Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Mục Tiêu Học Tập Abcd – Phạm Thống Nhất # Top 6 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Mục Tiêu Học Tập Abcd – Phạm Thống Nhất # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Mục Tiêu Học Tập Abcd – Phạm Thống Nhất mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phác thảo quá trình học tập cần thiết

Bạn đã bao giờ được yêu cầu dạy ai đó hoặc phát triển một chương trình đào tạo chưa?

Nếu rồi, làm thế nào bạn biết nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để tổ chức lớp học? Làm thế nào để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với khán giả? Làm thế nào đảm bảo khi kết thúc khóa học, học viên có được đúng kiến thức và kỹ năng?

Đây là lúc Mô hình mục tiêu học tập ABCD trở nên hữu ích. Mô hình phác thảo bốn yếu tố bạn cần xem xét khi tạo mục tiêu học tập toàn diện và hoàn chỉnh, mục tiêu học tập này chính là nền móng cho phiên đào tạo thành công.

Tổng quan

Robert Heinich, cùng với đồng nghiệp của mình là Michael Molenda, James D. Russell và Sharon E. Smaldino, đã phát triển Mô hình mục tiêu học tập ABCD và xuất bản nó trong cuốn sách “Instructional Technology and Media for Learning” năm 2001. Mô hình vạch ra bốn yếu tố giúp bạn đảm bảo giáo dục có mục tiêu rõ ràng và kết quả mong muốn được xác định rõ ràng.

Bốn yếu tố là:

Khán giả/

Audience.

Hành vi/

Behavior.

Điều kiện/

Conditions

Trình độ/

Degree

Khi phát triển phiên học, hãy đảm bảo giải quyết từng yếu tố trong mô hình.

Áp dụng mô hình

Hãy xem xét chi tiết từng yếu tố.

1. Khán giả

Nhu cầu của khán giả xác định cấu trúc phiên học. Bạn đang dạy ai? Trình độ kiến thức hiện tại của họ thế nào? Bạn nên sử dụng loại ngôn ngữ nào? Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhóm tốt nhất? Đây là tất cả những câu hỏi mà bạn phải trả lời trong bước đầu tiên này.

Thực hiện các bước cho các phong cách học tập khác nhau. Một số người thể học hỏi tốt nhất bằng cách nghe hoặc đọc thông tin, trong khi những người khác nhớ thông tin bằng cách thực hành hoặc làm việc với nhóm. Để hiểu được điều này, hãy yêu cầu học viên hoàn thành phiếu khảo sát trước buổi giảng đầu tiên để có thể xác định được phong cách học tập ưa thích của học viên. Việc này sẽ giúp bạn giảng dạy hiệu quả hơn.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

Nhân viên mới của phòng nhân sự có thể …

Nhân viên bộ phận CNTT phải chứng minh …

2. Hành vi

Hành vi nào mà học viên có thể chứng minh khi kết thúc buổi học? Họ phải thu được những kiến thức hoặc kỹ năng nào? (Đừng lo lắng về cách thức đo lường hành vi vì bạn sẽ giải quyết vấn đề này trong bước cuối cùng.)

Cụ thể cũng rất quan trọng. Tránh những từ mang tính khái quát như “biết” hoặc “hiểu” vì chúng rất khó đo lường. Thay vào đó, hãy sử dụng những động từ thể hiện hành động như “chứng minh”, “xác định”, “giải quyết”, “so sánh” hoặc “liệt kê”.

Nếu bạn không chắc chắn về những kỹ năng cụ thể mà học viên cần phải học hoặc nếu muốn đảm bảo không bỏ qua bất kỳ kỹ năng quan trọng nào thì hãy tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo để xác định sự thiếu hụt kiến thức hay kỹ năng của học viên.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

Nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên …

Nhân viên bộ phận CNTT sẽ chứng minh được rằng họ có thể

giải quyết được vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu…

3. Điều kiện

Xác định những điều kiện mà người học phải chứng minh kiến thức hoặc kỹ năng của họ vào cuối buổi học.

Liệu người học có phải đọc thuộc lòng lòng kiến thức mới? Hay họ có quyền truy cập vào công cụ hoặc tài nguyên, chẳng hạn như phần mềm, đồ thị hoặc tài liệu tham khảo? Liệt kê những tài nguyên có sẵn cho họ.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

Sử dụng hệ thống của phòng ban, nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên …

Dựa vào việc ghi nhớ kiến thức, nhân viên bộ phận CNTT sẽ chứng minh được rằng họ có thể

giải quyết được những vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu…

4. Trình độ

Yếu tố cuối cùng trong mô hình đề cập đến tiêu chuẩn đo lường mà bạn sử dụng để đánh giá thành tích của học viên.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về cách họ sử dụng thông tin này vào vai trò của mình: sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng của họ sẽ đánh giá như thế nào? Họ sống theo những mong đợi nào ?

Cách mà bạn đánh giá kiến ​​thức của học viên trong lớp đào tạo nên phản ánh cách thức họ được đo lường sau khi rời khỏi lớp học.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

Nhân viên mới của phòng nhân sự có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên mà không mắc lỗi.

Nhân viên bộ phận CNTT có thể

giải quyết mỗi vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu

trong vòng 30 phút; nếu đang trợ giúp cho khách hàng khác, họ sẽ liên lạc trong khoảng thời gian này khi trợ giúp sẵn có.

Khi đã xem xét từng yếu tố, mục tiêu học tập cuối cùng của bạn nên như sau:

Sử dụng hệ thống của các phòng ban, những nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên mà không mắc lỗi.

Dựa vào việc ghi nhớ kiến thức, nhân viên bộ phận CNTT có thể

giải quyết mỗi vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu

trong vòng 30 phút; nếu đang trợ giúp cho khách hàng khác, họ sẽ liên lạc trong khoảng thời gian này khi sự trợ giúp có sẵn .

Chú thích:

Bạn có thể sử dụng Mô hình mục tiêu học tập ABCD để suy nghĩ về những điều mình muốn giảng dạy cho học viên và xác định cách đo lường thành công của họ. Những công cụ khác, chẳng hạn như 9 cấp độ học tập của Gagne hoặc Đào tạo nhân viên bằng hoạt động giúp bạn xây dựng một lớp học thành công và hấp dẫn.

Bạn cũng nên cân nhắc các loại lớp học hay chương trình sẽ phục vụ tốt nhất cho học viên của mình. Đào tạo tập trung trong doanh nghiệp, Đào tạo chéo, Đào tạo trực tuyến và đào tạo cầm tay chỉ việc đều có ưu và nhược điểm. Xem xét từng lựa chọn khi thiết kế trải nghiệm học tập.

Những điểm chính

Robert Heinich, cùng với Michael Molenda, James D. Russell và Sharon E. Smaldino, đã phát triển Mô hình mục tiêu học tập ABCD và xuất bản nó trong cuốn sách “Instructional Media and Technologies for Learning“. Mô hình phác thảo 4 yếu tố mà bạn cần giải quyết khi soạn thảo mục tiêu học tập:

Khán giả/

Audience.

Hành vi/

Behavior.

Điều kiện/

Conditions

Trình độ/

Degree

Với việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng, bạn có thể phát triển phiên đào tạo đáp ứng được nhu cầu của tổ chức

Xác Định Mục Tiêu Và Nội Dung Học Tập

Việc áp dụng các phương pháp dạy-học tích cực từng bước được thực hiện. Xây dựng mục tiêu học tập luôn được coi là việc đầu tiên mà các giảng viên phải làm và nhiều người đã làm điều này.

1. Định nghĩa và phân loại mục tiêu học tập

– Mục tiêu là của học viên (không phải là của giảng viên)

– Học viên “làm được” sau khi học, đó là những thay đổi kết quả của việc học, thể hiện qua những việc làm cụ thể của học viên; những việc này có thể quan sát được từ cả hai phía giảng viên và học viên. Kết quả học tập do học viên quyết định, do đó trưóc khi học một bài (hay môn học, khoá học) họ cần được biết sau khi kết thúc bài học đó họ phải làm được gì.

Mục tiêu tổng quát (còn được gọi là mục tiêu chung) là mục tiêu lớn nhất tương ứng với chức năng nghề nghiệp. Đó là mục tiêu của nhà trường, của một đối tượng đào tạo hoặc mục tiêu của một môđun lớn trong phương pháp học theo ra môđun (phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong các khoá đào tạo lại/đào tạo nâng cao ở nước ta). Mục tiêu này bao hàm những đòi hỏi đối với người tốt nghiệp về tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp và không cụ thể, không chi tiết. Ví dụ:

– “Đào tạo người có đức, có tài tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân”.

– “Đào tạo người y tá điều dưỡng thôn bản tình nguyện làm việc tại thôn, bản, ấp (hoặc các cơ quan, xí nghiệp, trường học), thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân địa phương”.

Mục tiêu tổng quát thường do lãnh đạo của đơn vị (trường, viện…) xây dựng trên cơ sở chức năng nghề nghiệp tương lai của học viên. Như vậy, mỗi trường chuyên nghiệp có mục tiêu tổng quát riêng.

Đối vối việc đào tạo các đối tượng riêng, mục tiêu tổng quát sẽ hẹp hơn, nhưng không chỉ tiết. Ví dụ: “Nâng cao năng lực quản lý cho điều dưỡng trưởng khoa” là mục tiêu chung của một khoá học ba tuần về quản lý.

Mục tiêu trung gian là mục tiêu của môn học hoặc mục tiêu của một môđun. Mục tiêu trung gian xuất phát từ các hoạt động nghề nghiệp. Loại mục tiêu này được phát triển từ mục tiêu tổng quát, vì vậy phải thể hiện được mục tiêu tổng quát, chi tiết hơn mục tiêu tổng quát, nhưng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể (về việc học viên làm điều gì). Ví dụ:

– “Học viên có thể tham gia khám, điều trị-chăm sóc ban đầu và dự phòng các bệnh thông thường của trẻ em” (một mục tiêu của Nhi khoa trong chương trình dựa trên các môn học).

– “Học viên có thể tham gia xác định, điều trị-chăm sóc, lập kế hoạch quản lý và giải quyết vấn đề các bệnh đường thở trong phạm vi cộng đồng” (mục tiêu của một môđun chương trình học trên cơ sở vấn đề).

1.2.3. Mục tiêu cụ thể (Mục tiêu chuyên biệt)

Mục tiêu cụ thể là mục tiêu của bài học hoặc mục tiêu của một môđun nhỏ. Mục tiêu cụ thể tương ứng với nhiệm vụ cụ thể, là những gì học viên làm được sau khi học một bài hay học một môđun nhỏ. Mục tiêu cụ thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu trung gian, do đó phải phản ánh được mục tiêu trung gian. Nói một cách khác, mục tiêu của bài học phải phản ánh được mục tiêu của môn học. Những mục tiêu cụ thể không nhằm vào việc thực hiện mục tiêu trung gian cần loại khỏi chương trình học tập của học viên.

Mục tiêu cụ thể thường do giảng viên xây dựng, là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảng viên. Vì vậy, loại mục tiêu này sẽ được tập trung nghiên cứu sâu hơn trong bài này.

2. Mối quan hệ giữa các cấp mục tiêu học tập và các cấp chức năng nghề nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp tương lai của học viên là căn cứ để xác định mục tiêu học tập. Suy rộng hơn, chức năng nghề nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu xã hội; khi nào nhu cầu thay đổi, khi đó sẽ phải xác định lại mục tiêu học tập.

Đối vối đào tạo lại, đào tạo liên tục: mục tiêu học tập được xác định trên cơ sở phân tích những thiếu hụt trong hành nghề (so với các chuẩn mực được xác định hoặc nhu cầu xã hội). Từ đó xác định nhu cầu học tập cụ thể và đặt ra các mục tiêu học tập nhằm giảm hoặc xoá bỏ những thiếu hụt đó.

3. Các lĩnh vực và mức độ của mục tiêu

Mỗi cấp mục tiêu nói trên đều bao gồm ba lĩnh vực là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ba lĩnh vực này được thể hiện rõ ràng trong các mục tiêu cụ thể. Giảng viên và học viên cần phần biệt rõ mục tiêu thuộc lĩnh vực nào để lựa chọn phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp lượng giá cho phù hợp.

3.1. Mục tiêu kiến thức (lĩnh vực kiến thức)

Kiến thức là những hiểu biết mà học viên tiếp thu được sau khi học một bài (một môđun, một môn học), ví dụ như các dấu hiệu hay triệu chứng của một bệnh, quy trình thực hiện một kỹ thuật, các bước lập kế hoạch… Có kiến thức đầy đủ về một vấn đề thì mới thực hành đúng, đảm bảo chất lượng công việc; đó cũng là cơ sở để tiếp tục học tập nâng cao trình độ nói chung và tay nghề nói riêng. Người ta thường chia kiến thức thành ba mức độ sau:

Sau khi học, học viên có thể kể ra, viết ra, mô tả những điều đã học. Đây là sự hiểu biết ở mức thấp nhất, học viên chỉ tường thuật lại những gì đã nhìn thấy và nghe thấy trong khi học.

Đây là mục tiêu cao nhất về lý thuyết. Học viên phải phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích và đề xuất cách giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết trên cơ sở những điều học được.

3.2. Mục tiêu kỹ năng (lĩnh vực kỹ năng)

Kỹ năng là những thao tác thực hành mà học viên có thể làm được sau khi học. Kỹ năng cũng được chia thành ba mức độ, cụ thể như sau:

Học viên làm lại được những thao tác, kỹ thuật mà giảng viên/kỹ thuật viên hướng dẫn đúng với trình tự và yêu cầu (ví dụ như không có bọt khí trong bơm tiêm, vô trùng, không chảy máu; lắp các dụng-cụ cất dung môi theo thứ tự từ trái sang phải, khi tháo dỡ thì theo chiều ngược lại: từ phải sang trái v.v…).

Học viên thực hành lại thao tác một cách tự chủ, chắc chắn và an toàn.

Ngoài những thao tác bằng tay, người cán bộ y tế còn phải tiếp xúc với người bệnh, khách hàng và nhân dân trong cộng đồng nói chung, phải giải thích, tư vấn cho họ về những vấn đề sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Sau khi khám bệnh thầy thuốc phải phân tích, tổng hợp các triệu chứng để chẩn đoán bệnh và ra các quyết định xử lý, điều trị. Các dược sĩ, điều dưỡng… cũng phải giải thích, hướng clẫn bệnh nhân/khách hàng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho bệnh nhân/khách hàng. Cán bộ y tế, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực phòng bệnh thường xuyên phải vận động, thuyết phục người dân xây dựng nếp sống/hành vi có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, ngoài những thao tác, kỹ năng bằng tay, học viên còn phải học các kỹ năng giao tiếp (giải thích, thuyết phục người khác) và kỹ năng tư duy (suy nghĩ để ra quyết định). Như vậy, kỹ năng được chia thành ba loại:

 Kỹ năng làm bằng tay hay còn gọi là kỹ năng vận động (motor skills). Đó là các thủ thuật được thực hiện bằng tay (như sát khuẩn, băng bó vết thương), các quan sát bằng mắt, tai v.v… (như xem xét phim chụp Xquang, nghe tim, phổi, nhận biết một phản ứng hoá học qua sự thay đổi màu sắc v.v…).

 Kỹ năng giao tiếp (communication skills). Loại kỹ năng này được thể hiện trong các công việc như khuyên nhủ, thông báo, thuyết phục, tư vấn, dạy-học. Để thực hiện được các việc này học viên (hay cán bộ y tể) phải có kiến thức (thông báo hay dạy cái gì) cùng với kỹ năng giao tiếp để thực hiện việc giao tiếp một cách hiệu quả. Ví dụ: dùng ngôn ngữ đơn giản, tránh các thuật ngữ chuyên môn, dùng hình vẽ minh hoạ… để giúp đối tượng giao tiếp dễ hiểu.

 Kỹ năng tư duy (cognitive skills), đó là khả năng xử lý thông tin. Ở mức thấp nhất, học viên áp dụng kiến thức đã học được để đưa ra những quyết định đơn giản. Ví dụ, căn cứ vào số đo mức độ đường trong máu, học viên quyết định đó là bình thường hay không bình thường, ở mức độ cao hơn, học viên có thể chẩn đoán bệnh trên cơ sở các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Cao hơn nữa là giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết.

3.3. Mục tiêu thái độ (lĩnh vực thái độ)

Thái độ là cách ứng xử, thể hiện trạng thái tâm lý, tình cảm, trách nhiệm của học viên (tương lai là các Y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh…) trong các tình huống hành nghề đối với người bệnh, khách hàng, đồng nghiệp, cộng đồng.

Thái độ bao gồm ba mức độ:

– Mức 2: Đáp ứng. Đó là trả lời, giải thích, an ủi, động viên người khác với tình huống, không thể là câu trả lời, động viên chung cho mọi ngưòi .

Các lĩnh vực và mức độ của mục tiêu học tập được tóm tắt trong bảng sau đây:

Mức độKiến thứcKỹ năngThái độ

1Nhớ lạiBắt chướcCảm thụ

2Giải thích đượcLàm chủĐáp ứng

(về mặt lý thuyết)Tự động hóaNội tâm hoá

Mỗi lĩnh vực đều có ba mức độ, giảng viên phải quyết định học viên cần đạt đến mức độ nào. Rõ ràng là không thể đạt đến mức cao nhất trong mọi trường hợp mà phụ thuộc vào trình độ của học viên, thời gian học, điều kiện học… Thường là đối với học viên các năm đầu, một số mục tiêu chỉ cần đạt ở mức tối thiểu (mức 1). Về lĩnh vực kiến thức, học viên ở bậc Cao đẳng thường phải đạt đến mức 2.

Mức 3 thường đạt được ở bậc học cao hơn, hoặc chuẩn bị tốt nghiệp. Đối với lĩnh vực thái độ, tối thiểu phải đạt tới mức 2.

Kỹ năng thường do các môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm. Việc tạo khả năng thường do các môn khoa học cơ bản và cơ sở chịu trách nhiệm chính. Mục tiêu học tập các môn khoa học cơ bản và cơ sở phải phù hợp với mục tiêu học tập của các môn nghiệp vụ.

Thực tế nhiều mục tiêu học tập có thể bao gồm hai hoặc cả ba lĩnh vực, trong đó có một lĩnh vực chính. Điều này thường gặp đổi với các mục tiêu thực hành. Ví dụ, mục tiều “tiêm tĩnh mạch” bao gồm cả ba lĩnh vực:

– Kỹ năng: Làm cho tĩnh mạch nổi, sát khuẩn và chọc đúng kim vào tĩnh mạch. Đây là lĩnh vực chính và phải học theo phương pháp thực hành. Mục tiêu kỹ năng này là cơ sở để xác định hai mục tiêu tạo khả năng là mục tiêu kiến thức và mục tiêu thái độ.

– Kiến thức: Học viên phải nói được tiêm ở đâu, tiêm thuốc nào, có thể xảy ra tai biến gì và xử trí ra sao.

– Thái độ: Kiểm tra chỉ định chính xác, theo dõi cẩn thận khi bơm thuốc chậm…

4. Cách viết mục tiêu cụ thể

Mục tiêu được viết dưới dạng một câu hoàn chỉnh có 3 – 4 thành phần. Cụ thể như sau:

4.1 Mở đầu bằng động từ hành động

– Lĩnh vực kiến thức: nói, nêu, kể, liệt kê, mô tả, trình bày, giải thích, phân biệt, xác định, vẽ, minh hoạ… Không dùng các động từ nêu các hành vi không quan sát hoặc không lượng giá được, ví dụ: hiểu, biết, nắm được v.v…

– Lĩnh vực kỹ năng: thực hiện, tiến hành, đo, lắp, tiêm, khám v.v…

– Lĩnh vực thái độ: biểu lộ, thể hiện, động viên, an ủi… thường đi cùng với trạng từ như ân cần, chu đáo, thận trọng, chính xác…

Là nhiệm vụ phải làm, trong câu là bổ ngữ của động từ, trả lời câu hỏi “cái gì”. Ví dụ: Giải thích (cái gì) sự cần thiết phải xây dựng mục tiêu học tập.

Mục tiêu lý thuyết không cần điều kiện. Mục tiêu thực hành phải nêu rõ điều kiện thực hiện, đó là phương pháp, phương tiện, đối tượng (bệnh nhân hay mô hình). Điều kiện càng cụ thể, rõ ràng thì học viên càng dễ thực hiện và giảng viên càng dễ đánh giá đúng việc thực hiện kỹ năng của học viên. Ví dụ:

Tiêm tĩnh mạch trên mô hình cánh tay người lớn, ở vùng khuỷu bằng bơm kim tiêm.

Nên chọn các điều kiện đại diện, điển hình, có tính khả thi. Ví dụ, mục tiêu “Lập kế hoạch xử trí trên thực địa một vụ dịch bạch hầu” là không khả thi vì vụ dịch bạch hầu ít xuất hiện, nên hầu hết học viên không có điều kiện để đạt mục tiêu này.

Đó là mức độ phải đạt ctược về số lượng, chất lượng, thời gian. Tiêu chuẩn phải được mọi người hiểu như nhau, học viên có thể sử dụng để tự đánh giá kết quả học tập của mình. Ví dụ:

– Đặt dụng- cụ trên mô hình theo đúng bảng kiểm chuẩn.

5. Các phẩm chất của mục tiêu học tập

Mục tiêu cụ thể có các phẩm chất sau:

6. Lợi ích của việc xác định mục tiêu

Trên cơ sở mục tiêu học tập:

Nội dung học tập trung vào những điều “phải học” (must learn) – những điều bắt buộc với tất cả học viên.

Xây dựng kế hoạch bài học. Như chúng ta đã biết, kế hoạch bài học được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu cụ thể, bao gồm các nội dung chính, phân bổ thời gian cho các nội dung, hoạt-động của giảng viên, hoạt động của học viên, phương tiện dạy-học và lượng giá. Phương pháp dạy và học được thể hiện qua các hoạt động của giảng viên và học viên.

Mô Hình Smart Và Cách Xác Định Mục Tiêu Marketing Theo Smart

Cách xác định mục tiêu thực tiễn bằng mô hình SMART

Khi thiết lập mục tiêu marketing tương lai cho kế hoạch marketing các doanh nghiệp cần xem xét mức độ cần thiết của từng phương pháp. Mô hình SMART đóng vai trò như một “chuyên gia” giúp cho doanh nghiệp kiểm tra và chắt lọc cho mình những phương pháp hiệu quả nhất. Mô hình SMART được giải thích cụ thể như sau:

S – Specific (mục tiêu phải cụ thể, chi tiết và dễ hiểu) – Các thông tin phải chi tiết đủ để xác định vấn đề hoặc cơ hội. Mục tiêu có đủ chi tiết để đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế hay không?

M – Measurable (mục tiêu có thể đo lường được) – Có thể áp dụng các thuộc tính định lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường không?

A – Actionable (tính khả thi của mục tiêu) – Những thông tin có được sử dụng để cải thiện năng suất làm việc hay không? Nếu mục tiêu đề ra không làm thay đổi thái độ của nhân viên để giúp họ cải thiện năng suất làm việc thì phải chăng đã có vấn đề gì đã xảy ra?!

T – Time-Bound (thời hạn để đạt được mục tiêu đã đề ra) -Các mục tiêu có thể được thiết lập và thực hiện trong các khoảng thời gian như đã đề ra hay không?

Mục tiêu đạt doanh thu từ kênh Digital: đạt được 10% doanh thu từ kênh trực tuyến trong vòng 2 năm.

Mục tiêu thu hút khách hàng mới: đạt được 10.000 khách hàng trực tuyến mới trong năm tài chính với mức CPA (cost per acquisition) trung bình là 150,000 VND mỗi người cùng với mức lợi nhuận trung bình là 50,000 VND.

Mục tiêu chuyển đổi: tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng trực tuyến lên 700,000 VND mỗi khách hàng.

Mục tiêu tương tác: tăng số lượng khách hàng mua sắm tích cực (active customer) trong một quý lên 500 người.

Tài Liệu Tập Huấn Mô Hình Trường Học Mới Vnen

Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN

Mô hình VNEN – Mô hình trường học mới được UNICEP, UNESCO… đánh giá cao, thực hiện thành công ở các nước đang phát triển và mô hình trường học VNEN mới được đưa vào Việt Nam nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình trường học tiên tiến, hiện đại phù hợp với sự phát triển của giáo dục ở Việt Nam. chúng tôi xin gửi tới bạn đọc tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN để bạn đọc cùng tham khảo để có thể hiểu rõ hơn về mô hình trường học mới VNEN này.

Biên bản họp phụ huynh học sinh Mẫu nhận xét học sinh tiểu học Mẫu sổ theo dõi sức khỏe học sinh

TẬP HUẤNMÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI(GPE – VNEN)

I. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH DẠY HỌC VNEN

– Mô hình VNEN (ESCUELA NUEVA – NEW SCHOOL) – Mô hình trường học mới được UNICEP, UNESCO… đánh giá cao, thực hiện thành công ở các nước đang phát triển.

– Những vấn đề cơ bản của mô hình VNEN đã được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn GD Việt Nam (viết tắt là VNEN).

II. MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

* Mô hình trường học mới VNEN được điều chỉnh từ chương trình 2000 với những nguyên tắc sau:

Giữ nguyên Chương trình các môn học;

Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học;

Giữ nguyên nội dung SGK, SGV, VBT của học sinh;

Thay đổi cấu trúc bài học phù hợp mô hình dạy học VNEN.

Tăng cường khả năng tự học của học sinh;

Sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm.

Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học;

Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của HS.

III. QUY TRÌNH 5 BƯỚC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN Bước 1. Tạo hứng thú cho HS: * Yêu cầu cần đạt:

Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

* Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác.

Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm * Yêu cầu cần đạt:

Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.

HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

* Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. Nếu là tình huống diễn tả bằng bài toán có lời văn, thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn phải hóm hỉnh và gần gũi với HS.

Bước 3. Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới * Yêu cầu cần đạt:

– HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới; HS nhận biết dấu hiệu/đặc điểm dạng toán mới; nêu được các bước giải dạng toán này.

* Cách làm: – Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

– Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.

Bước 4. Thực hành – Củng cố bài học * Yêu cầu cần đạt:

HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng qui trình.

HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải bài toán dạng cơ bản.

Tự tin về bản thân mình.

Cách làm:

* Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. GV quan sát HS làm bài và phát hiện xem HS gặp khó khăn ở bước nào. GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

* Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS. GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

* Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.

Bước 5. Ứng dụng * Yêu cầu cần đạt:

HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

* Cách làm:

HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.

GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

IV. TIẾN TRÌNH

– Mỗi HS thực hiện mô hình VNEN đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV.

– Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết.

– Trong mỗi phòng học của VNEN đều treo 10 bước học tập

10 bước học tập

Chúng em làm việc nhóm ( nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng)

Em đọc tên bài học và viết vào vở

Em đọc mục tiêu bài học.

Em thực hiện hoạt động cơ bản ( nhớ xem làm việc cá nhân hay theo nhóm theo lôgô trong tài liệu).

Kết thúc HĐ cơ bản, em tự đánh giá rồi báo cáo những việc đã làm được với thầy, cô giáo để thầy, cô xác nhận

Em thực hiện hoạt động thực hành( Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm)

Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo

Em thực hiện Hoạt động ứng dụng ( với sự giúp đỡ của gia đình, người lớn )

Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá.

Em đã học xong bài mới em phải ôn lại phần nào?

V. TỔ CHỨC LỚP HỌC 1. Lập hội đồng tự quản.

* Bầu chủ tịch HĐTQ

* Phó chủ tịch HĐTQ

* Các tiểu ban

2. Sơ đồ: Quy trình thành lập Hội đồng tự quản HS

3. Tổ chức lớp học 3.1. Hội đồng tự quản học sinh:

* Là tổ chức của HS, vì HS và do HS thực hiện.

– Hội đồng tự quản HS gồm có: Chủ tịch HĐTQ/Phó chủ tịch (Ban học tập/Ban Thư viện/Ban Quyền lợi HS) Phó chủ tich (Ban đối ngoại/Ban sức khỏe và vệ sinh/Ban văn nghệ và TDTT)

* Chức năng của hội đồng tự quản:

– Chủ tịch HĐTQ là tổ chức, quản lý lớp học (TT L. trưởng).

– Phó chủ tịch HĐTQ là cùng với CTHĐ TQ trong các hoạt động (TT lớp phó).

* Qui trình thành lập HĐTQ

– Xây dựng kế hoạch thành lập HĐTQ

– Triển khai thành lập HĐTQ: (Tiến hành bầu cử)

a, Bầu lãnh đạo HĐTQ (chủ tịch, phó chủ tịch)

b, các ứng cử viên chuẩn bị chương trình hành động để thuyết trình

Tổ chức bầu cử/Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt

c, Bầu các ban tự quản:

HS đăng ký vào các ban/ Bầu trưởng ban/Các trưởng ban ra mắt

3.2. Nhóm học tập:

– Nhóm học tập có vai trò cùng nhau học tập, làm việc cá nhân – nhóm đôi – cả nhóm theo sự điều khiển của nhóm trưởng.

– Việc phân nhóm: mỗi nhóm từ 4 – 8 HS (tùy theo đặc điểm, tình hình của lớp)

– Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký (luân phiên nhau trong quá trình học tập)

Logo và lời hướng dẫn chỉ có ở sách hướng dẫn học theo mô hình VNEN, vì vậy giáo viên phải chuẩn bị trước lô gô và lời hướng dẫn ở bảng phụ, trong phiếu học tập, hoặc trình chiếu trên máy….

Tùy theo nội dung bài học tùy theo tình hình lớp giáo viên nên điều chỉnh các hoạt động làm sao để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả nhất, không nhất thiết phải bám vào sách giáo khoa.

Logo làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhưng khi làm xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quả mình đã làm được.

Logo làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở học sinh hoạt động theo nhóm có sự tương tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tập nào đó. Có lô gô hoạt động nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Mục Tiêu Học Tập Abcd – Phạm Thống Nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!