Cập nhật nội dung chi tiết về Kpop Và Những Tranh Cãi Quanh Định Nghĩa “Nhóm Nhạc Quốc Dân” mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn hóa Hàn Quốc vốn rất tôn trọng những gì thuộc về bản sắc dân tộc. Chính vì thế, hàng loạt những danh hiệu “quốc dân” ra đời là món quà cao quý dành cho những tên tuổi nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao,…. Chúng ta hẳn không còn xa lạ gì với những danh hiệu đã gắn liền với những cái tên đình đám như Kim Yuna – Bảo bối quốc dân, Yoo Jaesuk – MC quốc dân, Suzy – Tình đầu quốc dân, Yoo Seungho – Em trai quốc dân, Lee Seunggi – Con rể quốc dân,…
Trong địa hạt Kpop cũng vậy, danh hiệu ” Nhóm nhạc quốc dân” được trao cho những nhóm nhạc tên tuổi và có sức ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc. Khi 1 nhóm nhạc được trao cho chiếc “vương miện” ” Nhóm nam quốc dân” hay ” Nhóm nữ quốc dân“, điều đó có nghĩa là công chúng đã thừa nhận quyền lực và tầm ảnh hưởng của nhóm trong lĩnh vực giải trí. Một nhóm nhạc có thể trở nên nổi tiếng bởi lượng fan hùng hậu hay được công chúng đánh giá cao nhưng vẫn không thể đạt được đẳng cấp nhóm nhạc quốc dân khi thiếu những yếu tố giúp cho nhóm trở nên thân thuộc với hầu hết người dân Hàn Quốc.
Thế hệ fan Kpop hôm nay có thể ít biết đến rằng, danh hiệu ” Nhóm nhạc quốc dân” (nói chung) đầu tiên (và có thể là duy nhất) đối với công chúng Hàn chính là g.o.d – nhóm nhạc huyền thoại debut năm 1999 dưới trướng JYP Entertainment. Nếu xét trên mặt bằng chung các nhóm nhạc thế hệ đầu tiên, g.o.d không là những người bắt đầu trào lưu “thần tượng” như H.O.T, không có những màn trình diễn mạnh mẽ ấn tượng như Sechskies, không có những vũ đạo gây sốt như Shinhwa, nhưng chính g.o.d chứ không phải nhóm nào khác được trao tặng danh hiệu này.
Xét trên nhiều phương diện, nhiều người đồng tình rằng 2 nhóm nhạc quốc dân được nhiều người biết đến là SNSD và Big Bang. Có thể nhận ra rằng điểm chung ở họ là 1 ca khúc được cả nước yêu thích không phải là điều mà nhóm nhạc quốc dân sẽ tạo ra. Thay vào đó, họ sẽ tiếp tục sản xuất những sản phẩm âm nhạc nhận được đánh giá cao của người hâm mộ và củng cố vị trí của mình trong làng nhạc Hàn Quốc.
Big Bang dẫu đạt được rất nhiều thành tựu trong âm nhạc, nhưng họ vẫn bị một phần không nhỏ cộng đồng mạng xem là “Nhóm nhạc tội phạm” bởi những scandal ầm ĩ trong quá khứ, thậm chí dính líu đến pháp luật. GD hút cần sa, Daesung lái xe gây tai nạn chết người, Seungri bị lên án về chuyện tình ái, TOP mặc chiếc áo có biểu tượng một thời của đế quốc Nhật,…. Những vấn đề nghiêm trọng này cùng cách xử lý sai lầm của YG – im lặng như không có gì, khiến nhiều người tỏ ra bất bình.
SNSD tuy không dính dáng đến các vấn đề về pháp luật, nhưng nhóm cũng từng một thời lao đao với những scandal nhân cách. Ngay từ khi mới debut, SNSD đã không ít lần “vạ miệng” tự rước họa vào thân, với những thái độ được cho là “không thể chấp nhận” trước các tiền bối. Taeyeon so sánh nhóm nhạc huyền thoại Shinhwa với “rác rưởi” dù cho thành viên Shinhwa vẫn đang có mặt ở đó, Tiffany cho rằng nhóm họ không giống với Suju vì ” SNSD là một“, vấn đề phân biệt chủng tộc của Taeyeon, hay gần đây nhất là Jessica bị buộc rời khỏi nhóm, khiến công chúng ngỡ ngàng nghi ngại rằng tất cả những gì SNSD hô hào về tình bạn thân thiết bấy lâu chỉ là “diễn”. Trầm trọng nhất, năm 2008, SNSD phải nhận ” Black Ocean” lớn nhất trong lịch sử Kpop.
Wonder Girls
Thế nhưng, với những gì đã diễn ra, người hâm mộ cho rằng khó để những nhóm nhạc này vươn lên ngang tầm với Big Bang hay DBSK, chứ chưa bàn đến đến danh hiệu “quốc dân” đích thực như g.o.d. EXO chỉ trong vòng 1 năm từ 2014 đến 2015 đã chứng kiến 3 cuộc “đào tẩu” của 3 thành viên người Trung Quốc, chưa kể đến scandal tình cảm của Baekhyun – Taeyeon (SNSD) và gần đây nhất là Kai – Krystal (f(x)). Winner sau màn debut quá sức thành công, thì lần trở lại mới nhất vào đầu năm 2016 hoàn toàn trôi đi trong nhạt nhòa. GOT7 nhận được nhiều tình cảm trên thị trường quốc tế nhưng vẫn chưa đủ ấn tượng với thị trường trong nước. iKON ngay từ khi mới ra mắt đã vướng phải vô số tranh cãi về vấn đề “diss” tiền bối. Chính vì thế, danh hiệu “quốc dân” cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa tìm được lời giải đáp.
Với nhịp độ cao, sự thay đổi liên tục trong chính thị trường âm nhạc, các nhóm nhạc thường ra mắt cùng những ca khúc không quá mới lạ. Và rất nhiều thần tượng đình đám vẫn đang đứng trong những vùng an toàn với danh tiếng của họ, nhưng nếu không có các ca khúc hit được cả nước yêu mến thì các nhóm nhạc thần tượng sẽ rất khó để vươn lên vị trí cao hơn.
Vì vậy, để trở thành một nhóm nhạc quốc dân, cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như nguồn lực từ công ty chủ quản, thời gian hay thậm chí là cả may mắn, khi kể cả những tân binh trong top 3 công ty lớn JYP, YG, SM cũng không thể thành công ngay từ ngày đầu tiên ra mắt.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhóm nhạc thần tượng, có thể khẳng định rằng việc đạt được danh hiệu nhóm nhạc quốc dân đã trở nên vô cùng khó khăn. Trong vài năm tới, khi ngành công nghiệp K-pop dần dần bão hòa, những nhóm nhạc may mắn sống sót và trụ lại được sẽ có một cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt, dù có phải là nhóm nhạc quốc dân hay không. Ngoài ra, với làn sóng Hallyu đang mở rộng trên toàn thế giới, có thể các thần tượng sẽ hướng đến danh hiệu ” Nhóm nhạc quốc tế” với sức ảnh hưởng toàn cầu chứ không chỉ là ” Nhóm nhạc quốc dân ” đơn thuần như trước.
Chiếc Dù Vàng (Golden Parachute) Là Gì? Các Tranh Cãi Xung Quanh Chiếc Dù Vàng
Khái niệm
Chiếc dù vàng trong tiếng Anh là Golden Parachute.
Một chiếc dù vàng bao gồm những lợi ích đáng kể được trao cho các giám đốc hàng đầu nếu công ty bị một công ty khác tiếp quản và họ bị sa thải do sáp nhập hoặc thôn tính.
Chiếc dù vàng là hợp đồng với các giám đốc điều hành quan trọng và có thể được sử dụng như một loại biện pháp chống tiếp quản, được thực hiện bởi một công ty để ngăn chặn một cuộc thôn tính không mong muốn. Các lợi ích có thể bao gồm quyền chọn cổ phiếu, tiền thưởng bằng tiền mặt và trả trợ cấp thôi việc hào phóng.
Thuật ngữ chiếc dù vàng bắt nguồn từ mục đích chính của chúng là cung cấp khoản bồi thường tốt cho các giám đốc cấp cao trong trường hợp họ bị mất việc.
Ngoài các phần thưởng tiền mặt, chiếc dù vàng còn bao gồm các lợi ích sau:
– Tiếp tục được tham gia vào chương trình hưu trí của công ty
– Được hưởng mọi lợi ích hưu trí
– Được trả tiền bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nha khoa
– Được bồi thường mọi khoản phí pháp lí
Các tranh cãi xung quanh chiếc dù vàng
Những người phản đối chiếc dù vàng cho rằng các giám đốc điều hành đã được đền bù thỏa đáng và không nên được thưởng khi bị sa thải. Họ lập luận thêm rằng các giám đốc điều hành có trách nhiệm để hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty, và không cần thêm các phần thưởng tài chính để khuyến khích.
Ví dụ thực tế về chiếc dù vàng
– Meg Whitman, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Hewlett-Packard Enterprise sẽ nhận được gần 9 triệu USD nếu có sự thay đổi quyền kiểm soát tại công ty và hơn 51 triệu USD nếu bị sa thải.
– Nếu hai công ty Staples và Office Depot sáp nhập, CEO của Office Depot sẽ nhận được 39 triệu USD theo các điều khoản của hợp đồng chiếc dù vàng của ông.
– Theo các điều khoản hợp đồng chiếc dù vàng của mình, CEO của tập đoàn EMC sẽ nhận được khoản bồi thường trị giá 27 triệu USD nếu tập đoàn sáp nhập.
(Theo investopedia.com)
Những Đề Cử ‘Mâm Xôi Vàng’ Gây Tranh Cãi Nhất Trong Lịch Sử!
Stanley Kubrick với hạng mục đạo diễn tệ nhất
Mãi cho đến sau này, The Shining mới được coi là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Đích thân đạo diễn đạo diễn Martin Scorsese đánh giá nó là một trong những bộ phim kinh dị đáng xem nhất trong suốt chiều dài lịch sử phim ảnh. Còn lúc ra mắt, bộ phim đã nhận được nhiều ý kiến tiêu cực và The Shining còn giúp đạo diễn của nó – Stanley có được đề cho hạng mục đạo diễn tệ nhất của giải Mâm Xôi Vàng năm đó. Đây cũng là bộ phim duy nhất trong số 9 phim cuối cùng của Kubrick không nhận được bất kỳ đề cử Oscar hay Quả cầu vàng nào.
Thief với đề cử phim âm nhạc tệ nhất
Thief là bộ phim không tệ và hầu như mọi đánh giá về nó mà bạn có thể tìm thấy trên mạng đều ca ngợi nó là một trong những phim âm nhạc tuyệt vời trong thời đại của nó. Thế nhưng, giải Mâm Xôi Vàng đã đã đề cử nó là phim âm nhạc tệ nhất năm đó.
Arnold Schwarzenegger với đề cử nam diễn viên tệ nhất
Arnold là mục tiêu quen thuộc của giải Mâm Xôi Vàng trong những năm qua, đôi khi nó đúng và hơn hết chỉ vì giải thích thích chọn bất cứ diễn viên nào từ bên ngoài thế giới điện ảnh (ngôi sao truyền hình, người nổi tiếng, vận động viên,…). Trên thực tế, Conan the Barbarian là một trong những màn diễn xuất thực sự tốt của Schwarzenegger, nhưng anh vẫn nhận được đề cử cho hạng mục nam diễn viên tệ nhất của Mâm Xôi Vàng năm đó.
Danny DeVito với hạng mục nam diễn viên phụ tệ nhất
Mâm Xôi Vàng gọi vai diễn của Daniel DeVito trong Batman Returns là một trong những diễn viên phụ tệ nhất năm 1992. Thế nhưng, khán giả và giới phê bình luôn coi anh ta là một trong những nhân vật phản diện hay nhất trong lịch sử phim chuyển thể từ truyện tranh lúc đó. Và đề cử này một lần nữa, thật sai lầm.
Jim Carrey với hạng mục Ngôi Sao mới tệ nhất
Jim Carrey đã có một năm 1994 đột phá lớn nhất trong lịch sử Hollywood khi ông phát hành Ace Ventura, The Mask và Dumb and Dumber vào năm 1994. Và đáng kinh ngạc, Mâm Xôi Vàng đã đề cử anh là Ngôi sao mới tệ nhất.
Showgirls với hạng mục phim làm lại hoặc phần tiếp theo tồi tệ nhất
Nếu bạn ghét Showgirls hoặc nghĩ rằng nó xứng đáng với một số hạng mục của Mâm Xôi Vàng, điều đó không có gì sai. Nhưng đưa nó vào hạng mục phim làm lại hoặc phần tiếp theo tệ nhất là sao? Nó là phim độc lập và không phù hợp với bất kỳ tiêu chí nào của hạng mục trên. Showgirls là một bộ phim được viết bởi Joe Eszterhas và đạo diễn bởi Paul Verhoeven. Phim có sự tham gia của nữ diễn viên Elizabeth Berkley, Kyle MacLachlan và Gina Gershon
Adam Sandler với hạng mục nam diễn viên tệ nhất
Đã có những lúc Adam Sandler hoàn toàn xứng đáng với Mâm xôi vàng vì khả năng diễn xuất của mình. Nhưng Happy Gilmore không giống những lần đó, và tất nhiên, điều đó không ngăn được Mâm Xôi Vàng đề cử anh ấy cho dù thế nào đi nữa.
Anaconda với hạng mục hiệu ứng hình ảnh tồi tệ nhất
Mâm xôi vàng đã “tặng” cho Anaconda – một bộ phim quái vật tới sáu đề cử, trong đó có Phim tệ nhất. Màn trình diễn tuyệt vời của Jon Voight trong vai một thợ săn rắn cũng được đề cử và đó là một sai lầm quá lớn.
The Blair Witch Project với hạng mục phim tệ nhất
Mặc cho việc cách mạng hóa kinh dị hiện đại, tạo ra chất riêng, The Blair Witch Project vẪn nhận được hai đề cử mâm xôi vàng, một là Nữ diễn viên tệ nhất và hai là Phim tệ nhất. Bộ phim kể về giáo sư Heather Donahue ,Michael C. Williams và Joshua Leonard – người thám hiểm gần Burkittsville để quay một bộ phim tài liệu về Blair Witch. Cả ba biến mất, nhưng thiết bị của họ được phát hiện một năm sau đó.
Jennifer Lawrence với hạng mục Nữ diễn viên tệ nhất trong Mother!
Ngay cả khi bạn không thích Mother!, thật khó để khẳng định đó là lỗi của Jennifer Lawrence. Ngay cả khi bộ phim của Darren Aronofsky khó hiểu, Lawrence vẫn diễn xuất mãnh liệt và vô cùng xúc động. Thật khó tin khi Mâm xôi vàng đưa nữ diễn viên vào hạng này vì những lùm xùm bên ngoài.
Tranh Cãi Về Bộ Không Gì Là Không Thể Của Uae
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hồi cuối tháng 4 thành lập Bộ Không gì là Không thể theo quyết định của Hoàng thân Mohammed Bin Rashid Al Maktoum, Phó tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, đồng thời là tiểu vương Dubai.
Được coi như một “bộ ảo”, cơ quan này không có bộ trưởng và có bộ máy tổ chức đơn giản, gồm 4 bộ phận là Cục Dự đoán Tình hình, Cục Khen thưởng Hành vi, Cục Tài năng UAE và Cục Mua sắm Chính phủ. Các cục này do 4 bộ trưởng đương nhiệm trong nội các UAE quản lý.
Bộ sẽ được giao phó các vấn đề quan trọng của quốc gia và xây dựng thể chế chính phủ mới, nhằm giúp UAE cải cách chính phủ, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong vài năm tiếp theo.
“Quy mô công việc của bộ sẽ bao gồm một số dự án cung cấp dịch vụ tiên phong cho cộng đồng và phát triển nền tảng trực tuyến để tạo thuận lợi cho việc mua hàng của chính phủ và giảm thời gian từ 60 ngày xuống 6 phút”, Hoàng thân Mohammed viết trên Twitter.
Hoàng thân cũng cho biết bộ sẽ được giao nhiệm vụ đưa ra các thể chế chuyên biệt để giải phóng những tài năng chưa được khám phá trong mỗi đứa trẻ ở UAE.
“Tương lai có rất nhiều thách thức, đòi hỏi sự phát triển không ngừng trong cơ cấu chính phủ và cách thức hoạt động. Đối với chúng ta, không gì là không thể. Từ ‘không thể’ không nằm trong từ điển của chúng ta và sẽ không bao giờ là một phần trong tương lai của chúng ta”, Phó tổng thống UAE nhấn mạnh.
UAE từng gây chú ý khi thành lập Bộ Hạnh phúc và Khoan dung năm 2016 và quyết định thành lập bộ mới ngay lập tức làm dấy lên tranh cãi trong dư luận. Một số người dùng Twitter gọi đây là sáng kiến “lố bịch” và khiến họ nhớ tới “bộ hiện thực hóa những điều không thể”, trong khi nhiều người đặt câu hỏi về tham vọng trở thành “cường quốc hàng đầu” của UAE khi thành lập cơ quan mới này.
Tuy nhiên, phần lớn người dân UAE bày tỏ niềm tự hào về Bộ Không gì là Không thể và cam kết của Hoàng thân Mohammed rằng mục đích cuối cùng của cơ quan này là phấn đấu vì hạnh phúc của người dân.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kpop Và Những Tranh Cãi Quanh Định Nghĩa “Nhóm Nhạc Quốc Dân” trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!