Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Thuyết Maxwell Khó Hiểu, Vì Sao ? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khoa học và Công nghệ
-
Vào năm 1865, James Clerk Maxwell ở tuổi 34 công bố bài báo “Một lý thuyết động lực học của trường điện từ” trên tạp chí Triết học của Hội Hoàng gia Anh. Đó là sự kiện quan trọng nhất của lịch sử khoa học vật lý trong thế kỷ 19 và nếu ta xem sinh học như là một bộ phận của vật lý học thì công trình của Maxwell chỉ xếp sau “Nguồn gốc các loài” của Darwin. Nhưng trong hơn hai mươi năm, lý thuyết điện từ của ông đã không được các đồng nghiệp ngó ngàng tới. Họ cho rằng lý thuyết của Maxwell rất khó hiểu và thiếu các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ.
Tính khiêm tốn của Maxwell Nhà vật lý Micheal Pupin trong cuốn “From Immigrant to Inventor – Từ một người lưu vong tới nhà phát minh” đã kể lại việc, năm 1883, ông đã từ Mỹ sang châu Âu để tìm kiếm xem có ai đó hiểu được lý thuyết của Maxwell không (giống như một kỵ sĩ đi tìm chiếc Chén Thánh vậy) và trước tiên, Pupin tới Cambridge với nguyện vọng được học lý thuyết từ chính Maxwell. Sau khi biết rằng Maxwell đã mất, ông theo học với một vị trợ giảng. Nhưng vị này thậm chí còn không biết nhiều về lý thuyết Maxwell bằng ông. Vì vậy, Pupin rời Cambridge để tới Berlin và đăng ký theo học Hermann von Helmholtz. Helmholtz đã dạy Pupin những gì ông biết về lý thuyết của Maxwell. Rồi Pupin trở lại New York, trở thành giáo sư Đại học Columbia và dạy nhiều thế hệ sinh viên kế tiếp, những người đã góp phần phổ biến lý thuyết của Maxwell ra khắp nước Mỹ. Vì sao lý thuyết Maxwell lại bị đối xử lạnh nhạt như thế? Maxwell đâu có như người cùng thời với ông, Gregor Mendel, một mục sư làm việc âm thầm trong một tu viện ít người biết đến ở Bohemia. Maxwell là một giáo sư nổi tiếng, giám đốc phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge, Chủ tịch tiểu ban Toán Lý của Hiệp hội vì Sự tiến bộ của Khoa học Anh. Khi hiệp hội này tổ chức một buổi gặp mặt thường niên ở Liverpool năm 1870, ông đã có một bài diễn văn, qua đó chúng ta có thể hiểu tại sao lý thuyết của Maxwell lại không được mọi người quan tâm đến một cách nghiêm chỉnh. Lẽ ra với bài thuyết trình với tư cách chủ tịch này, ông hoàn toàn có cơ hội để công bố với thế giới tầm quan trọng của các phát minh mà ông đã tìm ra năm năm trước đó. Tuy nhiên, ông đã không làm như thế. Đầu tiên Maxwell thông báo về những tiến bộ lớn gần đây ở ranh giới giữa vật lý và toán học. Sau đó, ông nồng nhiệt nói về lý thuyết xoáy của các phân tử, mới được Sir William Thompson (người sau này trở thành Lord Kelvin) xây dựng trên những định lý rất đẹp về thủy động lực học của Helmholtz, nhằm tìm kiếm những tính chất của các nguyên tử trong những vòng xoáy của một chất lỏng đồng chất, không ma sát, không chịu nén. Maxwell đã ca tụng lý thuyết xoáy của vật chất này như một ví dụ tuyệt vời về sự tương tác đầy hiệu quả giữa toán học và vật lý. Không thể biết chắc Maxwell có thực sự tin vào những điều ông nói về lý thuyết xoáy hay không. Ông vốn là người có óc hóm hỉnh kín đáo và có thể ông ca ngợi lý thuyết xoáy một cách châm biếm thâm trầm vì biết rằng các thính giả sáng suốt trong cử tọa sẽ hiểu rằng đây chỉ là một trò đùa. Chỉ đến khi kết thúc bài nói chuyện, Maxwell mới đề cập đến lý thuyết điện từ của mình. Ông nói về nó theo kiểu không mấy hứng thú, chỉ đơn giản: “Một lý thuyết khác về điện mà tôi ưa thích đã phủ nhận tương tác xa (tức tương tác trên khoảng cách), mà gán tác dụng điện cho sức căng và áp lực trong một môi trường tràn ngập không gian, các ứng suất này cũng cùng loại với những ứng suất đã quá quen thuộc với các kỹ sư, và môi trường này hoàn toàn đồng nhất với môi trường được coi là truyền ánh sáng. Cụm từ “Một lý thuyết khác về điện” mà tôi ưa thích có vẻ như được sử dụng một cách có dụng ý để làm lu mờ đi thực tế đó là lý thuyết của chính ông. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên rằng thính giả của ông có ấn tượng với lý thuyết xoáy của Kelvin nhiều hơn các phương trình của Maxwell. Nếu tính khiêm tốn của Mendel làm chậm lại quá trình phát triển của sinh học tới 50 năm, còn tính khiêm tốn của Maxwell làm vật lý chậm lại 20 năm. Cũng vĩ đại như Newton nhưng Maxwell đã không sử dụng bài nói chuyện với tư cách chủ tịch của mình ở Liverpool giống như Newton đã làm để quảng bá cho phần ba của cuốn Những nguyên lý toán học (Principia Mathematica): “Từ chính những nguyên lý đó, giờ đây tôi chỉ còn phải diễn tả bộ khung của hệ thống của thế giới mà thôi”. Newton đã không nói tới định luật vạn vật hấp dẫn như là “một lý thuyết khác về hấp dẫn mà tôi ưa thích”. Lý thuyết Maxwell và Cơ học lượng tử Tất nhiên, bên cạnh tính khiêm tốn của Maxwell, còn có nhiều lý do khác khiến cho lý thuyết của ông khó hiểu. Ông thay thế vũ trụ kiểu Newton của các vật thể hữu hình tương tác xa với nhau (tức trên một khoảng cách) bởi một vũ trụ của các trường lan tỏa qua không gian và chỉ tương tác một cách định xứ với các vật thể hữu hình. Khái niệm trường là khó nắm bắt bởi chúng là không hữu hình, tức không nhìn thấy và không sờ mó được. Các nhà khoa học thời đó bao gồm cả chính Maxwell đã cố gắng hình dung trường như các cấu trúc cơ học, bao gồm rất nhiều các bánh xe nhỏ và các vòng xoáy lan truyền khắp không gian. Các cấu trúc này được cho là mang những ứng suất cơ học mà điện trường và từ trường truyền đi giữa các điện tích và dòng điện. Để làm cho các trường thỏa mãn các phương trình Maxwell, hệ thống những bánh xe và vòng xoáy phải cực kỳ phức tạp. Nếu thử hình dung lý thuyết Maxwell nhờ các mô hình cơ học này, thì nó sẽ gợi cho bạn nhớ tới thiên văn học của Ptolemy, với các hành tinh ngự trên các vòng tròn và các ngoại luân trên bầu trời. Nó không giống như mô hình thiên văn đẹp đẽ của Newton. Các phương trình Maxwell được viết với những ký hiệu cồng kềnh, hết sức rối rắm, nhưng mô hình cơ học của ông còn tồi tệ hơn thế. Đối với những người đương thời, lý thuyết của Maxwell chỉ là một trong số rất nhiều những lý thuyết về điện và từ, nó lại rất khó hình dung và không hề có ưu thế rõ ràng so với các lý thuyết khác mô tả các lực điện và từ theo kiểu Newton như là một tác dụng trực tiếp từ xa giữa các điện tích và nam châm. Vì thế không có gì lạ là rất ít những người đương thời của Maxwell bỏ công ra học nó. Lý thuyết của Maxwell sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu nếu như bạn thay vì xem các vật thể cơ học là chính yếu và các trường điện từ là hệ quả thứ yếu, bạn cần coi các trường điện từ là chính yếu và lực cơ học là phụ. Trường là một khái niệm trừu tượng, xa rời hẳn với thế giới quen thuộc của các vật thể và các lực. Các phương trình trường của Maxwell là các phương trình đạo hàm riêng. Chúng không thể được diễn tả bằng vài lời như định luật chuyển động của Newton, lực bằng khối lượng nhân gia tốc. Lý thuyết của Maxwell phải đợi đến thế hệ tiếp theo của vật lý, Hertz, Lorentz, và Einstein, mới hé lộ hết sức mạnh của nó và các khái niệm của nó mới trở nên rõ ràng. Quan điểm hiện đại về thế giới xuất hiện trong lý thuyết của Maxwell là một thế giới với hai lớp. Lớp thứ nhất, lớp của những thành phần cơ bản cấu thành nên thế giới, bao gồm các trường thỏa mãn các phương trình tuyến tính đơn giản. Lớp thứ hai, lớp của những gì chúng ta có thể cảm nhận và đo được một cách trực tiếp, bao gồm các ứng suất cơ học, năng lượng và lực. Hai lớp này liên kết với nhau bởi vì các đại lượng trong lớp thứ hai là các tổ hợp bậc hai hoặc song tuyến tính của các đại lượng trong lớp thứ nhất. Cấu trúc hai lớp của thế giới là nguyên nhân cơ bản khiến lý thuyết Maxwell trở nên huyền bí và khó hiểu. Các đối tượng trong lớp thứ nhất, các đối tượng mà thực sự rất cơ bản, chúng đều là những trừu xuất mà các giác quan của chúng ta không thể tiếp cận trực tiếp được. Các đối tượng mà chúng ta có thể cảm nhận và sờ mó được nằm trong lớp thứ hai, và dáng điệu của chúng chỉ được xác định gián tiếp qua các phương trình xác định trong lớp thứ nhất. Cấu trúc hai lớp của thế giới chỉ ra rằng các quá trình cơ bản của tự nhiên ẩn giấu trước con mắt của chúng ta. Sáu mươi năm sau khi Maxwell công bố lý thuyết của ông, Schrodinger, Heisenberg và Dirac khám phá ra cơ học lượng tử và được chấp nhận nhanh hơn rất nhiều so với lý thuyết của Maxwell bởi nó có rất nhiều các tiên đoán xác định về các quá trình trong nguyên tử và các thí nghiệm cho thấy những tiên đoán đó là chính xác. Mặc dù cơ học lượng tử nhanh chóng được chấp nhận, nhưng những khác biệt gay gắt về quan điểm trong việc giải thích cơ học lượng tử tồn tại dai dẳng tới 70 năm. Nguyên nhân là do mọi giải thích khác nhau đều cố gắng mô tả thế giới lượng tử bằng một ngôn ngữ thiếu vắng các khái niệm phù hợp. Sự tương tự giữa cơ học lượng tử và lý thuyết Maxwell Có thể sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu cơ học lượng tử nếu chúng ta nắm bắt được sự tương tự giữa cơ học lượng tử và lý thuyết Maxwell. Thứ nhất, những cố gắng để hiểu cơ học lượng tử theo ngôn ngữ dựa trên các khái niệm cổ điển cũng tương tự như việc cố gắng để hiểu lý thuyết Maxwell theo các mô hình cơ học. Lý thuyết Maxwell trở nên hài hòa và dễ hiểu chỉ sau khi từ bỏ những cố gắng diễn tả trường điện từ bằng mô hình cơ học. Tương tự như vậy, cơ học lượng tử sẽ trở nên trong sáng và dễ hiểu nếu ta từ bỏ việc mô tả nó bằng các từ ngữ. Để thấy vẻ đẹp của lý thuyết Maxwell, chúng ta cần giã từ các mô hình cơ học và đi vào thế giới trừu tượng của trường. Để thấy vẻ đẹp của cơ học lượng tử, chúng ta cần phải từ bỏ việc mô tả bằng lời và đi vào thế giới trừu tượng của hình học. Toán học là ngôn ngữ của tự nhiên, ngôn ngữ toán học làm cho thế giới các trường của Maxwell và thế giới các quá trình lượng tử trở nên trong suốt như nhau. Mối liên hệ thứ hai giữa lý thuyết Maxwell và cơ học lượng tử là sự tương tự sâu sắc về cấu trúc. Giống như lý thuyết Maxwell, cơ học lượng tử chia thế giới thành hai lớp. Lớp thứ nhất chứa các hàm sóng của Schrodinger, các ma trận của Heisenberg và các véc-tơ trạng thái của Dirac. Các đại lượng trong lớp thứ nhất tuân theo các phương trình tuyến tính đơn giản. Dáng điệu của chúng có thể được tính toán một cách chính xác. Nhưng chúng ta không quan sát được chúng một cách trực tiếp. Lớp thứ hai bao gồm xác suất của các va chạm và chuyển hóa của các hạt, cường độ và phân cực của bức xạ, giá trị kỳ vọng của năng lượng và spin của các hạt. Những đại lượng trong lớp thứ hai có thể quan sát được trực tiếp nhưng không tính được trực tiếp. Chúng không tuân theo các phương trình đơn giản. Chúng hoặc là bình phương của các đại lượng thuộc lớp thứ nhất hoặc là tích của hai đại lượng nào đó trong lớp thứ nhất. Trong cơ học lượng tử, cũng như trong lý thuyết Maxwell, tự nhiên sống trong thế giới toán học trừu tượng của lớp thứ nhất nhưng chúng ta, con người, lại sống trong thế giới cơ học cụ thể của lớp thứ hai. Chúng ta chỉ có thể mô tả tự nhiên bằng ngôn ngữ toán học trừu tượng bởi vì ngôn từ bằng lời thông thường của chúng ta chỉ có thể mô tả lớp thứ hai. Giống như trong trường hợp lý thuyết Maxwell, phẩm chất trừu tượng của các đại lượng thuộc lớp thứ nhất được hé lộ thông qua các đơn vị dùng để biểu thị chúng. Ví dụ, phương trình sóng Schrodinger được biểu thị qua đơn vị bằng căn bậc hai của nghịch đảo của mét khối. Chỉ một thực tế này thôi cũng cho thấy rõ ràng rằng hàm sóng là một thực thể trừu tượng, mãi mãi ẩn giấu dưới con mắt chúng ta. Không ai có thể đo trực tiếp được căn bậc hai của một mét khối cả. *** Tất cả các thành công vĩ đại của vật lý thế kỷ 20: lý thuyết tương đối của Einstein, cơ học lượng tử, lý thuyết Yang-Mills về các bất biến chuẩn (gauge) tổng quát, và cho lý thuyết thống nhất của các trường và hạt, được biết đến dưới cái tên Mô hình chuẩn của vật lý hạt đều dựa trên các khái niệm trường động lực, mà Maxwell đã đưa ra vào năm 1865. Tất cả chúng đều có cấu trúc hai lớp, chia tách thế giới của các phương trình động lực đơn giản ra khỏi thế giới quan sát được của con người. Tất cả những lý thuyết đó đều thể hiện cùng một phẩm chất trừu tượng hóa toán học, điều đã làm cho lý thuyết Maxwell trở nên khó nắm bắt đối với những người đương thời với ông. Chúng ta hy vọng rằng sự hiểu biết sâu sắc lý thuyết Maxwell sẽ xua tan màn sương mù những hiểu nhầm bao quanh sự giải thích cơ học lượng tử. Chúng ta cũng hy vọng rằng sự hiểu biết sâu sắc ấy sẽ dẫn chúng ta đến những thành công to lớn hơn của vật lý học trong thế kỷ 21. Nguyễn Duy Khánh dịch
Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ
SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.
Thầy giáo Tây Jesse Peterson.
Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.
Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.
Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.
Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.
Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.
Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.
Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.
Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.
Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.
Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….
Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.
Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.
Nguồn: Vnexpress
Bộ Quản Lý Nguồn Âm Thanh Là Gì? Vì Sao Cần Dùng?
Bộ quản lý nguồn âm thanh là một thiết bị giúp quản lý toàn bộ điện trong hệ thống âm thanh của phòng karaoke, tác dụng của nó là ngắt/bật điện lần lượt từng thiết bị trong dàn âm thanh để tránh sốc điện. Đây là một thiết bị rất cần thiết đối với hệ thống âm thanh, việc bật tắt cùng lúc các thiết bị sẽ làm sụt điện ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của các thiết bị âm thanh
Việc sử dụng bộ quản lý nguồn điện có nhiệm vụ cung cấp điện tối ưu dòng điện cho từng thiết bị có trong dàn âm thanh nhà mình với cơ chế như 1 chiếc ổ cắm điện thông thường với 8 cổng, 10 cổng được bật cách nhau 1 giây nên không bị sụt nguồn, cung cấp dóng điện khỏe tới các thiết bị làm tăng tuổi thọ của các thiết bị âm thanh.
Thiết kế của bộ quản lý nguồn âm thanh gồm có
Các bộ quản lý nguồn thông thường sẽ có các chức năng và thiết kế như hình trên (bộ quản lý nguồn của Topsound):– Công tắc mở bộ quản lý nguồn, sau khi mở công tắc này lần lượt các cổng nguồn sẽ được mở lần lượt cách đều nhau 1 giây
– Cổng usb cấp nguồn cho đèn lighting (có thể có hoặc không)
– Đèn tín hiệu các cổng nguồn, sau khi bật công tắc nguồn, lần lượt các cổng nguồn được cấp điện tương ứng với đèn tín hiệu sẽ sáng.
– Nut by pass (có hoặc không)
– Màn hình hiển thị hiệu điện thế của dòng điện hiện tại hoặc công suất điện đang tiêu thụ– Một số bộ quản lý nguồn có thêm công tắc để tắt mở riêng từng cổng nguồn, giúp bạn vẫn có thể tắt mở được từng thiết bị khi cần thiết sau khi đã mở bộ nguồn mà k cần phải rút nguồn riêng của thiết bị đó.
âm thanh với công suất lớn mà không bị nóng hoặc cháy trong điều kiện sử dụng liên tục thời gian dài.
Vì sao cần sử dụng bộ quản lý nguồn trong dàn âm thanh?
Nguồn điện lưới từ các nhà máy phát điện truyền tải qua các trạm biến thế (tăng thế, giảm thế) mới đến các hộ sử dụng. Do mạng lưới điện hiện chưa ổn định nên thường có hiện tượng nhiễu điện, hiệu điện thế không đủ 220 V, dòng điện tăng giảm đột ngột. Việc này sẽ làm công suất các thiết bị phát ( amply, cục công suất, vang số) bị giảm, làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và gây méo tiếng, làm hệ thống trình diễn kém linh hoạt. Ngoài ra, hiện tượng này còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị âm thanh trong hệ thống karaoke của bạn.
Việc đầu tư một bộ quản lý nguồn là điều cần thiết để đảm bảo việc trải nghiệm hệ thống âm thanh không bị gián đoạn và đạt hiệu quả tốt nhất. Không những vậy, dây tín hiệu phải có chất lượng tốt để giữ được sắc thái từ nguồn đến ampli rồi ra loa. Cần lưu ý, cũng phải có cáp nguồn chuyên dùng với phích cắm ba chân chất lượng tốt, tránh việc tiếp xúc không chặt giữa đầu cắm với phích cắm dẫn đến hiện tượng phóng tia lửa điện hay phích cắm bị chảy nhựa.
Theo kinh nghiệm của Topsound thì các bạn nên thực hiện cắm các thiết bị âm thanh vào bộ quản lý nguồn trước, sau đó mới thực hiện bật công tắc điện của bộ quản lý nguồn tránh làm theo trình tự ngược lại là sau khi bộ quản lý nguồn có điện, các bạn mới cắm điện các thiết bị âm thanh vào ổ điện sẽ có khả năng bị phóng tia lửa điện không tốt cho thiết bị.
Khi nào thì nên trang bị bộ quản lý nguồn âm thanh?
– Đối với các phòng karaoke cao cấp với nhiều thiết bị các bạn nên trang bị thêm bộ quản lý nguồn để đảm bảo chất lượng âm thanh và tuổi thọ các thiết bị.– Khi gia đình sử dụng nhiều bộ thiết bị âm thanh đắt tiền thì nên trang bị thêm bộ quản lý nguồn.– Nếu bộ âm thanh của bạn có từ trên 4 thiết bị cao cấp, công suât lớn (cục đẩy, vang số, âm ly, micro…)
Vì Sao E = Mc2?
Ở Chương 1, ta đã thành công trong việc xác lập quan điểm Aristotle luận rất trực giác của không gian và thời gian với đầy những thủ thuật tinh ranh. Nói cách khác, ta đã chỉ ra đơn giản là chẳng cần xem không gian là cấu trúc cố định, bất biến, và tuyệt đối, trong đó mọi thứ xảy ra. Ta cũng đã thấy Galileo đã đánh giá như thế nào sự không thỏa đáng của việc giữ lấy khái niệm không gian tuyệt đối, đồng thời giữ vững quan niệm một thời gian chung cho tất cả. Ở chương trước, ta đã dạo qua nền vật lí thế kỉ mười chín của Faraday và Maxwell, trong đó ta đã học được rằng ánh sáng không gì hơn là một sự cộng sinh của điện trường và từ trường ăn khớp hoàn hảo với các phương trình đẹp đẽ của Maxwell. Tất cả những điều đó đưa chúng ta đến đâu? Nếu ta bác bỏ khái niệm không gian tuyệt đối, thì ta thay thế nó bằng cái gì? Và ý nghĩa là gì khi ta nói bóng gió tới sự sụp đổ của khái niệm thời gian tuyệt đối? Mục tiêu của chương này là đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này.
Albert Einstein chắc chắn là nhân vật biểu trưng của khoa học hiện đại. Mái tóc bạc, rối bù, cộng với hành vi kì cục mang lại đúng biệt danh “giáo sư”; hãy bảo một đứa trẻ miêu tả một nhà khoa học xem, có thể cô bé sẽ đưa ra các chi tiết trông na ná như bác Einstein già khú già khắm này. Tuy nhiên, các quan điểm trong quyển sách này là các quan điểm của một chàng thanh niên. Lúc chuyển giao thế kỉ hai mươi, khi Einstein đang suy nghĩ về bản chất của không gian và thời gian, ông mới hơn hai mươi tuổi, với một cô vợ trẻ và một mái ấm gia đình. Ông chưa có địa vị gì trong trường đại học hay cơ quan nghiên cứu, mặc dù ông thường xuyên bàn luận vật lí học với một nhóm nhỏ bạn bè, thường diễn ra muộn đến tận khuya. Một hệ lụy không hay của tình trạng rõ ràng tách biệt của Einstein với giới khoa học chính tông là sức cám dỗ hiện nay muốn xem ông là một kẻ tà ma ngoại đạo đã làm khoa học khác người và giành chiến thắng; nói không hay bởi vì nó mang lại cảm hứng cho số lượng không ít kẻ lập dị cho rằng họ đã tự mình khám phá ra một lí thuyết mới của vũ trụ và chẳng hiểu nỗi tại sao không có ai chịu lắng nghe họ cả. Thật ra, Einstein có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng khoa học, mặc dù con đường khởi nghiệp của ông đã chẳng suôn sẻ gì.
Phần lớn quyển sách này nói về những hệ quả nghiên cứu của Einstein và điểm qua cái năm vàng son 1905 của ông, cái năm ông đã lần đầu tiên viết ra công thức , và rốt cuộc được nhận bằng tiến sĩ, và hoàn thiện một bài báo về hiệu ứng quang điện, nhờ đó mà cuối cùng ông giành được Giải thưởng Nobel. Điều đáng nói là Einstein vẫn làm việc tại sở cấp bằng sáng chế vào năm 1906, ở nơi ông đã được thăng tiến lên chuyên viên kĩ thuật hạng hai, nhờ thành tựu đã làm thay đổi mãi mãi nhận thức của chúng ta về vũ trụ. Cuối cùng thì ông đã có được một chỗ đứng học thuật “ra hồn” ở Berlin vào năm 1908. Trong khi người ta có thể tự hỏi liệu Einstein có thể thành tựu được gì nếu như ông đã không phải từ bỏ vật lí học mà nằm ườn ra trong những năm tháng này, nhưng ông luôn luôn nhìn lại quãng thời gian ông ở Bern với sự trìu mến. Trong quyển sách của ông, Tinh tế là trên hết, nhà viết tiểu sử và là bạn của Einstein, Abraham Pais, mô tả những ngày Einstein ở sở cấp bằng sáng chế là “quãng thời gian thiên đường của ông trên trái đất”, bởi vì ông đã có thời gian để suy ngẫm về vật lí học.
Cảm hứng của Einstein trên hành trình đưa đến công thức E = mc2 là nét đẹp toán học của các phương trình Maxwell, nó gây ấn tượng với ông đến mức ông quyết định nghiên cứu nghiêm túc điều dự đoán rằng tốc độ ánh sáng là một hằng số. Về mặt khoa học, điều này nghe không có vẻ gì gây tranh cãi lắm: Các phương trình Maxwell được xây dựng dựa trên nền tảng của các thí nghiệm Faraday, và chúng ta tranh luận những hệ quả đó với ai bây giờ? Toàn bộ cái ngáng đường của chúng ta là một ý kiến chống lại quan niệm rằng có cái gì đó có thể chuyển động với tốc độ không đổi, bất chấp ta đang đuổi theo nó bao nhanh. Hãy tưởng tượng lái xe xuống đường ở tốc độ 40 dặm/giờ và giả sử một xe qua mặt bạn đang chạy ở tốc độ 50 dặm/giờ. Cái có vẻ hiển nhiên là bạn thấy chiếc xe thứ hai đó đang tiến ra xa với tốc độ 10 dặm/giờ. Việc nghĩ rằng điều này là “hiển nhiên” chính là loại ý kiến mà ta phải kháng lại nếu ta tán thành Einstein và chấp nhận rằng ánh sáng truyền ra xa bạn ở tốc độ không đổi cho dù bạn đang chuyển động nhanh bao nhiêu. Bây giờ ta hãy chấp nhận, như Einstein đã chấp nhận, rằng cảm nhận thường ngày của chúng ta có thể đánh lừa chúng ta, và xem một tốc độ ánh sáng không đổi sẽ đưa đến đâu.
Vui lòng ghi rõ “Nguồn chúng tôi khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Thêm ý kiến của bạn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Thuyết Maxwell Khó Hiểu, Vì Sao ? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!