Cập nhật nội dung chi tiết về Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giao tiếp là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
Các hình thức giao tiếp đó là giao tiếp mặt đối mặt và giao tiếp qua điện thoại, email hay mạng xã hội. Những công việc sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều có thể kể đến như phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên chăm sóc khách hàng…
Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp là gì?
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Hiện nay, mặc dù chúng ta đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và công việc, nhưng có nhiều người vẫn không biết cách giao tiếp hiệu quả. Họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách mạch lạc ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này đã khiến họ không thể thể hiện được hết khả năng của mình cũng như không tiến thân được.
Mỗi ngày, tùy vào công việc mà có thể bạn tiếp xúc với nhiều hoặc ít người. Nhưng nếu trong cuộc giao tiếp, bạn không chú tâm vào câu chuyện hay không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thì nhiều lần như vậy sẽ tạo cho bạn thói quen xấu và nó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. Hoặc nếu bạn gặp bạn bè hay khách hàng, bạn dùng ngôn ngữ và cách nói chuyện không phù hợp, liệu rằng bạn có ký được hợp đồng, tình bạn có bền vững hay không?
Chính vì vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện. Khi có khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.
Trong cuộc sống hay công việc, nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cùng với đó, cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt đối với người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
3. Một số bí quyết giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Biết lắng nghe người khác nói, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ với người khác. Bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe kỹ càng của bạn. Để thể hiện sự lắng nghe, khi giao tiếp, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…
Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp, do đó, bạn đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Trong một cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, dáng ngồi ngồi hay ánh mắt, biểu cảm của bạn đều ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Bạn nên đứng thẳng hướng về phía họ, luôn nhìn vào mắt khi nói chuyện, mỉm cười, gật đầu thể hiện quan điểm và lưu ý không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.
Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp là gì?
Trong quá trình giao tiếp, bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Để làm điều này, bạn cần phải lắng nghe và hiểu được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người khác.
Bên cạnh đó, bạn cần có ánh nhìn cảm thông và đừng ngần ngại hỏi ý kiến người khác, vì khi đó người được hỏi sẽ cảm thấy được coi trọng. Bạn cũng nên xem xét những gì bạn đang nói có thể mang lại tác động gì và giao tiếp với chuẩn mực mà người khác có thể chấp nhận. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với người khác, có như vậy bạn mới hiểu được cảm xúc của họ.
Khi gặp đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp mới, bạn hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Thay vì nói một cách chung chung như “Rất vui được gặp anh/ chị” thì bạn hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Sơn”. Điều này sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
Khi nói chuyện, bạn nên đi trực tiếp vào những vấn đề quan trọng, nói một cách rõ ràng và súc tích. Đồng thời tránh nói những câu chuyện dài lê thê khiến người nghe phân tán tư tưởng và lãng phí thời gian của cả hai. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không và sẵn lòng để giải thích.
Khái Niệm Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? Kỹ Năng “Thống Trị” Mọi Kỹ Năng
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ file này.
Không cần phải quá trầm trồ bởi tài ăn nói, dẫn dắt của một MC trên sóng truyền hình mà bạn yêu thích. Bạn hoàn toàn có thể nhận ra sự giao tiếp giỏi từ một bạn sinh viên cùng trường, hay thậm chí là một người hàng xóm mà bạn rất thân. Giao tiếp không đơn thuần thể hiện qua lời nói, nó là sự tổng hợp của hàng loạt các yếu tố tạo nên một sự tương tác vô cùng mãnh liệt và hiệu quả giữa đối tượng này với các đối tượng khác. Vậy chính xác hơn, khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì?
Định nghĩa kỹ năng giao tiếp cho rằng, đó là năng lực ứng dụng những phương tiện về ngôn ngữ, có thể là hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Thông qua đó, có thể biểu đạt, diễn đạt và truyền tải các thông điệp, suy nghĩ, nhận thức, quan điểm và cả tình cảm một cách thuyết phục và rõ ràng. Đồng thời, năng lực này cũng thể hiện qua việc thúc đẩy được sự tương tác giữa các chủ thể trong cuộc giao tiếp với nhau.
Giao tiếp không dừng lại ở một hình thức truyền thống: mặt đối mặt. Mà ngày nay, kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở quá trình trao đổi, tương tác thông tin gián tiếp giữa các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, như điện thoại, mạng xã hội, email,…
Theo đó, kỹ năng giao tiếp của một người có thể thể hiện mức độ từ cao đến thấp thông qua các thang đo cụ thể như sau:
+ Mức độ kém: Ở mức độ này, các cá nhân sẽ chỉ biết cách phản hồi và ứng xử lại ở một số tình huống và trường hợp cụ thể. Hoặc có thể phải cần đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ một cá nhân khác.
+ Mức độ cơ bản: Các cá nhân bắt đầu tương tác ổn định hơn đối với một số trường hợp trung bình về độ khó. Họ vẫn sẽ cần đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ một cá nhân khác.
+ Mức độ khá: Các cá nhân có thể có đủ năng lực để ứng phó với các trường hợp có độ khó cao. Tuy nhiên, vẫn có thể phải nhờ đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ một cá nhân khác.
+ Mức độ tốt: Hầu như các cá nhân sẽ không cần đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ một cá nhân khác. Mà đã có thể tự lực vận dụng năng lực trong mọi trường hợp.
+ Mức độ xuất sắc: Các cá nhân đã trở thành bậc thầy trong giao tiếp, có thể hỗ trợ hoặc hướng dẫn lại người khác. Có thể vận dụng kỹ năng giao tiếp trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp có độ khó rất cao.
2. Những dấu hiệu cho thấy bạn có kỹ năng giao tiếp tốt
Sau khi tìm hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì? Bạn có thử đối chiếu và nhận ra mình ở mức độ nào trong các mức độ đã được liệt kê ở trên? Giao tiếp là một phạm trù rộng, kỹ năng này không chỉ thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ khi ăn nói, mà là cả một quá trình kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau. Những yếu tố sau đây đồng thời cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn có một kỹ năng giao tiếp tốt!
Ăn nói khéo léo chưa quyết định được độ giỏi trong kỹ năng giao tiếp của bạn. Vì vậy, trong một cuộc hội thoại, lắng nghe chính là điểm nhấn làm nên thương hiệu, đặc biệt đối tượng trong cuộc hội thoại đó là những cá nhân có những điểm tương đồng với bạn về cấp bậc hay nghề nghiệp, chẳng hạn như bạn bè, đồng nghiệp. Lắng nghe đồng thời cũng là cơ sở tuyệt vời để bạn có thể thấu hiểu người khác. Những chia sẻ thường ngày, bất kể là niềm vui hay nỗi buồn của người đối diện,… nếu bạn biết dừng lại và lắng nghe, sau đó hỏi han hoặc đưa ra những lời khuyên chân thành. Chắc chắn sẽ giúp đối tượng trở nên thoải mái và thích tương tác với bạn nhiều hơn nữa.
Lưu ý, để quá trình lắng nghe những chia sẻ của người đối diện không bị làm phiền bởi những tác nhân có phần “kém duyên”. Hãy chú ý loại bỏ những sự phiền nhiễu đó, chẳng hạn như tắt chuông điện thoại, đồng hồ,… Đối tượng sẽ cảm thấy rất được tôn trọng nếu cuộc trò chuyện giữa họ và bạn được tập trung hết mức đấy.
Một phong cách ăn nói chung chung không thể dùng cho mọi trường hợp và đối tượng giao tiếp của bạn. Mỗi đối tượng, nội dung câu chuyện là khác nhau, vì vậy cũng phải áp dụng các phong cách khác nhau, nhấn mạnh ở sự chủ động và linh hoạt. Quan trọng hơn, bạn cần tìm hiểu, khám phá các đối tượng trong cuộc giao tiếp đó, để tìm ra được phong cách giao tiếp phù hợp nhất đối với họ.
Chẳng hạn như: Hãy sử dụng một email hoặc soạn một mẩu tin nhắn ngắn gọn trước khi bạn đặt vấn đề với cấp trên của bạn, thay vì gọi điện trực tiếp vào điện thoại cá nhân của họ. Hoặc với công tác ứng tuyển, bạn hoàn toàn có thể chọn các hình thức giao tiếp bằng email, điện thoại với các nhà tuyển dụng tiềm năng để tìm hiểu thông tin cụ thể về vị trí mà họ đang tuyển dụng.
Một người có kỹ năng giao tiếp xuất sắc là người luôn luôn mang lại cảm giác cởi mở và thân thiện với những người xung quanh. Chắc chắn là như vậy. Vì chỉ khi bạn thân thiện, bạn mới có thể thấu hiểu và tạo độ tin cậy với người đối diện, từ đó thúc đẩy kết quả giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Chẳng hạn như trong cuộc sống, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với những người bạn mới bằng những câu hỏi về gia đình, sở thích, đam mê, thế mạnh của họ. Thái độ thân thiện kèm với một nụ cười tươi tắn trên môi, sẽ minh chứng cho bạn là một người cực kỳ dễ gần, dễ kết bạn và chia sẻ.
Giao tiếp giỏi cần sự tự tin, và ngược lại, những người tự tin thường là những người giỏi giao tiếp. Cuộc sống hay công việc, hay bất kỳ các mối quan hệ nào cũng mỗi chúng ta, đều rất cần trang bị một sự tự tin khi bước vào một cuộc giao tiếp. Đó có thể là một cuộc họp được diễn ra trong công ty của bạn, đó có thể là buổi bảo vệ luận án trước hàng trăm sinh viên và giảng viên, đó cũng có thể là một cuộc gặp gỡ giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Nói tóm lại, một phong thái tự tin mang đến cho bạn những suy nghĩ và nhận định tích cực. Thể hiện bạn là một người cực kỳ chuyên nghiệp, đĩnh đạc.
Thất bại trong một cuộc giao tiếp là gì? Đó chính là quá trình có người nói, nhưng không có người nghe. Có người đặt nghi vấn nhưng không có ai trả lời. Trong kỹ năng giao tiếp, điểm mấu chốt chính là sự tương tác. Nếu bạn có khả năng làm cho một cuộc giao tiếp trở nên tương tác mạnh mẽ hơn, trong đó có những phản hồi và tiếp nhận phản hồi sôi nổi hơn, hẳn sẽ mang lại một hiệu quả vô cùng lớn.
Trong kỹ năng giao tiếp, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh về chất lượng của các phản hồi trong quá trình tương tác. Người giỏi giao tiếp là người có những phản hồi mang tính sâu sắc, thu hút được sự tò mò và khám phá của khán giả. Những phản hồi được đưa ra cũng nên chú trọng về các yếu tố giải pháp, hướng dẫn hay tính khả thi của các phương án được đưa ra để giải quyết vấn đề.
Sự rõ ràng và nhịp điệu cũng là các yếu tố tạo nên chất lượng của một cuộc giao tiếp. Trong kỹ năng giao tiếp, bạn nên biết cách hiểu lúc nào nên điều chỉnh âm lượng, nhịp điệu của giọng nói xuống tông trầm, khi nào thì lên cao. Hoặc khi giao tiếp không trực tiếp qua các phương tiện kỹ thuật, âm thanh từ sự giao tiếp cũng nên đảm bảo tính vừa đủ, không quá to cũng không quá nhỏ, đảm bảo được những thông tin được truyền tải đầy đủ, không thiếu sót.
Ngoài ra, thông thường, chúng ta rất bị thu hút bởi những người có kỹ năng giao tiếp, trong đó họ biết cách nhấn nhá các câu từ sao cho phù hợp. Tăng giảm âm lượng, điều chỉnh nhịp điệu trong quá trình giao tiếp thực sự sẽ mang lại những hiệu quả đáng mong chờ.
Khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì nói rằng, sự đồng điệu trong cảm xúc chính là chiếc chìa khóa lưu giữ và duy trì cuộc trò chuyện. Sẽ thật tuyệt vời nếu như những người đang ở trước mặt bạn cảm thấy rằng, bạn đồng cảm với họ trong câu chuyện. Họ thực sự đã được bạn tôn trọng và những mục đích khi họ kể ra những câu chuyện cuối cùng cũng nhận được sự hồi đáp về mặt cảm xúc.
Tôn trọng cũng là một yếu tố tác động đến kỹ năng giao tiếp. Tôn trọng ở đây là gì? Đó là cách bạn giữ cho cuộc hội thoại trở nên có ý nghĩa hơn, cách bạn không để những tác nhân như các tạp âm quấy rầy. Đó là cách bạn tắt các chuông điện thoại, không nghe điện thoại giữa chừng, không chủ động ngắt lời giữa chừng đối tượng đang giao tiếp trước mặt bạn. Bên cạnh đó, sự tôn trọng trong giao tiếp cũng thể hiện ở phần nhìn, đó là cách bạn luôn chỉn chu và không gây mất thiện cảm thông qua trang phục bên ngoài.
3. Làm thế nào để tôi luyện kỹ năng giao tiếp của bạn?
Bây giờ, khi đã nằm lòng được khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì? Bạn có muốn biết làm thế nào để cải thiện kỹ năng “quốc dân” này cho bạn? Với thực hành và đúc kết qua các kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi tin rằng, bạn sẽ cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình ở một ngày nào đó không xa. Một số gợi ý về phương pháp rèn luyện có thể tham khảo như sau:
– Thực hành để tự cải thiện: Thực hành luôn là mấu chốt giúp bạn nhanh chóng thu về được kết quả mong muốn. Đừng chỉ đọc các lý thuyết rồi để đó, hãy ứng dụng nó thông qua các tình huống thông thường xung quanh bạn. Chẳng hạn như nếu bạn là người ngại đám đông, bạn có thể chủ động xin làm người thuyết trình trong các bài tập nhóm của lớp. Hay đơn giản là tham gia một câu lạc bộ với đông đúc thành viên, thử hòa nhập và làm quen với họ.
– Tham dự các lớp học hoặc hội thảo: Tại các hội thảo hay sự kiện có mặt các diễn giả, hoặc đơn giản chỉ là những người giỏi kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ học được rất nhiều điều. Từ phong cách bên ngoài của họ, cho đến cách họ truyền đạt, cách họ tiếp nhận phản hồi và phản hồi, cách họ hấp dẫn người nghe bằng những tương tác chất lượng,… Hay bạn cũng có thể mua một khóa học online về kỹ năng giao tiếp để tự trau dồi kiến thức của mình.
– Tìm kiếm cơ hội để giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp cần được thực hành liên tục và thường xuyên. Để đạt được kết quả cao nhất, hãy chủ động tìm kiếm cho mình những môi trường hay cơ hội để giao tiếp. Thông qua những lần thực hành, tin rằng bạn sẽ dần cải thiện được kỹ năng này mà thôi.
4. Làm nổi bật kỹ năng giao tiếp ở quy trình ứng tuyển
Kỹ năng giao tiếp có thể được vận dụng ở mọi khía cạnh trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đơn giản ở quá trình ứng tuyển xin việc vào một vị trí, kỹ năng này sẽ đồng hành cùng bạn ở những bước đầu tiên cho đến những bước cuối cùng để nhận được một việc làm như ý.
4.1. Kỹ năng giao tiếp trong CV xin việc và Thư xin việc
Chất lượng và tính hiệu quả của một mẫu CV xin việc hay thư xin việc đều phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của bạn. Kỹ năng giao tiếp ở đây chính là cách bạn tổng hợp, phân tích và thực hiện trình bày, truyền đạt các ý tưởng của mình trên trang giấy. Như cái cách mà bạn nói chuyện và giao tiếp với nhà tuyển dụng bằng những con chữ. Nội dung thể hiện càng chuyên nghiệp, càng có đầu tư, câu văn càng trau chuốt sẽ minh chứng cho bạn là một ứng viên có kỹ năng giao tiếp khá tốt. Điều này sẽ gia tăng thế mạnh của bạn trong quá trình ứng tuyển.
4.2. Kỹ năng giao tiếp trong buổi phỏng vấn
Sau khi kết thúc màn giao tiếp bằng câu từ ở mẫu CV và Thư xin việc. Lúc này, bạn sẽ cần thể hiện kỹ năng giao tiếp ở vòng phỏng vấn – bước quan trọng quyết định công việc tương lai của bạn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao những ứng viên có phong thái vấn đáp vô cùng tự tin. Bạn có thể thể hiện trình độ của bản thân thông qua việc ứng xử tình huống. Một số yếu tố thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn qua cuộc phỏng vấn như sau:
+ Cố gắng đúng giờ hoặc đến trước buổi phỏng vấn từ 10 – 15 phút để chuẩn bị.
+ Trang phục phỏng vấn phù hợp, đảm bảo tính lịch sự và chuyên nghiệp
+ Phong thái phỏng vấn đĩnh đạc và tự tin
+ Đảm bảo tắt hết các thiết bị điện tử có thể gây ra tiếng ồn trong cuộc phỏng vấn
+ Tương tác với nhà tuyển dụng bằng những phản hồi hoặc đặt câu hỏi ngược cho họ.
+ Không quên cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì
Đối với những người làm công sở thì một ngày có hơn 8 tiếng đồng hồ sinh hoạt tại công sở. Bạn thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều người như đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là khách hàng. Và với mỗi người khác nhau, bạn sẽ phải có các kỹ năng giao tiếp thích hợp khác nhau để điều chỉnh mối quan hệ xã hội hiệu quả.
Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Giao tiếp nơi công sở cần những kỹ năng nào?
Học cách ứng xử với sếp của bạn
Cấp trên là những người bạn cần phải có cách cư xử khôn khéo và chọn lọc. Trong mọi tình huống giao tiếp với họ, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin và khéo léo nhất trong việc trình bày quan điểm hay bất cứ vấn đề gì.
Bất kể khi nào gặp phải vấn đề bất đồng trong công việc hay suy nghĩ với sếp của mình, bạn cũng nên góp ý và sử dụng từ ngữ nhã nhặn nhất có thể. Bảo vệ quan điểm cá nhân không đồng nghĩa với việc tạo ra sự tranh cãi.
Đừng bao giờ cãi nhau với cấp trên với một thái độ tự mãn và thiếu tôn trọng họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp của mình.
Tôn trọng và tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Đồng nghiệp là những người bạn sẽ giúp đỡ bạn trong công việc và nếu bạn biết vận dụng kỹ năng giao tiếp là gì đối với đồng nghiệp thì tin chắc đây sẽ là hậu phương công sở vững chắc cho bạn.
Tạo mối quan hệ với cấp dưới
Một trong các kỹ năng giao tiếp cần có của một nhà lãnh đạo chính là tạo dựng được mối quan hệ với cấp dưới. Bởi, họ chính là trợ thủ đắc lực cho bạn trong công việc của công ty. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa chính là người biết tận dụng nguồn lực của cấp dưới và tạo được mối quan hệ hợp tác với cấp dưới.
Đừng bao giờ tỏ ra mình là người đứng đầu và được quyền quát tháo cấp dưới. Hãy thể hiện sự tôn trọng với cấp dưới và họ sẽ dùng hết 100% năng lực của mình để hỗ trợ bạn trong sự vui vẻ.
Tránh “tán gẫu” quá nhiều trong giờ làm việc
Kỹ năng giao tiếp là gì? Đó là khi bạn biết được mình nên ứng xử như thế nào trong mối quan hệ xã hội.
Và một trong những điều tối kỵ tại công sở mà bạn không nên phạm phải chính là “tán gẫu” quá nhiều trong giờ làm việc. Sẽ không có nhà tuyển dụng nào muốn bỏ tiền ra để thuê một người ngồi nói chuyện riêng cả ngày mà không làm việc cả.
Mặt khác, việc nói chuyện riêng của bạn không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ công việc mà còn làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Vì thế, đừng bao giờ “tán gẫu” sai thời điểm và địa điểm.
Hạn chế nhận những đề nghị không phù hợp chuyên môn
Một trong các kỹ năng giao tiếp nơi công sở để tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp chính là hỗ trợ nhau trong công việc. Tuy nhiên, đừng bao giờ khiến khái niệm hỗ trợ trở thành làm giúp.
Tuy nhiên, nếu công việc bạn đã hoàn thành xong và rảnh rỗi thì vẫn nên nhận lời giúp đỡ họ. Thế nhưng hãy nhận lời ở một mức độ chấp nhận được và từ chối những đề nghị một cách tế nhị nhất có thể.
– HR Insider –VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm Là Gì Và Các Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Giao
Để tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp sư phạm, chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về định nghĩa giao tiếp là gì và ý nghĩa của nó ra sao?
Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Hay nói cách khác giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trao đổi thông tin giữa Giáo Viên – Học sinh, giữa Giáo viên với Giáo viên, và giữa Giáo viên với các lực lượng giáo dục.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người thì giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng và hàng đầu, là những tri thức cơ bản và nền tảng tác động tích cực đến tâm lý và nhân cách của chúng ta góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội, đất nước. Vậy:
Để hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên hay giảng viên cần có kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt. Kỹ năng giao tiếp là những điệu bộ, hành vi, ngôn ngữ được giáo viên phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học.
Kỹ năng giao tiếp là một tổ hợp nhiều kỹ năng cần được rèn luyện hằng ngày để cho quá trình giao tiếp thực hiện một cách nhuần nhiễn và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
Các biên pháp rèn luyện kĩ năng giáo tiếp sư phạm
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với học sinh
Muốn việc dạy và học đạt hiệu quả tốt thì giáo viên cần chú ý ba yếu tố: Phẩm chất cá nhân của giáo viên, mối quan hệ giữa giáo viên với cá nhân học sinh, phát huy được sự tự tin và tự trọng của học sinh.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tôi luyện phẩm chất cá nhân
Chân thành luôn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và tôn trọng các em học sinh và luôn đối xử với các em một cách công bằng. Không những thế giáo viên còn phải liên tục bỗi dưỡng trình độ chuyên môn, nắm bắt được các phương pháp giảng dạy tốt, và biết giao tiếp phi ngôn ngữ với các em học sinh. Biết cùng chơi với các em, biết nói đùa sẽ giúp các em tiếp thu nhanh và có một buổi học thú vị.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách thiết lập các mối quan hệ cá nhân trong lớp
Nắm bắt được từng đặc điểm của từng học sinh như tên, tuổi, hoàn cảnh và tâm lý của các em củng như tình trạng sức khỏe và quá trình học tập của các em. Hiểu biết càng nhiều về học sinh càng tốt nên ghi chép từng điều đặc biệt của học sinh.
Biết thêm cuộc sống ngoài lớp học của học sinh càng nhiều càng tốt. Đồng thời củng nên giành nhiều thời gian để cởi mở với từng học sinh hay từng nhóm nhỏ và thường xuyên tham gia các rò chơi giải trí, hoạt động thể thao văn nghệ với các em. Bên cạnh đó giáo viên cần giúp các em giữ được nội quy, cư xử một cách công bằng phân minh,
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách phát triển kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dùng các cách giao tiếp khác nhau
Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng đi. Điệu bộ, cử chỉ của giáo viên là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảng dạy góp phần làm cho làm cho bài giảng thêm sinh động như những cử động tay chân, cơ thể, ánh mắt triều mến, nghiêm nghị , không quá cuống nhiệt vâ tùy tiện…
Tư thế phải thể hiện linh hoạt trong giao tiếp, cần phải đỉnh đạc, đàn hoàng, ung dung và khoan thai, còn học sinh phải lễ phép, tôn kính và tôn sư trọng đạo.
Điều chỉnh và điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
Có khả năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành vi, phản ứng của mình, đọc được những vận động trên nét mặt cử chỉ, điệu bộ của đối tượng, biết lắng nghe và xử lí thông tin, linh hoạt với các hoàn cảnh giao tiếp và nội dung giao tiếp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!