Đề Xuất 3/2023 # Lấy Ý Kiến Nhân Dân Đối Với Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ # Top 8 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Lấy Ý Kiến Nhân Dân Đối Với Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lấy Ý Kiến Nhân Dân Đối Với Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dự thảo Luật này cũng đã quy định cụ thể các nội dung sau: Hệ thống báo hiệu và quy tắc giao thông đường bộ (Chương II); Phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (Chương III); Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ (Chương IV); Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (Chương V); Thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm pháp lý (Chương VI); Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Chương VII).

Đáng chú ý, quy tắc giao thông đường bộ quy định từ Điều 13 đến Điều 45 có các nội dung cơ bản như: quy tắc về phía đi, phần đường, nhường đường, tránh, vượt, chuyển hướng, lùi xe, vượt xe, dừng xe, đỗ xe, tốc độ, khoảng cách… Sửa đổi, bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn một số quy tắc giao thông, như: sử dụng làn đường, chuyển hướng, tránh, vượt, dừng, đỗ xe, nhường đường tại nơi đường giao nhau, sử dụng còi, đèn tín hiệu, mở cửa xe…; bổ sung quy định tốc độ tối đa của một số loại phương tiện có trọng tải lớn trên đường cao tốc; khoảng cách an toàn giữa các xe tương ứng với tốc độ và điều kiện mặt đường thời tiết, địa hình để đảm bảo an toàn giao thông…

Ngoài ra, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây: – Xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; báo cáo về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ với Chính phủ, Quốc hội.  – Cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới. – Tổ chức kiểm định xe cơ giới của Công an sử dụng vào mục đích an ninh. – Sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ sau khi được cấp giấy phép lái xe. – Chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; – Chủ trì kiểm tra, đánh giá về an toàn giao thông đối với các công trình giao thông đường bộ đang khai thác khi xảy ra vụ việc gây mất an toàn giao thông do nguyên nhân tổ chức giao thông hoặc khi có yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; tham gia hội đồng nghiệm thu đánh giá về an toàn giao thông đối với các công trình giao thông đường bộ trước khi đưa vào khai thác; tham gia ý kiến đối với việc điều chỉnh, thay đổi hệ thống báo hiệu đường bộ; – Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. – Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thông báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng theo định kỳ hoặc đột xuất. – Quản lý, sử dụng trung tâm chỉ huy điều khiển hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. – Thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đăng ký xe, xử lý vi phạm và quản lý người lái xe; kết nối, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. – Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. – Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định; xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, hoạt động đào tạo lái xe. – Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải về nội dung an toàn giao thông trong xây dựng kết cấu hạ tầng và vận tải đường bộ.

Dự thảo Tờ trình Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho biết: Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2009 đến nay, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã xảy ra 331.390 vụ, làm chết 100.227 người (chủ yếu trong độ tuổi lao động), bị thương 333.435 người, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. So với thế giới, tai nạn giao thông Việt Nam ở mức cao, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông là chủ yếu (chiếm trên 90% số vụ).

Ùn tắc giao thông xảy ra phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng phương tiện tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn và trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm… Ý thức chấp hành của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất kém, đã phát hiện, xử lý 57.683.830 trường hợp vi phạm; phát hiện, xử lý gần 6.000 vụ phạm pháp hình sự trên tuyến giao thông; vi phạm vẫn có tính phổ biến, nhiều hành vi nguy hiểm như đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, đua xe trái phép, sử dụng ma túy, rượu, bia khi điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, chống người thi hành công vụ…

So sánh năm 2019 với năm 2009, phương tiện giao thông bình quân tăng từ 10-15%/năm, chủ yếu là các phương tiện cá nhân, tập trung tại các đô thị lớn; thực trạng tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay là giao thông hỗn hợp với rất nhiều các loại phương tiện cơ giới, thô sơ… đa dạng về chủng loại, nơi sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, trong đó chủ yếu là xe cá nhân, nhiều phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, nhiều phương tiện đã được mua, bán, cho, tặng qua nhiều chủ nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Vì vậy, xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý và những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nêu trên, việc ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ Tạo Đột Phá Về Atgt

Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tạo đột phá về ATGT

21:59 10/11/2020

Khác với lĩnh vực giao thông hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa (giao thông ở các lĩnh vực này có tính chuyên ngành, chủ yếu là người làm nghề vận tải chuyên nghiệp và có tỷ lệ rất nhỏ, người có bằng, chứng chỉ chuyên môn ở các lĩnh vực này chỉ bằng gần 1% so với số người có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ), giao thông đường bộ, nơi mà hầu hết mọi công dân đều tham gia giao thông và phần lớn bằng các phương tiện cá nhân.

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 64.000.000 xe môtô, 5.000.000 xe ôtô. Phương tiện giao thông đường bộ tăng cao, hạ tầng giao thông chưa phát triển, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm nên tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn ra rất phức tạp.

Tai nạn giao thông từ năm 2009 đến nay xảy ra 334.901 vụ, làm chết 101.810 người, bị thương 336.094 người, hầu hết trong số này mang thương tật nặng suốt đời, để lại gánh nặng cho gia đình và cả xã hội. Tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 95% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông.

Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, nguyên nhân được xác định là do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chiếm 90%. Tội phạm hình sự hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ còn nhiều.

Những năm qua, cả hệ thống chính trị đã có nhiều chủ trương, giải pháp và hành động mạnh mẽ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và kết quả đạt được đã có những tiến bộ nhất định.

Song, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn là một thách thức lớn, vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả rất đau lòng, chưa đạt được yêu cầu đặt ra là có môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, bền vững, bảo đảm bình yên trên nhưng con đường và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Cán bộ CSGT kiểm tra phương tiện.

Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ tạo ra bước đột phá về trật tự, an toàn giao thông đường bộ với những nội dung đột phá về chính sách như: 

(1) Xác định trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và đã xác định rõ, cụ thể một cơ quan chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

(2) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người do các hành vi vi phạm pháp luật giao thông và pháp luật khác của người điều khiển phương tiện gây ra. Vì vậy, Luật này đã xác định ngành Công an chịu trách nhiệm chính về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó công tác quản lý người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (từ kiến thức, ý thức pháp luật; năng lực hành vi; kỹ năng điều khiển phương tiện đến quá trình chấp hành pháp luật…) là một nội dung quan trọng, xuyên suốt có ý nghĩa then chốt để bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ;

(4) Quy định về Trung tâm giám sát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về trật tự, an toàn giao thông là giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhiệm vụ của người thực thi pháp luật;

(5) Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đã được qui định cụ thể về nội dung, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong Luật.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý, bổ sung một số nội dung như:

(1) Có chính sách giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân song song với chính sách phát triển phương tiện giao thông công cộng;

(2) Đối với Trung tâm giám sát, xử lý vi phạm cần quy định rõ về công tác về quản lý, lắp đặt, sử dụng hệ thống giám sát giao thông để bảo đảm quyền cá nhân của công dân và phục vụ có hiệu quả việc thực thi pháp luật;

(3) Quy định cụ thể: Cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tổ chức hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

(4) Quy định cụ thể về vượt xe và trách nhiệm phải kịp thời nhường đường cho xe sau vượt, bỏ khái niệm xe “xin vượt” và “cho vượt”; quy định tốc độ lưu hành của phương tiện giao thông đường bộ trong Luật này để mọi người tham gia giao thông (trong đó có cả người nước ngoài) dễ tìm, dễ nhớ và thực hiện nghiêm…;

(5) Bổ sung các giải pháp cụ thể bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả.

Theo CAND

Bộ Công An Đề Xuất Xây Dựng Luật Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ

Bộ Công an vừa công bố dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật TTATGT đường bộ.

Theo đó, việc ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông sẽ thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thống nhất áp dụng các quy định về xử lý vi phạm giao thông đường bộ; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”. Vì vậy nếu công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tập trung vào một Bộ, ngành sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả.

CSGT phân luồng, hướng dẫn giao thông

Dựa trên kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và tham khảo kinh nghiệm của quốc tế về các chính sách quản lý trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an nghiên cứu và xác định 7 chính sách cơ bản được đánh giá, bao gồm: Quy định cụ thể về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe; Quy định về đi đường bộ; Thống nhất việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Quy định cụ thể về tổ chức, chỉ huy, điều khiển và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; Quy định về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Quy định về giám sát việc thi hành pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

Trong số này, khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, tuy nhiên thực tế hiện nay phát sinh thêm nhóm biển mới là “Nhóm biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại”. Nhóm biển này tuân thủ theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

CSGT kiểm tra giấy tờ phương tiện

Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ có quy định người điều khiển mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe máy không được sử dụng điện thoại di động còn người điều khiển ô tô không quy định. Tuy nhiên, Công ước Vienna bắt buộc luật quốc gia phải quy định người điều khiển phương tiện không được phép sử dụng điện thoại di động khi phương tiện đang di chuyển.

Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang quy định ô tô phải có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô phải thắt dây an toàn (khoản 2 Điều 9). Nhưng Công ước Vienna lại quy định việc thắt dây an toàn là bắt buộc đối với người lái xe và hành khách đi trên phương tiện cơ giới ngồi tại những chỗ có trang bị dây đeo an toàn.

Chính vì vậy, Luật TTATGT đường bộ sẽ quy định cụ thể về phương tiện (khái niệm, kiểu, loại, điều kiện tham gia giao thông của phương tiện), quy định cụ thể về điều kiện của người điều khiển phương tiện để dễ vận dụng, thực hiện, đảm bảo công tác quản lý, tránh việc do luật không quy định nên nhiều phương tiện tham gia giao thông không được quản lý và sự tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện, gây khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông và mất an ninh, trật tự, vi phạm diễn ra thường xuyên, phổ biến.

Quy định cụ thể hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe tham gia giao thông đường bộ… một cách đơn giản, dễ hiểu nhất để người tham gia giao thông dễ nhớ, dễ hiểu và thực hiện. Đồng thời, Luật TTATGT đường bộ sẽ quy định khái niệm về xe cơ giới, xe thô sơ, xe tự chế, xe công nông, xe máy kéo, xe máy điện, xe đạp điện nên có nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong công tác thực thi pháp luật…

Luật TTTATGT đường bộ quy định cụ thể về phương tiện (khái niệm, kiểu, loại, điều kiện tham gia giao thông của phương tiện), quy định cụ thể về điều kiện của người điều khiển phương tiện để dễ vận dụng, thực hiện, đảm bảo công tác quản lý, tránh việc do luật không quy định nên nhiều phương tiện tham gia giao thông không được quản lý và sự tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện, gây khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông và mất an ninh, trật tự, vi phạm diễn ra thường xuyên, phổ biến.

Một số quy định được thay đổi như Điều 30 và Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đang quy định người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ không được đi dàn hàng ngang và phải đi theo hàng một. Việc đi hai hàng hay nhiều hàng sẽ không cần quy định đối với các tuyến đường dành riêng cho loại phương tiện khi đó nếu tình trạng bề rộng mặt đường đủ điều kiện sẽ tổ chức giao thông phù hợp theo hình thức này. Do đó, trong trường hợp kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đạt đến được mức độ nhất định, trong Luật TTATGT đường bộ sẽ không cần quy định này nữa.

Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ Trên Địa Bàn 5 Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương

Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội.

Nhận thức được vấn đề trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư và Quyết định cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm thiết lập lại trật tự kỷ cương và từng bước ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông còn kém phát triển, công tác quản lý trật tự an toàn giao thông còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng không nhỏ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

5 thành phố trực thuộc Trung ương là nơi có tốc độ kinh tế năng động của cả nước. Trong thời gian qua, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ và chủ động trong việc phối hợp với các ban ngành góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn xã hội. Song bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn những diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế nhưng mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng; tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ ngày càng phổ biến; mặc dù số vụ ùn tắc giao thông giảm nhưng số điểm có nguy cơ ùn tắc có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tình hình tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông có chiều hướng gia tăng về số vụ và tính chất nguy hiểm cho xã hội.

Được sự giúp đỡ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; dưới sự chỉ đạo của Trung tướng, GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông đã tập trung nghiên cứu và biên soạn cuốn sách: “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương -Thực trạng và giải pháp” trong giai đoạn 2011 – 2013.

Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần:

Phần II: Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Phần III: Dự báo tình hình và giải pháp góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Cuốn sách đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở 5 thành phố, như tình hình dân số, kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tình hình ùn tắc, tai nạn giao thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành, đặc biệt là công tác chỉ huy, điều khiển giữ gìn trật tự an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã rút ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại và các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tin về cuốn sách xin liên hệ: 

Trung tâm Nghiên cứu An toàn giao thông, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân 

Địa chỉ: Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lấy Ý Kiến Nhân Dân Đối Với Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!