Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹo Ghi Nhớ Bảng Tuần Hoàn Hóa Học 10 mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bảng tuần hoàn hóa học 10 không còn lạ lẫm với các bạn học môn hóa trong chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông nữa. Tuy nhiên để bạn học tốt và nhớ lâu phải cần đến phương pháp học hay. Kiến Guru giới thiệu đến các bạn học sinh một số mẹo ghi nhớ tốt bảng tuần hoàn hóa học 10.
I.
Bảng tuần hoàn hóa học 10 – Bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ông phát minh là bảng để sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hóa học, để nhận biết và có quy luật dễ học hơn. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi mà các nguyên tố dần được phát hiện. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.
Giá trị nòng cốt của bảng tuần hoàn hóa học là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Bảng tuần hoàn hóa học áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học và nó là một phần của phát triển, tiến hóa của nhân loại.
II. Cách xem Bảng tuần hoàn hóa học 10
Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học 10 một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:
– Số nguyên tử: Hay còn gọi là số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.
– Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
– Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.
– Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.
– Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.
– Tên nguyên tố: Là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.
– Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.
III. Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10
1.
Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học 10
Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học. Trong bảng tuần hoàn hóa học 10, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố gồm các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.
Ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
2. In bảng tuần hoàn hóa học 10 ra một bản màu dán để trong cặp
3.
Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10
Dùng phương pháp ghi nhớ là viết một vài cụm từ, một vài câu giúp bạn nhớ nhanh hơn trong các nguyên tố hóa học. Phương pháp nhớ nhanh và dài nhất là thường xuyên làm bài tập hóa học và tra bảng tuần hoàn hóa học.
Cách nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.
Kiến Guru đã gửi tới các bạn một số phương pháp giúp ghi nhớ lâu bảng tuần hoàn hóa học 10. Tuy nhiên, cách làm nhanh giúp bạn trở thành một người giỏi hóa thực thụ là thường xuyên giải các bài tập về hóa học, tra và xem các nguyên tố hóa học. Thực hiện các phương pháp cân bằng hòa học cần thiết.
Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất
– Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
– Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì
– Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)
II. Bảng nguyên tử khối và cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất
1.Bảng nguyên tử khối
2. Ô nguyên tố
Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
3. Chu kì
Chu kì là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
* Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.
* Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.
Ví dụ: 12Mg: 1s 2/2s 22p 6/3s 2.
→ Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
4. Nhóm nguyên tố
– Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
– Chỉ có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:
+ Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.
Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.
+ Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)d xns y:
III. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó
Các cấu hình electron trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.
– Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử
– Số thứ tự của chu kì = số lớp e
– Số thứ tự của nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng ns ans p thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)d xns y thì nguyên tố thuộc nhóm B:
Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).
IV. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
Vị trí nguyên tố cho biết:
– Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).
– Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.
– Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng
– Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)
– Oxit và hidroxit sẽ có tính axit hay bazo.
Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:
– S ở nhóm VI, CK3, PK
– Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.
– CT oxit cao nhất SO 3, h/c với hiđro là H 2 S.
– SO3 là ôxit axit và H 2SO 4 là axit mạnh.
V. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
– Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
– Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.
b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .
– Nguyên tố họ d : (n-1)d ans b với a = 1 → 10 ; b = 1 → 2
+ Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .
+ Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B
– Nguyên tố họ f : (n-2)f ans b với a = 1 → 14 ; b = 1 → 2
+ Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.
+ Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti
Khối nguyên tố (block)
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f
e cuối cùng điền vào phân lớp nào ( theo thứ tự mức năng lượng ) thì nguyên tố thuộc khối đó
Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở vị trí là ngón IA và VIIA đều ở chu kì 1. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He: còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hòa
Bảng Các Công Thức Lượng Giác Tổng Hợp Và Cách Ghi Nhớ
Khái niệm: công thức lượng giác dùng để biểu thị một đại lượng tương quan giữa các cạnh và góc của một tam giác.
Trong các đề thi đại học, chuyên đề về lượng giác là một trong những chuyên đề không thể thiếu. Các bạn sẽ phải xử lý một số dạng bài như: phương trình lượng giác, khảo sát hàm số lượng giác và sử dụng lượng giác để giải quyết một số bài toán khác. Lượng giác còn có tính ứng dụng cao trong thiên văn học và trong lĩnh vực trắc địa. Các công thức tính lượng giác khá nhiều và có điểm “na ná” giống nhau. Vì vậy, các bạn cần phải hiểu bản chất của vấn đề và có mẹo học để tránh nhầm lẫn và có thể hoàn thành bài tập một cách tốt nhất.
(Tan A = frac {Sin A}{CosA} = frac{a}{b}) (Cot A = frac{CosA}{SinA} = frac{b}{a})
Bài thơ học công thức lượng giác cơ bản:
Sin: đi học (cạnh đối – cạnh huyền)
Cos: không hư (cạnh đối – cạnh huyền)
Tang: đoàn kết (cạnh đối – cạnh kề)
Cotang: kết đoàn (cạnh kề – cạnh đối)
Bài thơ ghi nhớ công thức tính tang, cotang:
Bắt được quả tang
Sin nằm trên cos
Côtang cãi lại
Cos nằm trên sin!
1.1. Yếu tố cần biết đề làm bài toán lượng giác
Hầu như chúng ta có thể giải được mọi câu hỏi về tam giác khi mà biết được một trong những yếu tố sau:
1.2. Nghiệm phương trình lượng giác cần nhớ
Trường hợp đặc biệt
1.3. Bảng giá trị lượng giác của một số cung đặc biệt
2. Các công thức lượng giác cần nhớ
Các ký hiệu cơ bản của lượng giác gồm có : sin, cos, tan, cot. Những đại lượng này đều có mối liên hệ với nhau. Do các định lý đều đã được chứng minh, các bạn có thể ứng dụng luôn các công thức lượng giác để xử lý bài tập. Chỉ khi áp dụng đúng công thức, các bạn mới có thể tìm ra được nghiệm đúng của các phương trình lượng giác hoặc xử lý các bài toán hình phẳng, hình không gian theo đúng hướng.
2.2. Các hàm lượng giác cơ bản
2.3 Các hàm lượng giác nâng cao
2.4 Công thức nghiệm phương trình lượng giác
3. Phương pháp ghi nhớ công thức lượng giác
3.1. Học công thức lượng giác bằng thơ
Các công thức lượng giác rất dễ nhầm lẫn do khá giống nhau. Để có thể ghi nhớ dễ dàng, các bạn có thể sử dụng một số đoạn thơ vui. Có rất nhiều các bài thơ về công thức tính lượng giác được phổ biến rộng rãi với rất nhiều thế hệ học sinh. Cách học này giúp cho các bạn hạn chế nhầm lẫn và nhớ bài rất nhanh.Các bài thơ lượng giác thường là thơ vui và có vần điệu khá dễ thuộc, giúp cho môn Toán học đỡ khô khan, và giúp học sinh có hứng thú với học tập hơn.
Thực ra, học toán bằng thơ không phải là cách học mới. Đây có thể được coi là cách học công thức tính lượng giác dễ dàng nhất và được các thầy cô sử dụng nhiều nhất. Chẳng hạn khi các bạn học công thức nhân 3 bằng lời sẽ khó nhớ hơn rất nhiều so với việc học bằng thơ vui.
Nhân ba một góc bất kỳ
Sin thì ba, bốn, cos thì bốn ba
Dấu trừ đặt giữa hai ta
Lập phương chỗ bốn thế là ok
Sin thì sin cos cos sin
Cos thì cos cos sin sin dấu trừ.
Tang tổng thì lấy tổng tang
Chia một trừ với tích tang, dễ òm.
Một số bài thơ để học công thức lượng giác nhanh hơn:
Sin bù, Cos đối,Tang Pi,
Phụ nhau Sin Cos, ắt thì phân chia
Giải thích: Cosin của hai góc đối bằng nhau; sin của hai góc bù nhau thì bằng nhau; phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tan góc này = cot góc kia; tan của hai góc hơn kém pi thì bằng nhau.
Công thức cộng
Cos cộng cos bằng hai cos cos
cos trừ cos bằng trừ hai sin sin
Sin cộng sin bằng hai sin cos
sin trừ sin bằng hai cos sin.
Sin thì sin cos cos sin
Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).
Tang tổng thì lấy tổng tang
Chia một trừ với tích tang, dễ òm.
Công thức nhân 3:
Nhân ba một góc bất kỳ,
sin thì ba bốn, cos thì bốn ba,
dấu trừ đặt giữa hai ta, lập phương chỗ bốn,
Công thức gấp đôi:
+Sin gấp đôi = 2 sin cos
+Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin = trừ 1 cộng hai lần bình cos = cộng 1 trừ hai lần bình sin.
+Tang gấp đôi
Tang đôi ta lấy đôi tang (2 tang), Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền.
Cách nhớ công thức: tan(a+b)=(tan+tanb)/1-tana.tanb là
tan một tổng hai tầng cao rộng trên thượng tầng tan cộng tan tan dưới hạ tầng số 1 ngang tàng dám trừ một tích tan tan oai hùng
Công thức biến tích thành tổng:
Cos cos nửa cos-cộng, cộng cos-trừ Sin sin nửa cos-trừ trừ cos-cộng Sin cos nửa sin-cộng cộng sin-trừ
Công thức biến tổng thành tích:
sin tổng lập tổng sin cô cô tổng lập hiệu đôi cô đôi chàng còn tan tử cộng đôi tan (hoặc là: tan tổng lập tổng hai tan) một trừ tan tích mẫu mang thương sầu gặp hiệu ta chớ lo âu, đổi trừ thành cộng ghi sâu vào lòng
3.2. Thường xuyên làm bài tập các công thức lượng giác
Môn Toán học đòi hỏi người học phải đào sâu suy nghĩ và hiểu bản chất của vấn đề. Các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như không biết cách áp dụng công thức. Hơn nữa, các dạng bài lượng giác rất đa dạng. Nếu không luyện tập thường xuyên việc ghi nhớ bạn sẽ rất khó để chinh phục được chuyên đề này.
Đầu tiên, các bạn hãy hoàn thành tất cả các dạng bài trong sách giáo khoa và trong sách bài tập. Khi đã thực sự nắm chắc các công thức lượng giác qua việc luyện những dạng bài cơ bản này, hãy tìm tới sách nâng cao của một số tác giả nổi tiếng như nhóm Cự Môn,… để có thể ôn luyện một cách bài bản nhất. Trong quá trình luyện tập này, các công thức tính lượng giác sẽ được ” ghim” tự động được ghim vào bộ nhớ của bạn.
Không chỉ riêng đối với các công thức tính lượng giác, mà trong tất cả mọi chuyên đề Toán học khác, việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn nhìn ra được rất nhiều những điểm thú vị và có kỹ năng áp dụng kiến thức thuần thục. Khi đã rèn luyện được tư duy, mọi vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Học Toán nói chung và học công thức lượng giác nói riêng phải cần một quá trình dài. Lượng giác có thể được coi là kiến thức mắt xích không chỉ ứng dụng trong hình học mà còn có rất nhiều các ứng dụng đại số thú vị khác như : đồ thị lượng giác, số phức bằng lượng giác, tích phân, nguyên hàm lượng giác. Các bạn cần phải thật chắc chắn kiến thức thì mới có thể xử lý được tất cả các dạng bài một cách nhanh chóng nhất!
Các bạn học sinh vẫn thường truyền tai nhau :” Khó như lý, bí như hình, linh tinh như đại “.. Trong quá trình học Toán, phương pháp học vô cùng quan trọng và quyết định phần lớn thành công của các bạn. Vì thế, ngay từ khi làm quen với những kiến thức phổ thông cơ bản là công thức lượng giác, hãy tạo cho mình một nền tảng thật vững chắc để dễ dàng hơn trong việc chinh phục môn Toán.
Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)
Sau khi học xong bài này các em cần:
Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin à Bó his → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm thất, tâm thất co.
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 5 trang 36 SBT Sinh học 11
Bài tập 6 trang 36 SBT Sinh học 11
Bài tập 12 trang 40 SBT Sinh học 11
Bài tập 13 trang 41 SBT Sinh học 11
Bài tập 14 trang 41 SBT Sinh học 11
Bài tập 15 trang 41 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 79 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 79 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 79 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 79 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 79 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 6 trang 88 SGK Sinh học 11 NC
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹo Ghi Nhớ Bảng Tuần Hoàn Hóa Học 10 trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!