Đề Xuất 3/2023 # Kinh Doanh Dịch Vụ Bất Động Sản Có Những Quyền Và Nghĩa Vụ Gì? # Top 3 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Kinh Doanh Dịch Vụ Bất Động Sản Có Những Quyền Và Nghĩa Vụ Gì? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Doanh Dịch Vụ Bất Động Sản Có Những Quyền Và Nghĩa Vụ Gì? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

* Quyền của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

– Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định.

– Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản.

–  Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với khách hàng.

–  Thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập khác thực hiện công việc môi giới bất động sản trong phạm vi hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản đã ký với khách hàng, nhưng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả môi giới.

– Các quyền khác trong hợp đồng.

*  Nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

– Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng.

–  Cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

– Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản

Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

* Quyền của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản

– Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản.

– Từ chối đưa lên sàn giao dịch bất động sản các bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

– Được thu phí dịch vụ của khách hàng có bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản.

– Yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do lỗi của khách hàng gây ra.

–  Các quyền khác trong hợp đồng.

*  Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản

– Bảo đảm bất động sản được đưa lên sàn giao dịch phải có đủ điều kiện được giao dịch.

– Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

– Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

–  Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

–  Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản như sau:

– Tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản;

b) Ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản để mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;

c) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản bồi thường thiệt hại do lỗi của sàn giao dịch bất động sản gây ra;

d) Các quyền khác trong hợp đồng.

–  Tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;

b) Trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;

c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

d) Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản cần điều kiện gì?

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần thực hiện theo các quy định mà pháp luật đã đề ra. Qua bài viết sau, Luật Tiền Phong xin cung cấp cho bạn một số thông tin về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có những quyền đồng thời là nghĩa vụ như sau:

– Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

– Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

– Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

– Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng

– Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

– Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;

– Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên còn có nghĩa vụ hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài, doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nêu trên.

– Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.

– Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành.

– Chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.

3. Luật Tiền Phong hỗ trợ dịch vụ pháp lý

Chúng tôi cung cấp cho quý khách các dịch vụ cụ thể sau:

Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Soạn thảo toàn bộ hồ sơ để xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách hàng;

Hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trọn gói nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Luật Tiền Phong cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Nếu còn điều gì chưa rõ hãy liên hệ ngay 1900 6289 để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

========================================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Comments

Chuyên Đề :Tổng Quan Về Dịch Vụ Môi Giới Bất Động Sản

Vậy môi giới bất động sản là gì? Trong thực tế hành vi môi giới BĐS gợi cho chúng ta một hình dung rõ ràng, một nhận thức cụ thể về hoạt động đó. Tên gọi về nghề nghiệp này nhắc cho chúng ta liên tưởng về nhóm những người cụ thể, hoạt động trong thị trường BĐS. Tuy vậy không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu được đầy đủ hoạt động của nhà môi giới là như thế nào. Để hiểu được rõ về vấn đề này, chúng ta cần phân tích, làm rõ nghĩa từng từ trong cụm từ ” môi giới BĐS “, để có thể tiến dần đến bản chất của sự việc.

Trong một nền kinh tế thị trường ổn định, nếu đạt được những chức năng trên của mình, khu vực BĐS sẽ góp phần vào sự ổn định kinh tế. Xuất phát từ những ảnh hưởng đến nền kinh tế trên, chúng ta nhận thấy khu vực BĐS có năm chức năng cơ bản góp phần tạo ra những yếu tố cho sự phát triển. Thứ nhất BĐS, trong đó có cả những công trình hạ tầng cơ sở, là yếu tố sản xuất, tạo nên cơ sở về vốn cho việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Thứ hai, BĐS cung cấp không gian cho sự tồn tại, nghỉ ngơi và các hoạt động xã hội của kinh tế gia đình ngoài thời gian làm việc. Thứ ba, BĐS là đối tượng để đầu tư trong thời gian dài, là nơi dụng vốn. Nó là nơi gom vốn và có thể chuyển sự gom vốn từ người này sang người khác khi được bán. Thứ tư, BĐS có giá trị vốn trên thị trường. Điều này cho phép thực hiện việc chuyển BĐS thành tiền thông qua việc bán hay để vay vốn tín dụng bằng thế chấp. Thứ năm, bản thân sự vận hành của khu vực BĐS sẽ mang đến những hiệu quả lớn theo cấp số nhân trong vòng quay kinh tế, nhờ sự liên hệ mật thiết và đa dạng, tạo ra cầu về những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bởi nền kinh tế trong nước.

Từ những phân tích trên cho ta thấy triển vọng để phát triển nghề môi giới BĐS tại Việt Nam là rất lớn. Với một thị trường hiện còn rất thiếu thông tin, nhiều nhân tố ở tầm vĩ mô cũng như vi mô đang gây mất ổn định thị trường thì vai trò của những người trung gian là rất quan trọng. Tuy nhiên từ thực tế hoạt động của các “cò” đất hiện đang làm đau đầu các nhà quản lí. Ở mặt tích cực, “cò” môi giới đã góp phần làm sôi động thị trường BĐS, nhưng cũng chính “cò” lũng đoạn thị trường này, đẩy giá đất thực tế chuyển nhượng lên cao gấp nhiều lần so với giá sàn của Nhà nước. Chưa kể nhiều khách hàng mua đất do sự giới thiệu của “cò” đã phải “tiền mất tật mang” … Nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của họ trong việc tạo ra một thị trường BĐS sôi động và rộng khắp. Ðể hoạt động của tầng lớp trung gian trên thị trường bất động sản hiệu quả hơn, đã đến lúc cần phải đào tạo những chuyên gia thực sự trong dịch vụ môi giới.

– Đơn đề nghị trả lại những chi phí chưa dùng đến.

Thị trường bất động sản nhà đất ở Hà Nội

Thị trường bất động sản nhà đất ở Hà Nội đã trải qua các thời kỳ; trước những năm 1960 chủ yếu là tư nhân mua bán nhà với nhau, bằng sự thỏa thuận, và bằng tiền mặt, vàng và chủ yếu không thông qua Nhà nước. Đến những năm 1974 – 1975 Hà Nội thí điểm bán nhà trả dần cho dân tại các khu Yên Lãng, Trương Định, Văn Chương, khoảng 600 – 700 căn hộ. Có thể nói đây là dạng kinh doanh nhà đầu tiên do Nhà nước thực hiện. Đến những năm 1986 – 1993 Hà Nội phát triển mạnh thị trường kinh doanh bất động sản nhà đất, cả bằng việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi nhà và đất trong khuôn viên mà giá trị chủ yếu vấn quan niệm là giá trị nhà. Giá trị đất ẩn trong đó và lúc này mới bán nhà xây thô hoặc nhà hoàn thiện, đất phần lớn do Nhà nước cấp, giao. Từ sau năm 1993 đến nay, nhờ có những luật mới và nhiều chính sách cơ chế mới, tạo thuận lợi, thị trường bất động sản nhà đất ở Hà Nội đã được phát triển mạnh; hình thành một thị trường rộng lớn, rất đa dạng với nhiều loại hình kinh doanh và nhiều loại hình sản phẩm. Từ bán nền nhà có hạ tầng đến bán móng nhà; bán nhà xây thô và bán nhà hoàn thiện. Tài chính cho phát triển kinh doanh nhà được huy động từ nhiều nguồn cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước. Vì vậy khối lượng nhà đất đưa vào thị trường kinh doanh đã lên tới nhiều chục vạn mét vuông; thuế, phí nhà thu được từ việc kinh doanh này lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm. Thị trường bất động sản nhà đất thực sự có vai trò to lớn và là một động lực thúc đẩy kinh tế của Thủ Đô tăng trưởng sinh động hơn”

Thị trường bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh

” Thị trường bất động sản ở Việt Nam hình thành tự phát và có nhiều biến động. Thị trường bất động sản trong thời gian qua trải qua hai đợt sốt nóng là 1992-1993 và 2001-2002. Lưu ý rằng các đợt sốt nóng về đất này không trùng với kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Việt Nam. Một đặc điểm là sau cơn sốt đã tạo mặt bằng giá mới và giá này hầu như không giảm, mặc dù thị trường giai đoạn tiếp theo có đóng băng, rất ít giao dịch. Tác hại của biến động thị trường bất động sản đến nền kinh tế rất lớn. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2001 có trên 1000 dự án đầu tu hạ tầng khu dân cư với diện tích khoảng 6000 ha (gần bằng ½ diện tích của 12 quận nội thành cũ ), với số vốn đổ vào đây không dưới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất là để trống chưa xây dựng nhà ở và hạ tầng hoàn chỉnh. Tình trạng trên cho thấy sự lãng phí ghê gớm nguồn lực xã hội, trong khi những người có nhu cầu thực sự về nhà ở lại rất ít có cơ may được đáp ứng do giá nhà đất vượt quá xa khả năng của họ”.

” Trong giai đoạn 1985-2000 Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai 2445 dự án phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp, phúc lợi công cộng, dịch vụ, nông nghiệp và các dự án khác với diện tích sử dụng đất 12.562 ha; Trong đó các dự án phát triển nhà đã xây dựng 1.107.021 căn nhà với 1.085.265 căn hộ, với diện tích 52.711.338m2. Diện tích nhà ở tăng bình quân 2 triệu m2/ năm giai đoạn 1991-1995 và 2,5 triệu m2/năm giai đoạn 1996-2000; diện tích nhà ở tính theo đầu người tăng từ 7,5m2/người lên 10,27m2/người, lượng giao dịch bất động sản đăng bộ trên thị trường chính quy liên tục gia tăng. Năm 1996 là 14.875 vụ, năm 2000 là 29.955 vụ. Lượng giao dịch tại phòng thuế trước bạ tăng 50%. Các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất: 12 khu với diện tích 1965 ha, thu hút trên 400 doanh nghiệp và 90.000 lao động. Số lượng dự án đầu tư được cấp phép 568, trong đó có 304 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn 1.333 triệu USD; 264 dự án đầu tư trong nước với số vốn 4.731 tỷ VNĐ… Trong giai đoạn 1985-2000 có 1760 dự án sử dụng vốn của Nhà nước, 1310 dự án sử dụng vốn tư nhân, 350 dự án liên doanh với nước ngoài và 25 dự án 100% vốn nước ngoài. Riêng việc xây dựng nhà ở đã huy động 22.030 tỷ VNĐ, trong đó nhà dân xây dựng 1996-2000 bình quân đạt 800 tỷ VNĐ/năm (1994:507, 1995:513, 1996:826, 1997:833, 1999:790, 2000:766 tỷ VNĐ).

Các dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản

” Các dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản bao gồm các hoạt động dịch vụ đăng ký bản quyền sử dụng đất, dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ tín dụng ngân hàng về thế chấp hoặc bảo lãnh bằng bất động sản, dịch vụ mở sàn giao dịch bất động sản.

Hiện nay ở nước ta, mới chỉ có một số sàn giao dịch bất động sản hình thành tự phát do nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, trực thuộc các doanh nghiệp tư nhân, chưa hoàn chỉnh về cơ cấu, chưa có sự tham gia của các tổ chức dịch vụ công như: Sàn giao dịch bất động sản Hoàng Quân thuộc Công ty bất động sản Hoàng Quân-Tp. Hồ Chí Minh; Trung tâm giao dich địa ốc ACB thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Hà Nội; Sàn giao dịch bất động sản Công ty Âu Lạc – Tuần Châu – Quảng Ninh.

Trung tâm tư vấn về định giá đất ( Ban vật giá Chính phủ – nay thuộc Bộ Tài chính ); hoạt động của Trung tâm này chủ yếu là các sự vụ đơn lẻ phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan nhà nước, chưa đáp ứng được nhu cầu cần tư vấn về giá đất trong các giao dịch dân sự, trong việc xây dựng bảng giá đất của địa phương. Các văn phòng môi giới nhà đất hình thành tự phát, hoạt động không chuyên nghiệp, hiện nay chủ yếu là môi giới giữa người mua và người bán; chưa cung cấp được thông tin cần thiết, chính xác về bất động sản.

Dịch vụ về tín dụng trong thời gian qua đã có những bước chuyển thông thoáng hơn với qy định tăng số tiền vay bằng tín chấp cho hộ nông dân, cho phép các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam được nhận thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Phần lớn các tổ chức hoạt động dịch vụ được thành lập một cách tự phát, thiếu sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước; việc thành lập các trung tâm dịch vụ công mới chỉ ở bước thử nghiệm. Hoạt động của các trung tâm này chủ yếu là mày mò, tự tìm lối đi. Chưa có sự phối hợp với các phòng, ban của cơ quan nhà nước, không những thế, trong nhiều hoạt động còn bị các cơ quan này gây khó dễ. Chưa phân định hoạt động dịch vụ công với hoạt động quản lý nhà nước.

Khái quát tình hình hoạt động môi giới bất động sản ở nước ta.

Tình hình hoạt động môi giới bất động sản các địa phương

– Lấy ví dụ từ kết quả điều tra kinh doanh Môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

– Địa bàn: Quận Tây Hồ và Quận Cầu Giấy

– Thời điểm điều tra: 2005-2007

– Phạm vi thời gian nghiên cứu 2001-2007

Bảng: Số lượng các Công ty kinh doanh Bất động sản và dịch vụ Bất động sản tại Hà Nội

Bảng: Số lượng các Công ty kinh doanh Bất động sản và dịch vụ Bất động sản tại Quận Tây Hồ và Quận Cầu Giấy – Hà Nội

– Đặc điểm: tổ chức theo mô hình công ty nhỏ, có đăng ký kinh doanh, có bộ máy, trụ sở đặt ở những vị trí thuận lợi cho việc giao dịch, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

– Cơ cấu tổ chức, nhân sự: Công ty có giám đốc, kế toán, thủ quỹ, các nhân viên môi giới; tư vấn, phát triển thị trường, số lượng tùy thuộc công việc; trình độ: Giám đốc có trình độ đại học, cao đẳng chính quy, các nhân viên có trình độ từ tốt nghiệp THPT trở lên;

– Phạm vi hoạt động: tùy quy mô của công ty: các công ty nhỏ trong phạm vi quận, các quận liền kề; các công ty lớn hơn hoạt động trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận

+ Dịch vụ môi giới mua, bán, cho thuê, thuê BĐS, chủ yếu là nhà ở (biệt thự, nhà liên kế, căn hộ chung cư), văn phòng, cửa hàng, kho tàng, bến bãi …: 100%;

+ Dịch vụ đăng ký nhà đất, kinh doanh bất động sản; tư vấn: 50% số công ty có thêm các dịch vụ này;

+ Các dịch vụ khác: tư vấn, thiết kế kiến trúc, xây dựng, cung cấp trang thiết bị xây dựng

– Số giao dịch trung bình tháng*

Mua bán: tổng số: 20 – 30; thành công: 0,5 – 1,0 đạt từ 2% – 5%

Thuê: Tổng số; 30 – 40, thành công 7-8, đạt từ 18- 27%

– Doanh thu: 25- 30 triệu VNĐ/tháng;

– Phí môi giới: mua bán bất động sản:

+ Thù lao môi giới: miễn phí;

+ Hoa hồng môi giới bán BĐS: 0,5 – 1% Giá trị BĐS;

+ Hoa hồng môi giới mua BĐS: 0,5 – 1% Giá trị BĐS;

– Phí môi giới: thuê và cho thuê bất động sản:

+ Thù lao môi giới: miễn phí;

+ Hoa hồng môi giới thuê BĐS: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

+ Hoa hồng môi giới cho thuê BĐS: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

Chú dẫn:* Số liệu bình quân tháng trong giai đoạn 2005 -2007

– Đặc điểm: Tổ chức theo mô hình văn phòng do một người hoặc một số người đứng ra tự lập; phần nhiều không đăng ký kinh doanh và không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không có trụ sở văn phòng cố định,

+ Mỗi văn phòng có từ 2 đến 3 người, mỗi người hiêm nhiệm nhiều việc từ quản lý, tư vấn thủ tục nhà đất, môi giới mua bán, thuê, cho thuê

+ Trình độ: 30% có trình độ đại học; 70% trung cấp, PTTH, PTCS … phần nhiều không được đào nghề nghiệp môi giới bất động sản.

– Phạm vi hoạt động: trong phạm vi quận với các địa bàn gần văn phòng

+ Dịch vụ môi giới mua, bán, cho thuê, thuê bất động sản, chủ yếu là nhà ở, căn hộ chung cư, văn phòng…

– Số giao dịch trung bình trong tháng

+ Mua bán: tổng số: 10 – 15; thành công: 0,2 – 0,3; đạt từ 1%-3%

+ Thuê: tổng số: 30 – 35; thành công: 5 – 6; đạt từ 14%-20%

– Doanh thu: 15 – 20 triệu VNĐ/tháng

– Phí môi giới: mua bán bất động sản:

+ Thù lao môi giới: miễn phí

+ Hoa hồng môi giới bán bất động sản: 1% giá trị bất động sản

+ Hoa hồng môi giới mua bất động sản: 0,5% giá trị bất động sản

– Phí môi giới: thuê và cho thuê bất động sản:

+ Thù lao môi giới: miễn phí

+ Hoa hồng môi giới thuê bất động sản: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

+ Hoa hồng môi giới cho thuê bất động sản: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

+ Chỉ có một người duy nhất thực hiện tát cả các công đoạn môi giới bất động sản; không cần vốn đầu tư;

+ Không đăng ký kinh doanh và không thực hiện nghĩa vụ thuế;

– Phạm vi hoạt động: Trong phạm vi phường hoặc cận kề nơi thường trú;

+ Dịch vụ Môi giới mua, bán, cho thuê, thuê nhà ở, căn hộ chung cư,

+ Mua bán: tổng số: 10-15; thành công: 0,2 -0,3; đạt từ 1,3% – 3%

+ Thuê: tổng số: 25-30, thành công 4-5, đạt từ 13-20%

– Phí môi giới: mua bán bất động sản:

+ Thù lao môi giới: Miễn phí;

+ Hoa hồng môi giới bán BĐS: 0,5 – 1% Giá trị BĐS;

+ Hoa hồng môi giới BĐS: 0,5% – 1% Giá trị BĐS;

– Phí môi giới: thuê và cho thuê bất động sản:

+ Thù lao môi giới: miễn phí;

+ Hoa hồng môi giới thuê BĐS: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

+ Hoa hồng môi giới cho thuê BĐS: 50% tiền thuê BĐS tháng đầu

Chú dẫn:* Số liệu bình quân tháng trong giai đoạn 2005 – 2007

Mối quan hệ trung gian là một mối quan hệ được uỷ thác. Theo giáo sư Warren A Seavey: “người được uỷ thác là người mà chức năng của anh ta là hoạt động vì lợi ích của người khác và giải quyết các vấn đề nằm trong thẩm quyền của anh ta”. Cácví dụ cổ điển của người uỷ thác là người thực hiện di chúc, người giám hộ tài sản, và người bảo vệ tài sản.

Rõ ràng là các nhà môi giới bất động sản những người hình thành nên mối quan hệ trung gian với sự uỷ quyền của người mua hoặc người bán là những người được uỷ thác. Khi là người được uỷ thác, nhà môi giới có một số trách nhiệm nhất định với người đã uỷ quyền cho anh ta đồng thời thêm một số nhiệm vụ đã được liệt kê trong thoả thuận hoặc trong các hợp đồng lao động khác.

Các trách nhiệm của người được uỷ thác bao gồm:

Yêu cầu đạo đức trong kinh doanh BĐS nói chung và trong môi giới BĐS nói riêng là vấn đề nhạy cảm, có tầm quan trọng đến hiệu quả kinh doanh hay thậm chí là sự tồn tại của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp môi giới. Tuy vậy cho đến nay tại VN vẫn chưa chú ý đến việc xây dựng những bộ luật đạo đức cho các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ nói chung và môi giới nói riêng.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yêu phục vụ nhu cầu của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, phong cảnh thiên nhiên… Sự phát triển của hoạt động này tạo nguồn thu không chỉ cho riêng ngành du lịch mà còn có tác động tăng nguồn thu cho nhiều ngành khác như kinh doanh hàng hóa, kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uôhg, nghỉ ngơi, khách sạn…

Hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung, dịch vụ kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.

Đôì tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch rất đa dạng và phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vân, sở thích, phong tục tập quán, nếp sông… kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ xã hội.

Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ có một bộ phận nhỏ tồn tại dưới dạng vật châ’t còn đa phần không mang hình thái vật chất, thường tổn tại dưới dạng dịch vụ. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Quá trình sản xuâ’t, phục vụ, tiêu thụ luôn gắn liền với nhau.

Sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không có quá trình nhập kho, xuâ’t kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Do đó quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch hoàn thành thường được tiến hành đổng thời.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có đặc điểm là không có yếu tố chi phí nguyên vật liệu câu thành nên sản phẩm dịch vụ, mà chỉ có yếu tố chi phí nhân công, chi phí khác phục vụ chung cho hoạt động này.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Doanh Dịch Vụ Bất Động Sản Có Những Quyền Và Nghĩa Vụ Gì? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!