Cập nhật nội dung chi tiết về Khám Phá Nguyên Tắc Gestalt: Tiếng Nói Của Dân Thiết Kế. • Rgb mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không gian âm (thuật ngữ thiết kế tiếng Anh gọi là Negative Space hay White Space) là không gian trống xung quanh đối tượng chính của một thiết kế hoặc của một bức ảnh… Không gian trống có thể có màu hoặc không có màu và không chứa bất kỳ một nội dung nào, bao gồm: chữ (text), hình ảnh hay các yếu tố thiết kế khác. Việc sử dụng khoảng trắng giữa các chi tiết trong thiết kế là điều đầu tiên cần nghĩ đến và một số thiết kế sử dụng khoảng trắng một cách tinh tế khiến người dùng khó mà nhận ra (điều này nhắc tôi nhớ ngay đến logo của FedEx. Bạn có nhận ra mũi tên giữa chữ E và X không?!).
Bộ não con người cực kì nhạy bén với việc mường tượng ra các hình ảnh và tạo ra một bức tranh toàn cảnh hơn. Đó là lý do tại sao ta hay thấy các khuôn mặt ẩn nấp trong lá cây hay các khe nứt trên vỉa hè.
Nguyên tắc này là một trong những điều căn bản quan trọng nhất của các nguyên tắc Gestalt về đánh lừa thị giác. Giả thuyết có tầm ảnh hưởng nhất về thuyết này được viết bởi Max Wertheimer trong quyển Gestalt laws of perceptual organization xuất bản năm 1923. Ngoài ra, Wolfgang Köhler cũng có nhiều ý tưởng đáng chú ý về đề tài này trong cuốn Physical Gestalten xuất bản năm 1920.
Bất kể ai là người đề xuất ý tưởng này (có một số bản báo cáo truy ngược về tận năm 1890), các nguyên tắc Gestalt là một nhóm ý tưởng cực kỳ cần thiết cho bất kỳ nhà thiết kế nào, và ứng dụng của chúng có thể cải thiện đáng kể không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về tính năng lẫn hiệu ứng thân thiện với người dùng của thiết kế nữa.
Nói ngắn gọn, giả thuyết Gestalt dựa trên ý tưởng bộ não con người sẽ tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp một cách vô thức, sau đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh có liên kết mật thiết với nhau. Điều đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về môi trường sống và những gì tồn tại xung quanh.
Có sáu nguyên tắc thường được nhắc đến trong thuyết gestalt: similarity (nguyên tắc đồng bộ), continuation (nguyên tắc liên tục), closure (nguyên tắc đóng kín), proximity (nguyên tắc gần bên), figure/ground (nguyên tắc Chính-phụ) và symmetry & order (nguyên tắc đối xứng và thứ tự). Sau này, common fate (nguyên tắc bầy đàn) được thêm vào như nguyên tắc thứ 7 của học thuyết gestalt.
1. Nguyên tắc đồng bộ (Similarity)
Bản năng con người là sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc đầu tiên của thuyết Gestalt chính là dựa vào đặc điểm này. Mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích thước. Nhờ đặc điểm này, tính tương đồng có thể dùng để gắn kết các yếu tố giống nhau dù không cùng vị trí trong thiết kế.
Các hình vuông ở đây đều như nhau cả về khoảng cách lẫn kích thước, tuy nhiên chúng ta lại tự động nhóm chúng theo màu sắc dù không có lí do gì cả
Tất nhiên, bạn có thể làm chúng trở nên khác biệt khi bạn muốn chúng nổi bật. Đó là lý do tại sao các nút calls to action (kêu gọi hành động) thường được thiết kế với màu sắc khác với những phần còn lại trong cùng trang web – để chúng có thể thu hút sự chú ý của người dùng.
Trong thiết kế UX, sử dụng sự tương đồng giúp người dùng dễ dàng nhận ra những mục cùng loại. Ví dụ, trong một danh sách các tính năng sử dụng các yếu tố thiết kế lặp (như là một icon sử dụng cho 3-4 dòng chữ liên tiếp), nguyên tắc sự tương đồng giúp người dùng dễ nắm bắt hơn. Ngược lại, hãy thay đổi thiết kế những tính năng bạn muốn nổi bật hoặc khiến chúng bắt mắt hơn với người dùng.
Ngoài ra, những thứ đơn giản như đảm bảo tính liên kết trong một thiết kế cũng nên dựa theo nguyên tắc sự tương đồng này để người dùng dễ dàng hiểu được cách bố trí cũng như cấu trúc trang web của bạn.
2. Nguyên tắc liên tục (Continuation)
Các quy luật của sự nối tiếp ấn định cách ánh nhìn của chúng ta đi theo hướng uyển chuyển nhất khi nhìn vào các đường thẳng dù chúng được vẽ nguệch ngạc như thế nào.
Dù được làm nổi bật bởi các chấm màu đỏ, nhưng mắt chúng ta vẫn mặc định hướng theo đường đi uyển chuyển nhất. Đúng không nào?
Nguyên tắc này có thể là một công cụ tuyệt vời với mục đích hướng người dùng vào đối tượng được ấn định. Do đó, hãy đảm bảo thiết kế của bạn “trượt” theo đường nhìn của người dùng. Bởi hướng nhìn của mắt chúng ta luôn đi theo một đường cụ thể, di chuyển từ vật này sang vật khác. Hãy nhìn cách thiết kế bố cục sản phẩm theo chiều ngang của trang Amazon. Đó là ví dụ điển hình về nguyên tắc nối tiếp.
3. Nguyên tắc Đóng kín (Closure)
Closure là một trong những nguyên tắc Gestalt thú vị nhất cũng là điều tôi thích nhất khi viết bài này. Đây là ý tưởng về việc bộ não tự động lấp kín những phần còn thiếu trong thiết kế để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.
Dạng đơn giản nhất của nguyên tắc này là hướng ánh nhìn vào những điểm nối theo vị trí từ đầu đến cuối. Phức tạp hơn thì thường thấy trong các thiết kế logo. Ví dụ như hình ảnh gấu panda trong logo của World Wildlife Fund, các đường viền như bị “vẽ thiếu”, tuy nhiên não bộ chúng ta vẫn hình dung ra đầy đủ chi tiết của thực thể này.
Nguyên tắc Closure thường được dùng trong thiết kế logo, ví dụ như USA Network, NBC, Sun Microsystems, và cả Adobe.
Một ví dụ điển hình khác của nguyên tắc này trong thiết kế UX và UI là: đưa ra một hình ảnh bị mờ dần về phía rìa màn hình, khi đấy vì tò mò, người dùng sẽ lướt tiếp để khám phá điều họ quan tâm. Ngược lại, một hình ảnh hoàn chỉnh có thể khiến họ nhàm chán và không có nhu cầu xem tiếp trang của bạn nữa.
4. Nguyên tắc gần bên (Proximity)
Rõ ràng, ở hình bên phải, nhờ sự xuất hiện của các khoảng trắng, bộ não chúng ta mặc định được các hình tròn được chia thành 3 nhóm khác nhau
Trong thiết kế UX, proximity thường được dùng để giúp người dùng phân loại được các nhóm khác nhau mà không cần sử dụng các border. Kết hợp cùng các khoảng trắng, người dùng chắc chắn nhận biết được cấu trúc và cách bố trí mà bạn muốn truyền tải.
5. Nguyên tắc Chính-phụ (Figure/Ground)
Nguyên tắc Chính-phụ (figure/ground) cũng giống như nguyên tắc Đóng kín (Closure) khai thác cách thức não bộ con người xử lý không gian âm bản (Negative space). Có lẽ chúng ta đã thấy nhiều thiết kế sử dụng nguyên tắc này (như logo FedEx được nhắc ở trên)
Có phải bạn nhìn thấy được cả 2 bức tranh: 1 là hình ảnh cây với vài chú chim; 2 là con sư tử và khỉ đột đang nhìn chằm chằm nhau đúng không? (Logo của vườn bách thú Pittsburgh Zoo & PPG Aquarium)
Nguyên tắc chính-phụ (figure/ground) có thể rất hiệu quả khi các nhà thiết kế sản phẩm muốn làm nổi bật điểm trọng tâm. Ví dụ như, khi cửa sổ pop ups hiện ra, toàn bộ nền trang web sẽ bị làm mờ; hoặc khi người dùng nhấp chuột vào thanh “Tìm kiếm”, họ sẽ thấy một sự đối lập giữa thanh này và toàn bộ backround còn lại.
6. Nguyên tắc đối xứng và thứ tự (Symmetry và Order)
Quy luật sự đối xứng và thứ tự còn được gọi là Prägnanz” trong tiếng Đức. Theo nguyên tắc này, khi đối diện với những hình ảnh mơ hồ, não bộ con người sẽ tự mặc định đưa nó về hình thái đơn giản nhất có thể. Ví dụ, trong logo đơn sắc của Olympic, mọi người sẽ nhìn như một chuỗi các hình tròn chồng lên nhau chứ không phải là một loạt các đường cong.
Não bộ sẽ tự hình dung ra hình tam giác, hình tròn và hình chữ nhật dù các đường nét ở hình bên trái không được vẽ đầy đủ.
7. Nguyên tắc Bầy đàn (Common Fate)
Ban đầu common fate không được đưa vào học thuyết Gestalt, chỉ gần đây nó mới được thêm vào mà thôi. Trong thiết kế UX, sự hữu dụng của nó không nên bị xem nhẹ. Nguyên tắc này chỉ ra việc mọi người sẽ nhóm các vật với nhau và thiết kế chúng cùng hướng nhau.
Trong tự nhiên, chúng ta thấy rất nhiều bầy chim, đàn cá v.v. Thật ra, chúng chỉ là các cá thể riêng lẻ nhưng cùng di chuyển theo một khối, do đó chúng ta thường xem chúng như một tập hợp thực thể.
Thiết kế của Martin Adams trên trang Unsplash
Nguyên tắc này rất có ích trong thiết kế UX bởi những hiệu ứng mang đậm tính náo nhiệt này cực thịnh hành trong nền thiết kế hiện đại. Các yếu tố không nhất thiết phải di chuyển để thỏa mãn nguyên tắc này nhưng chúng cần mang đến ấn tượng cho người dùng về cảm giác chuyển động thực sự.
Tóm lại
Các nguyên tắc Gestalt rất dễ tích hợp vào trong bất kì thiết kế nào và có thể nhanh chóng nâng tầm một thiết kế lộn xộn hoặc một thiết kế đang chật vật thu hút người xem so với một thiết kế mà có sự tương tác tự nhiên, liền mạch hướng người dùng đến hành động mà bạn muốn.
Các nguyên tắc Gestalt có thể nhanh chóng nâng tầm một thiết kế lộn xộn hoặc đang chật vật trong việc thu hút người dùng trở nên dễ tương tác hơn.
Trong thiết kế, hệ thống phân cấp thị giác phân định vị trí, cấp bậc của các yếu tố khác nhau khiến chúng trở nên quan trọng hơn so với các thành phần còn lại. Các nguyên tắc Gestalt lại ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống phân cấp thị giác này.
Học thuyết Gestalt giải thích cách não bộ con người xử lý thông tin về các mối quan hệ và hệ thống phân cấp trong thiết kế cũng như hình ảnh dựa trên các tiêu chí như similarity (nguyên tắc đồng bộ), proximity (nguyên tắc gần bên) và closure (nguyên tắc đóng kín).
Cách Áp Dụng Nguyên Tắc Tâm Lý Học Nổi Tiếng Gestalt Vào Thiết Kế Logo
Nguyên tắc Gestalt được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế, đặc biệt là thiết kế logo. “Gestalt” trong tiếng Đức có nghĩa là “hình dạng”, mô hình, cấu trúc hoặc hình dáng, nó là ngụ ý về cái nhìn tổng thể của một cái gì đó lớn hơn tổng các phần của nó.
Trong những năm 1920, một nhóm các nhà tâm lý học người Đức đã đưa ra một loạt các lý thuyết về nhận thức thị giác, phân tích làm thế nào con người nhóm các vật khác nhau thành một thể thống nhất hoặc theo nhóm khi được nhìn thấy các yếu tố riêng biệt được sắp xếp theo một cách cụ thể. Kurt Koffka, Wolfgang Kohler và Max Wertheimer là những người sáng lập nổi bật của sự tập hợp nên các quy tắc và lý thuyết, gọi chung là nguyên tắc Gestalt.
Trong thuật ngữ của tâm lý, gestalt đề cập đến các nguyên tắc cơ bản giúp chúng ta nhận thức trực quan. Các nhà thiết kế luôn tò mò về những gì diễn ra khi đôi mắt của con người nhìn vào bản thiết kế sáng tạo nào đó và tâm trí họ phản ứng với từng phần đã nhìn thấy như thế nào?
Hiểu được vấn đề làm thế nào một thiết kế được làm sáng tỏ và được nhận thức là một tài sản quan trọng mà hệ thống phân cấp thị giác và người truyền đạt mong muốn sở hữu. Những nguyên tắc này là nền tảng xây dựng cơ bản để tạo ra ý nghĩa thị giác, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ.
Khi các yếu tố khác nhau được đặt gần nhau, chúng được coi là thuộc cùng một nhóm. Ví dụ, hãy xem xét làm thế nào đôi mắt của chúng ta thúc đẩy khoảng cách giữa hai chữ cái một cách thích hợp để phân biệt những chữ cái nào tạo thành từng từ trong 1 câu. Khoảng trống quá nhiều giữa các chữ cái có thể gây ra sự khó hiểu khi 1 từ kết thúc và phần tiếp theo bắt đầu.
Trong ví dụ về mẫu logo IBM, bộ não của chúng ta kết hợp các thanh ngang liền kề nhau để tạo ra một hình ảnh duy nhất của logo IBM. Đó là lý do tại sao khi chúng ta nhìn vào logo của IBM, chúng ta thấy 3 chữ cái gồm các đường ngang ngắn xếp chồng lên nhau, thay vì 8 đường ngang xen kẽ với khoảng trống thống nhất.
Ở một mức độ nào đó, đó là bởi vì chúng ta nhận ra ngay lập tức hình dạng của 3 chữ cái (I, B, M) chủ yếu là do chúng ta có khuynh hướng nhận biết các vật gần nhau, chẳng hạn như một dãy các dòng thành 1 nhóm. Ngoài ra, các đoạn ngắn của “I” xuất hiện gần nhau hơn rất nhiều so với đoạn dài và đoạn ngắn của thanh ngang phía trên, có khoảng cách lớn hơn giữa khe hẹp trong chữ “M” và trong chữ “B” và “M”. Đây là lý do tại sao “I” được coi là khối thống nhất thay thế cho thanh ngang ở trên.
Mẫu thiết kế logo độc đáo của Unilever cũng đồng thời khẳng định nguyên lý Gestalt về sự gần nhau. Vì tất cả các ký hiệu thu nhỏ được nhóm lại gần với nhau, kết quả cụm từ dễ dàng được đọc là U trong logo của thương hiệu. Theo những ý tưởng của thương hiệu ẩn phía sau logo đầy sáng tạo này, dấu ấn của thương hiệu được thiết kế tỉ mỉ bằng cách kết hợp 25 biểu tượng nhỏ lại với nhau, mỗi cái sẽ đại diện cho một khía cạnh quan trọng của những nỗ lực hàng đầu của Unilever để mang lại cuộc sống sinh hoạt bền vững cho khách hàng.
Khi công ty “CMON” nổi tiếng nhờ đã tập trung vào các trò chơi chất lượng cao với cách thức tương tác hấp dẫn, thú vị, các phiên bản thu nhỏ đầy ấn tượng, logo của CMON tập hợp các thành phần của các trò chơi nổi tiếng để hình thành nên chữ “N” và “C” cho logo mới nhằm thể hiện sự vui tươi, điều mà họ cố gắng mang đến cho cuộc sống của các game thủ.
Tương tự như vậy, quy luật đóng cửa mô tả khả năng của bộ não trong việc hoàn thành một hình dạng hoặc vật thể, ngay cả khi nó không được thể hiện hoặc không được hoàn thành một cách trọn vẹn. Tâm trí con người không đi theo những sự kết thúc không rõ ràng mà nó sẽ tự bổ sung các phần bị khuyết thiếu đi.
Sự đóng cửa có thể được hiểu như là chất kết dính nhằm liên kết các yếu tố lại với nhau.
Nhiều mẫu thiết kế logo nổi tiếng nhờ vào sử dụng nguyên tắc đóng cửa này, và nguyên tắc này cho phép các logo thể hiện hình dáng với thông tin thị giác tối thiểu cần sử dụng đến.
Và có lẽ mũi tên ẩn trong logo FedEx là một trong những ví dụ phổ biến nhất về việc tận dụng khoảng trống đối nghịch. Thay vì có đường ranh giới của riêng nó, mũi tên được hình thành từ sự vay mượn các đường biên của ký tự “E” và “x”.
Được thiết kế lại vào năm 2005, logo của USA Network sử dụng khoảng trắng giữa chữ “U” và “A” để tạo thành chữ “S”. Tương tự, logo Girl Scourts tạo ra các hình bóng bằng cách sử dụng các khoảng trắng. Trong logo của Vườn thú Pittsburgh, có thể sau một vài cái nhìn hoặc nhìn ra được ngay, bạn sẽ nhận thấy có một hình ảnh chú sư tử ở bên phải và một con gorilla ở bên trái.
Các đối tượng có đặc điểm chung về trực quan thì sẽ được tự động nhóm lại với nhau. Chúng xuất hiện giống nhau càng nhiều thì khả năng chúng được hiểu rằng chúng thuộc về cùng một nhóm càng cao. Sự tương tự thì không bắt nguồn từ đối tượng đó là cái gì, mà bắt nguồn từ việc trông nó giống như thế nào. Sự tương tự có thể nhận thấy được thông qua vô số cách như là: hình dạng, hướng, giá trị, màu sắc và kích thước.
Khả năng xảy ra là người xem sẽ có khuynh hướng nhìn thấy ký tự “C” màu đen là yếu tố khác biệt, và họ sẽ nhóm các hình dạng có màu sắc còn lại với nhau cho dù chúng không ở cạnh nhau.
Nếu thử nhìn theo như cách bạn vẫn thường làm, bạn sẽ cảm thấy khá khó khăn để nhận thấy “C” và hình tam giác là một cặp, hình vuông và hình tròn là một cặp khác, mặc dù trình tự hợp lý này sẽ được ưu tiên hơn ở các trường hợp khác.
Đây là cách mà nguyên tắc tương tự Gestalt hoạt động.
Trong 1 logo khác của Sun Microsystem, logo Sun chỉ được cấu thành bởi duy nhất một ký tự “U” và một ký tự “U” lộn ngược lại, rồi tất cả được sắp xếp theo một vòng lặp lại. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau, ký tự “U” trông như thể chúng hình thành nên được chữ “Sun” trên cả bốn mặt của tứ giác, và là một phần của cùng một logo.
Tính đa ổn định là khả năng của mắt chúng ta nhìn thấy được hai điều khác nhau. Khi xem một hình ảnh, người xem có thể có trải nghiệm khác nhau cùng một lúc, bởi vì có rất nhiều sự diễn giải trong đầu được kích hoạt. Tuy nhiên nghệ thuật lừa dối nằm ở sự thật rằng cả hai cách diễn đạt không thể đồng thời được nhìn thấy cùng một lúc. Tâm trí lúc đó bị cuốn vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc xem xét đánh giá hai ý tưởng và suy ngẫm những điều đó. Cuối cùng, tâm trí sẽ để cho một trong những giải thích chi phối. Càng nhìn vào hình ảnh trội hơn, mắt của chúng ta càng khó để ngăn chặn sự cảm nhận khác.
Một ví dụ tuyệt vời và không bao giờ lỗi thời đó là mẫu logo tinh tế của Câu lạc bộ Golf Spartan, trong đó hình ảnh chiếc mũ bảo hộ của người Sparta và một người chơi golf đang vung gậy, được khéo léo phác hoạ vào trong cùng một hình ảnh.
Mẫu thiết kế logo đơn giản mà vô cùng tuyệt vời trong hình trên được tạo ra bởi nhà thiết kế đồ hoạ người Ý có tên là Gianni Bortolotti cho công ty ED (Elettro Domestici), ông đã kết hợp tên viết tắt của công ty rồi đặt chúng cạnh nhau để tạo nên hình dạng của một phích cắm điện (mắt của chúng ta sử dụng quy luật đóng cửa để tự động lấy nét cho ký tự E, mặc dù không có bất kỳ ranh giới rõ ràng nào). Mẫu logo này là một ví dụ tuyệt vời về cách thức mà hình dạng và chức năng có thể cùng tồn tại một cách hài hoà, ý nghĩa vẫn rõ ràng cho dù bộ não chúng ta ghi nhớ ổ cắm hay là chữ cái trước.
Ở hình dưới là logo của Sáng kiến Hy vọng cho Trẻ em Phi Châu và logo của Cửa hàng trang sức Snooty Peacock đã tận dụng nguyên tắc của tính đa ổn định để tạo ra các nhận thức đa dạng. Trong trường hợp của logo bên trái, nó đồng thời miêu tả bản đồ của Châu Phi và hình ảnh của người lớn và trẻ con, trong khi đó logo của Snooty Peacock, chúng ta có thể nhìn thấy cả con công với phần lông vũ lộng lẫy và một người phụ nữ với kiểu tóc tỉ mỉ. Đúng là các thiết kế cực kỳ thông minh xuất sắc.
Các yếu tố được sắp hàng với nhau thì tạo nên sự liên kết trực quan. Ví dụ các đường được hiểu như là một hình dạng duy nhất khi chúng tiếp diễn, nối tiếp nhau liên tục. Các phân đoạn uyển chuyển hơn, cơ hội được nhìn nhận như một hình dạng thống nhất cao hơn. Nguyên lý của Quy luật liên tục có thể được nhìn thấy khi một đường cắt ngang qua một vật, sắp hàng một cách hoàn hảo với thành phần phụ, được sử dụng để hướng tới một thành phần khác trong tác phẩm. Đôi mắt chúng ta dõi theo đường thẳng một cách tự nhiên, cho tới khi chúng ta nhìn thấy một đối tượng, chúng ta tự động bị điều khiển chuyển qua đối tượng khác.
Chẳng hạn, đôi mắt chúng ta dõi theo ký tự C trong nguyên cụm Coca qua cụm Cola, rồi tiếp tục từ ký tự C trong Cola đến ký tự L và A trong cụm từ đó. Sự trợ giúp trực quan này giúp mắt chúng ta nắm bắt cả cụm từ.
Nói tóm lại, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi nguyên tắc tâm lý về thị giác là phần không thể thiếu đối với lĩnh vực đi sâu vào các cảm xúc giống như thiết kế logo. Khi bạn sẵn sàng áp dụng các nguyên tắc tâm lý đầy tiềm năng vào trong các dự án thiết kế của mình, hãy suy nghĩ về sự giống nhau, sự gần nhau, các nguyên tắc cơ bản và các quy tắc khác đã nêu ở trên để sử dụng trong quá trình sáng tạo nên tác phẩm của bạn.
Khám Phá Những Câu Nói Tiếng Anh Hay Về Tình Yêu
4.1
(82.67%)
15
votes
“You know you’re in love when you can’t fall asleep because reality is finally better than your dreams.”
– Dr. Seuss
(Bạn biết bạn đang yêu khi bạn không thể chìm vào giấc ngủ bởi vì thực tế cuối cùng cũng tốt hơn những giấc mơ của bạn.)
1. Những câu nói tiếng Anh hay về tình yêu dạng trích dẫn
“Love isn’t something you find. Love is something that finds you.”
(Tình yêu không phải là thứ bạn tìm thấy. Tình yêu là thứ tìm thấy bạn.)
“A flower cannot blossom without sunshine, and man cannot live without love.”
(Một bông hoa không thể nở nếu không có nắng, và con người không thể sống thiếu tình yêu.)
“It was love at first sight, at last sight, at ever and ever sight.”
(Đó là tình yêu sét đánh, từ cái nhìn cuối cùng, từ cái nhìn mãi mãi.)
“Immature love says: ‘I love you because I need you.’ Mature love says ‘I need you because I love you.’”
(Tình yêu chưa trưởng thành nói:“ Anh yêu em vì anh cần em”. Tình yêu trưởng thành nói rằng “Anh cần em vì anh yêu em.”)
“To love and be loved is to feel the sun from both sides.”
(Yêu và được yêu là cảm nhận được ánh nắng từ cả hai phía.)
“Love is the crowning grace of humanity, the holiest right of the soul, the golden link which binds us.”
(Tình yêu là ân sủng cao cả nhất của con người, là quyền thiêng liêng nhất của tâm hồn, là sợi dây liên kết vàng gắn kết chúng ta”)
“Love’s greatest gift is its ability to make everything it touches sacred.”
(Món quà lớn nhất của tình yêu là khả năng biến mọi thứ mà nó chạm đến trở nên thiêng liêng.)
“Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love.”
(Chúng ta hãy luôn mỉm cười khi gặp nhau, vì nụ cười là khởi đầu của tình yêu.)
“Love is when he gives you a piece of your soul, that you never knew was missing.”
(Tình yêu là khi anh ấy trao cho bạn một mảnh linh hồn mà bạn không bao giờ biết là đã thiếu.)
“Life is the flower for which love is the honey.”
(Cuộc sống là bông hoa mà tình yêu là mật ong.)
Câu nói tiếng Anh hay về tình yêu dạng trích dẫn
“We are born of love; Love is our mother.”
(Chúng ta được sinh ra từ tình yêu; Tình yêu là mẹ của chúng ta.)
“Sometimes the heart sees what is invisible to the eye.”
(Đôi khi trái tim nhìn thấy những gì không thể nhìn thấy bằng mắt.)
“Love is when the other person’s happiness is more important than your own.”
(Tình yêu là khi hạnh phúc của người kia quan trọng hơn hạnh phúc của chính bạn.)
“I look at you and see the rest of my life in front of my eyes.”
(Tôi nhìn vào bạn và thấy phần còn lại của cuộc đời tôi ở ngay trước mắt.)
“You can’t blame gravity for falling in love.”
(Bạn không thể đổ lỗi cho lực hấp dẫn khi bạn rơi vào lưới tình.)
“True love is eternal, infinite, and always like itself.”
(Tình yêu đích thực là vĩnh cửu, vô hạn và luôn luôn nguyên bản.)
“Love makes your soul crawl out from its hiding place.”
(Tình yêu khiến tâm hồn bạn chui ra khỏi nơi ẩn náu của nó.)
“Love is friendship that has caught fire. […] It settles for less than perfection and makes allowances for human weaknesses.”
(Tình yêu là tình bạn đã bén lửa. […] Nó không cần sự hoàn hảo và luôn bao dung cho những điểm yếu của con người.)
“Love is like a beautiful flower which I may not touch, but whose fragrance makes the garden a place of delight just the same.”
(Tình yêu giống như một bông hoa đẹp mà tôi có thể không chạm vào, nhưng hương thơm của nó cả làm cho khu vườn trở thành một nơi thú vị.)
“Being deeply loved by someone gives you strength, while loving someone deeply gives you courage.”
(Được ai đó yêu sâu đậm sẽ mang lại cho bạn sức mạnh, trong khi yêu ai đó sâu sắc sẽ mang lại cho bạn dũng khí.)
[FREE]
Download Ebook Hack Não Phương Pháp –
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Những câu nói tiếng Anh hay về tình yêu để “thả thính”
Câu nói tiếng Anh hay về tình yêu để “thả thính” crush
Did it hurt when you fell out of heaven?
(Lúc bạn ngã khỏi thiên đường, bạn có bị đau không?)
You are so sweet, my teeth hurt.
(Bạn ngọt ngào tới mức răng mình bị sâu luôn rồi.)
Are you tired of running through my mind all day?
(Bạn có mệt không khi chạy quanh tâm trí mình cả ngày thế?)
They keep saying Disneyland is the best place on the planet. Seems like no one has been standing next to you, ever.
(Những người bảo nơi tuyệt nhất trên thế gian là khu giải trí Disneyland chắc chắn chưa bao giờ được ở bên cạnh bạn.)
The word “happiness” starts with H in the dictionary. But my happiness starts with U!
(Từ “hạnh phúc” trong từ điển bắt đầu bằng chữ H, nhưng hạnh phúc của mình bắt đầu bằng chữ U (chữ U trong tiếng Anh đồng âm với you, nghĩa là bạn))
Can I touch you? I’ve never touched an angel before.
(Mình chạm vào bạn có được không? Mình chưa thấy thiên thần bao giờ cả.)
I am good with directions, but I get lost in your ocean eyes everytime.
(Mình nhớ đường tốt cực, mà lúc nào cũng bị lạc trong đôi mắt của bạn.)
My love for you is like diarrhea, holding it in is impossible.
(Tình yêu mình dành cho bạn giống như bị tiêu chảy, không thể kìm nén được.)
You know If I had a dollar for every second I thought of you, I would be a billionaire!
(Nếu mỗi giây mình nhớ bạn, mình được một đô-la, mình có thể trở thành tỉ phú cũng nên.)
My eyes need a check-up, I just can’t take them off of you.
(Mắt mình cần đi khám thôi, mình không rời mắt khỏi bạn được.)
3. Từ vựng dùng trong câu nói tiếng Anh hay về tình yêu
Từ vựng về tình yêu lúc mới yêu
To flirt (with someone): tán tỉnh
To chat (someone) up: để ý, bắt chuyện với đối phương
Pick-up line: câu, lời lẽ tán tỉnh
Flirtatious: thích tán tỉnh người khác
A flirt: chỉ người hay tán tỉnh
A blind date: xem mặt
Từ vựng về tình yêu lúc đang trong một mối quan hệ
Love you with all my heart: yêu em bằng cả trái tim
Make a commitment: hứa hẹn
Can’t live without someone: không sống thiếu ai đó được
To be smitten with somebody: yêu say đắm
To tie the knot: kết hôn
Lovebirds: cặp đôi yêu nhau, ríu rít như những chú chim
To take the plunge: làm lễ đính hôn/làm đám cưới
Live together: sống cùng nhau
Love you forever: yêu em mãi mãi
Accept one’s proposal: chấp nhận lời cầu hôn
Crazy about someone: yêu ai đến điên cuồng
Love each other unconditionally: yêu nhau vô điều kiện
Hold hands: cầm tay
Love at first sight: tình yêu sét đánh/tiếng sét ái tình
To adore: yêu ai hết mực
Từ vựng trong các câu nói tiếng Anh hay về tình yêu
Từ vựng về tình yêu lúc chia tay
Play away from home: quan hệ lén lút với người khác
Have an affair (with someone): ngoại tình
To dump somebody: đá người yêu
Have a domestic: cãi nhau
To break up with somebody: chia tay với ai đó
Lovesick: tương tư, đau khổ vì yêu
Break-up lines: lời chia tay
Have blazing rows: cuộc cãi vã lớn tiếng
To split up: chia tay
Get back together: làm lành sau khi chia tay
Cheat on someone: lừa dối ai đó
Từ vựng chỉ cách xưng hô thân mật
Baby: bé cưng, bảo bối
Darling/Honey: anh/em yêu
Kitty: mèo con
My one and only: người yêu duy nhất
My sweetheart: người tình ngọt ngào
My true love: tình yêu đích thực đời tôi
The love of one’s life: tình yêu vĩnh cửu
My boo: người dấu yêu
My man/my boy: chàng trai của tôi
My woman/my girl: cô gái của tôi
Từ viết tắt về tình yêu phổ biến
W.l.t.m. (would like to meet): khi 2 người mong muốn gặp mặt.
L.t.r. (long-term relationship): mối quan hệ tình cảm lâu dài, mật thiết
Bae (before anyone else): cụm từ rất phổ biến trên mạng xã hội, có nghĩa trước bất cứ ai (chỉ sự ưu tiên)
Bf/gf (boyfriend/girlfriend): bạn trai/bạn gái
L.u.w.a.m.h. (love you with my heart): yêu anh/em bằng cả trái tim
H.a.k. (hugs and kisses): ôm và hôn
F.a.t.h. (first and truest husband): người chồng đầu tiên và thân cận nhất
Ex: chỉ người yêu cũ, như một lần “kinh nghiệm” yêu đương
Comments
10 Nguyên Tắc Chuẩn Mực Dân Kế Toán Phải Biết
I. 10 nguyên tắc kế toán dân làm nghề phải biết
1. Underlying assumption
Giả định cơ bản của kế toán. Kế toán luôn có những giả định bắt buộc chuẩn mực, kế toán cần hiểu rõ bản chất của nguyên tắc kế toán này.
2. Going concern: hoạt động liên tục
The financial statements are normally prepared on the assumption that an entity is a going concern and will continue in operation for the foreseeable future (at least the next 12 months). Hence, it is assumed that the entity has neither the intention nor the need to liquidate or curtail materially the scale of its operations.
( Nguyên tắc lập BCTC được lập trên giả doanh nghiệp hoạt động liên tục trong thời điểm hiện tại và cả tương lai gần đó ( thời gian tối thiểu là 12 tháng). Với điều kiện là doanh nghiệp không có ý định giải thể hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất của công ty đó).
3. Materiality concept: nguyên tắc trọng yếu
Information is material if omitting it or misstating it could influence decisions that users make onthe basis of financial information about a specific reporting entity
Nguyên tắc trọng yếu được đánh giá là tính chi tiết dựa trên hiêu quả thông tin trọng yếu. Nếu ghi thiếu thông tin hoặc ghi sai thông tin thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyết định của những người sử dụng thông tin kế toán đó).
4. Accruals basis: nguyên tắc cơ sở dồn tích
The effects of transactions and other events are recognized when they occur (and not as cash or its equivalent is received or paid) and they are recorded in the accounting records and reported in the financial statements of the periods to which they relate
(Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì toàn bộ những giao dịch kế toán sẽ được ghi nhận ngay khi hoạt động này xảy ra. Tại thời kỳ nó phát sinh chứ không được tính đã thanh toán xong rồi mới ghi nhận nghiệp vụ).
Nguyên tắc kế toán là thước đo đánh giá hiêu quả của hoạt động kế toán
5. Matching concept: nguyên tắc phù hợp
Revenue earned should be matched with the corresponding cost/expenditure incurred to generate this income. học kế toán thực tế ở đâu hà nội
( Theo nguyên tắc phù hợp thì doanh thu kiếm được khi hạch toán phải phù hợp với chi phí tương ứng để tạo ra khoản thu đó).
6. Prudence concept: nguyên tắc thận trọng
Prudence means to be cautious when exercising judgement. In particular, profits should not be recognized until realized, but a loss should be recognized as soon as it is foreseen
( Nguyên tăc thận trọng trong kế toán nghĩa khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cũng phải cận thận khi đưa ra những quyết đoán. Theo nguyên tắc này kế toán sẽ ghi nhận lợi nhuận khi nó thực sự xảy ra với trường hợp là khoản lỗ thì sẽ được ghi nhận ngay khi nó được dự kiến).
7. Substance over form: nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức
Substance over form convention is that, whenever legally possible, the economic substance of a transaction should be reflected in financial statements rather than simply its legal form
(Nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức được hiểu như sau khi đánh giá tình hình tài chính và hoạt đông kinh tế của doanh nghiệp bản chất nội dung kinh tế của các giao dịch sẽ được xem xét và phản ánh trong những báo cáo tài chính mà không phải hình thức của nó.Như vậy hoạt động kinh tế chỉ được ghi nhận khi nó diễn ra, không thể ghi nhận suông).
8. Business entity concept: nguyên tắc thực thể kinh doanh
Financial statements always treat the business as a separate entity. For accounting purpose, the business unit is separate, distinct from its owners and exists in its own right
( Nguyên tắc thực thể kinh doanh được đánh giá trên những báo cáo tài chính xem doanh nghiệp là một thực thể riêng biệt. Mục tiêu kế toán tính theo nguyên tắc thực thể kinh doanh thì doanh nghiệp là tách rời với chủ sở hữu và tồn tại với những quyền riêng).
9. Fair presentation: nguyên tắc kế toán trình bày hợp lí
Financial statements are required to give a fair presentation or present fairly in all material respects the financial results of the entity
(Toàn bộ chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính sẽ được yêu cầu trình bày hợp ký trong toàn bộ những mặt trong yếu của doanh nghiệp).
10. Consistency concept: nguyên tắc nhất quán
To maintain consistency, the presentation and classification of items in the financial statements should stay the same from one period to the next, except as follows: there is a significant change in the nature of the operations or a change in presentation is required by an IFRS
( Tính nhất quán trong nguyên tắc kết toán là việc phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính phải giống nhau, trừ trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp có sự thay đổi theo yêu cầu của IFRS).
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Hiện tại các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khám Phá Nguyên Tắc Gestalt: Tiếng Nói Của Dân Thiết Kế. • Rgb trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!