Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Nguyên Tắc, Định Luật Trong Lập Trình mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được sự cho phép của tác giả Giang Phan
Ở bài trước tôi đã giới thiệu với các bạn các bạn Các nguyên tắc thiết kế hướng đối tượng – SOLID. Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu với một số nguyên tắc, định luật trong lập trình mà các bạn nên biết để phát triển chương trình của bạn tốt hơn.
Giới thiệu
The Law of Demeter Principle – LoD, còn gọi khác là nguyên tắc Demeter hay nguyên tắc “càng biết ít càng tốt” hay nguyên tắc “Một dấu chấm”. Nó là một nguyên tắc thiết kế để phát triển phần mềm, đặc biệt là các chương trình hướng đối tượng.
LoD là một triết lý nền tảng của việc lập trình được sinh ra từ một aspect-oriented programming (AOP) project cùng tên, là một trường hợp cụ thể của khớp nối lỏng lẻo (loose coupling).
LoD còn được gọi là nguyên tắc “Một dấu chấm”, nghĩa là không nên gọi quá nhiều dấu chấm (lời gọi hàm), là 1 code smell và sẽ dẫn đến việc code rất dễ vỡ khi có thay đổi.
Quan điểm cơ bản của nguyên tắc này chính là : tối giản sự hiểu biết của 1 object về cấu trúc, thuộc tính của các object khác ngoài nó (bao gồm các thành phần con).
https://en.wikipedia.org/wiki/Law_of_Demeter
Vì sao phải tuân theo LoD?
Giả sử bạn có một đoạn code sau:
store.getOrder().getCustomer().getBillingAddress().getCity();Như bạn thấy đoạn code trên không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nó vi phạm LoD và có thể gây chút phiền phức cho chúng ta sau này:
store về sau có thể sẽ không truy cập BillingAddress qua Customer, Order nữa.
Phương thức getCity() trong BillingAddress có thể sẽ không còn tồn tại.
Có thể sẽ gặp lỗi: NullPointerException, MethodNotFoundException nếu bất kỳ object order, customer, hay BillingAddress bị null.
Khi đóng gói Store để tái sử dụng, cũng cần phải đóng gói cả Order, Customer, BillingAddress. Khi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ thống tăng cao (tightly coupled).
Ưu điểm và nhược điểm của LoD
Cái gì thì có cũng mặt tốt và mặt xấu của nó cả, việc tuân theo LoD cũng vậy. Tùy theo trường hợp thích hợp hãy áp dụng để có được kết quả tốt nhất.
Lợi ích:
Class sẽ loosely coupled hơn, những thành phần trong hệ thống sẽ ít phụ thuộc vào nhau hơn.
Dễ dàng đóng gói và tái sử dụng.
Việc test, bảo trì sẽ dễ dàng hơn.
Bất lợi:
Viết nhiều phương thức, class wrapper hơn để có thể gọi được phương thức cần sử dụng.
Thật khó để tuân theo các quy tắc thiết kế này, nhưng một khi hiểu chúng đúng cách, nó sẽ mang đến cho chúng ta lợi ích rất nhiều.
Định luật Brook
Đây là một định luật dựa trên kinh nghiệm thực tế : “Đưa thêm người vào 1 project đang chậm, sẽ chỉ khiến nó càng chậm hơn.”
Hay có thể nói theo một cách khác nữa là “Tập hợp 9 bà bầu lại cũng không thể khiến đứa trẻ ra đời sau 1 tháng.”
Luận thuyết cơ bản của định luật này là
Cần thời gian để quen với project
Công sức dành cho việc communication sẽ tăng
http://en.wikipedia.org/wiki/Brooks’s_law
Định luật Conway
“Organizations which design systems … are constrained to produce designs which are copies of the communication structures of these organizations.”
“Một công ty thiết kế hệ thống thế nào cũng sẽ làm ra những thiết kế giống y hệt với thiết kế hệ thống của chính công ty họ.”
http://en.wikipedia.org/wiki/Conway’s_law
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hệ thống của công ty là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề phát sinh ra bug của sản phẩm.
http://research.microsoft.com/apps/pubs/default.aspx?id=70535
Nguyên tắc bất ngờ nhỏ nhất (least astonishment)
Trong trường hợp trên cùng 1 interface có 2 yếu tố hành xử mâu thuẫn với nhau, hoặc cách hành xử không rõ ràng thì cần phải chọn cách hành xử nào gây bất ngờ ít nhất cho người sử dụng.
http://en.wikipedia.org/wiki/Principle_of_least_astonishment
Đây là 1 nguyên tắc về giao diện người dùng. Một ví dụ đơn giản :
Trên 1 interface có 2 chức năng :
Ấn ctrl+Q để thoát chương trình.
Nhập macro (lưu 1 tổ hợp phím mang 1 chức năng nào đó để tiện cho việc sử dụng về sau).
Sẽ có trường hợp user muốn dùng Ctrl+Q cho macro của mình, nên hành xử đúng với nguyên tắc bất ngờ nhỏ nhất chính là : trong khi nhập macro thì ctrl+Q được coi như là tổ hợp phím bình thường, không phải là lệnh tắt chương trình. Đây chính là điều gây bất ngờ ít nhất cho người dùng.
Nguyên tắc Boy Scout
Nguyên tắc của các tổ chức Boy scout chính là : lúc đi phải sạch đẹp hơn lúc đến.
Trong lĩnh vực lập trình thì nguyên tắc đó sẽ được hiểu là “Khi bạn check-in một module thì lúc đó nó phải đẹp hơn lúc bạn check-out.”
Nguyên tắc YAGNI
Viết tắt của “You aren’t gonna need it” – Cái (chức năng, phần) ấy rồi sẽ không cần thiết.
Đó là một câu khẩu ngữ nhắc nhở người lập trình rằng trong quy trình Extreme Programming (lập trình cực hạn) thì : “Chưa phải lúc cần thiết thì chưa được phép làm.”
http://en.wikipedia.org/wiki/YAGNI
Nguyên tắc DRY
Viết tắt của “Don’t repeat yourself” – với ý nghĩa là “Đừng lặp lại những gì giống nhau”.
http://en.wikipedia.org/wiki/Don’t_repeat_yourself
Nguyên tắc KISS
Viết tắt của “Keep it simple, stupid” – “Cứ đơn giản thôi, đồ ngu!”. Đây là 1 triết lí của Hải quân Mỹ.
http://en.wikipedia.org/wiki/KISS_principle
Những triết lý tương tự có thể kể đến là :
Phương châm dao cạo Okham (Okham’s razor) : Không đưa ra nhiều giả thiết nếu không cần thiết. Cái gì cần ít giả thiết để chứng minh sẽ không thể chứng minh được bằng nhiều giả thiết.
Albert Einstein : Làm cái gì cũng nên đơn giản nhất có thể, nhưng đơn giản quá thì không được.
Leonardo da Vinci : Đơn giản nhất chính là điêu luyện nhất.
Antoine de Saint- Exupéry : Hoàn hảo, không phải là không thêm vào được nữa, mà là không thể bớt đi được nữa.
Nguyên tắc SOLID
Tập hợp những nguyên tắc trong lập trình hướng đối tượng. Các chữ cái đầu hợp lại thành SOLID.
http://en.wikipedia.org/wiki/SOLID_(object-oriented_design)
SRP (Single Responsibility Principle) : Một class chỉ nên giữ 1 trách nhiệm duy nhất, chỉ có thể sửa đổi class với 1 lý do duy nhất.
OCP (Open/closed principle) : Có thể thoải mái mở rộng 1 class, nhưng không được sửa đổi bên trong class đó.
LSP (Liskov substitution principle) : Trong một chương trình, các object của class con có thể thay thế class cha mà không làm thay đổi tính đúng đắn của chương trình.
ISP (Interface segregation principle) : Thay vì dùng 1 interface lớn, ta nên tách thành nhiều interface nhỏ, với nhiều mục đích cụ thể.
DIP (Dependency inversion principle) : Các module cấp cao không nên phụ thuộc vào các modules cấp thấp. Cả 2 nên phụ thuộc vào abstraction. Interface (abstraction) không nên phụ thuộc vào chi tiết, mà ngược lại. ( Các class giao tiếp với nhau thông qua interface, không phải thông qua implementation.)
Cyan Là Gì? Một Số Nguyên Tắc Chung Của Cyan
Cyan là một màu trong hệ màu CMYK được sử dụng chủ yếu trong in ấn. Hệ màu CMYK còn được viết với cái tên khác là YMCK, mô hình màu sắc này hoạt động dựa vào các quy luật pha trộn màu sắc nhất định. Để có các màu sắc ưng ý nhất bạn cần tuân thủ theo một vài nguyên tắc nhất định của hệ màu CMYK.
Trong hệ màu CMYK, chữ C viết tắt cho màu Cyan là màu xanh cánh chả hoặc xanh lơ. Đây là màu rất được yêu thích trong công nghiệp in ấn. Chữ M viết tắt cho Magenta là màu hồng sẫm hoặc hồng cánh sen. Chữ Y viết tắt cho Yellow là màu vàng. Chữ K viết tắt cho từ Key, là yếu tố quan trọng, có vai trò then chốt và được dùng cho màu đen.
Mặc dù màu đen tiếng anh là Balck nhưng chữ B đã được dùng cho màu xanh ở hệ màu RGB. Tùy vào mỗi hệ màu sẽ có các nhận định sử dụng màu nào là màu sắc phù hợp nhất trong in ấn..
Trong các bảng màu thông thường, mỗi màu sắc sẽ có những thái cực màu sắc riêng về độ đậm nhạt sáng tối. Và khi tìm hiểu Cyan là gì, bạn cũng sẽ biết đến hai thái cực màu sắc là light Cyan và dark Cyan.
Light Cyan là màu sáng hơn một chút so với màu Cyan thông thường. Dark Cyan là màu có sắc độ đậm hơn và tối hơn so với màu Cyan thông thường. Sở dĩ có sự phân chia về sắc độ này là để có thêm nhiều sự lựa chọn về màu sắc trong quá trình sử dụng.
Nguyên tắc phối màu của CMYK
Màu vàng khi kết hợp với màu hồng sẽ ra màu đỏ.
Màu xanh lơ khi kết hợp với màu hồng sẽ cho ra màu xanh lam.
Màu vàng kết hợp với màu xanh lơ sẽ cho ra màu xanh lam.
Sự kết hợp giữa các màu như màu vàng, xanh lơ, hồng và xanh lá cây sẽ cho ra màu đen. Bởi theo nguyên tắc thì khi các màu gốc được kết hợp với nhau sẽ tạo nên màu đen. Tuy nhiên màu đen này sẽ không mang sắc đen tuyệt đối. Trong in ấn, để in ra được màu đen hoàn hảo nhất sẽ cần dùng đến màu mực đen nguyên bản thay vì kết hợp tất cả các màu cơ bản trong hệ màu với nhau.
Nguyên tắc chuyển đổi hệ màu từ hệ RGB sang CMYK
Cơ chế hoạt động của hệ màu RGB và CMYK
RGB hoạt động dựa vào cơ chế phát xạ ánh sáng. Trong khi đó cơ chế hoạt động của hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng. Vì vậy để có được những bản in chất lượng thì việc chuyển đổi hệ màu từ RGB sang CMYK là điều cần thiết. Tuy nhiên việc chuyển đổi này có thể làm mất đi các dữ liệu về màu sắc của một số điểm ảnh bởi các màu sắc này không ở trong giới hạn các gam màu của hệ màu CMYK.
Để định lượng được sự thay đổi của màu sắc cần dựa vào các vector. Các đoạn màu trong đoạn từ không có màu ( 0) cho đến bão hòa màu ( 100 ) có các giá trị là những số nguyên không âm trong hệ màu CMYK. Nguyên nhân xuất phát từ việc độ bão hòa của màu được tính vào độ phần trăm và đối với hệ màu CMY và RGB là từ 0 đến 225.
Một số hệ màu tham khảo khi chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Hệ màu tCMYK tương ứng với {C, M, Y, K} là bốn phần tử nằm trong dãy {displaystyle left[0,100right]^{4}} left[0,100right]^{4},
Đối với tCMY tương ứng với {C’, M’, Y’} là ba phần tử thuộc hệ màu CMY nằm trong đoạn {displaystyle left[0,255right]^{3}} left[0,255right]^{3},
Đối với tRGB tương ứng với {R, G, B} là ba phần tử của hệ màu RGB nằm trong đoạn {displaystyle left[0,255right]^{3}} left[0,255right]^{3}
Do vậy bạn cần chuyển từ hệ RGB sang CMY rồi mới chuyển từ CMY sang CMYK nếu muốn chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK. Có một lưu ý là bắt buộc phải chọn một hệ số K. Mặc dù việc lựa chọn hệ số K tương đối phức tạp và còn phụ thuộc nhiều vào phía nhà in ấn. Đã có rất nhiều địa chỉ nghiên cứu các bí quyết riêng để cho ra các màu sắc lạ mắt và không bị trùng lặp hay đụng hàng.
Cách chỉnh sửa màu trong in ấn
Việc sửa màu có thể khiến thay đổi một vài dữ liệu chuyển sang nhiều định dạng khác nhau như CMYK hoặc RGB trong in ấn. Hầu hết các thiết bị điện tử trên thị trường đều được hỗ trợ chức năng sửa màu. Và nếu bạn vô tình sở hữu các loại thiết bị đó thì để in ấn ra đúng màu cần phải thay đổi định dạng cho chúng.
Ví dụ, khi một đơn vị sử dụng hệ màu RGB. Một số ứng dụng phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator hoặc CorelDraw sẽ bắt buộc phải dùng các hệ màu đó. Nếu không sử dụng thì khi in ấn sẽ gặp lỗi. Để cho ra các bản in màu chính xác nhất cần thống nhất nguồn dữ liệu trong quá trình chỉnh sửa.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể cài đặt và chỉnh màu bằng chế độ như tự động, hiển thị đen trắng và phác các bản theo theo 2 màu.
Nhìn chung màu Cyan là màu sắc khá xa lạ trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên chúng lại rất phổ biến và là một yếu tố cần thiết trong in ấn. Với các thông tin về Cyan là gì do ADV Solutions cung cấp, hy vọng có thể giúp bạn có những thông tin bổ ích nhất để cho ra các bản in sắc nét và chất lượng cao.
Địa chỉ: 91 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình
Điện thoại: 0383 429 686
Website: chúng tôi
Một Số Khái Niệm Và Nguyên Tắc Kế Toán Được Thừa Nhận
1. Một số khái niệm và giả định
Khái niệm này tương đồng với khái niệm đơn vị kinh doanh. Theo khái niệm này, thông tin tài chính được phản ánh cho một đơn vị kế toán cụ thể.
Mỗi đơn vị kinh tế riêng biệt phải được phân biệt là một đơn vị kế toán độc lập, có bộ báo cáo tài chính của riêng mình.
Khái niệm đơn vị kế toán đòi hỏi các báo cáo tài chính được lập chỉ phản ánh các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị kế toán mà không bao hàm thông tin tài chính về các chủ thể kinh tế khác như tài sản riêng của chủ sở hữu hay các thông tin tài chính của các đơn vị kinh tếđộc lập khác.
Nói cách khác khái niệm đơn vị kế toán quy định giới hạn về thông tin tài chính mà hệ thống kế toán cần phải thu thập và báo cáo.
Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng thước đo tiền tệ. Kế toán lựa chọn và sử dụng một đơn vị tiền tệ làm thước đo. Thông thường thước đo tiền tệ được lựa chọn là đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia mà đơn vị kế toán đăng ký hoạt động. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tính toán và ghi chép bằng thước đo tiền tệ này.
Khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, kế toán chỉ chú ý đến giá thực tế tại thời điểm phát sinh mà không chú ý đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Đối với các đơn vị kinh tế Việt Nam, thông thường kế toán phải dùng đồng Việt Nam trong quá trình tính toán và ghi chép các nghiệp 12 vụ kinh tế phát sinh và phải đặt giả thiết là sức mua của đồng tiền có giá trị bền vững hoặc sự thay đổi về tính giá trị của tiền tệ theo giá cả ảnh hưởng không đáng kể đến tình trạng tài chính của đơn vị kinh tế.
Kế toán phải đặt giả thiết là doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục trong một thời gian vô hạn định hay sẽ hoạt động cho đến khi nào các tài sản cố định hoàn toàn bị hư hỏng và tất cả trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của đơn vị đã được hoàn tất hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần.
Giả định này được vận dụng trong việc định giá các loại tài sản đang sử dụng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng cho nên chưa bán hoặc không thể bán được do đó giá trị của những tài sản này sẽ được tính toán và phản ánh trên cơ sở giá gốc và sự đã hao mòn do sử dụng.
Tức là giá trị tài sản hiện còn là tính theo số tiền mà thực sự doanh nghiệp đã phải trả khi mua sắm hay xây dựng trừ đi giá trị đã hao mòn chứ không phải là giá mua bán ra trên thị trường. Mặt khác giả thiết về sự hoạt động lâu dài của doanh nghiệp còn là cơ sở cho các phương pháp tính khấu hao để phân chia giá phí của các loại tài sản cố định vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng của nó.
Hoạt động của doanh nghiệp là lâu dài và liên tục, nếu chờ cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng lại và mọi tài sản đều được bán xong kế toán mới lập báo cáo tài chính thì sẽ không có tác dụng gì trong việc điều hành hoạt động của Ban Giám đốc. Để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý doanh nghiệp, kế toán phải chia hoạt động lâu dài của đơn vị thành nhiều kỳ có độ dài về thời gian bằng nhau, từ đó dễ dàng so sánh, đánh giá và kiểm soát doanh thu, chi phí và lãi (lỗ) của từng kỳ. Giả định này dựa trên giả thiết hoạt động của đơn vị sẽ ngưng lại vào một thời điểm nào đó để kế toán có thể lập các báo cáo có tính chất tổng kết tình hình hoạt động trong thời gian qua và cung cấp các thông tin về kết quả đạt được lúc cuối kỳ.
Thông thường, kỳ kế toán chính được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Trong từng năm có thể phân thành các kỳ tạm thời như tháng, quý. Thời gian để tính kỳ tạm thời là ngày đầu tiên của tháng, quý đến hết ngày cuối cùng của tháng, quý đó.
Trong chế độ kế toán doanh nghiệp ngoài kỳ kế toán tính theo năm dương lịch, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể tính theo 12 tháng tròn sau khi đã thông báo cho cơ quan thuế và được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Việc thay đổi này có thể dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay năm cuối cùng ngắn hơn hoặc dài hơn.12 tháng, nhưng không được vượt quá 15 tháng.
2. Một số nguyên tắc kế toán
Khi ghi chép phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào những giấy tờ hay sổ sách cần thiết, kế toán phải ghi chép một cách khách quan nghĩa là phải phản ánh theo đúng những sự việc thực tế đã diễn ra và có thể dễ dàng kiểm chứng lại được, không được ghi chép theo ý chủ quan nào đó mà làm người đọc hiểu không đúng bản chất của vấn đề.
Như vậy, giá trị của tài sản được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán là chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để có tài sản đó, chứ không phải giá thị trường ở thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc giá gốc để thể hiện rằng kế toán ghi nhận giá trị tài sản và các khoản chi phí phát sinh theo giá gốc là số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đơn vị đã hoàn thành trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Việc ghi nhận doanh thu được hưởng ở thời điểm bán hàng như trên sẽ cho một sự đo lường thực tế nhất vì:
– Khi đã giao hàng cho khách hàng thì doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết những công việc cần thiết trong việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, những vấn đề còn lại là không đáng kể.
– Vào buổi điểm bán hàng, giá cả thanh toán đã được người bán và người mua thỏa thuận là một sự đo lường khách quan doanh thu được hưởng và khi đó bên bán đã nhận được một số tiền hoặc một khoản
2.4. Nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Mỗi khoản doanh thu được tạo ra, đều xuất phát từ những khoản chi phí, vì vậy khi xác định doanh thu ở kỳ nào, thì cũng phải xác định những chi phí để tạo doanh thu đó ở kỳ ấy.
Tất cả các chi phí chi ra trong quá trình hoạt động của doanh 15 nghiệp đều có mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
Ngược lại, có những trường hợp đã thu tiền nhưng diễn ra trước khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ thì cũng chưa được ghi nhận là doanh thu. Trong trường hợp này kế toán phải coi như một món nợ phải trả cho đến khi nào việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ đã được thực hiện.
Trong kế toán có thể một số trường hợp được phép có nhiều phương pháp tính toán, mỗi phương pháp lại cho một kết quả khác nhau.
Theo nguyên tắc này, khi đã chọn phương pháp nào thì kế toán phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.
Trường hợp cần thiết sự thay đổi về phương pháp đã chọn cho hợp lý thì trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải giải trình lý do tại sao phải thay đổi phương pháp và sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tính toán so với phương pháp cũ.
Ví dụ: Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối kỳ… Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.
hàng tồn kho…
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
– Phải lập các khoản dự phòng khi có bằng chứng về các khoản đầu tư, hàng tồn kho… trên thực tế đã bị giảm giá.
– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
– Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh.
Kế toán có thể bỏ qua những yếu tố không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình tài chính, nhưng phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với những giá trị lớn nhỏ khác nhau và có ảnh hưởng đáng kể hoặc không đáng kể đến doanh thu hay chi phí hay hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán.
Theo nguyên tắc này, kế toán có thể linh động giải quyết một số
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hướng thiết thực đơn giản, dễ làm mà không bắt buộc phải bảo đảm yêu cầu của những nguyên tắc trên, nếu ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là không đáng kể.
Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trong kỳ của đơn vị đều phải được phản ảnh đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính, phải giải trình rõ ràng các sổ liệu quan trọng để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính và phải công bố công khai theo quy định của nhà nước.
Những Nguyên Tắc Kinh Doanh Rượu Theo Quy Định Pháp Luật
Kinh doanh rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi kinh doanh sẽ phải đáp ứng một số nguyên tắc. Nguyên tắc kinh doanh rượu gồm những nguyên tắc gì theo quy định pháp luật? Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
Kinh doanh rượu bao gồm những hoạt động sau: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Mỗi hoạt động sẽ có những điều kiện riêng. Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này.
2. Những nguyên tắc kinh doanh rượu theo quy định pháp luật hiện hành
2.1. Nguyên tắc quản lý rượu
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu; bán buôn rượu; bán lẻ rượu; bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép.
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.2. Chất lượng và an toàn thực phẩm
Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những thủ tục này phải được thực hiện trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và trường hợp này, tổ chức, cá nhân cũng thực hiện trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
2.3. Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu
Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa. Trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại thì không cần phải dán tem và ghi nhãn hàng hóa.
Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
2.4. Những hành vi vi phạm pháp luật khi kinh doanh rượu
Những hành vi vi phạm pháp luật khi kinh doanh rượu mà tổ chức, cá nhân cần lưu ý:
Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép.
Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu.
Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu
Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật; rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bán rượu cho người dưới 18 tuổi. Bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet. Bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần lưu ý để tránh không thực hiện những hành vi vi phạm này.
2.5. Phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh
Mỗi một hoạt động sẽ có những điều kiện kinh doanh riêng.
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghiệp sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
+ Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
+ Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
+ Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m trở lên
+ Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
+ Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
+ Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
+ Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m trở lên.
+ Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu
+ Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác
+ Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.
+ Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
+ Có quyền sử hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng
+ Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu
+ Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định
+ Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường
– Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
+ Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
+ Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu
+ Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.
+ Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Nguyên Tắc, Định Luật Trong Lập Trình trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!