Cập nhật nội dung chi tiết về Khái Niệm Về Liên Kết Hóa Học mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I – KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.Khi có sự chuyển các nguyên tử riêng rẽ thành phân tử hay tinh thể tức là có liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.Một cách tổng quất, sự liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể được giải thích bằng sự giảm năng lượng khi chuyển các nguyên tử riêng rẽ thành phân tử hay tinh thể.$2.$Quy tắc bát tử ($8$ electron)Ta đã biết, các khí hiếm hoạt động hóa học rất kếm, chúng tồn tại trong tự nhiên dưới dạng nguyên tử tự do riêng rẽ, nguyên tử của chúng không liên kết với nhau mà tạo thành phân tử.Trong các nguyên tử khí hiếm, nguyên tử heli chỉ có $2$ electron nên có $2$ electron ở lớp thứ nhất cũng là lớp ngoài cùng, còn các nguyên tử khí hiếm khác để có $8$ electron ở lớp ngoài cùng. Như vậy, cấu hình với $8$ electron ở lớp ngoài cùng (hoặc $2$ electron đối với heli) là cấu hình electron vững bền.Theo quy tắc bát tử ($8$ electron) thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với $8$ electron (hoặc $2$ đối với heli) ở lớp ngoài cùng.Với quy tắc bát tử, người ta có thể giải thích một cách định tính sự hình thành các loại liên kết trong phân tử, đặc biệt là cách viết công thức cấu tạo trong các hợp chất thông thường.Vì phân tử là một hệ phức tạp nên trong nhiều trường hợp quy tắc bát tử tỏ ra không đầy đủ.
$1.$ Sự hình thành iona) Ion Trong nguyên tử, số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa điện. Trong phản ứng hóa học, nếu nguyên tử mất bớt hoặc thu thêm electron, nó sẽ trở thành phần tử mang điện tích dương hoặc âm. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện được gọi là ion.Ion dương (hay cation): Ta xét sự hình thành ion natri từ nguyên tử natri: Nguyên tử natri có cấu hình electron: $1s^22s^22p^63s^1$ và năng lượng hóa $I_1$ nhỏ nên dễ mất một electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion mang một đơn vị điện tích dương. Ta có thể biểu diễn quá trình đó như sau: $Na rightarrow Na^+ + e$Các nguyên tử kim loại dễ nhường $1, 2, 3$ electron ở lớp ngoài cùng để trở thành các ion mang $1, 2, 3$ đơn vị điện tích dương. Thí dụ:
$Mg rightarrow Mg^{2+} + 2e$$Al rightarrow Al^{3+} + 3e$
Ion mang điện tích dương được gọi là ion dương hay cation. Người ta gọi tên cation kim loại bằng cách đặt trước tên kim loại từ “cation” như cation liti $(Li^+)$, cation magie $Mg^{2+}$, cation nhôm $(Al^{3+})$, cation đồng $I (Cu^+)$, cation đồng $II (Cu^{2+})$,…
Ta xét sự hình thành ion flo từ nguyên tử flo: Nguyên tử flo có cấu hình electron: $1s^22s^22p^5$ và có độ âm điện lớn nên flo dễ thu thêm một electron để trở thành ion mang một đơn vị điện tích âm. Ta có thể biểu diễ quá trình đó như sau: $F + e rightarrow F^-$Các nguyên tử halogen khác và các nguyên tử phi kim như $O, S$ có thể thu thêm $1, 2$ electron và trở thành các ion âm.Thí dụ:
$Cl + e rightarrow Cl^-$$O + 2e rightarrow O^{2-}$$S + 2e rightarrow S^{2-}$
Ion mang điện tích âm được gọi là ion âm hay anion. Người ta thường gọi tên các anion bằng tên gốc axit tương ứng, thí dụ các ion $F^-, Cl^-, S^{2-}$ lần lượt được gọi là ion florua, clorua, sunfua. Ion $O^{2-}$ được gọi là ion oxit.
b) Ion đơn và ion đa nguyên tử Ion đơn nguyên tử là ion được tạo nên từ một nguyên tử. Thí dụ: $Li^+, Mg^{2+}, Al^{3+}, Cu^{2+}, F^-, Cl^-, S^{2-}$,…Ion đa nguyên tử là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử liên kết với nhau để thành một nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Thí dụ, ion amoni $(NH_4^+)$, các ion gốc axit như ion nitrat $(NO_3^-)$, ion sunfat $(SO_4^{2-})$, ion photphat $PO_4^{3-}$…
$2.$ Sự hình thành liên kết ion a) Sự tạo thành liên kết ion của phân tử $2$ nguyên tử Xét sự hình thành liên kết ion trong phân tử natri clorua $(NaCl)$ .Do đặc điểm cấu tạo nguyên tử và theo quy tắc bát tử, khi các nguyên tử $Na$ và $Cl$ tiếp xúc với nhau sẽ có sự nhường và nhân electron để trở thành các ion $Na^+$ và $Cl^-$, có cấu hình electron nguyên tử giống cấu hình electron nguyên tử của các khí hiếm $Ne$ và $Ar$. Các ion $Na^+$ và $Cl^-$ được tạo thành có điện tích trái dấu, hút nhau tạo nên liên kết ion trong phân tử cũng như trong tinh thể $NaCl$.Sự hình thành liên kết ion trong phân tử $NaCl$ có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân tử $NaCl$:
$Na^+ + Cl^- rightarrow NaCl$
b) Sự tạo thành liên kết ion trong phân tử nhiều nguyên tử Thí dụ: Phân tử $CaCl_2$.Tương tự như sự hình thành phân tử $NaCl$, sự hình thành liên kết ion trong phân tử $CaCl_2$ có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Các ion $Ca^{2+}$ và $Cl^-$ tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân tử $CaCl_2$:
$Ca^{2+} + 2Cl^- rightarrow CaCl_2 $
Vậy: Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.III – TINH THỂ VÀ MẠNG TINH THỂ ION $1$. Khái niệm về mạng tinh thể Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, hoặc ion, hoặc phân tử. Các hạt này được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Các tinh thể thường có hình dạng không gian xác định.$2$. Mạng tinh thể ionXét mạng tinh thể $NaCl:$ Mạng tinh thể $NaCl$ có cấu trúc hình lập phương. Các ion $Na^+$ và $Cl^-$ nằm ở các nút của mạng tinh thể một cách luân phiên. Trong tinh thể $NaCl$, cứ một ion $Na^+$ được bao quanh bởi $6$ ion $Cl^-$. Ngược lại, một ion $Cl^-$ được bao quanh bởi $6$ ion $Na^+$ (hình $3.1$).
Tinh thể $NaCl$ được tạo bởi rất nhiều ion $Na^+$ và $Cl^-$, không có phân tử $NaCl$ riêng biệt. Tuy vậy khi viết công thức phân tử muối natri clorua, để đơn giản người ta chỉ viết $NaCl$. Tương tự đối với các hợp chất ion khác như: $KCl, MgCl_2,…$ cũng viết như vậy. $3.$ Tính chất chung của hợp chất ionỞ điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính biền vững, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. Các hợp chất ion chỉ tồn tại ở dạng phân tử riêng rẽ khi chúng ở trạng thái hơi.Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.
Khái Niệm Về Liên Kết Kinh Tế
Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hoặc thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau, cùng giúp nhau để có khoản thu nhập cao nhất.
Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu… Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau.
Các tổ chức tham gia liên kết là các đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt quan hệ sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nuớc thành lập một tổ chức kinh tế với tên riêng, có qui chế hoạt động riêng, do các đơn vị thành viên dựa vào qui định này cùng nhau thỏa thuận để xác định và phải được một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động. Các tổ chức kinh tế có thể cùng một lúc tham gia nhiều tổ chức liên kết khác nhau, và phải tôn trọng qui chế hoạt động của các tổ chức đó. Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác.
Khái niệm về liên kết kinh tế
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Khái Niệm Danh Sách Liên Kết
Khái niệm danh sách liên kết
Danh sách liên kết là một cấu trúc dữ liệu cho phép thể hiện và quản lý danh sách bằng các cấu trúc liên kết với nhau thông qua các con trỏ trong cấu trúc. Có nhiều dạng danh sách liên kết phụ thuộc vào các kết nối, ví dụ:
Danh sách liên kết đơn, mỗi cấu trúc chứa một con trỏ trỏ đến cấu trúc tiếp theo hoặc trước đó. Đối với danh sách con trỏ trỏ về trước, cấu trúc đầu tiên của danh sách sẽ trỏ về hằng con trỏ NULL, cấu trúc cuối cùng được đánh dấu bởi con trỏ last là con trỏ trỏ vào cấu trúc này. Đối với danh sách con trỏ trỏ về cấu trúc tiếp theo, cấu trúc đầu sẽ được đánh dấu bằng con trỏ head và cấu trúc cuối cùng chưa con trỏ NULL.
Danh sách liên kết kép gồm 2 con trỏ, một trỏ đến cấu trúc trước và một trỏ đến cấu trúc sau, 2 đầu của danh sách được đánh dấu bởi các con trỏ head, last.
Danh sách liên kết vòng gồm 1 con trỏ trỏ về sau (hoặc trước), hai đầu của danh sách được nối với nhau tạo thành vòng tròn. Chỉ cần một con trỏ head để đánh dấu đầu danh sách.
Do trong cấu trúc có chứa các con trỏ trỏ đến cấu trúc tiếp theo và/hoặc cấu trúc đứng trước nên từ một cấu trúc này chúng ta có thể truy cập đến một cấu trúc khác (trước và/hoặc sau nó). Kết hợp với các con trỏ đánh dấu 2 đầu danh sách (head, last) chúng ta sẽ dễ dàng làm việc với bất kỳ phần tử nào của danh sách. Có thể kể một số công việc thường thực hiện trên một danh sách như: bổ sung phần tử vào cuối danh sách, chèn thêm một phần tử mới, xoá một phần tử của danh sách, tìm kiếm, sắp xếp danh sách, in danh sách …
Hình vẽ bên dưới minh hoạ một danh sách liên kết đơn quản lý sinh viên, thông tin chứa trong mỗi phần tử của danh sách gồm có họ tên sinh viên, điểm. Ngoài ra mỗi phần tử còn chứa con trỏ tiep để nối với phần tử tiếp theo của nó. Phần tử cuối cùng nối với cấu trúc rỗng (NULL).
NULL
Để tạo phần tử mới thông thường chúng ta thực hiện theo các bước sau đây:
dùng toán tử new xin cấp phát một vùng nhớ đủ chứa một phần tử của danh sách.
nhập thông tin cần lưu trữ vào phần tử mới. Con trỏ tiep được đặt bằng NULL.
gắn phần tử vừa tạo được vào danh sách. Có hai cách:
hoặc gắn vào đầu danh sách, khi đó vị trí của con trỏ head (chỉ vào đầu danh sách) được điều chỉnh lại để chỉ vào phần tử mới.
hoặc gắn vào cuối danh sách bằng cách cho con trỏ tiep của phần tử cuối danh sách (đang trỏ vào NULL) trỏ vào phần tử mới. Nếu danh sách có con trỏ last để chỉ vào cuối danh sách thì last được điều chỉnh để trỏ vào phần tử mới. Nếu danh sách không có con trỏ last thì để tìm được phần tử cuối chương trình phải duyệt từ đầu, bắt đầu từ con trỏ head cho đến khi gặp phần tử trỏ vào NULL, đó là phần tử cuối của danh sách.
NULL
Gắn phần tử mới vào đầu danh sách
Giả sử phần tử mới được chèn vào giữa phần tử thứ i và i+1. Để chèn ta nối phần tử thứ i vào phần tử mới và phần tử mới nối vào phần tử thứ i+1. Thuật toán sẽ như sau:
Cho con trỏ p chạy đến phần tử thứ i.
Cho con trỏ tiep của phần tử thứ i (hiện được trỏ bởi p) thay vì trỏ vào phần tử thứ i+1 bây giờ sẽ trỏ vào phần tử mới.
MOI
NULL
Chèn phần tử mới vào giữa phần tử i và i+1
Xoá phần tử thứ i khỏi danh sách
Việc xoá một phần tử ra khỏi danh sách rất đơn giản bởi chỉ việc thay đổi các con trỏ. Cụ thể giả sử cần xoá phần tử thứ i ta chỉ cần cho con trỏ tiep của phần tử thứ i-1 trỏ (“vòng qua” phần tử thứ i) vào phần tử thứ i+1. Như vậy bây giờ khi chạy trên danh sách đến phần tử thứ i-1, phần tử tiếp theo là phần tử thứ i+1 chứ không còn là phần tử thư i. Nói cách khác phần tử thứ i không được nối bởi bất kỳ phần tử nào nên nó sẽ không thuộc danh sách. Có thể thực hiện các bước như sau:
Cho con trỏ p chạy đến phần tử thứ i-1.
Đặt phần tử thứ i vào biến x.
Cho con trỏ tiep của phần tử thứ i-1 trỏ vào phần tử thứ i+1 bằng cách đặt tiep = x.tiep.
Giải phóng bộ nhớ được trỏ bởi x bằng câu lệnh delete x.
Duyệt là thao tác đi qua từng phần tử của danh sách, tại mỗi phần tử chương trình thực hiện một công việc gì đó trên phần tử mà ta gọi là thăm phần tử đó. Một phép thăm có thể đơn giản là hiện nội dung thông tin của phần tử đó ra màn hình chẳng hạn. Để duyệt danh sách ta chỉ cần cho một con trỏ p chạy từ đầu đến cuối danh sách đến khi phần tử cuối có con trỏ tiep = NULL thì dừng. Câu lệnh cho con trỏ p chuyển đến phần tử tiếp theo của nó là:
p = p ® tiep ;
Cho một danh sách trong đó mỗi phần tử của danh sách đều chứa một trường gọi là trường khoá, thường là các trường có kiểu cơ sở hoặc kết hợp của một số trường như vậy. Bài toán đặt ra là tìm trên danh sách phần tử có giá trị của trường khoá bằng với một giá trị cho trước. Tiến trình thực hiện nhiệm vụ thựcchất cũng là bài toán duyệt, trong đó thao tác “thăm” chính là so sánh trường khoá của phần tử với giá trị cho trước, nếu trùng nhau ta in kết quả và dừng, Nếu đã duyệt hết mà không có phần tử nào có trường khoá trùng với giá trị cho trước thì xem danh sách không chứa giá trị này.
Ngoài các thao tác trên, nói chung còn nhiều các thao tác quen thuộc khác tuy nhiên chúng ta không trình bày ở đây vì nó không thuộc phạm vi của giáo trình này.
Khai báo
struct DATE
{
int day, month, year;
};
struct Sinhvien {
char hoten[31];
DATE ns;
float diem;
Sinhvien *tiep ;
};
Sinhvien *dau = NULL, *cuoi = NULL;
Sinhvien *cur = NULL;
int sosv = 0;
Tạo sinh viên mới và nhập thông tin, trả lại con trỏ trỏ đến sinh viên mới.
Sinhvien* Nhap1sv()
{
Sinhvien *kq = new Sinhvien[1] ;
return kq ;
}
Bổ sung sinh viên mới vào cuối danh sách.
void Bosung()
{
cur = Nhap1sv();
sosv++;
}
Chèn sv mới vào trước sinh viên thứ n.
void Chentruoc(int n)
{
cur = Nhap1sv();
Sinhvien *truoc, *sau;
truoc = dau;
for (int i=1; i tiep;
sosv ++;
}
Chèn sv mới vào sau sinh viên thứ n.
void Chensau(int n)
{
cur = Nhap1sv();
for (int i=1; i tiep;
sosv ++;
}Xoá sinh viên thứ n.
void Xoa(int n)
{
if (sosv==1&&n==1) { delete dau ; dau = cuoi = NULL; sosv–; return; }
truoc = dau;
for (int i=1; i tiep;
delete cur ;
sosv –;
}
Tạo danh sách sinh viên.
void Taods()
{
int tiep = 1;
while (tiep) {
Bosung();
}
}
In danh sách sinh viên.
void Inds()
{
cur = dau; int i=1;
cout << “Ngay sinh: ”
}
}
Hàm chính.
void main()
{
clrscr();
Taods();
Inds();
getch();
}
Tìm Hiểu Khái Niệm Về Văn Hóa Và Một Số Khái Niệm Liên Quan
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
1. Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” 1. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Công chức làm công tác văn hóa – xã hội ở cấp xã cần biết các khái niệm sau:
– Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.
Tam quan chùa Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
– Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm (Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
– Di tích lịch sử – văn hóa: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
– Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
– Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
1,2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.78,126.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.78,126.
Nguồn: Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa-xã hội ở xã, phường, thị trấn, TS. Vũ Đăng Minh- ThS. Nguyễn Thế Vịnh, NXB CTQG – ST, Hà Nội, 2016
(Phòng VHVN sưu tầm)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khái Niệm Về Liên Kết Hóa Học trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!