/bộ phận/chi tiết sản phẩm độc lập, thì hàng hoá xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm (Điều 28.1 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).
Câu hỏi 168. Trong một số trường hợp việc áp dụng khung tiền phạt phụ thuộc vào giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện đựoc. Đề nghị cho biết cách xác định giá trị hàng hoá xâm phạm để áp dụng khung tiền phạt?
Trả lời: Giá trị hành hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp là yếu tố quyết định mức tiền phạt và thẩm quyền tịch thu hàng hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo.
Giá trị hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá xâm phạm quyền đã ghi trong Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Đơn giá tại thời điểm xẩy ra xâm phạm, được xác định theo thứ tự ưu tiên:
Giá niêm yết.
Giá thực bán.
Giá thành (sản phẩm chưa xuất bán).
Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.
Trả lời: Sau khi xác định số lượng hàng hoá xâm phạm quyền (phần/bộ phận, chi tiết hay toàn bộ sản phẩm), xác định đơn giá thì tính được giá trị của toàn bộ hàng hoá xâm phạm quyền hay hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp.
Nếu giá trị hàng hoá tang vật vi phạm bị tịch thu thuộc thẩm quyền của người ra quyết định tạm giữ thì người đó ra quyết định tịch thu.
Nếu giá trị hàng hoá tang vật vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền để ra quyết định.
Câu hỏi 170. Đề nghị cho biết thủ tục xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính thông qua Hội đồng định giá tài sản?
Trả lời:
Trường hợp chưa xác định được giá theo quy định thì lập Hội đồng định giá tài sản. Hội đồng này do người có thẩm quyền tịch thu ra quyết định thành lập với thành phần sau: Đại diện cơ quan tài chính là chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan ra quyết định tịch thu là phó chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan chuyên môn, đại diện cơ quan bán đấu giá cấp tỉnh và một số thành viên thuộc cơ quan tài chính và cơ quan ra quyết định tịch thu.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và các quyết định phải được quá 1/2 số thành viên tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo phía có ý kiến của chủ tịch Hội đồng. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng phải đưa ra quyết định của mình. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể thuê cơ quan chức năng đánh giá giá trị tài sản trước để tham khảo.
Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu không bị giới hạn bởi giá trị tài sản tịch thu thì việc định giá tài sản thực hiện sau khi ra quyết định tịch thu.
Việc định giá phải lập thành biên bản (Điều 31 Nghị định 134/2003/NĐ-CP, Thông tư số 72/2004/TT-BCT).
Câu hỏi 171. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ sau khi ra quyết định tịch thu hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải xử lý như thế nào đối với các hàng hoá này?
Trả lời: Theo quy định hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ nhà nước thì sau khi ra quyết định tịch thu hàng hoá có giá trị thuộc thẩm quyền của mình, việc xử lý tiến hành như sau:
Đối với hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp thuộc loại dễ bị bị hư hỏng, thời hạn sử dụng còn dưới 30 ngày thì Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, người đã ra quyết định tịch thu tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo hình thức công khai, không nhất thiêt phải thông qua bán đấu giá. Số tiền thu được gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Quá trình tiêu huỷ hàng hoá là hoá chất, vật phẩm độc hại phải tuân theo phương pháp, quy trình do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (Thông tư số 72/2004/TT-BCT).
Câu hỏi 172. Đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không áp dụng biện pháp tiêu huỷ sau khi tịch thu, cơ quan thanh tra xử lý như thế nào?
Trả lời: Theo quy định hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ nhà nước, đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không bị tiêu huỷ, sau khi tịch thu cơ quan Thanh tra bàn gia hồ sơ từng vụ vi phạm cho cơ quan tài chính cấp huyện nơi xẩy ra vi phạm (nơi cơ sở vi phạm đóng trụ sở) nếu giá trị hàng hoá tịch thu của một vụ dưới 10.000.000 đồng. Bàn giao cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nếu giá trị hàng hoá tịch thu của một vụ trên 10.000.000 đồng.
Cơ quan thanh tra tham gia với cơ quan tài chính trong việc xử lý hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị tịch thu. Lưu ý hàng hoá vi phạm về sở hữu công nghiệp được bán đấu giá thì trước khi bán phải loại bỏ yếu tố vi phạm (Thông tư số 72/2004/TT-BCT).
Câu hỏi 173. Tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp sau khi quyết định tịch thu bàn giao cho cơ quan nào?
Trả lời: Trong thời gian chờ bàn giao, cơ quan thanh tra, người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Căn cứ vào giá trị tang vật, phương tiện và trong thời hạn 10 ngày mà giải quyết như sau:
Nếu giá trị tang vật, phương tiện dưới 10.000.000 đồng thì người quyết định tịch thu bàn giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện.
Nếu giá trị tang vật, phương tiện từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch thu bàn giao cho Trung tâm bán đấu giá cấp tỉnh.
Việc chuyển giao tang vật, phương tiện bị tịch thu phải lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ các nội dung: thời điểm bàn giao, người giao, người nhận kèm theo chữ ký của người giao, người nhận, số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện bị tịch thu.
Câu hỏi 174. Pháp luật quy định việc chuyển quyết định xử phạt như thế nào?
Trả lời: Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm về sở hữu công nghiệp thuộc tỉnh này, nhưng trụ sở hoặc nơi cư trú ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt ở nơi xẩy ra vi phạm, thì cơ quan đã ra quyết định xử phạt chuyển quyết định đó cho cơ quan cùng cấp nơi cá nhân, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Trường hợp không có cơ quan cùng cấp thì chuyển quyết định xử phạt đến Uỷ ban Nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
Trả lời: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự như sau:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác).
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 đã loại bỏ biện pháp bồi thường thiệt hại kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thì xử phạt bằng hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác. Trường hợp hành vi đó gây thiệt hại về vật chất, sức khoẻ cho người khác hoặc cho môi trường chung và người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì hướng dẫn cho người bị thiệt hại khởi kiện tại Toà án. Đối với trường hợp này, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ cần ghi rõ: “Việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Tạm dừng làm thủ tục hải quan dối với hàng hoá nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghịêp. Đây là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc biện pháp ngăn chặn, đảm bảo xử phạt.
Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Khi thực hiện các biện pháp kiểm tra, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo nhãnh hiệu thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý (Điều 216 Luật SHTT)
Câu hỏi 178. Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan nộp cho cơ quan nào?
Trả lời: Các loại đơn nêu trên nộp cho cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn như sau:
1. Chi cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Hải quan đó.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hải quan đó.
3. Tổng cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể thực hiện việc nộp đơn cho từng Chi cục Hải quan hoặc Cục Hải quan (Điều 35 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)
Câu hỏi 179. Khi nhận được đơn, cơ quan Hải quan xử lý xử lý đơn như thế nào?
Trả lời:
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trong thời hạn hai mươi tư giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn, nếu người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ khi nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối đơn, cơ quan hải quan phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
1. Trong trường hợp phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và chủ lô hàng về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng; trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của các bên, lý do và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan.
2. Cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây:
Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Người yêu cầu rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan (Điều 37 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
Câu hỏi 181. Trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp nhằm mực đích gì?
Trả lời: Để có căn cứ trước khi ra quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc trước khi ra quyết định xử phạt, các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường tiến hành việc giám định về sở hữu công nghiệp.
Trả lời: Cần lưu ý là việc tiến hành giám định và kết quả giám định không phải là kết luận bắt buộc, duy nhất để làm căn cứ cho việc người có thẩm quyền đưa ra kết luận có hay không có hành vi vi phạm, xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp.
Mặc dù việc yêu cầu giám định không phải là điều kiện bắt buộc đối với người có thẩm quyền xử phạt, nhưng nội dung kết luận trong văn bản giám định là một trong những chứng cứ để người có thẩm quyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính cũng như những biện pháp xử lý phù hợp đối với tang vật vi phạm.
Câu hỏi 183. Đề nghị cho biết nội dung giám định về sở hữu ccông nghiệp?
Trả lời: Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp gồm
1. Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghịêp, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ;
2. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
4. Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;
Trả lời: Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
1. Người trưng cầu, yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có các quyền sau đây:
Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu.
Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định.
Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Thoả thuận mức phí giám định trong trường hợp yêu cầu giám định.
2. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có các nghĩa vụ sau đây:
Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần trưng cầu, yêu cầu giám định.
Thanh toán phí giám định theo thoả thuận; tạm ứng phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, người giám định.
Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên (Điều 41 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
1.Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và tổ chức giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tổ chức giám định sở hữu công nghiệp:
Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Có ít nhất hai thành viên chính thức được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
Có phẩm chất đạo đức tốt.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Người giám định sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết.
Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định.
Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu.
Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật (Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khái Niệm Tác Phẩm Là Gì Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!