Đề Xuất 5/2023 # Mỹ Phẩm Và Những Thành Phần Chính # Top 9 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Mỹ Phẩm Và Những Thành Phần Chính # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mỹ Phẩm Và Những Thành Phần Chính mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

GIỚI THIỆU

Mỹ phẩm là những sản phẩm được thiết kế nhằm làm sạch, bảo vệ hay cải thiện một số tình trạng trên cơ thể bạn

Một số thành phần chính thường xuất hiện trong mỹ phẩm như là nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất giữ ẩm, phẩm màu và mùi hương.

Các thành phần có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, nhưng bất cứ các ảnh hưởng nào lên sức khỏe đều phụ thuộc chính vào nguyên liệu làm ra chúng.

Liều lượng của các chất hóa học trong mỹ phẩm đều đã được cân nhắc sao cho nguy cơ đến sức khỏe là thấp nhất

Tại Úc, mỹ phẩm và các thành phần của chúng được quy định rất nghiêm bởi một số cơ quan chính phủ.

Mỹ phẩm không phải là một phát minh hiện đại. Con người đã biết sử dụng rất nhiều chất để cải thiện vẻ bề ngoài và làm cho nó nổi bật cách đây khoảng 10,000 năm hoặc hơn.

Phụ nữ thời Ai Cập cổ đã biết sử dụng Kohl, một hợp chất chứa bột Chì sulphid để kẻ mí mắt và Cleopatra để tắm cùng với sữa để da trắng mịn hơn. 3000 năm trước Công nguyên đàn ông và phụ nữ Trung Quốc đã bắt đầu biết nhuộm móng tay của họ với phẩm màu phân biệt theo tầng lớp trong xã hội, trong khi phụ nữ Hy Lạp sử dụng Chì carbonat (PbCO3) để làm trắng da. Đất sét được trộn vào bột làm mỹ phẩm trong truyền thống người Châu Phi và thổ dân Úc vẫn sử dụng bột đá và khoáng chất để vẽ lên người trong các dịp lễ hội.

MỸ PHẨM LÀ GÌ?

Quy định và an toàn

Tại Úc, việc sản xuất và sử dụng hóa chất cả trong mỹ phẩm đều rất được xem trọng, tất cả sẽ được quản lý bởi Cục công nghiệp hóa chất quốc gia Úc (NICNAS). NICNAS hoạt động để đảm bảo là các hóa chất sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đáng ghi nhận cho người sử dụng hoặc cho môi trường.

Trong trường hợp mỹ phẩm, mỗi thành phần trong sản phẩm đều phải được đánh giá khoa học và chấp thuận bởi NICNAS trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu vào Úc và trước khi chúng được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng. NICNAS sẽ công bố giới hạn nồng độ mà các hóa chất được sử dụng trong một sản phẩm và cũng hướng dẫn đánh giá khi có một bằng chứng mới được công bố.

Những mỹ phẩm được bổ sung mục tiêu điều trị (như là sản phẩm dưỡng ẩm đồng thời giúp làm trắng da) sẽ được quy định bởi một tổ chức khác là Cụ quản lý các sản phẩm điều trị (TGA).

Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác cũng phải làm nhãn theo quy định của Nghị định thi hành thương mại năm 1991. Nghị định này yêu cầu tất cả các thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trên nhãn và được thi hành bởi Ủy ban người tiêu dùng Úc(ACCC).

Nhãn thành phần

Cũng như ngành thực phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng là đối tượng bắt buộc có nhãn sản phẩm được quy định bới chính phủ Úc. Thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trong bao bì, trên sản phẩm hoặc bằng những cách khác để người tiêu dùng có thể đọc được. Cũng như nhãn thực phẩm , các thành phần được liệt kê giảm dần theo khối lượng hoặc dung tích. Mục tiêu của việc bắt buộc làm nhãn thành phần là để người tiêu dùng có thể nhận biết được các thành phần mà họ bị dị ứng hoặc họ có thể so sánh với các sản phẩm khác có cùng tác dụng.

Các sản phẩm được phân loại là sản phẩm điều trị chứ không phải mỹ phẩm khi chúng có mục đích điều trị bệnh hoặc cải thiện quá trình nào đó của cơ thể. Các sản phẩm điều trị có yêu cầu khác về nhãn sản phẩm. Không như mỹ phẩm, họ chỉ cần liệt kê các thành phần có hoạt tính và bất cứ thành phần nào được cho là có nguy cơ gây tác dụng phụ trên một số người. Các sản phẩm ức chế tiết mồ hôi và trị gàu thuộc danh sách này. Mỹ phẩm không bị yêu cầu chứng minh tác dụng của chúng một cách khoa học như là các sản phẩm điều trị. Các tác dụng của chúng thường được các nhà sản xuất viết dưới dạng “có thể giảm các nếp nhăn”. Chính vì vậy mà người tiêu dùng cần biết rằng rất nhiều mục tiêu của mỹ phẩm không hề được chứng minh khoa học.

MỸ PHẨM THƯỜNG CHỨA NHỮNG GÌ?

Hiện nay, có hàng ngàn lại mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, tất cả chúng đều có cách phối hợp thành phần khác nhau. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 12,500 loại hóa chất được cho phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể.

Một sản phẩm có thể chứ từ 15 đến 50 thành phần. Một ngày mỗi phụ nữ có thể sử dụng từ 9-15 sản phẩm chăm sóc cơ thể, nếu tính luôn nước hoa, mỗi ngày có khoảng 515 chất hóa học tiếp xúc với da họ thông qua việc sử dụng mỹ phẩm.

Nhưng chính xác là chúng ta đã đưa những gì lên da mình? Những cái tên dài trên nhãn thành phần có nghĩa là gì và nó có tác dụng như thế nào? Mặc dù mỗi sản phẩm đều có công thức khác nhau, nhưng hầu như các mỹ phẩm chứa những thành phần thông dụng sau: nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm da, phẩm màu, mùi hương và chất ổn định pH.

Nước

Nếu sản phẩm của bạn đựng trong chai, rất có khả năng là thành phần đầu tiên trong list sẽ là nước. H2O là dạng nước cơ bản xuất hiện hầu như trong tất cả các mỹ phẩm bao gồm kem, lotion, makeup, lăn khử mùi, dầu gội đầu và dầu xả. Nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bào chế, như là một chất hòa tan, hòa tan các thành phần khác và giúp đồng nhất nhũ tương.

Nước được sử dụng trong mỹ phẩm không giống như nước mà bạn sử dụng từ vòi hàng ngày. Nó phải là nước siêu tinh khiết nghĩa là không có vi khuẩn, chất độc hoặc các chất ô nhiễm khác. Bởi lý do đó mà trên nhãn chúng ta thường thấy nước cất, nước tinh khiết hoặc aqua.

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa là những chất giúp giữ các thành phần không giống nhau (như là dầu và nước) không bị tách lớp. Rất nhiều mỹ phẩm được sản xuất dựa trên sự nhũ hóa nghĩa là một lượng nhỏ dầu phân tán vào nước hoặc là một lượng nhỏ nước phân tán trong dầu. Vì dầu và nước không hòa lẫn vào nhau dù cho bạn ra sức lắc, trộn hoặc khuấy như thế nào đi nữa. Chất nhũ hóa được thêm vào hỗn hợp đó để thay đổi sức căng bề mặt giữa dầu và nước, tại ra một thể đồng nhất. Các chất nhũ hóa thường được sử dụng trong mỹ phẩm như là polusorbate, laureth-4 và kali cetyl sulfate

Chất bảo quản

Chất bảo quản là một thành phần rất quan trọng. Chất bảo quản được thêm vào mỹ phẩm để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật như là vi khuẩn, nấm những tác nhân có thể làm hư hỏng sản phẩm và gây hại cho người sử dụng. Vì hầu hết vi sinh vật đều sống trong môi trường nước nên các chất bảo quản được sử dụng cũng phải tan trong nước. Các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo và được sử dụng dưới các dạng khác nhau tùy vào công thức của sản phẩm. Một số yêu cấu nồng độ trong khoảng 0,01% trong khi một số khác lại cao hơn 5%.

Một số chất bảo quản thường được sử dụng là paraben, benzyl alcohol, acid salicylic, formaldehyde và tetrasodium EDTA.

Người tiêu dùng khi mua những sản phẩm “không có chất bảo quản” cần biết rằng những sản phẩm này có hạn sử dụng rất ngắn và cần lưu ý khi có bất cứ thay đổi nào xảy ra về màu sắc, mùi…

Chất làm đặc

Các chất làm đặc giúp cho sản phẩm có một độ đặc đồng nhất nhất định. Chúng có thể thuộc 4 nhóm sau:

Chất làm đặc lipid thường có dạng rắn ở nhiệt độ phòng nhưng có thể ở dạng lỏng và có thể thêm vào các mỹ phẩm dạng nhũ tương. Chúng hoạt động bằng cách đưa thể trạng đặc tự nhiên của chúng vào công thức bào chế. Một số chất làm đặc như cetyl alcohol, acid stearic và sáp carnauba.

Chất làm đặc từ tự nhiên, chúng là các polymer tan trong nước, trương phồng lên và làm tăng độ nhớt của sản phẩm. Mốt số chất như là hydroxyethyl cellulose, guar gum, xanthan gum và gelatin. Các loại mỹ phẩm quá đặc có thể được pha loãng với dung môi như là nước hoặc alcohol.

Chất khoáng làm đặc cũng có nguồn gốc tự nhiên, cũng giống như những chất làm đặc khác, chúng tan trong nước và dầu làm tăng độ nhớt của sản phẩm nhưng đem lại một kết quả khác với khi sử dụng gum. Một số chất khoáng làm đặc thông thường như magnesium aluminium silicate, silica và bentonite.

Nhóm cuối cùng là chất làm đặc tổng hợp. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm lotion và kem. Những chất làm đặc nhân tạo phổ biến như carbomer, polymer acid acrylic tan trong nước và có thể sử dụng trong các gel làm sạch da. Một số chất làm đặc khác như cetyl palmitate và ammonium acryloyldimethyltaurate.

Chất làm mềm

Các chất làm mềm da bằng cách ngăn mất nước. Chúng được sử dụng trong nhiều sản phẩm như là son môi, lotion và kem. Một số chất làm mềm từ tự nhiên và tổng hợp như là sáp ong, dầu oliu, dầu dừa và lanoin, petrolatum, dầu khoáng, glycerin, kẽm oxid, butyl stearate và diflycol laurate.

Các phẩm màu

Một bờ môi đỏ, màu mắt khói hay má hồng, chúng là mục tiêu của nhiều mỹ phẩm nhằm làm nổi bật hoặc cải thiện màu tự nhiên của cơ thể. Một lượng lớn các chất được sử dụng để cung cấp các dải màu cho các sản phẩm trang điểm. Các thành phần khoáng như là oxid sắt, mangan, oxid crom và bột than. Các phẩm màu tự nhiên có thể được làm từ thực vật như là bột củ cải tía, hoặc từ động vật như cánh kiến. Gần đây, các nhà sản xuất sử dụng đỏ carmin, chiết xuất cánh kiến hoặc màu đỏ số 4 tự nhiên.

Các phẩm màu có thể chia làm 2 nhóm: organic là nhóm các phân tử từ carbon và nhóm inorganic là các oxid kim loại. Hai phẩm màu organic chính là lake và toner. Phẩm màu lake được làm bằng cách kết hợp phẩm nhuộm với một chất không tan như alumina hydrate. Sự kết hợp này giúp cho phẩm nhuộm không tan trong nước, tạo ra các sản phẩm chống thấm nước và không trôi khi tiếp xúc với nước. Phẩm màu toner là một phẩm màu organic không kết hợp với bất cứ hợp chất nào khác.

Các phẩm màu inorganic từ oxid kim loại thì nhạt màu hơn các phẩm màu organic nhưng không bị ảnh hưởng bới nhiệt độ, ánh sáng và bền màu hơn.

Các phẩm màu và nguồn gốc của chúng

Oxid sắt cho các màu vàng, đỏ và đen. Các loại oxid sắt cho các dải màu từ nâu đến màu da tự nhiên.

Oxid crom cho màu xanh lá. Nó có thể an toàn cho các mỹ phẩm sử dụng ngoài da nhưng không dùng cho son môi vì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Ultramarine (Na8-10Al6Si6O24S2-4) là một chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng lapis lazuli và tạo màu xanh dương. Nó là một oxid của natri, nhôm và silicon, và cũng chứa lưu huỳnh tạo màu xanh sống động. Khi lưu huỳnh thay đổi hóa trị nó có thể tạo ra màu hồng hoặc màu tím cho phẩm màu. Phẩm màu này cũng không được cho phép sử dụng cho son môi.

Ammonium manganese (III) pyrophosphate(H4NMnO7P2) là một loại oxid của Mangan cho màu tím đậm.

Màu xanh sắt được tạo thành bởi sự oxy hóa muối sắt cyanid (C18Fe7N18) và là một trong những phẩm màu nhân tạp đầu tiên. Nó cho màu xanh dương đậm và được phát triển để thay thế cho phẩm màu Ultramarine đắt đỏ. Phẩm màu này cũng không được sử dụng cho son môi.

Titanium oxid (TiO2) có 2 dạng được sử dụng trong mỹ phẩm là anatase và rutile. Chúng có cùng công thức hóa học nhưng hơi khác nhau ở cấu trúc tinh thể. Cả 2 loại này đều được sử dụng để tạo màu trắng. Cấu trúc của rutile có chỉ số khúc xạ cao hơn nghĩa là cho màu như ngọc trai.

Kẽm oxid (ZnO) cũng được sử dụng để tạo màu trắng. Thêm vào đó, Kẽm oxid cũng được sử dụng để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời vì nó phản chiếu và phân tán tia UV.

Các chất làm mờ và làm sáng

Tác dụng làm mờ có thể được sáng tạo bằng rất nhiều nguyên liệu. Một trong số những chất thông dụng nhất là mica và bismuth oxyclorid.

Các sản phẩm làm từ mica chứa [KAl2(AlSi3O10)(F,OH)2] còn được gọi là mica trắng. Dạng tự nhiên của nó là những miếng mỏng hoặc là xay ra thành bột. Các phân tử nhỏ trong bột phản chiếu ánh sáng, chính điều đó tạo hiệu quả làm mờ thường thấy ở nhiều mỹ phẩm. Mica được phủ titanium dioxid lớp trắng khi nhìn thẳng nhưng tạo một dải óng ánh khi nhìn từ các góc khác.

Bismuth oxyclorid (BiClO) được sử dụng để tạo hiệu ứng xám bạc như ngọc trai. Hợp chất này tự nhiên được lấy từ khoáng bismoclite rất hiếm nhưng thường được tổng hợp và được biết đến với tên gọi ngọc trai nhân tạo.

Kích thước của các phân tử được sử dụng để làm nên màu ngọc trai hay làm mờ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sáng của sản phẩm. Những phân tử nhỏ (15-60 micromet) thì bột mịn hơn và phủ tốt hơn. Những phân tử lớn hơn (lớn hơn 500micromet) thì bóng hơn và trong suốt hơn.

Mùi hương

Mùi hương của mỹ phẩm cũng rất quan trọng, dù cho mỹ phẩm đó hiệu quả như thế nào mà mùi của nó khó chịu thì người dùng cũng rất khó chịu. Những nghiên cứu về tiêu dùng đã cho thấy mùi hương là một trong những yếu tố mấu chốt khi người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó.

Hóa chất, cả tự nhiên và tổng hợp khi được cho vào mỹ phẩm đều tạo một mùi nhất định. Những sản phẩm không mùi có thể chứa các mùi khử giúp che đậy mùi của các hóa chất khác.

Từ mùi hương thường được dùng với nghĩa là các mùi tổng hợp. Những mùi hương được liệt kê trong danh sách thành phần có thể là đại diện cho hàng tá hoặc hàng trăm hợp chất hóa học để tạo nên mùi ấy. Các nhà sản xuất không liệt kê các thành phần chi tiết vì muốn bảo vệ bí quyết của mình.

Có hơn 3000 hóa chất được sử dụng để tạo nên một số lượng lớn các mùi hương được sử dụng trong mỹ phẩm khắp thế giới. Có một danh sách các mùi được công bố bởi ngành công nghiệp mùi hương. Tất cả các thành phần trong danh sách đều phải được Hiệp hội nước hoa quốc tế đưa ra một chuẩn an toàn sử dụng trong sản phẩm. Tuy nhiên, việc không biết được thành phần chi tiết của các mùi hương có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Nếu người tiêu dùng quan tâm đến những thành phần đó, họ nên chọn những sản phẩm không mùi hoặc mua những sản phẩm của các công ty mà nhãn sản phẩm của họ chi tiết hơn.

Dược Mỹ Phẩm Là Gì Và Những Điều Cần Biết Về Dược Mỹ Phẩm

Như các bạn cũng biết, mỹ phẩm luôn là trợ thủ đắc lực trong công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ chúng ta từ xưa đến nay. Thế nhưng những năm gần đây dược mỹ phẩm lại là cái tên soáng ngôi và dành được nhiều cảm tình của phái đẹp. Và điều gì khiến cho dược mỹ phẩm được mệnh danh là “thần dược” cho sắc đẹp như vậy, không chần chừ nữa chúng tôi xin bật mí ngay sau đây.

Khái niệm dược mỹ phẩm là gì?

Khái niệm dược mỹ phẩm trong Tiếng Anh gọi là Cosmeceuticals xuất hiện từ năm 1961. Thuật ngữ này được nối nghĩa bởi hai khái niệm dược phẩm và mỹ phẩm được hiểu là một loại mỹ phẩm có đặc tính chữa bệnh hoặc có tác dụng như là thuốc.

Dược phẩm tiếng Anh là Pharmaceuticals

Mỹ phẩm tiếng Anh là Cosmetics

Vì vậy dược mỹ phẩm tiếng Anh là Cosmeceuticals

Vì dược mỹ phẩm là dòng sản phẩm chưa quá phổ biến tại Việt Nam nên rất nhiều câu hỏi cơ bản về dược mỹ phẩm đã được gửi về cho Elixir Cosmetics như:

Dược mỹ phẩm tiếng anh là gì

dược mỹ phẩm là gì

khái niệm mỹ phẩm và dược mỹ phẩm

công ty dược mỹ phẩm nào uy tín

Dược mỹ phẩm đặc biệt phù hợp để điều trị tận gốc các làn da có vấn đề như nám, mụn, da tổn thương, da nhạy cảm… mà dòng mỹ phẩm thông thường không thể làm được. Vì thế, dược mỹ phẩm thường xuyên được sử dụng trong viện da liễu, spa, clinic để điều trị chuyên sâu cho da đang có vấn đề.

Trên thế giới hiện nay, khi nhắc đến dược mỹ phẩm thì những công ty dược mỹ phẩm sau luôn được xếp đầu danh sách cả về chất lượng sản phẩm lẫn đa dạng về thể loại sản phẩm chăm sóc da, cơ thể toàn diện.

Bioderma

La Roche Posay

Skinceuticals

Ducray

Nuxe

Uriage

SVR

Sự khác nhau giữa hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch, chăm sóc da. Tuy nhiên nó  hoàn toàn chỉ mang tính chất làm đẹp và chăm sóc bề mặt của da , có thể giúp da sáng hơn chứ không có khả năng điều trị các vấn đề về da cũng như nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Trong khi đó, dược mỹ phẩm thực sự có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào da, hạn chế sự xuất hiện của các nếp nhăn hoặc điều trị tăng sắc tố (chứng tăng sắc tố làm da bị thâm nám). Bên cạnh vai trò của một mỹ phẩm được sử dụng để làm sạch, làm đẹp, thay đổi diện mạo thì dược mỹ phẩm có thêm tác dụng sinh học trong thành phần giúp điều trị, phục hồi làn da.

Phân loại dược mỹ phẩm theo nhu cầu sử dụng

Cũng giống như mỹ phẩm, dược mỹ phẩm cũng được phân loại thành nhiều dòng khác nhau, nhằm phù hợp với từng loại da và từng nhu cầu sử dụng. Trong đó gồm 3 dòng sản phẩm chính bao gồm:

Những ưu nhược điểm khi sử dụng dược mỹ phẩm trong làm đẹp

Dược mỹ phẩm không chứa các hormone và paraben

Theo các chuyên gia hàng đầu về da liễu, dược mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như một dược phẩm, tuân thủ theo tất cả các quy định nghiêm ngặt về nghiên cứu, quy trình sản xuất và thử nghiệm của một dược phẩm. Tuy nhiên, dược mỹ phẩm không chứa hormone, kháng sinh, Paraben và hương liệu (hoặc rất ít hương liệu) trong thành phần.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Dược mỹ phẩm luôn có thế mạnh về sự an toàn: an toàn đối với làn da và an toàn đối với sức khỏe bản thân. Bởi mỗi dòng Dược mỹ phẩm ra đời bao giờ cũng được cam kết và chứng nhận của các tổ chức có uy tín, đồng thời hãng Dược mỹ phẩm phải cam kết dựa trên những kết luận cụ thể về việc loại bỏ hoàn toàn những chất có thể gây hại và sẽ gây hại cho da nếu dùng quá nồng độ cho phép.

Bạn cần biết: Có nên dùng dược mỹ phẩm hay không?

Dược mỹ phẩm cùng lúc có thể giải quyết nhiều vấn đề về da

Dược mỹ phẩm có thể giải quyết một vài vấn đề về da cùng một lúc. Vì trong thành phẩn của nó có các hoạt chất ở mức độ cho phép, cân bằng với nhau và hỗ trợ cho nhau để có được kết quả điều trị các vấn đề da như mong muốn.

Ví dụ như có thể làm dịu mẩn đỏ và loại bỏ bong tróc da một cách đồng thời. Ngoài mụn và bong da, dược mỹ phẩm còn giúp điều trị các bệnh sưng tấy khác, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa các nếp nhăn mới hình thành…

Một số lưu ý khi sử dụng dược mỹ phẩm

Điểm trừ đầu tiên là giá thành của dược mỹ phẩm khá cao so với các loại mỹ phẩm thông thường. Một điểm trừ nữa là có thể gây ra kích ứng đối với một số trường hợp. Điều này là khó tránh khỏi ở bất cứ loại mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh nào bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên khi bạn gặp phải trường hợp bị kích ứng, bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và đổi sang một loại khác với hướng dẫn từ chuyên gia.

Những vấn đề cần biết khi sử dụng dược mỹ phẩm

Nhiều bao bì sản phẩm dược mỹ phẩm trông rất giống với thuốc, và công thức của chúng có chứa những thành phần dược tính. Khi đó, những tuyên bốvề tác dụng của sản phẩm sẽ giúp chúng ta xác định đó có thật là một sản phẩm thuốc hay là không.

Trên lý thuyết dược mỹ phẩm kém hiệu quả hơn thuốc, nhưng thực tế thành phần hoạt tính có chứa trong dược mỹ phẩm vẫn mạnh hơn cả mỹ phẩm. Đó là lý do tại sao nên cẩn thận khi lựa chọn dược mỹ phẩm. Quan trọng nhất là chính bạn cũng phải nên có những hiểu biết nhất định và rõ ràng đối với các thành phần hoạt tính sẽ xâm nhập vào làn da của mình.

Có nên sử dụng dược mỹ phẩm không?

Điều này tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn chăm sóc da của mỗi người. Những hãy biết rằng, bởi vì tác dụng mạnh của các thành phần có chứa trong dược mỹ phẩm, chúng không dành cho tất cả mọi người. Một tuýp dược mỹ phẩm có thể xóa nếp nhăn cho tất cả mọi người, nhưng cũng có thể sẽ không hiệu quả tý nào đối với bạn.

Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, mỹ phẩm hóa học và và dược mỹ phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, dù cho lựa chọn dòng sản phẩm nào bạn cũng cần có những hiểu biết nhất định, không sử dụng các sản phẩm loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn mác và niên hạn sử dụng.

Những ai nên và không nên sử dụng dược mỹ phẩm?

Bất cứ ai nghiêm túc muốn điều trị các dấu hiệu lão hóa da, mụn, sẹo hay những tổn thương da…. Hãy biết rõ nhu cầu và tính chất làn da của riêng mình để nhận được kết quả tốt hơn và nhanh hơn, so với chỉ dùng mỹ phẩm thông thường một cách vô tội vạ từ mọi lời đồn và sự giới thiệu. Đặc biệt là dược mỹ phẩm còn được các bà bầu tin dùng nữa đấy các bạn ơi!

Còn đối với những ai có làn da nhạy cảm thì nên cẩn thận khi lựa chọn dược mỹ phẩm. Bởi có thể gây kích ứng và khiến da bị thương tổn nhiều hơn. Với thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, đó có thể chưa là lúc cần đến dược mỹ phẩm bởi làn da vẫn còn khỏe mạnh và tái tạo tốt. Nếu muốn sử dụng dược mỹ phẩm, tốt nhất hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ da liễu.

Hoặc đơn giản nhất, bạn có thể nhận được lời tư vấn thích hợp từ chuyên gia tại Elxir Cosmetics

Liên hệ ElixirCosmetics để được tư vấn làm đẹp miễn phí nào các bạn!

Call/Zalo: 0919 151 805

Địa chỉ: D506 Chung cư Phan Xích Long, Phú Nhuận, Tp HCM 

Email: elixirktth@gmail.com

Fanpage: ElixirCosmetics

4 Thành Phần Thông Dụng Trong Mỹ Phẩm Đang Phá Hoại Làn Da Của Bạn Từng Ngày

4 thành phần thông dụng trong mỹ phẩm đang phá hoại làn da của bạn từng ngày

Người viết: Nguyễn Thị Hồng lúc 22.02.2016

Đẹp

Vì vậy, mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh để dầu cam, chanh lâu trên da nếu bạn có kế hoạch vui chơi hoạt động ngoài trời. Và thậm chí nếu bạn đang sử dụng xà phòng hay nước rửa mặt chứa tinh dầu cam, chanh thì bạn nên rửa sạch chúng hoàn toàn trước khi ra khỏi nhà.

SÁP NHŨ HÓA

Sáp nhũ hóa là một chất rắn thường được sử dụng để làm các sản phẩm dạng kem bởi nó hoạt động tốt trong việc gắn kết giữa dầu và nước. Nhưng thật không may, sáp nhũ hóa lại chứa chất gây ung thư. Bởi sáp nhũ hóa cũng được sử dụng là chất hoạt động bề mặt không tạo bọt và ứng dụng để làm chất tẩy rửa, chất tẩy rửa khô, chất tẩy dầu mỡ vv… có nghĩa là nó có chứa chất gây ung thư.

HƯƠNG THƠM

Các loại nước hoa tổng hợp (hay còn gọi là “parfum”) được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp của bạn có nhiều khả năng là một nơi sản sinh ra nhiều thành phần nguy hiểm, bao gồm hóa dầu, phthalates và benzene. Theo các chuyên gia thì nước hoa tổng hợp lưu lại lâu hơn bất kỳ mùi hương thật trong tự nhiên và làm thay đổi môi trường vật lý. Đối với nhiều người, hương thơm tổng hợp có thể gây ra bệnh dị ứng, đau đầu.

Mùi thơm vẫn được sử dụng rộng rãi và rất nhiều công ty sử dụng hương thơm trong mỹ phẩm làm đẹp như một cách để giấu những thành phần không an toàn ở mặt sau nhãn sản phẩm. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng sản phẩm chứa mùi thơm tổng hợp vì nó gây kích ứng và không an toàn cho sức khỏe.

Khái Niệm Và Thành Phần Nguồn Của Luật Hành Chính?

16:53 – 05/07/2018 Tin pháp luật

Như vậy, nguồn của Luật Hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính. Một văn bản được coi là nguồn của Luật Hành chính nếu văn bản đó thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu sau:

– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra.

– Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục dưới hình thức do luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính

Chúng được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp khác nhau. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật hành chính đểu xuất phát từ một nguồn – đó là luật hiến pháp.

Căn cứ vào chủ thể ban hành, nguồn của luật hành chính bao gồm:

Là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp. Có các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính như: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật khiếu nại, tố cáo…

Là văn bản được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng an ninh, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật. Những pháp lệnh có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của Luật hành chính.

Nghị định của Chính phủ dùng để quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập, quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lí kinh tế, quản lý xã hội. Tất cả những Nghị định của Chính phủ ban hành với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật hành chính nêu trên đều là nguồn của Luật hành chính.

Nghị định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Là văn bản được ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Những nghị quyết nào của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của Luật hành chính.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp:

Là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất mà cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có quyền ban hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp đề cập đến các chính sách về kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng cũng như giải quyết những vấn đề cụ thể khác của địa phương thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. Những van bản này nếu chứa quy phạm pháp luật hành chính thì là nguồn của luật hành chính.

Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước:

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, các văn bản là nguồn của Luật hành chính do cơ quan này chiếm một số lượng rất lớn:

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của Luật hành chính.

– Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

– Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mỹ Phẩm Và Những Thành Phần Chính trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!